K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2017

* Giáo dục và khoa cử
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
* Văn học, khoa học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông

31 tháng 10 2023

Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVI, kinh thành Thăng Long đã trải qua nhiều biến động về chính trị, kinh tế và văn hóa. Về mặt chính trị, Thăng Long đã trở thành trung tâm chính trị của Đại Việt và được chia thành nhiều phường tập trung theo ngành nghề sản xuất. Trong giai đoạn này, Thăng Long đã trở thành một trong những trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế hàng đầu ở Đông Nam Á. Về mặt kinh tế, Thăng Long phát triển mạnh mẽ nhờ trở thành trung tâm giao thương và công cụ chính sách của triều đình. Thương nghiệp và buôn bán tại các chợ diễn ra sôi động, thu hút sự giao thương với các nước láng giềng và các điểm đến xa hơn như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Về mặt văn hóa, Thăng Long đã chú trọng phát triển giáo dục, lập các trường học và tổ chức các kỳ thi Nho học để chọn ra những người tài giỏi làm quan. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVI, Thăng Long đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa quan trọng trong lịch sử của Việt Nam.

6 tháng 11 2023

Mở rộng, phát triển nông nghiệp
* Bối cảnh lịch sử thế kỷ X - XV
-       Thế kỷ X - XV là thời kỳ của triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.
-       Đây là giai đoạn đầu của thế kỷ phong kiến độc lập, đồng thời cũng là thời kỳ đất nước thống nhất.
-       Bối cảnh này rất thuận lợi tạo điều kiện để phát triển kinh tế.
* Diện tích đất ngày càng mở rộng nhò:
-       Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển.
-       Các vua Trần khuyến khích các vương hầu quý tộc khai hoang lập điền trang.
-       Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại đặt phép quân điền.
-       Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang.
-       Nhà Lý đã cho xây đắp những con đê đầu tiên.
-      1248 Nhà Trần cho đắp đê quai vạc dọc các sông lớn từ đầu nguồn đến cửa biển. Đặt cơ quan: Hà đê sứ trông nom đê điều:
-       Các nhà nước Lý - Trần - Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp.
-       Nhà nước cùng nhân dân góp sức phát triển nông nghiệp.
-       Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển , đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.

Cảnh đắp đê dưới thời Trần
2. Phát triển  thủ công nghiệp
* Thủ công nghiệp trong nhân dân
-       Các nghề thủ công cổ truyền như: Đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
-       Các ngành nghề thủ công ra đời nhưThổ Hà, Bát Tràng.
+         Do truyền thống nghề nghiệp vốn có, trong bối cảnh đất nước có điều kiện phát triển mạnh.
+         Do nhu cầu xây dựng cung điện, đền chùa nên nghề sản xuất gạch, chạm khắc đá đều phát triển.
* Thủ công nghiệp nhà nước
-       Nhà nước được thành lập các quan xưởng (Cục bách tác) Tập trung thợ giỏi trong nước sản xuất: tiền, vũ khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiến.
-       Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật cao như: Đại bác, thuyền chiến có lầu.
* Nhận xét: Các ngành nghề thủ công phong phú. Bên cạnh các nghề thủ công cổ truyền đã phát triển những nghề mới yêu cầu kỹ thuật cao: dúc súng, đóng thuyền.
* Mục đích: phục vụ nhu cầu trong nước là chính.Chất lượng sản phẩm tốt.

Thạp gốm hoa nâu lớn trang trí văn hoa sen, thời Trần, cao 65cm

Thuyền Cổ Lâu là loại thuyền chiến lớn, đóng đinh sắt, có hai tầng và hàng chục tay chèo, hai người chèo một mái và được xem là đã tạo ra một tốc độ lớn khi có thủy chiến.
3. Mở rộng thương nghiệp
Nội thương:
 -     Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi, là nơi nhân dân trao đổi sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp.
-       Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn (36 phố phường) ,trung tâm buôn bán và làm nghề thủ công.
* Ngoại thương
-       Thời Lý - Trần ngoại thương khá phát triển, nhà nước cho xây dựng nhiều bến cảng để buôn bán với nước ngoài.
-       Vùng biên giới Việt Trung cũng hình thành các đặc điểm buôn bán.
-       Thời Lê: Ngoại thương bị thu hẹp.
* Nguyên nhân sự phát triển:
-       Nông nghiệp thủ công phát triển thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
-       Do thống nhất tiền tệ, đo lường.
-       Thương nghiệp mở rộng song chủ yếu phát triển nội thương, còn ngoại thương mới chỉ buôn bán với các nước Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
4. Tình hình phân hóa xã hội và cuộc đấu tranh của nông dân
Sự phát triển kinh tế trong hoàn cảnh chế độ phong kiến thúc đẩy sự phân hóa xã hội:
-       Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay địa chủ, quý tộc, quan lại.
-       Giai cấp thống trị ngày càng ăn chơi, xa xỉ không còn chăm lo đến sản xuất và đời sống nhân dân.
-       Thiên tai, mất mùa đói kém làm đời sống nhân dân cực khổ.
-       Dẫn đến những cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ: Từ 1344 đến cuối thế kỷ XIV nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra làm chính quyền nhà Trần rơi vào khủng hoảng.

