Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trả lời:
- Ca ca dao trên dùng biện pháp so sánh " Non xanh nước biếc như tranh họa đồ" ( so sánh cánh núi sông hùng vĩ, nên thơ, đẹp như tranh)
Trong kho tàng ca dao, nơi thể hiện phong phú đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam, dân gian đã dành nhiều lời ca ca ngợi non sông gấm vóc tươi đẹp. Chỉ riêng qua những bài ca dao trong chương trình Ngữ văn 7, tập một ta đã hiểu điều đó.
Phải yêu mến, say mê vẻ đẹp của quê hương đến nhường nào dân gian mới họa nên thơ nên nhạc phong cảnh của từng góc hồ, tưởng tượng về dáng vẻ của từng ngọn núi hay đơn giản chỉ là ví von hình ảnh của những con đường. Mỗi lời ca dao là một lời ngợi ca vẻ đẹp trong sáng, nên thơ cua quê hương đất nước.
"Gió dưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ".
Chỉ vài nét phác qua nhưng hình ảnh của một cành trúc la đà, một mặt hồ lãng đãng sương phủ, âm thanh của tiếng gà sáng, của tiếng chuông chùa đã gợi được không khí yên bình, êm ả của buổi sớm mai Hà Nội. Phải yêu mảnh đất ấy đến nhường nào, gắn bó với từng sự vật nhỏ bé nhất nơi dây, người viết mới phát hiện ra những vẻ đẹp tinh tế ấy.
Sống gắn bó với quê hương đất nước chính là cơ sở để dân gian tạc rõ hình hài của từng dòng sông, từng ngọn núi vào trong tâm thức. Đặc điểm riêng của từng địa danh được đưa vào những lời hát rất thú vị:
“Sông nào bên đục bên trong
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?”
" Nước sông Thương bên đục bên trong
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh ".
Từ trên cao nhìn xuống, hình dáng quê hương đẹp đẽ nên họa nên thơ biết bao:
"Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ".
Cảnh trí xứ Huế được phác hoạ qua vẻ đẹp của con đường. Đó là con đường được gợi nên bằng những màu sắc rất nên thơ, tươi tắn: non xanh, nước biếc. Cảnh ấy đẹp như trong tranh vẽ: “tranh hoạ đồ” – trong cái nhìn thẩm mĩ của người Việt xưa, cái đẹp thường được ví với tranh (đẹp như tranh). Bức tranh xứ Huế như thế vừa khoáng đạt, lại vừa gần gũi quây quần. Biện pháp so sánh vẫn là biện pháp tu từ chủ đạo tạo nên vẻ đẹp trong những câu ca dao này.
Nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn cây trên mảnh đất này đều có được từ bàn tay dựng xây, vun đắp của con người:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Kiếm Hồ tức Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ gươm), một thắng cảnh thiên nhiên đồng thời cũng là một di tích lịch sử, văn hoá, gắn với truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nơi Rùa Vàng nổi lên đòi lại thanh gươm thần từng giúp Lê Lợi đánh tan giặc Minh hung bạo ngày nào. Câu Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ thực ra là một câu dẫn, hướng người đọc, người nghe đến thăm hồ Gươm với những tên gọi nổi tiếng (cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút), góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hoà, đa dạng vừa thư mộng vừa thiêng liêng. Thủ pháp ở đây là gợi chứ không tả, hay nói cách khác là tả bằng cách gợi. Chỉ dùng phương pháp liệt kê, tác giả dân gian đã gợi lên một cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp ngay giữa Thủ đô Hà Nội. Những địa danh và cảnh trí đó gợi lên tình yêu, niềm tự hào về cảnh đẹp, về truyền thống lịch sử, văn hoá của đất nước, quê hương. Vì vậy, bài thơ kết lại bằng một câu thơ đầy ý nghĩa:
"Hỡi ai gây dựng nên non nước này?"
Đó là một câu hỏi tu từ, có ý nghĩa khẳng định, nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của ông cha ta. Hồ Gươm không chỉ là một cảnh đẹp của Thủ đô, nó đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp, cho truyền thống văn hoá, lịch sử của cả đất nước. Đó cũng là lời nhắc nhở các thế hệ mai sau phải biết trân trọng, gìn giữ, xây dựng và tiếp nối truyền thống đó.
