Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Gieo vần tiếng 6 câu lục hiệp với tiếng 6 câu bát (trưa-mưa),(đầy-cay) tiếng 8 câu bát hiệp tiếng 6 câu lục (cày-đầy)
Luật bằng trắc
Câu lục : B-B-B-T-B-B
Câu bát : B-B-T-T-B-B-T-B
Phối thanh chữ thứ 6( câu lục) -chữ thứ 8( câu bát) luôn cùng thanh B nhưng không cùng thanh điệu
Ngắt nhịp câu bát 2/2/2 , câu lục 4/4
Biện pháp tu từ so sánh : “ mồ hôi thánh thót “- “ mưa ruộng cày “
- Nghệ thuật đối lập : “dẻo thơm”- “ đắng cay”, “ một phần - muôn phần “
- Biện pháp tu từ nói quá “ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Tác dụng
+ Làm cho câu ca sinh động , gợi hình gợi cảm
+ Nổi bật sự vất vả, gian nan của người nông dân quanh năm nơi đồng áng, bán mặt cho đất , bán lưng cho trời
+ Thể hiện thái độ trân trọng , ca ngợi, yêu thương của tác giả dân gian ( ca dao ) dành cho sự vất vả của người nông dân
mình hỏi là có hình ảnh đối lập không ?????????????????????????????????????????
Bài ca dao vẻn vẹn chỉ có bốn câu nhưng đã miêu tả sinh động nỗi cực nhọc, vất vả của người nông dân quanh năm một nắng hai sương làm ra hạt gạo nuôi đời. Đồng thời nó cũng là lời khuyên nhủ chân tình về lòng biết ơn, thái độ trân trọng người lao động. Theo em, đây chính là biểu hiện đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.
tham khao:
Tục ngữ cao dao là kho tàng văn học quý báu của dân tộc. Mỗi bài ca dao như một bài hát nhẹ nhàng, êm ái và ngọt ngào để đi vào tận trái tim mỗi người đọc. Im lặng một phút ta mơ màng ngân nga một bài ca đẹp, ta sẽ thấy mình như lạc vào một cõi thanh cao, yên ả, thần tiên mà cũng rất đời thường:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần.
Đối với người Việt Nam chúng ta bây giờ mà nhất là xa xưa một chút thì việc cày đồng là một công việc đồng áng rất quen thuộc, không xa lạ, nên người đọc bài ca dao cũng không phải mường tượng hay suy ngẫm một hình ảnh vĩ đại, lạ lẫm nào. Cứ thế bài ca dao dắt ta vào một cuộc sống của chính ta:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Cày đồng, công việc mệt nhọc mà người nông dân xưa phải chịu đựng không có cảnh máy cày bon bon chạy như ngày nay và cày đồng đã là mệt nhọc mà lại cày vào “buổi ban trưa” thì càng mệt gấp trăm lần. Chọn thời điểm ban trưa cày ruộng, tác giả dân gian đã khắc sâu tô đậm công việc mệt nhọc của người nông phu: làm sáng, làm chiều chưa đủ họ còn phải làm cả vào buổi trưa, thời điểm nắng nôi nóng bức và gây cho con người cảm giác khó chịu. Thường thì buổi trưa là buổi gia đình đoàn tụ ăn cơm và nghỉ trưa, sau đó mới tiếp tục làm việc, nhưng đằng này phải cày ruộng vào ban trưa nên “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. Nắng nóng và mệt nhọc khiến những giọt mồ hôi mằn mặn cứ rơi hoài, thấm vào quần áo và “thánh thót” rơi xuống đồng. Mồ hôi rơi “thánh thót”, như thể ở trong giọt nước có sự lao lực hòa tan vào đó. Tác giả dân gian nghe thấy tiếng giọt mồ hôi rơi như “thánh thót”. Từ tượng thanh đặt ở đúng chỗ đã diễn tả được sự quan sát tinh tế mà chân thực của tác giả dân gian, vốn là những người gắn bó với đồng ruộng. Mà mồ hôi cứ rơi rơi mãi, thánh thót như “mưa ruộng cày” vừa là so sánh mồ hôi với mưa, vừa là biện pháp tu từ thậm xưng nhằm khẳng định, nhấn mạnh sự mệt nhọc vất vả của người nông dân. Những giọt mồ hôi đã rơi xuống ruộng, đất như nở hoa để cho ra bao cây lúa trĩu bông, vàng hạt, cho bát gạo ngày mùa trắng thơm, béo tròn, ngậy ngậy. Thế nhưng cầm bát cơm đó mấy ai nghĩ tới giọt mồ hôi “thánh thót như mưa ruộng cày”. Chính vì thế nên đúng trong lúc mệt nhọc vất vả nhất người lao động đã cất lên tiếng hát gửi gắm lòng mình:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần.