Nét chính về sự phát triển của văn hóa Hà Nội và một số thành tựu văn hóa , gương mặt tiêu biểu của Hà Nội từ thế kỉ X-XV

- Qua các thời kì Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ nhìn chung giáo dục phát triển.

- Thời Lý, Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành (1075)

- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan chức và nhân tài cho cả nước.

- Thời Lê sơ quy chế thi cử được ban hành rõ ràng. Năm 1484, Nhà nước quyết định dựng bia Tiến sĩ. Hàng loạt trí thức được đào tạo góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hà Nội từ thế kỉ X-XV :

*Về tư tưởng, tôn giáo
-Trong những thế kỷ đâu, Đạo phật vô cùng hưng thịnh, sau đó suy yếu dần và Nho giáo giữ vị trí độc tôn
*Giáo dục
-1070, Văn Miếu được thành lập. 1075,. khoa thi đầu tiên được tổ chức.
-Số lần tổ chức các khoa thi, số người đỗ đạt rất lớn
*Văn học
Có nhiều bài thơ, bài phú nổi tiềng như Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng Giang phú, Nam quốc sơn hà,...
*Nghệ thuật
-Có nhiều công trình Phật giáo được xây dựng như chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích,...
-Chuông, tượng được đúc rất nhiều
-Có nhiều tác phẩm điêu khắc, hoạ tiêt độc đáo như bông cúc, rồng mình trơn,...
-Nghệ thuật sân khấu phát triển như chèo, tuồng,...Âm nhạc phát triển...
*Khoa học-kĩ thuật
-Sử học: nhiều bộ sử nổi tiếng như Đại Việt sử ký, Lam Sơn thực lục,...
-Địa lý: Dư địa chí,...
-Quân sự: Binh thư yếu lược,...​

25 tháng 2 2021
  II.  VĂN HÓA1. Tôn giáo

-  Nho giáo: vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.

-  Phật giáo, đạo giáo phục hồi và phát triển.

- Nếp sống văn hóa truyền thống được nhân dân ta giữ gìn, các hình thức sinh hoạt văn hóa qua các lễ hội cũng góp phần thắt chặt tình yêu quê hương, đất nước trong nhân dân.

Biểu diễn võ nghệ (tranh vẽ ở thế kỉ XVII)

Biểu diễn võ nghệ (tranh vẽ ở thế kỉ XVII)

 

-  Đạo thiên chúa xuất hiện cuối thế kỷ XVI và bị các chúa Trịnh, Nguyễn ngăn cấm.

25 tháng 2 2021
 

-  Đến thế kỷ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng, một số giáo sĩ phương tây dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng việt. Đó là chữ quốc ngữ

-  Đây là thứ chữ viết tiện lợi khoa học, dễ phổ biến.

- Giáo sĩ A- lec- xăng đơ Rôt là người có đóng góp quan trọng trong việc sáng tạo ra chữ quốc ngữ.

 

a. Văn học

- Văn học chữ Nôm phát triển

+   Tiêu biểu có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.

+   Nội dung: ca ngợi hạnh phúc con người tố cáo những bất công trong xã hội, sự thối nát của triều đình phong kiến.

- Đến nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú: truyện nôm, truyện tiếu lâm, thơ lục bát, song thất lục bát.

b. Nghệ thuật dân gian

- Nghệ thuật dân gian: múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật

-  Nghệ thuật điêu khắc: điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn ra cảnh sinh hoạt thường ngày như: chèo thuyền, chọi gà, đấy vật, đi cày,...Nổi tiếng nhất là tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)

-  Nghệ thuật sâu khấu: chèo, tuồng đa dạng, phong phú, phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng đầy lạc quan, lên án kẻ gian nịnh, ca ngợi tình yêu thương con người

 

=> Điểm nổi bật ở các thế kỉ XVI - XVIII là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian.

 

 

2 tháng 4 2017

Sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Thái Tổ vẫn đóng đô ở Thăng Long nhưng đổi tên là Đông Kinh. Về cơ bản Đông Kinh thời Lê không khác nhiều Thăng Long đời Lý Trần Hồ, Lê Thái Tổ sửa chữa lại hoàng thành do cuộc chiến tranh chống quân Minh để lại.