Tình yêu quê hương đất nước được dân gian thể hiện qua ca dao là tình cảm có chiều sâu và giàu tính nhân văn. Không chi ngợi ca vẻ đẹp thuần túy của tự nhiên, ca dao còn nhắc đến công lao của những con người đã cống hiến, hi sinh cho mảnh đất ấy, qua đó gợi niềm tự hào đồng thời nhắc nhở ý thức bảo vệ và giữ gìn non sông của mỗi chúng ta.
Tham khảo:
Đề bài : Phân tích cái hay cái đẹp của bài ca dao "Đường vô xứ Huế quanh quanh" | Học trực tuyến
https://h.vn/ly-thuyet/de-bai-phan-h-cai-hay-cai-dep-cua-bai-ca-dao-duong-vo-xu-hue-quanh-quanh.2808/
Câu 1: Những câu hát than thân của người phụ nữ thường được mở đầu bằng từ hoặc cụm từ nào ?
A. Thương thay B. Thân em C. Em như D. Ai
Câu 2: Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì ?
A. Kể chuyện B. Thể hiện tình cảm C. Gửi gắm ý tưởng, bài học D. Truyền đạt kinh nghiệm
Câu 3: Địa danh nào không phù hợp khi điền vào chỗ trống trong câu ca dao sau : “ Đường vô xứ ...... quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ . Ai vô xứ ..... thì vô”
A. Xứ Huế B. Xứ Lạng C. Xứ Nghệ D. Xứ Quảng
Mình nghĩ câu 1 là B. Thân em đấy ạ. Bởi vì câu hỏi có nêu "những câu hát than thân của người phụ nữ..", còn "Thương thay" là than thân nói chung thôi ạ.
Từ khi bé thơ cho tới khi trưởng thành, công lao cha mẹ đối với chúng ta quả là to lớn. Tình cha nghĩa mẹ thiêng liêng suốt đời ta không thể trả hết, bởi lẽ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái.
Cha sinh mẹ dưỡng, nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm dược. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: Con có cha như nhà có nóc. Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng, che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã hội trọng nam khinh nữ xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay là vô cùng quan trọng.
Công lao sinh dưỡng của mẹ cũng vô cùng to lớn: Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Cách so sánh này quả thực rất hay. Bởi lẽ nước trong nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho con cũng không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho con bú mớm, rồi nuôi dưỡng con nên người. Nước trong nguồn chảy ra cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng biết bao tình cảm, sự hi sinh mẹ dành cho con.
Công cha nghĩa mẹ đối với con cái thật to lớn. Chúng ta sinh ra được sống trong vòng tay đầy âu yếm, đầy tình thương, đầy những lo toan, vất vả mà cha mẹ đã phải chịu đựng:
Nuôi con cho được vuông tròn
Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong.
Vậy chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ:
Một lòng thờ mẹ kinh cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Trong xã hội xưa có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo: chuyện về một người con đã lấy thịt mình làm thuốc cho mẹ, chuyện về Lão Lai Tử người nước Sở lúc bảy mươi tuổi còn mặc áo ngũ sắc nhảy múa để mua vui cho cha mẹ. Chữ hiếu được thể hiện ngay trong hành động, ngay trong tình cảm mà chúng ta dành cho cha mẹ. Bổn phận của người làm con trước hết là tu dưỡng học hành, đỗ đạt thành tài để làm cha mẹ vui lòng. Sau đó tận tình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi đau ốm, lúc tuổi già. Đạo làm con không phải một sớm một chiều mà phải làm trọn vẹn chữ hiếu, dành trọn cả tấm lòng để đền đáp công lao sinh thành của cha mẹ.
Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, suốt đời con không thể trả hết:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Câu ca dao xưa nhưng vẫn luôn vang vọng trong suy nghĩ của rất nhiều thế hệ. Câu ca dao không chỉ ngợi ca tình cảm cha mẹ bao la, rộng lớn mà còn muốn nhắn nhủ người làm con phải giữ trọn bổn phận, giữ trọn chữ hiếu. Đối với riêng cá nhân tôi, trước hết là phải vâng lời cha mẹ, tu dưỡng đạo đức, học hành chăm chỉ để làm cho cha mẹ vui lòng.
Từ khi bé thơ cho tới khi trưởng thành, công lao cha mẹ đối với chúng ta quả là to lớn. Tình cha nghĩa mẹ thiêng liêng suốt đời ta không thể trả hết, bởi lẽ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái.
Cha sinh mẹ dưỡng, nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm dược. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: Con có cha như nhà có nóc. Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng, che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã hội trọng nam khinh nữ xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay là vô cùng quan trọng.