“Ai ơi” câu hát lời nhắn nhủ sâu xa nhất. “Ai” là tất cả chúng ta, những người không thể sống thiếu được hột cơm mà lòng đất mẹ đã ban cho. Xin hãy đừng quên có bao nhiêu giọt mồ hôi, có bao nhiêu buổi cày trưa đó mới có được một bát cơm đầy trắng ngon và thơm dẻo, nên “dẻothơm” dù chỉ là một hột trong bát cơm đầy nhưng nó là bao nhiêu “đắng cay” vất vả. Một hột cơm quá bé nhỏ so với nỗi đắng cay mà người nông dân phải gánh chịu. Hơn thế nữa, “đắng cay” là bao nhiêu để có được “dẻo thơm”, “đắng cay”, “một hột” và “muôn phần” đã làm nổi bật lên hai hình ảnh tương phản rõ rệt: công lao của người nông dân kể xiết là bao để cho ta một hột cơm dẻo thơm, cung cấp cho ta nguồn sống mỗi ngày. Một người nông dân trong tất cả những người nông dân cày đồng ban trưa hay làm một công việc mệt nhọc nào khác không thở than, oán phiền mà chỉ có một ước vọng duy nhất: thành quả lao động. Không ca ngợi một cách sáo rỗng mà xuất phát từ đáy lòng biết ơn đúng như đạo lí truyền thống của dân tộc: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là ước mơ của người nông dân và tất cả chúng ta, là lời nhắc nhẹ nhàng và êm ái.
Em tham khảo:
Bài ca dao là lời của nhân dân xưa nói về sự mệt nhọc , vất vả của người nông dân , giữa ban trưa oi bức , nóng nực phải ra ruộng cày bừa , quốc bẫm . '' Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày '' Sự dụng biện pháp nói quá , so sánh ( như mưa ruộng cày ) để làm nổi bật ỗi nhọc nhằn , làm việc quần quật giữa trời trưa - mồ hôi chảy đầm đìa như mưa . Ca dao trên cũng lên thân phận nhỏ nhoi , suốt đời ngược xuôi vất vả . Điều đó cũng phản ánh lên lòng thương cảm cho nỗi khổ nhiều bề trong xa hội cũ . Giờđây hãy san sẻ với những người gặp cảnh ngộ vất vả
BẠN THAM KHẢO NHÉ:!~
Qua câu ca dao trên, ta có thể thấy: giá trị của hạt gạo cũng như giá trị của những giọt mồ hôi mặn chát trên gương mặt những người nông dân chân lấm tay bùn không quản ngại bất kể những trông gai trước mắt vẫn "một nắng hai sương, thức khuya dậy sớm" miệt mài, chăm lo bên đồng ruộng thật lớn lao biết mấy! Ta nói: hạt gạo quý như vàng bạc thật không sai. Để có được bát cơm dẻo thơm nuôi sống con người ta, người nông dân đã phải cực nhọc biết chừng nào. Từ đó, vừa ca ngợi công sức của các bác nông dân vừa khuyên răn ta nên quý trọng hạt gạo " Ai ơi bưng bát cơm đầy / Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
CHÚC BẠN HỌC TỐT @~@
NĂM MỚI AN LÀNH =~=
@CaNdY cAnDy
Ca dao Việt Nam có nhiều bài thơ hay về người lao động . Nhưng bài ca dao em ấn tượng nhất là bài:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Bài ca dao trên nói về một vấn đề đơn giản nhưng ý nghĩa thì lớn lao vô cùng. Vẽ ra trước mắt ta là một bức tranh lao động với con người đang miệt mài hăng say giữa trưa hè gay gắt. Và thành quả lao động là những hạt cơm thơm dẻo mà ta ăn hàng ngày. Lời lẽ dung dị đằm thắm, bài ca dao như một luồng chảy trữ tình dạt dào mãi trong tâm hồn ta.
