K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TÂP HỌC KỲ INĂM HỌC 2021-2022  Câu 1:  Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì?A. Chế độ Thái thượng hoàng. B. Chế độ lập Thái tử sớm.C. Chế độ nhiều Hoàng hậu. D. Chế độ Nhiếp chính vương.Câu 2: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua Trần như thế nào?   A. Trả lại thư ngay.   B. Vội...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TÂP HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2021-2022

 

 

Câu 1:  Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì?

A. Chế độ Thái thượng hoàng. B. Chế độ lập Thái tử sớm.

C. Chế độ nhiều Hoàng hậu. D. Chế độ Nhiếp chính vương.

Câu 2: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua Trần như thế nào?

   A. Trả lại thư ngay.

   B. Vội vàng xin giảng hòa.

   C. Bắt giam sứ giả vào ngục.

   D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ.

Câu 3: Câu nói “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là của ai?

   A. Trần Quốc Toản.

   B. Trần Thủ Độ.

   C. Trần Quang Khải.

   D. Trần Quốc Tuấn.

Câu 4: Chủ trương đánh giặc nào được nhà Trần thực hiện trong cả ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

   A. Tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc.

   B. Chặn đánh ngay từ khi quân giặc vừa tiến vào nước ta.

   C. Thực hiện “vườn không nhà trống”

   D. Kiên quyết giữ Thăng Long, đào chiến lũy để chống giặc.

Câu 5: Trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất là:

   A. Trận Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai).

   B. Trận Thiên Mạc (Duy Tiên, Hà Nam).

   C. Trận Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phố Hàng Than – Hà Nội).

   D. Trận Bạch Đằng.

Câu 6: Địa danh nào gắn liền với những chiến công hiển hách của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên?

   A. Bình Than, Đông Bộ Đầu, Vạn Kiếp.

   B. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương.

   C. Thiên Trường, Thăng Long.

   D. Bạch Đằng.

Câu 7: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên?

Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn và luôn tích cực, chủ động tham gia kháng chiến.

Nội bộ tầng lớp lãnh đạo nhà Trần đoàn kết và có sự chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.

Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đung1 đắn, sáng tạo và có những danh tướng tài ba.

Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần đều được nhân dân Cham-pa giúp sức.

Câu 8 : Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên?

Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới.

Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc.

Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá trong nghệ thuật đánh giặc.

Câu 9: "Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc". Đó là câu nói nổi tiếng của vị tướng trong cuộc chiến với quân Nguyên - Mông. Vị tướng đó là ai?

Trần Quốc Tuấn.

Trần Bình Trọng.

Trần Thủ Độ.

Trần Quang Khải.

Câu 10: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. Đó là câu nói của ai?

Trần Quốc Tuấn.

Trần Bình Trọng.

Trần Quốc Toản.

Trần Thủ Độ.

Câu 11: “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng”. Đó là câu nói của ai?

     a. Trần Quốc Tuấn.

b. Trần Bình Trọng.

c. Trần Quốc Toản.

     d. Trần Thủ Độ.

Câu 12: Bài “Hịch tướng sĩ”của Trần Quốc Tuấn được viết vào thời điểm nào?

Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất.

Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai.

Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba.

Cả ba thời kì trên.

Câu 13: Ai là người cho quân đánh Cham-pa để làm bàn đạp tấn công nước Đại Việt vào thế kỉ XIII?

Thoát Hoan.

Ô Mã Nhi.

Ngột Lương Hợp Thai.

Hốt Tất Liệt.

 

Câu 14: T Người có công làm nên chiến thắng ở Vân Đồn vào cuối năm 1287 là ai?

Trần Khánh Dư.

Trần Bình Trọng.

Trần Nhật Duật.

Trần Quang Khải.

Câu 15: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, ai là người tự giương cao lá cờ: “Phá cường địch, báo hoàng ân”?

Trần Quốc Tuấn.

Phạm Ngũ Lão.

Trần Khánh Dư.

Trần Quốc Toản.

Câu 16: Ngày 29 - 1 - 1258, ghi vào lịch sử chống quân Mông Cổ của dân tộc ta, đó là ngày gì?

Quân Mông Cổ bị đánh ở Đông Bộ Đầu.

Quân Mông Cổ thua trận, phải rời khỏi Thăng Long.

Quân Mông Cổ gặp khó khăn ở Thăng Long.