Công lao sinh dưỡng của mẹ cũng vô cùng to lớn: Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Cách so sánh này quả thực rất hay. Bởi lẽ nước trong nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho con cũng không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho con bú mớm, rồi nuôi dưỡng con nên người. Nước trong nguồn chảy ra cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng biết bao tình cảm, sự hi sinh mẹ dành cho con.
Công cha nghĩa mẹ đối với con cái thật to lớn. Chúng ta sinh ra được sống trong vòng tay đầy âu yếm, đầy tình thương, đầy những lo toan, vất vả mà cha mẹ đã phải chịu đựng:
Nuôi con cho được vuông tròn
Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong.
Vậy chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ:
Một lòng thờ mẹ kinh cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Trong xã hội xưa có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo: chuyện về một người con đã lấy thịt mình làm thuốc cho mẹ, chuyện về Lão Lai Tử người nước Sở lúc bảy mươi tuổi còn mặc áo ngũ sắc nhảy múa để mua vui cho cha mẹ. Chữ hiếu được thể hiện ngay trong hành động, ngay trong tình cảm mà chúng ta dành cho cha mẹ. Bổn phận của người làm con trước hết là tu dưỡng học hành, đỗ đạt thành tài để làm cha mẹ vui lòng. Sau đó tận tình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi đau ốm, lúc tuổi già. Đạo làm con không phải một sớm một chiều mà phải làm trọn vẹn chữ hiếu, dành trọn cả tấm lòng để đền đáp công lao sinh thành của cha mẹ.
Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, suốt đời con không thể trả hết:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Câu ca dao xưa nhưng vẫn luôn vang vọng trong suy nghĩ của rất nhiều thế hệ. Câu ca dao không chỉ ngợi ca tình cảm cha mẹ bao la, rộng lớn mà còn muốn nhắn nhủ người làm con phải giữ trọn bổn phận, giữ trọn chữ hiếu. Đối với riêng cá nhân tôi, trước hết là phải vâng lời cha mẹ, tu dưỡng đạo đức, học hành chăm chỉ để làm cho cha mẹ vui lòng.
Cuốn mình theo dòng đời vội vã, ta mê mải với những ham muốn, ước vọng. Bỗng một tiếng mẹ ru hời đánh thức ta dậy và đưa ta trở về với con người đích thực của ta để đối mặt với những điều mà lâu nay ta đã vô tình. Lời tâm giao của ca dao, qua lời ru của mẹ đã trao gửi và bồi đắp cho ta cả biển trời kiến thức, tình cảm mênh mông, vô tận. Âm điệu êm ru ngọt ngào của ca dao đã làm sống dậy trong ta tình nhân ái bao la và khơi gợi lên những rung cảm diệu kì. Chính những điều đó đã khiến ta khẳng định rằng: Không chỉ trước đây, hôm nay mà mãi mãi sau này không một ai có thể khép cửa lòng mình được trước áng ca dao:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Bài ca dao nói về một vấn đề đơn giản nhưng ý nghĩa thì lớn lao vô cùng. Vẽ ra trước mắt ta là một bức tranh lao động với con người đang miệt mài hăng say giữa trưa hè gay gắt. Và thành quả lao động là những hạt cơm thơm dẻo mà ta ăn hàng ngày. Lời lẽ dung dị đằm thắm, bài ca dao như một luồng chảy trữ tình dạt dào mãi trong tâm hồn ta.
Công việc của người nông dân vô cùng cực nhọc, vất vả:
“Cày đồng đang buổi ban trưa”.
Từ sáng sớm tinh mơ người và trâu đã ra đồng làm việc. Còn sớm, sức đang sung, người nông dân cày khỏe, thế nhưng lúc này trời đã về trưa, chắc chắn bụng dã đói, sức đã kiệt và thấm mệt, tưởng như bao nhiêu thớ đất bật lên là bấy nhiêu gian khổ kết đọng, thế mà người nông dân ở đây vẫn đang miệt mài với công việc của mình. Họ làm việc hết mình. Phải chăng họ muốn được hiến dâng cho đời chút dẻo thơm của hạt cơm chắt lọc ra từ những khó khăn gian khổ?
Cho nên giữa trưa hè gay gắt mà người nông dân vẫn không quản mệt nhọc, vẫn yêu công việc của mình, dầu cho đến lúc này.
“Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.
