K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2017

Những câu thơ trên cho em liên tưởng tới khổ thơ:

Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

Nhà thơ tin tưởng, tự hào về tương lai đất nước, cho dù trước mắt nhiều khó khăn, gian lao. Và đất nước được hình dung bởi hình ảnh so sánh đẹp và ý nghĩa.

20 tháng 7 2018

Những câu thơ trên cho em liên tưởng tới khổ thơ:

Đất nước bốn nghìn nămVất vả và gian laoĐất nước như vì saoCứ đi lên phía trước

Nhà thơ tin tưởng, tự hào về tương lai đất nước, cho dù trước mắt nhiều khó khăn, gian lao. Và đất nước được hình dung bởi hình ảnh so sánh đẹp và ý nghĩa.

7 tháng 4 2022

Tham Khảo:

 

Trước mùa xuân lớn của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng mỗi cuộc đời và dạt dào một khát vọng hiến dâng.

                                                      Ta làm con chim hót  

                                                      Ta làm một cành hoa

                                                      Ta nhập vào hòa ca

                                                      Một nốt trầm xao xuyến

                                                      Một mùa xuân nho nhỏ

                                                      Lặng lẽ dâng cho đời

                                                      Dù là tuổi hai mươi

                                                      Dù là khi tóc bạc.

Nhà thơ nguyện ước làm con chim hót trong giọng hót của muôn chim dâng cho đời tiếng ca vui, làm bông hoa trong hương sắc của muôn hoa, làm nốt trầm xao xuyến trong bản hòa tấu muôn điệu, muôn lời ca, làm một mùa xuân nho nhỏ đế hòa góp vào mùa xuân chung lớn lao của đất nước. Đó là khát vọng sống hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung - một quan niệm sống đẹp và đầy trách nhiệm. Điều tâm niệm ấy lại được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh đẹp của tự nhiên và đến một cách tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ. Trước mùa xuân, nhà thơ muốn biến cuộc đời mình thành hương sắc, tiếng ca để hòa góp cùng mùa xuân. Những hình ảnh của mùa xuân (chim, hoa) lặp lại nhưng đã chuyển nghĩa để nói về mùa xuân của lí tưởng, khát vọng, gợi ấn tượng đậm nét và còn mang ý nghĩa: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời cũng là lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa cho sắc hương, như Tố Hữu từng viết:

                                                   Nếu là con chim, chiếc lá

                                                   Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

                                                   Lẽ nào vay mà không có trả

                                                   Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.

Nhà thơ ý thức được vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong xã hội. Sự đóng góp của mỗi người chỉ là một nét nhỏ, một chi tiết nhỏ giữa cuộc đời lớn lao. Nhưng đó là những gì cao đẹp, tinh túy nhất của chính mình cho cuộc đời. Đất nước là một bản hòa ca và nhà thơ nguyện là một nốt trầm xao xuyến” trong hòa ca. Ý tưởng của nhà thơ kết đọng nhất trong hình ảnh

      “Một mùa xuân nho nhỏ

  Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”.

“Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo bất ngờ, độc đáo mà rất hợp lí, tự nhiên của nhà thơ. Nhiều người đã gắn mùa xuân với những định ngữ khác nhau như: mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), xuân hồng (Xuân Diệu),... Còn Thanh Hải lại nói "mùa xuân nho nhỏ”. “Mùa xuân” vốn là khái niệm thời gian, lại “nho nhỏ”. Nó gợi một mùa xuân cụ thề trong hình ảnh bông hoa, tiếng chim, nhưng chủ yếu là một ẩn dụ nói về một khát vọng, một lẽ sống cao đẹp, một ý thức khiêm nhường. Làm một mùa xuân là sống đẹp, giữ mãi sức xuân để cống hiến, cống hiến khi ở tuổi thanh xuân - tuổi hai mươi và cả khi không còn ở tuổi thanh xuân nữa, khi tóc bạc, bất chấp thời gian, tuổi tác. Mỗi người chỉ là “mùa xuân nho nhỏ” thôi, mùa xuân lớn thuộc về đất trời, đất nước. Đây không chỉ là khát vọng của mỗi con người mà còn là khát vọng của mọi lớp người, mọi lứa tuổi, tất cả đều phấn đấu không mệt mỏi cho đất nước. Điệp ngữ “Dù là”.khẳng định mạnh mẽ khát vọng ấy. Và cống hiến với tất cả sự khiêm tốn, thiết tha, trân trọng “Lặng lẽ dâng”. Chủ thể trữ tình từ chỗ “hứng” từng giọt long lanh (đón nhận), đến chỗ “nhập” vào hòa ca “một nốt trầm xao xuyến” (hoà nhập) đến “dâng cho đời” (cống hiến). Đó là sự phát triển tự nhiên, hợp lí của cảm xúc. Từ chỗ xưng “tôi” khi bộc lộ cảm hứng trữ tình trước mùa xuân giờ chuyển sang xưng “ta” và ẩn đi trong hình ảnh thơ ("Một mùa xuân nho nhỏ...”) cũng là phù hợp để nói lên ước nguyện cao đẹp chung của nhiều người, mọi người những con người chân chính và nó mang sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước. Các điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tạo nên nhịp thơ liền mạch, sôi nổi, trẻ trung diễn tả những tình cảm, khát vọng dâng trào, mãnh liệt.

Những câu thơ này không chỉ là lời tự dặn mình mà còn như một sự tổng kết, đánh giá của tác giả về cuộc đời mình - một cuộc đời đã hiến dâng trọn vẹn cho đất nước. Trong những năm chiến tranh ác liệt, Thanh Hải bám trụ ở quê hương, cầm súng, cầm bút, trọn đời cống hiến cho cách mạng và thơ ca. Đến khi kề bên cái chết, ông vẫn khát khao cống hiến và chỉ nói đến cống hiến. Vượt lên đau đớn của bệnh tật, Thanh Hải vẫn sáng lên một bản lĩnh, một tình yêu cuộc sống mãnh liệt, một khát vọng đẹp đẽ được cống hiến cả cuộc đời mình, được hóa thân vào mùa xuân đất nước. Đây là những câu thơ giản dị và dạt dào xúc động - những câu thơ hay nhất của bài, vừa chứa chan cảm xúc vừa đậm đà ý vị triết lí.

7 tháng 4 2022

Nếu là con chim, chiếc lá,

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?

                 [ ………]

Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?

Bữa cơm dù dưa muối đầy vơi

Chân lí chẳng bao giờ đổi bán

Tình thương vô hạn để cho đời 

ĐOẠN THƠ NÀY

12 tháng 3 2021

Tham khảo:

Đất nước ta đang bước vào một thế kỷ mới, một thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới mới, vì vậy mỗi người đều phải chuẩn bị hành trang cho mình để vững vàng hơn khi bước vào thế kỷ này, trong đó, sự chuẩn bị của thanh niên là vô cùng quan trọng vì thanh niên là những thế hệ tương lai của đất nước. Hành trang là những trang bị, vật dụng cần thiết của mỗi người trong một chuyến đi xa. Nhưng hành trang ở đây được hiểu là tri thức, kỹ năng, thói quen, được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước sự phát triển một cách chóng mặt của Khoa học – Kỹ thuật, của sự hội nhập kinh tế thế giới với tính kỷ luật và cường độ lao động cao. Việc chuẩn bị hành trang như vậy sẽ giúp cho chúng ta có thêm nhiều kiến thức, bổ sung thêm tri thức, kỹ năng cho mỗi người, bên cạnh đó giúp ta vững vàng hơn và không bị bỡ ngỡ khi bước vào thế kỷ mới. Đối với đất nước và xã hội, việc chuẩn bị hành trang sẽ là một bước đệm để đưa đất nước phát triển, giúp đất nước hòa nhập với nền kinh tế thế giới, thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu để sánh vai với các cường quốc năm Châu. Là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải là những người đi đầu tiên phong trong học tập, học tập một cách có hiệu quả. Biết mở rộng vốn kiến thức của mình bằng việc thu thập các thông tin trên sách báo, ti vi, internet,… Nhanh chóng thu nhận thông tin từ các nước bạn bè để đưa ra các biện pháp giúp đất nước phát triển bằng hoặc hơn các nước bạn, nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Có như vậy thì đất nước ta mới phát triển trong thời kỳ nền kinh tế tri thức này. Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới của thanh niên là vô cùng cần thiết. Nó giúp cho đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu và có thể hội nhập với kinh tế thế giới một cách bình đẳng. Vì vậy mà chúng ta – thế hệ tương lai của đất nước hãy chuẩn bị hành trang thật tốt để bước vào thế kỷ mới một cách vững vàng nhất có thể.