Quân Mông Cổ bị đánh ở Vạn Kiếp.

Câu 17: Nối cột A với cột B để thấy được những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly: 

A B

1. Tiến bộ a. Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

  b. Gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận. 

  c. Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ.

2. Hạn chế d. Làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần.

  e. Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

  f. Những cải cách về văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.

A. 1-a,b,c ; 2-d,e,f B. 1-a,c,d,f ; 2-b,e

C. 1-a,b,d ; 2-c,e,f D. 1-a,c,e ; 2-b,d,f

 

Câu 18: Ai là người dâng sớ đòi chém đầu 7 tên nịnh thần?

A. Nguyễn Phi Khanh

B. Trần Quốc Tuấn

C. Trần Khánh Dư

D. Chu Văn An

Câu 19: Xã hội thời Trần gồm có những tầng lớp nào?

A. Vương hầu, quý tộc – nông dân, nông nô

B. Vương hầu, quý tộc – nông dân, nô tì, thợ thủ công

C. Vương hầu, quý tộc – địa chủ, nông dân tự do, nông dân tá điền – thợ thủ công, thương nhân – nô tì. Nông nô

D. Quý tộc – địa chủ - nông dân, nông nô, nông dân tự do, nông dân tá điền

Câu 20: Bộ “Đại Việt sử ký” do ai viết? vào thời gian nào?

A. Lê Văn Hưu - năm 1272

B. Lê Hữu Trác - năm 1272

C. Trần Quang Khải - năm 1281

D. Trương Hán Siêu - năm 1271

Câu 21: Đạo Phật dưới thời Trần phát triển mạnh mẽ hơn dưới thời nhà Lý. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 22: Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào?

A. Phong kiến phân quyền. B. Trung ương tập quyền.

C. Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền. D. Vua nắm quyền tuyệt đối.

Câu 23: Chọn kết hợp đúng với nội dung lịch sử đã học 

                                                     A              B                         

1. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh a.1010

2. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La b.4/1288

3. Lực lượng quân Nguyên trong lần xâm lược lần thứ hai c.50 vạn 

4. Trận chiến mà quân dân nhà Trần đánh bại quân Nguyên trên Sông Bạch Đằng d. 12/1226

A.1d ,2a,3c,4b.               B.1b,2a,3c,4d.                C.1d ,2b,3c,4a.                    D.1b ,2b,3d,4a.

Câu 24: Thời Trần nước ta phải đương đầu với quân xâm lược nào?

A.Tống-Nguyên.          B.Tống- Thanh.           C. Mông-Nguyên.             D. Minh-Thanh.

Câu 25: Nhà Trần được thành lập năm bao nhiêu?

A. Năm 1225.    B. Năm 1226.    C. Năm 1227. D. Năm 1228.

Câu 26: Điền cụm từ còn thiếu vào các chỗ trống để thấy được sự khác nhau của pháp luật thời Trần so với  thời Lý: Thời trần ban hành thêm bộ luật mới là ............., pháp luật xác nhận và bảo vệ ...................., quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất; Thời Lý xem trọng việc ..............., xem trọng việc bảo vệ tài sản, bảo vệ sức kéo và sản xuất nông nghiệp, những ai vi phạm sẽ bị xử tội rất ..........

A. (1) Quốc triều hình luật; (2) quyền tư hữu tài sản; (3) bảo vệ vua và cung điện (4) nghiêm khắc.

B. (1) Bộ Hình thư; (2) quyền tư hữu tài sản; (3) bảo vệ vua và cung điện (4) nhẹ.

C. (1) Luật Hồng Đức; (2) vua và cung điện; (3) quyền tư hữu tài sản (4) nghiêm khắc.

D. (1) Quốc triều hình luật; (2) quyền lợi của công chúa và hoàng tử; (3) bảo vệ mùa màng;  (4) nặng.

Câu 27: Theo em, vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?

A. Vì quân dân nhà Trần đã có sự chuẩn bị chu đáo ngay từ khi nghe tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược. 

B. Vì vua quan nhà Trần đã đưa ra được kế sách đánh giặc đúng đắn.

C. Vì quân dân nhà Trần trên dưới đồng lòng.

D. Vì quân dân nhà Trần đã có sự chuẩn bị chu đáo vể mọi mặt; đưa ra được kế sách đánh giặc đúng đắn,thực hiện tốt chủ trương “vườn không nhà trống”; tỉnh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường của nghĩa quân và tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia đánh giặc.