Cái nắng như đổ lửa soi lên tấm thân đen khỏe của người cày. Mỗi bước đi của họ, mồ hôi rơi “thánh thót như mưa”. Nắng trưa kết đọng lạitạo nên những giọt mồ hôi. Bao nhiêu giọt mồ hôi là bấy nhiêu gian lao vất vả. Thế nhưng ta không hề thấy họ trách phận, than thân. Đọc câu ca dao lên, ta như nghe thấy được cả những âm thanh và nhìn rõ ánh sắc của những giọt mồ hôi đang rơi. Không phải một, hai, ba., mà là hàng ngàn vạn giọt mồ hôi rơi như một cơn mưa mùa hạ. Dân gian đã sáng tạo ra được một hình ảnh so sánh thật diệu kì.
Bao nhiêu hạt mồ hôi, bao nhiêu vất vả cực nhọc bỏ ra để đổi lấy được thành quả là những hạt cơm thơm dẻo. Dân gian ân tình nhắc nhủ:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đấng cay muôn phần.
Phải trải qua muôn phần đắng cay người nông dân mới có được một hạt cơm thơm dẻo. Một hạt cơm, một chút tinh bột ấy được chắt lọc ra từ bao nhiêu khó khăn vất vả, từ bao nhiêu những giọt mồ hôi. Dân gian đã dùng phép đối lập làm nổi bật lên những gian nan, vất vả cực nhọc mà người nông dân đã phải từng chịu đựng. Ta nghe tiếng gọi “ai ơi” mà nghe như tiếng gọi thiết tha của cả một lớp người từ ngàn xưa vọng đến hôm nay. Tiếng gọi ấy cất lên từ những tâm tư sâu kín, từ những tâm hồn lao động chân chất, thật thà, dung dị. Thời gian như một lớp bụi dễ phủ lên trí nhớ của ta, dễ làm ta quên đi những điều bình dị, đơn giản. Có lúc, cầm bát cơm trên tay, ta dằn mạnh xuống, dỗi hờn, ta đâu có nhớ bố mẹ ta cùng biết bao nhiêu người lao động khác đã phải một nắng hai sương mới có được bát cơm dẻo cho ta ăn? May mà lúc ấy, bài ca dao này cùng tiếng ru của mẹ đã vang vọng về làm ta kịp bừng tỉnh, ân hận. Lúc đó ta càng thấm thía hơn công lao, nghĩa tình của cha mẹ ta, của những con người lao động.
Mỗi khi đọc lại bài ca dao, ta lại được lắng nghe từng âm thanh êm dịu lời ru của mẹ. Âm điệu nhịp nhàng của thể thơ lục bát đã đưa ta trở về lắng mình trong tình yêu của mẹ, trong điệu hồn dìu dặt thiết tha của dân tộc ta, khiến lòng ta trở nên nhẹ nhàng, trong trẻo hơn. Lúc đó bài ca dao là sợi dây nối cho lòng ta gắn với lòng mọi người, khơi gợi trong ta tình nhân ái bao la và đưa ta trở về với đạo lí sống truyền thống rất đẹp của dân tộc ta: “Uống nước nhớ nguồn”.
Bài làm
Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi ,bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt ,đắng cay muôn phần.
Bài ca dao mà các học sinh chúng ta,ai cũng biết.Bài ca dao nói lên những hình ảnh quen thuộc đối với chúng ta,nói lên sự nắng,nóng của người nông dân.Giữa buổi ban trưa, ánh nắng gay gắt,các bác nông dân phải cày lúa ( Cày đồng đang buổi ban trưa).Nhừng giọt mồ hôi chảy dài như mưa (Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày),nói lên sự vất vả mệt nhọc.Bài ca dao kiểu thơ lục bát có dùng những từ láy(thánh thót) và từ ngữ so sánh(như mưa ruộng cày).Ngoài nói lên sự mệt mỏi,cực nhọc mà bài ca dao còn khuyên chúng ta phải biest ơn các bác nông dân, cho dù chúng ta có nhiều của cách mấy thì cũng phải biêt tiết kiệm những hạt gạo cho dù là hạt nhỏ nhất vì công sức của các bác nông dân rất to lớn đối với tất cả mọi người.Qua bài ca dao trên,em nghĩ để có ích cho xã hội học sinh chúng ta nên chăm chỉ học tập hơn để giúp cho các bác nông dân đỡ phải một nắng hai sương làm lụng vất vả.
