Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Phần 1: Gặp gỡ và đính ước
Truyện Kiều kể về cuộc đời của Thúy Kiều - một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh. Trong một lần du xuân, Kiều vô tình gặp gỡ Kim Trọng và có một mối tình đẹp đẽ bên chàng Kim. Hai người chủ động gặp gỡ và đính ước với nhau.
- Phần 2. Gia biến và lưu lạc
Gia đình Kiều bị nghi oan, cha bị bắt, Kiều quyết định bán mình để chuộc cha. Trước khi bán mình, Kiều trao duyên cho em gái là Thúy Vân. Thúy Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh và Tú Bà lừa bán vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Những rồi Kiều lại bị Hoạn Thư - vợ Thúc Sinh ghen tuông, đày đọa. Nàng một lần nữa bị rơi vào chốn thanh lâu. Ở đây, Kiều gặp được Từ Hải - một “anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất”. Từ Hải lấy Kiều và giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa tổng đốc Hồ Tôn Hiến, Kiều vô tình đẩy Từ Hải vào chỗ chết. Đau đớn, nàng trẫm mình xuống sông thì được sư Giác Duyên cứu.
- Phần 3. Đoàn tụ
Lại nói Kim Trọng khi từ Liêu Dương chịu tang chú xong quay về, biết Thúy Kiều gặp phải biến cố thì đau lòng. Chàng kết hôn cùng Thúy Vân nhưng vẫn ngày nhớ đêm mong gặp lại Kiều. Chàng liền quyết tâm đi tìm nàng, gia đình đoàn tụ. Túy Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai đã nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
Cốt truyện của Bích Câu kì ngộ được xây dựng theo mô hình: Gặp gỡ - Tai biến – Đoàn tụ.
- Khi tiếp thu cốt truyện từ “Kim Vân Kiều truyện”, Nguyễn Du đã thay đổi trình tự của một số sự kiện và lược bỏ nhiều chi tiết. Những thay đổi đó đều phù hợp với chủ đề, tư tưởng của tác phẩm và tính cách các nhân vật mà Nguyễn Du muốn thể hiện. Ví dụ sự kiện: Kim – Kiều gặp gỡ trong ngày hội Đạp thanh; Sự kiện Kiều báo ân báo oán.
- Cốt truyện “Truyện Kiều” được tổ chức theo mô hình chung của truyện thơ Nôm: gặp gỡ - chia li – đoàn tụ. Tuy nhiên, khi sử dụng, Nguyễn Du vẫn có sự sáng tạo. Chẳng hạn, cách Nguyễn Du miêu tả bối cảnh cuộc gặp gỡ và quá trình tương tư, tìm kiếm cơ hội bày tỏ tình yêu – hẹn hò, đính ước, thề nguyền của Kim Trọng, Thúy Kiều. Hoặc đoạn kết của “Truyện Kiều” vừa theo mô hình chung (kết thúc có hậu, Thúy Kiều được đoàn tụ cùng gia đình và người yêu), vừa có sự phá cách (Thúy Kiều và Kim Trọng không có được hạnh phúc trọn vẹn).
- Ở bình diện nghệ thuật xây dựng nhân vật, Nguyễn Du đã đi đến lí tưởng hóa nhân vật, trao cho nhân vật những nét quá hoàn thiện, sắc và tài đều ở đỉnh cao. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du là nghệ thuật xây dựng nhân vật mang tính chất ước lệ cao. Ông lấy những vẻ đẹp tuyệt đối của thiên nhiên để nói về con người, trao cho nhân vật chính tài năng kiệt xuất.
- Biện pháp đối được sử dụng trong đoạn trích: khuân trăng – nét ngài, đầy đặn – nở nang, học – ngọc, cười – thốt, mây – tuyết, thua – nhường, nước tóc – màu da.
- Việc sử dụng biện pháp đối trong trong đoạn trích giúp người đọc hình dung rõ nét chân dung của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Đó là một vẻ đẹp chuẩn mực, lí tưởng của phụ nữ phong kiến.
- Biện pháp đối được sử dụng trong đoạn trích: khuôn trăng – nét ngài, đầy đặn – nở nang, học – ngọc, cười – thốt, mây – tuyết, thua – nhường, nước tóc – màu da.
- Việc sử dụng biện pháp đối trong trong đoạn trích giúp người đọc hình dung rõ nét chân dung của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Đó là một vẻ đẹp chuẩn mực, lí tưởng của phụ nữ phong kiến.
Đoạn văn tham khảo
Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc dành cho thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã viết nên Truyện Kiều và Độc Tiểu Thanh kí, mà ở đó, người đọc thấy được rất nhiều điểm chung, đặc biệt là hai câu “Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” trong Truyện Kiều và “Cổ kim hận sự thiên an vấn,/Phong vận kì oan ngã tự cư” trong Độc Tiểu Thanh kí. Trong Truyện Kiều, hai câu thơ trên là lời cảm thán của Kiều (cũng chính là Nguyễn Du) về kiếp người hồng nhan bạc mệnh của Đạm Tiên - một kỹ nữ trong tác phẩm. Còn ở Độc Tiểu Thanh kí, toàn bài là lời cảm than, thương xót của Nguyễn Du gửi đến nàng Tiểu Thanh - một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng cũng chịu chung số phận mệnh bạc. Điểm chung của hai câu thơ của hai bài đều là lời than thở, cảm thông, thương xót cho số phận bất hạnh như một định mệnh của những người phụ nữ tài hoa nhưng chung số phận của xã hội thời xưa. Họ đều đa tài, giỏi giang, xinh đẹp. Những người toàn vẹn như vậy xứng đáng có được cuộc sống hoàn hào, hạnh phúc. Nhưng dường như những điều bất hạnh luôn tìm đến họ, cướp mất hạnh phúc nhân gian của họ. Thánh thần hay ông Trời - những đấng tạo hóa luôn đẩy họ đến nghiệt ngã, khiến họ chỉ có thể than thân trách phận và chấp nhận số phận. Nguyễn Du tìm thấy ở họ những đau khổ chung, để cảm nhận và thương xót, và cũng để soi chiếu chính mình. Phải chăng số phận của mình cũng sẽ là như vậy? Chịu những khổ đau và ra đi, và bị quên lãng? Đó là nỗi niềm, trăn trở của Nguyễn Du về thời thế và cuộc đời, với những con người “tri âm tri kỉ”, đồng bệnh tương liên, dù chẳng bao giờ có thể gặp được nhau.
Cốt truyện của Truyện Kiều được xây dựng theo mô hình chung của truyện thơ Nôm với ba phần: Gặp gỡ - Chia ly - Đoàn tụ.Trong mỗi phần, Nguyễn Du đều có những, sáng tạo độc đáo.