19 tháng 5 2021

khổ thơ nào em, em đưa đề rõ ràng thì chị mới làm được ^^''

18 tháng 3 2021

Tham khảo:

Thanh Hải là nhà thơ xứ Huế. Vùng đất hữu tình với con sông Hương thơ mộng và núi Ngự Bình trang nghiêm vun đắp cho hồn thơ Thanh Hải bay cao. Vốn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, Thanh Hải là người có công đầu trong việc xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời chống Mỹ. Những tác phẩm của ông được bao thế hệ bạn đọc nhắc mãi như “ Mồ anh hoa nở”, “Những đồng chí trung kiên”.

Nhưng nhắc đến thơ Thanh Hải, người ta thường nghĩ ngay đến bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Tác phẩm được nhà thơ sáng tác trong khi nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu. Đó là tiếng lòng của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhịp sống của đất nước vào xuân. Đặc biệt hơn nữa, nhà thơ bày tỏ ước vọng được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc. Khát vọng ấy được Thanh Hải thể hiện rõ qua hai khổ năm của bài thơ:



Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc…”

Trong khí thế bừng bừng của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được một mùa xuân trỗi dậy từ tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hoà nhập.

 

 

Tâm hồn của tác giả hoà vào mùa xuân đất nước, thôi thúc mạnh mẽ nhưng cũng rất âm thầm:

“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời”

Lời thơ như tâm tình thiết tha. Một sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ khi phát hiện ra được hình ảnh “ mùa xuân nho nhỏ”. Mỗi con người, mỗi sự cống hiến được ví như một mùa xuân nhỏ hoà vào mùa xuân chung của đất trời, của Tổ quốc. Đó cũng là nguyện ước nhỏ bé của nhà thơ, muốn được mãi mãi làm việc, hi sinh, cống hiến một cách âm thầm lặng lẽ cho quê hương đất nước bất chấp sự thử thách của thời gian, tuổi tác

“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

Lời thơ rắn rỏi, điệp ngữ "dù là" khẳng định thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người. Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng tiếp tục âm thầm cống hiến. Ý thức về trách nhiệm đối với quê hương đất nước, khát vọng được sống được cống hiến trở thành lẽ sống trong cuộc đời tác giả. Lời thơ không chỉ là ước nguyện của riêng một nhà thơ mà còn là lời kêu gọi mọi người hãy chung vai gắng sức xây dựng một cuộc đời tươi đẹp trong tương lai. Tâm nguyện này, ta bắt gặp đâu đó trong những vần thơ của Tố Hữu:

“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”

Sự hi sinh âm thầm, lặng lẽ hiến dâng tài năng, sức lực, tuổi trẻ cho cuộc đời nào phải chỉ có trong thơ Tố Hữu, nhà văn Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa ” cũng đã khắc họa nên bức chân dung nhân vật anh thanh niên cùng nhiều nhân vật khác. Họ chính là minh chứng sinh động nhất của hình ảnh “ mùa xuân nho nhỏ ” mà Thanh Hải gửi gắm đến chúng ta qua bài thơ cuối đời của ông.