Ca dao, tục ngữ dân gian Việt Nam giống như một “bảo tàng” đúc kết bài học kinh nghiệm sống hàng ngàn năm của cha ông. Những bài học đó khi đưa vào ca dao, tục ngữ không hề khô khan, trừu tượng mà ngược lại rất đậm chất thi ca, dễ thuộc, dễ nhớ. Câu tục ngữ:
“Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.”
là một trong những câu như thế.
Đi vào giải thích câu tục ngữ, ta sẽ hiểu được bài học ẩn chứa sau nó. Trước hết, câu tục ngữ được viết dưới dạng thơ lục bát, sử dụng từ chỉ quan hệ “dù” để thể hiện sự liên kết. Trong câu lục, đại từ “ai” là nói đến những đối tượng không xác định, có thể là người thân, bạn bè, thầy cô, hàng xóm… “Nói ngả nói nghiêng” ám chỉ hành động “nói” không nhất quán, có nhiều quan điểm trái chiều hoặc mang tính phản biện ngược lại một vấn đề nào đó nhưng với hàm ý không tích cực. Câu lục lại đề cập ở vị thế “ta” – chính bản thân con người. “Vững” là kiên cố, chắc chắn, khộng bị giao động trước bất kì thứ gì hay điều gì. “Kiềng ba chân” là vận dụng bằng sắt, có hình vòng cung được gắn ba chân, dùng để đặt nồi lên khi nấu bếp. Tóm lại, cả câu tục ngữ có nghĩa là: dù bất kì điều gì bên ngoài tác động nhưng mỗi người phải có quan điểm, chính kiến đúng đắn và giống như chiếc kiềng ba chân kia, luôn giữ vững lập trường đó.
Trong cuộc sống của mỗi người, sự tác động của hoàn cảnh khách quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân là rất lớn. Cánh chim cần bay lượn tự do luôn bị gió trời cản lại. Loài cá thích lội ngược dòng nhưng dòng nước luôn xiết. Con người ưa sống thanh thản nhưng xã hội nhiễu nhương làm phiền. Cuộc sống luôn có nhiều thử thách mà cuộc sống khách quan mang đến, và không phải ai cũng đủ ý chí để không bị xoay chuyển. Đôi lúc cánh chim cũng bị gió bão quật ngã, dòng nước xô loài cá về vạch xuất phát và con người cũng có lúc lao vào vòng xoáy nhiễu nhương của xã hội. Đó là thực tế không ai có thể phủ nhận.
Tuy nhiên, mượn câu nói “quyết chí ắt làm nên” của Bác Hồ, tôi có thể chắc chắn một điều, chỉ cần bạn quyết tâm thì không có gì có thể lay chuyển. Loài cò trắng mỗi năm trở gió vẫn vượt quãng đường hàng nghìn cây số tránh rét. Cá hồi mỗi năm vượt biển Thái Bình Dương bắt đầu cuộc hành trình 3.000 dặm về thượng nguồn đẻ trứng. Đó là những hình ảnh kì diệu của “bà mẹ thiên nhiên mạnh mẽ”.
Trái lại, với con người? Một bác sĩ không có chính kiến dễ dàng đánh mất lương y trước “phong bì” của người nhà bệnh nhân. Một quan chức nhà nước không công tư phân minh dễ dàng trở nên quan liêu, lạm quyền, vụ lợi. Hay một chủ sản xuất thực phẩm nhỏ cũng có thể “đầu độc người tiêu dùng” nếu vì chạy theo lợi nhuận mà bỏ đi đạo đức nghề nghiệp. Đến đây ta mới hiểu, không có cái “kiềng ba chân” trong tâm, tai hại tới nhường nào.
Phải thừa nhận rằng đôi lúc nên nghe người khác đưa ra ý kiến nhưng không đồng nghĩa với việc nghe và làm theo những gì họ nói một cách mù quáng, dập khuôn. Đơn cử như vấn đề một cặp bạn trẻ rất yêu nhau nhưng gia đình hai bên đều phản đối vì lí do lấy nhau sẽ nghèo khổ vì cả hai đều đang thất nghiệp. Trong tình huống này, hai bạn cần tiếp thu ý kiến từ phụ huynh, bởi cha mẹ luôn luôn suy nghĩ những điều tốt nhất cho con cái. Tuy nhiên, không vì lẽ đó mà hai bạn phải chia tay, thay vào đó có thể cố gắng tìm công việc làm ổn định, đời sống khá lên, dần dần hai bên gia đình sẽ chấp nhận. Lời khuyên của người khác chỉ có tính chất góp ý, cuối cùng bản thân ta phải là người quyết định.