Bài ca dao này thật hay và ý nghĩa. Em rất thích bài ca dao này.Nó đã cho em hiểu được để có được cơm ăn người lao động phải làm lụng vất vả đến chừng nào và cững dạy em phải biết yêu quý trân trọng người lao động và hột cơm hơn.
Cụm danh từ: một bức tranh lao động
những hạt cơm
Hok Tốt!!!
Tục ngữ ca dao là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian VN. Có rất nhiều những câu ca dao hay để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc nhưng em thích nhất là 4 câu ca dao sau :
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Trong 4 câu ca dao trên, người dân VN đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và biện pháp nói quá ở câu " mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày ". Sử dụng hình ảnh đối lập qua câu " dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần '. Thông qua các biện pháp nghệ thuật trên, người dân VN muốn miêu tả sự vất vả của người nông dân để tạo ra một hạt gạo trắng. Qua những câu ca dao này, người dân lao động muốn gửi gắm đến người đọc, người nghe phải biết ơn những người nông dân, người lao động và nhất là phải biết quý trọng từng bát cơm, hạt gạo, không nên lãng phí những sản phẩm của người nông dân lao động.
Cụm danh từ : Những người nông dân
qua đoạn thơ trên cho em cảm nhận được những người lao động rất vất vả đã góp sức để làm được hạt gạo .
Bài ca dao vẽ ra trước mắt ta một bức tranh lao động với con người đang miệt mài hăng say giữa trưa hè gay gắt. Và thành quả lao động là những bát cơm thơm dẻo mà ta ăn hàng ngày. Thể hiện ông việc của người nông dân vô cùng cực nhọc, vất vả
Học tốt!
Cuốn mình theo dòng đời vội vã, ta mê mải với những ham muốn, ước vọng. Bỗng một tiếng mẹ ru hời đánh thức ta dậy và đưa ta trở về với con người đích thực của ta để đối mặt với những điều mà lâu nay ta đã vô tình. Lời tâm giao của ca dao, qua lời ru của mẹ đã trao gửi và bồi đắp cho ta cả biển trời kiến thức, tình cảm mênh mông, vô tận. Âm điệu êm ru ngọt ngào của ca dao đã làm sống dậy trong ta tình nhân ái bao la và khơi gợi lên những rung cảm diệu kì. Chính những điều đó đã khiến ta khẳng định rằng: Không chỉ trước đây, hôm nay mà mãi mãi sau này không một ai có thể khép cửa lòng mình được trước áng ca dao:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Bài ca dao nói về một vấn đề đơn giản nhưng ý nghĩa thì lớn lao vô cùng. Vẽ ra trước mắt ta là một bức tranh lao động với con người đang miệt mài hăng say giữa trưa hè gay gắt. Và thành quả lao động là những hạt cơm thơm dẻo mà ta ăn hàng ngày. Lời lẽ dung dị đằm thắm, bài ca dao như một luồng chảy trữ tình dạt dào mãi trong tâm hồn ta.
Công việc của người nông dân vô cùng cực nhọc, vất vả:
“Cày đồng đang buổi ban trưa”.
Từ sáng sớm tinh mơ người và trâu đã ra đồng làm việc. Còn sớm, sức đang sung, người nông dân cày khỏe, thế nhưng lúc này trời đã về trưa, chắc chắn bụng dã đói, sức đã kiệt và thấm mệt, tưởng như bao nhiêu thớ đất bật lên là bấy nhiêu gian khổ kết đọng, thế mà người nông dân ở đây vẫn đang miệt mài với công việc của mình. Họ làm việc hết mình. Phải chăng họ muốn được hiến dâng cho đời chút dẻo thơm của hạt cơm chắt lọc ra từ những khó khăn gian khổ?
Cho nên giữa trưa hè gay gắt mà người nông dân vẫn không quản mệt nhọc, vẫn yêu công việc của mình, dầu cho đến lúc này.
“Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.