Tóm lại, khổ thơ năm trong bài “Mùa xuân nho nhỏ ” đã làm lay động tâm hồn người đọc, không chỉ bởi chất nhạc vấn vương, không chỉ bởi giai điệu vừa thiết tha vừa hào hùng thôi thúc mà còn bởi nguyện ước chân thành và khiêm tốn của nhà thơ. Nguyện ước ấy đâu còn của riêng Thanh Hải. Đọc những vần thơ của ông, ta tự nhủ phải làm gì để không hổ thẹn với những người đi trước , hổ thẹn vì đã chối bỏ trách nhiệm đối với đất nước quê hương ? Tất cả được thể hiện bằng những việc làm cụ thể ở hôm nay.

 

18 tháng 3 2021

Trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, Thanh Hải đã thể hiện những khát vọng cống hiến bất chấp thời gian của mình và điều ấy được thể hiện rõ qua khổ thơ:

     '' Một mùa xuân nho nhỏ

       Lặng lẽ dâng cho đời

       Dù là tuôi hai mươi

       Dù là khi tóc bạc"

Ở những khổ trên tác giả đã thể hiện ước nguyện hóa thân vô cùng cháy bỏng nhưng lại được tác giả âm thầm "lặng lẽ dâng cho đời". Từ láy "nho nhỏ", "lặng lẽ" là một cách nói khiêm tốn, chân thành và là cách sống đẹp. Thanh Hải đã thể hiện sự cống hiến lặng lẽ, thầm lặng làm nên vẻ đẹp cuộc đời; cũng như nếu không có những mùa xuân nhỏ thì sẽ không có mùa xuân lớn của cuộc đời. Những ước nguyện của ông không chỉ dừng lại ở đây mà còn tiếp tục bất chấp thời gian để cống hiến:

     "Dù là tuổi hai mươi

      Dù là khi tóc bạc"

Bằng cách sử dụng điệp ngữ "dù là" đã khiến cho âm điệu của câu thơ thêm tha thiết và sâu lắng hơn. Sự cống hiến cho cuộc đời của tác giả là bất chấp thời gian dù "tuổi hai mươi" hay "khi tóc bạc" và ngay cả trong giây phút cuối đời, những khát vọng hòa nhập vào cuộc sống càng đáng trân trọng hơn. Qua đây, nhà thơ đã thể hiện được ước nguyện sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưung rất khiêm nhường bất chấp thời gian, tuổi tác, nghịch cảnh và rất đáng được trân trọng

2 tháng 5 2023

Một trong những hình ảnh đẹp nhất mà tôi biết mà con người Việt Nam. Qua khổ 4 bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải và bốn câu thơ đầu trong bài "Nói với con" của Y Phương hình ảnh ấy rất đa dạng và phong phú. Từ những hình ảnh đơn giản như hoa, cỏ, chim, đến những hình ảnh sâu sắc về tình yêu, đồng cảm và sự hy sinh, tất cả đều thể hiện được bản chất của con người Việt Nam. Ấy là sự giản dị, chân thật và tinh tế của con người Việt Nam. Những hình ảnh này cũng thể hiện được sự yêu thiên nhiên và tình cảm với đất nước của người Việt. Ngoài ra, những hình ảnh sâu sắc về tình yêu, đồng cảm và sự hy sinh trong bài thơ của Thanh Hải cũng thể hiện được tính cách của con người Việt Nam: luôn có trái tim ấm áp, tình cảm và sẵn sàng hy sinh cho người thân, bạn bè và đất nước. Hơn hết, ta thấy một tình cha con, tình anh em và tình bạn đều được thể hiện rõ nét trong 4 câu thơ đầu bài "Nói với con". Khép lại, qua các tác phẩm nói trên, chúng ta nhận định rằng hình ảnh con người Việt Nam là một người giản dị, tinh tế, yêu thiên nhiên và tình cảm. Họ luôn có trái tim ấm áp, sẵn sàng hy sinh và trách nhiệm với gia đình, xã hội và đất nước.

(cảm nhận chung nên mình sơ lược, còn nếu bạn muốn làm rõ từng bài thì có thể đăng lại tại mình không biết là đoạn văn/ bài văn cho câu hỏi này á)

T.Lam 

11 tháng 3 2022

ko bít

18 tháng 12 2024

???