Từ năm 1490 cho đến thế kỷ 16 kinh thành mới có nhiều thay đổi. Trong thời gian này tường hoàng thành cũng như Đại La thành luôn được xây đắp mở rộng thêm ra. Năm 1490, để đề phòng những nạn loạn đảng như Lê Nghi Dân đang đêm trèo tường vào giết Lê Nhân Tông ở trong cung, Lê Thánh Tông cho xây lại Hoàng Thành mở rộng thêm 8 dặm nữa. Công việc xây dựng trong 8 tháng mới xong. Trong Hoàng Thành Lê Thánh Tông cũng cho xây thêm cung điện và lập vườn Thượng lâm để nuôi bách thú. Năm 1512, Lê Tương Dực giao Vũ Như Tô đứng ra trông nom việc dựng hơn 100 nóc cung điện nguy nga, lại khởi công làm Cửu Trùng Đài mà như sử cũ miêu tả là tuy chưa hoàn thành mà bóng rợp nửa hồ Tây. Năm 1514, Lê Tương Dực mở rộng Hoàng Thành thêm mấy nghìn trượng (mỗi trượng là 3m60)bao bọc cả điện Tường Quang, Quán Trấn Vũ và chùa Kim Cổ Thiên Hoa.

Từ năm 1516 đến năm 1527 là năm nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, kinh thành Đông Kinh chìm trong loạn lạc. Hầu hết các cung điện kho tàng đền chùa cũng như phường phố bị thiêu đốt tàn phá nhiều lần. Trong nửa cuối thế kỷ 16, cục diện Nam Bắc triều với một bên là nhà Mạc và một bên là Lê-Trịnh diễn ra quyết liệt với ưu thế ngày càng thuộc về phe Nam triều. Họ Trịnh lần lượt chiếm được nhiều tỉnh phía bắc như Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh... và đánh đến tận Thăng Long. Nhà Mạc phải rời bỏ kinh thành chạy lánh nạn nơi này nơi khác. Đông Kinh ngày một điêu tàn.

Đến năm 1585, không chịu nổi kiếp sống lưu vong trường kỳ như vậy, Mạc Mậu Hợp quyết định trở lại Đông Kinh. Một đợt xây dựng đại quy mô được khởi động.

Năm 1599, Trịnh Tùng đuổi được nhà Mạc lên Cao Bằng tiến về tiếp quản Thăng Long. Hoàng Thành được tu sửa trong một tháng để đón vua Lê ra. Rồi từ ấy trở đi những cung điện mới xây ở đều nằm trong phủ Chúa Trịnh.

2 tháng 4 2017

Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn (36 phố phường) ,trung tâm buôn bán và làm nghề thủ công.

các vị danh nhân văn hóa xuất sắc: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông),....

em thích vị danh y Hải Thượng Lãn Ông nhất vì ông là người thầy thuốc có uy tín lớn ở thế kỉ XVIII. thông cảm sâu sắc với cuộc sống cực khổ của nhân dân, ông đã dày công nghiên cứu các sách thuốc thời xưa, kết hợp với kinh nghiệm chữa bệnh truyền thống nên đã phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam và thu nhập được 2854 phương thuốc trị bệnh trong dân gian. Ông có cống hiến xuất sắc vào nền y học và dược học dân tộc, đặc biệt là bộ sách hải thượng y tông tâm lĩnh(66 quyển)

8 tháng 6 2021

cảm ơn bạn :3

21 tháng 3 2021

Thế kỉ XV - XVI

Kinh tế

* Nông nghiệp:

- Đàng Ngoài: nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.

- Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,…

* Thủ công nghiệp:

- Cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển.

- Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội),…

* Thương nghiệp:

- Các chợ làng, chợ huyện được xây dựng, việc giao lưu buôn bán với các thương nhân châu Á, châu Âu được đẩy mạnh.

- Xuất hiện thêm nhiều thành thị.

Văn hóa

* Tôn giáo:

- Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo.

* Chữ viết:

- Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.

* Văn học và nghệ thuật:

- Văn học: Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,... Văn học dân gian có nhiều thể loại.

- Nghệ thuật: phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,...     

Kinh tế

* Nông nghiệp:

- Việc khai hoang được thực hiện và có hiệu quả.

- Việc sửa đắp đê gặp khó khăn.

=> Diện tích canh tác tăng nhưng ruộng bị bỏ hoang, nông dân bị cướp ruộng, phải sống lưu vong.

* Thủ công nghiệp:

- Theo đà phát triển của các thế kỉ trước, thủ công nghiệp nửa đầu thế kỉ XIX có điều kiện phát triển thêm.

* Thương nghiệp:

- Thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.

Văn hóa

* Nông nghiệp:

- Việc khai hoang được thực hiện và có hiệu quả.

- Việc sửa đắp đê gặp khó khăn.

=> Diện tích canh tác tăng nhưng ruộng bị bỏ hoang, nông dân bị cướp ruộng, phải sống lưu vong.