Câu 28: Em có nhận xét, đánh giá gì về nhân vật Hồ Quý Ly?

A. Chưa chăm lo đến tình hình đất nước.

B. Thâu tóm toàn bộ đất đai vào tay quý tộc

C. Chỉ biết ăn chơi, tiệc tùng vô độ.

D. là một nhà yêu nước có tài năng, có hoài bão, tiến bộ, có đóng góp cho xã hội vào nửa cuối thế kỉ XIV

Câu 29 : Chọn các đáp án đúng: Ý nghĩa, tác dụng các cải cách của Hồ Quý Ly đối với đất nước:

1. Không có tác dụng, đất nước vẫn khủng hoảng.

2. Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

3. Giải quyết được một số khó khăn.

4. Không có tác dụng, tình trạng khủng hoảng ngày càng trầm trọng.

A. 1 và 3 B. 2 và 4 C. 3 và 4 D. 2 và 3

Câu 30: Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho nền kinh tế thời Trần phát triển mạnh sau chiến thắng chống xâm lược Mông - Nguyên là:

A. Nhà nước luôn chăm lo phát triển về kinh tế như khuyến khích khai hoang, cấp đất cho nông dân cày cấy; quản lí thủ công nghiệp, đẩy mạnh buôn bán trao đổi với thương nhân nước ngoài, mở rộng các trung tâm kinh tế.

B. Nhà nước có chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt.

C. Đất nước hòa bình.

D. Nhân dân phấn khởi sau chiến thắng ngoại xâm.

1
22 tháng 12 2021

Câu 1: A
Câu 2: B

31 tháng 12 2021

Chế độ Thái thượng hoàng là chế độ

A. lập Thái tử.

B. lập Nhiếp chính.

C. lập Hoàng hậu.

D. vua thường nhường ngôi sớm cho con

 

7 tháng 6 2019

Đáp án B

11 tháng 12 2016

Nhà Trần lập chế độ Thái Thượng Hoàng nhằm mục đích là không để có sự thay đổi đột ngột trong triều chính và từ đó đất nước được ổn định,dân chúng vẫn yên ổn làm ăn:

- Vua con được Thái thượng hoàng chỉ dạy và giúp củng cố vương quyền trong thời gian bắt đầu làm vua.

- Tránh được cảnh anh em giành ngôi vua dẫn đến hỗn loạn triều đình, đặc biệt là khi vua cha mất bất ngờ trước khi truyền ngôi vua.

- Tránh được cảnh các đại thần có thế lực trong triều soán đoạt ngôi vua của vua con.

11 tháng 12 2016

Cảm ơn^^ hihi

28 tháng 12 2021

5.Chế độ Thái Thượng Hoàng là chế độ

 

chỉ có dưới triều đại nhà Đinh.

=>chỉ có trong triều đại nhà Trần.

nhà nước có nhiều Hoàng hậu.

các nhà Sư được tôn làm vua.

27 tháng 10 2017

Chọn đáp án:A

Giải thích:thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng. Các vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng với vua (con) quản lý đất nước.

6 tháng 12 2016

Để vua đỡ giữ thói tự phụ, bảo thủ luôn cho mình là nhất hoặc nhìn nhận sai người thì sẽ có người khuyên năn uốn nắn vua để vua đc trưởng thành hơn có thể giữ gìn đất nc lâu dài ngay cả khi vua ko còn cha mất nếu đến khi vua mất mới truyền ngôi thì vua mới còn non trẻ khó gánh vác nôn sông chẳng may bị nịnh thần thâu tóm, xui dại thì mất nc

VD:thời tam quốc sau khi Lưu Bị mất Lưu Thiện nên nối ngôi ko có ai chỉ bảo( tính khoảng thời gian sau khi thím Gia Cát Lượng mất nhé) nghe lời nịnh thần để mất Thục quốc.

CẬU TỰ LƯỢC NHƯNG Ý KO CẦN THIẾT NHÉ

Chúc may mắn ^-^

6 tháng 12 2016

"vua ko còn cha mất" có nghĩ là "vua cha mất" nhé!

đánh máy nhanh quá nên bị lộn

16 tháng 12 2021

A

16 tháng 12 2021

A