Cái nắng như đổ lửa soi lên tấm thân đen khỏe của người cày. Mỗi bước đi của họ, mồ hôi rơi “thánh thót như mưa”. Nắng trưa kết đọng lạitạo nên những giọt mồ hôi. Bao nhiêu giọt mồ hôi là bấy nhiêu gian lao vất vả. Thế nhưng ta không hề thấy họ trách phận, than thân. Đọc câu ca dao lên, ta như nghe thấy được cả những âm thanh và nhìn rõ ánh sắc của những giọt mồ hôi đang rơi. Không phải một, hai, ba., mà là hàng ngàn vạn giọt mồ hôi rơi như một cơn mưa mùa hạ. Dân gian đã sáng tạo ra được một hình ảnh so sánh thật diệu kì.
Bao nhiêu hạt mồ hôi, bao nhiêu vất vả cực nhọc bỏ ra để đổi lấy được thành quả là những hạt cơm thơm dẻo. Dân gian ân tình nhắc nhủ:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đấng cay muôn phần.
Phải trải qua muôn phần đắng cay người nông dân mới có được một hạt cơm thơm dẻo. Một hạt cơm, một chút tinh bột ấy được chắt lọc ra từ bao nhiêu khó khăn vất vả, từ bao nhiêu những giọt mồ hôi. Dân gian đã dùng phép đối lập làm nổi bật lên những gian nan, vất vả cực nhọc mà người nông dân đã phải từng chịu đựng. Ta nghe tiếng gọi “ai ơi” mà nghe như tiếng gọi thiết tha của cả một lớp người từ ngàn xưa vọng đến hôm nay. Tiếng gọi ấy cất lên từ những tâm tư sâu kín, từ những tâm hồn lao động chân chất, thật thà, dung dị. Thời gian như một lớp bụi dễ phủ lên trí nhớ của ta, dễ làm ta quên đi những điều bình dị, đơn giản. Có lúc, cầm bát cơm trên tay, ta dằn mạnh xuống, dỗi hờn, ta đâu có nhớ bố mẹ ta cùng biết bao nhiêu người lao động khác đã phải một nắng hai sương mới có được bát cơm dẻo cho ta ăn? May mà lúc ấy, bài ca dao này cùng tiếng ru của mẹ đã vang vọng về làm ta kịp bừng tỉnh, ân hận. Lúc đó ta càng thấm thía hơn công lao, nghĩa tình của cha mẹ ta, của những con người lao động.
Mỗi khi đọc lại bài ca dao, ta lại được lắng nghe từng âm thanh êm dịu lời ru của mẹ. Âm điệu nhịp nhàng của thể thơ lục bát đã đưa ta trở về lắng mình trong tình yêu của mẹ, trong điệu hồn dìu dặt thiết tha của dân tộc ta, khiến lòng ta trở nên nhẹ nhàng, trong trẻo hơn. Lúc đó bài ca dao là sợi dây nối cho lòng ta gắn với lòng mọi người, khơi gợi trong ta tình nhân ái bao la và đưa ta trở về với đạo lí sống truyền thống rất đẹp của dân tộc ta: “Uống nước nhớ nguồn”.
Bài làm
Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi ,bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt ,đắng cay muôn phần.
Bài ca dao mà các học sinh chúng ta,ai cũng biết.Bài ca dao nói lên những hình ảnh quen thuộc đối với chúng ta,nói lên sự nắng,nóng của người nông dân.Giữa buổi ban trưa, ánh nắng gay gắt,các bác nông dân phải cày lúa ( Cày đồng đang buổi ban trưa).Nhừng giọt mồ hôi chảy dài như mưa (Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày),nói lên sự vất vả mệt nhọc.Bài ca dao kiểu thơ lục bát có dùng những từ láy(thánh thót) và từ ngữ so sánh(như mưa ruộng cày).Ngoài nói lên sự mệt mỏi,cực nhọc mà bài ca dao còn khuyên chúng ta phải biest ơn các bác nông dân, cho dù chúng ta có nhiều của cách mấy thì cũng phải biêt tiết kiệm những hạt gạo cho dù là hạt nhỏ nhất vì công sức của các bác nông dân rất to lớn đối với tất cả mọi người.Qua bài ca dao trên,em nghĩ để có ích cho xã hội học sinh chúng ta nên chăm chỉ học tập hơn để giúp cho các bác nông dân đỡ phải một nắng hai sương làm lụng vất vả.