* Thủ công nghiệp:

- Theo đà phát triển của các thế kỉ trước, thủ công nghiệp nửa đầu thế kỉ XIX có điều kiện phát triển thêm.

* Thương nghiệp:

- Thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.

Văn hóa

* Văn học:

- Văn học dân gian: tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm,…

- Văn học chữ Nôm đạt đỉnh cao với: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm,… các tác giả: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,…

* Nghệ thuật:

- Nghệ thuật sân khấu: tuồng, chèo, hát quan họ,…

- Nghệ thuật tranh dân gian: nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).

* Kiến trúc, điêu khắc:

+ Công trình kiến trúc: chùa Tây Phương, đình làng Đình Bảng, cung điện, lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế,… Nghệ thuật tạc tượng đồng đạt đến đỉnh cao.

* Khoa học:

- Sử học: Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện,…

- Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú là những tác giả tiêu biểu.

- Địa lí: Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Nhất thống dư địa chí (Lê Quang Định),…

- Y học: Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) với bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển).

* Kĩ thuật:

- Học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí.

- Chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước.

- Đóng được một chiếc tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.

Câu 17: Em hãy trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu về tôn giáo và chữ viết  của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI? Theo em, những thành tựu văn hóa đó có ảnh hưởng như thế nào đến hiện nay? Câu 18 : Trình bày và nhận xét về tình hình kinh tế- xã hội vương quốc Lào thời Lan Xang. Câu 19 a) Nêu những thành tựu về tư tưởng, văn học sử học và nghệ...
Đọc tiếp

Câu 17: Em hãy trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu về tôn giáo và chữ viết  của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI? Theo em, những thành tựu văn hóa đó có ảnh hưởng như thế nào đến hiện nay?

Câu 18 :

Trình bày và nhận xét về tình hình kinh tế- xã hội vương quốc Lào thời Lan Xang.

Câu 19

a) Nêu những thành tựu về tư tưởng, văn học sử học và nghệ thuật của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX. 

b) Đánh giá tác động của văn hóa Trung Quốc đối với lịch sử văn hóa nhân loại?  

Câu 20: Sự hình thành và phát triển của các vương quốc Phong kiến ĐNA từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI?

Câu 21: Hãy chứng minh: “ Thời kì Ăng-co, là thời kì phát triển huy hoàng của chế độ phong kiến Campuchia”

[TRONG SGK KẾT NỐI TRI THỨC]

2
4 tháng 1 2024

Câu 17: Thành tựu văn hóa tiêu biểu về tôn giáo và chữ viết của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

- Tôn giáo

+ Phật giáo và Ấn Độ giáo tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

+ Đạo Hồi, Kitô giáo được du nhập vào Đông Nam Á.

- Chữ viết

- Chữ viết dựa trên chữ viết của Ấn Độ và chữ viết dựa trên chữ viết của Trung Quốc được sử dụng phổ biến.

Ảnh hưởng của những thành tựu văn hóa đó đến hiện nay

- Tôn giáo

+ Phật giáo và Ấn Độ giáo vẫn là hai tôn giáo lớn nhất ở Đông Nam Á.

+ Các tín ngưỡng và phong tục tập quán của các tôn giáo này vẫn được gìn giữ và phát huy trong đời sống xã hội.

- Chữ viết

+ Chữ viết của Đông Nam Á vẫn được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội.

Câu 18: Tình hình kinh tế- xã hội vương quốc Lào thời Lan Xang

- Kinh tế

+ Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu.

+ Thủ công nghiệp phát triển đáng kể.

+ Thương mại phát triển mạnh mẽ.

- Xã hội

+ Có sự phân chia giai cấp rõ rệt.

Câu 19: Sự hình thành và phát triển của các vương quốc Phong kiến ĐNA từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

-Sự hình thành

+ Do sự phát triển của nền kinh tế, xã hội, các quốc gia phong kiến bắt đầu hình thành ở Đông Nam Á.

- Sự phát triển

+ Các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa.

Câu 21: Thời kì Ăng-co, là thời kì phát triển huy hoàng của chế độ phong kiến Campuchia

- Bằng chứng

+ Kinh tế:

--Nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, lúa nước trở thành cây trồng chủ yếu.

--Thủ công nghiệp phát triển, nổi tiếng với các nghề dệt vải, đúc đồng, chạm khắc gỗ,...

--Thương mại phát triển mạnh mẽ, Campuchia trở thành một trung tâm thương mại sầm uất ở Đông Nam Á.

+Văn hóa:

-- Phật giáo phát triển mạnh mẽ, Angkor Wat là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng nhất thế giới.

-- Văn học, nghệ thuật phát triển rực rỡ, có nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật nổi tiếng.

 
4 tháng 1 2024

tick cho mình nha cám ơn