K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Truyện thơ và truyện thơ dân gian

- Truyện thơ thuộc loại hình tự sự, có cốt truyện, câu chuyện, nhân vật, lời kể… nhưng lại được thể hiện dưới hình thức thơ. Với dung lượng tương đối lớn, truyện thơ có thể bao quát đư ợc nhiều sự kiện, con người, chi tiết cụ thể, sinh động của đời sống thường nhật.

- Truyện thơ dân gian do tầng lớp bình dân hoặc các trí thức sống gần gũi với tầng lớp bình dân sáng tác; lưu hành chủ yếu bằng con đường truyền miệng nhưng cũng có khi thông qua các văn bản viết.

- Truyện thơ dân gian khai thác đề tài từ nhiều nguồn khác nhau như truyện cổ, sự tích tôn giáo hay những câu chuyện đời thường. Kế thừa truyền thống của dân ca với sự kết hợp hài hòa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình, các truyện thơ dân gian đã thể hiện được một cách sinh động đời sống hiện thực và những tình cảm, ước mơ, khát vọng của nhiều lớp người trong xã hội, nhất là những người lao động nghèo.

- Ngôn ngữ trong truyện thơ dân gian giản dị, chất phác, giàu hình ảnh, gắn liền với cách tư duy hình ảnh rất đặc trưng của những người sống hòa đồng, gắn bó với đất đai, muông thú, cỏ cây…

0
17 tháng 11 2023

Ý c 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

1. Một số điểm nổi bật về con người, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du:

- Nguyễn Du (1766? –1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc" và được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới". Ông có một cuộc đời vô cùng gian truân và cực khổ.

- Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc đến ngòi bút của ông.

- Sự nghiệp văn chương:

+ Tác phẩm chữ Hán: "Thanh Hiên thi tập" (78 bài thơ), Nam trung tạp ngâm (40 bài), Bắc hành tạp lục (131 bài thơ).

+ Tác phẩm chữ Nôm: "Đoạn trường tân thanh" (Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát; "Văn chiêu hồn" (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh).

- Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đưa thể loại truyện thơ Nôm lên một tầm cao mới. Tác phẩm của ông kết hợp giữa văn học phương Đông và phương Tây, từ đó tạo ra một thể loại mới mang tính cách riêng biệt và độc đáo. Truyện Kiều đã trở thành bản mẫu cho các tác phẩm truyện thơ Nôm sau này và là một trong những tác phẩm tiên phong trong việc phát triển văn học dân tộc Việt Nam.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

* Giống nhau:

- Hình thức: theo thể thơ với các khổ và các dòng thơ ngắn

- Nội dung: truyền tải tâm tư, nguyện vọng của người viết

* Khác nhau

Tiêu chí so sánh

Truyện thơ

Thơ trữ tình

Khái niệm

Là những truyện kể dài bằng thơ, có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của những người nghèo khổ, khát vọng về tình yêu và sự tự do.

Là thể thơ tác giả thường bộc lộ những cảm xúc riêng tư, cá thể, đời sống, thể hiện tâm tư, tình cảm của con người về cuộc đời, thời cuộc.

Đặc trưng

- Chủ đề: hạnh phúc đôi lứa của những cặp đôi bất hạnh

- Cốt truyện: từ yêu tha thiết, tình yêu đổ vỡ, khó khăn, thử thách và quay lại với nhau.

- Chủ đề: đa dạng, thường mượn cảnh vật để bày tỏ tình cảm.

- Cốt truyện: không rõ ràng bởi thơ trữ tình thường không kể tình tiết cũng không miêu tả nhân vật cụ thể.

Hình thức

Những câu thơ dài ngắn khác nhau, độ dài khổ thơ cũng tùy thuộc, thường ít đối thơ.

Thơ trữ tình thường theo một thể loại nhất định, có quy luật về vần, nhịp điệu, số từ trong một câu và số câu trong một đoạn.

15 tháng 8 2023

tham khảo

Tên tác phẩm

Đề tài

Tư tưởng

Sóng

Tình yêu đôi lứa

Qua hình tượng sóng để tác giả cũng nói lên quy luật bất diệt của tình yêu.

Lời tiễn dặn

Tình yêu đôi lứa

Khát vọng tự do yêu đương, sống hạnh phúc với người mình yêu thương.

Tôi yêu em

Tình yêu đôi lứa

Tôn vinh phẩm giá con người: biết yêu say đắm, yêu hết mình nhưng cũng rất chân thành, đằm thắm; biết nhận tất cả đau khổ về mình, có lý trí sáng suốt, tỉnh táo để kìm nén tình cảm - nhất là tình yêu đơn phương.

Nỗi niềm tương tư

Tình yêu đôi lứa

Bài thơ thể hiện tâm trạng tương tư của một chàng trai quê với những diễn biến chân thực mà tinh tế, trong đó mối duyên quê và cảnh quê hòa quyện với nhau thật nhuần nhị.

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, một trong những truyện thơ hay nhất trong kho tàng truyện thơ dân gian Việt Nam. Chàng trai – nhân vật trong tác phẩm – đã kể lại câu chuyện tình yêu và hôn nhân của chính mình. Đó là chuyện đôi trai gái gắn bó với nhau từ thời thơ ấu, lớn...
Đọc tiếp

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, một trong những truyện thơ hay nhất trong kho tàng truyện thơ dân gian Việt Nam. Chàng trai – nhân vật trong tác phẩm – đã kể lại câu chuyện tình yêu và hôn nhân của chính mình. Đó là chuyện đôi trai gái gắn bó với nhau từ thời thơ ấu, lớn lên yêu nhau. Cha mẹ cô gái chê chàng trai nghèo nên quyết định gả cô cho một người giàu có. Cô gái đau khổ nhưng bất lực, còn chàng trai quyết ra đi làm giàu với mong ước trở về chuộc lại người yêu. Thời gian trôi, cô gái vẫn kiên tâm chờ đợi người yêu. Khi người chồng hết hạn ở rể, cô đánh phải về nhà chồng. Đúng lúc đó, chàng trai giàu có trở về nhưng đã muộn. Anh đau đớn tiễn người yêu về gia đình chồng với lời căn dặn: cố làm ra vẻ vụng về để nhà chồng chán nản đuổi cô về nhà cha mẹ. Chứng kiến cảnh cô gái bị nhà chồng hắt hủi, đánh đập, chàng trai càng mong ngày hai người được đoàn tụ. Khi cô gái bị gia đình chồng đuổi về, thì cảnh ngang trái lại ập đến: cha mẹ bán cô vào nhà quan. Quá thất vọng và đau khổ, cô trở nên vụng dại, ngang ngạnh. Họ đem cô ra chợ bán, “một cuộn lá dong đổi lấy người”. Người đổi được cô lại là chàng trai xưa. Nhưng giờ chàng đã có gia đình, nhà cao cửa rộng, nên không nhận ra cô gái trong thân phận người hầu nhếch nhác, tiều tụy là người yêu cũ. Đau đớn, tủi phận, cô đem chiếc đàn môi là kỉ vật tình yêu ra gảy. Chàng trai nhận ra người yêu, quyết định cưới cô, sống cuộc đời hạnh phúc. Còn người vợ được chàng chia đôi tài sản, tiễn đưa chu đáo về kết duyên với người yêu của cô ngày trước.

0
24 tháng 5 2018

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho bởi tư tưởng đạo đức, nhân nghĩa của ông

+ Người có tư tưởng đạo đức thuần phác, thấm đẫm tinh thần nhân nghĩa yêu thương con người

+ Sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn

+ Những nhân vật lý tưởng: con người sống nhân hậu, thủy chung, biết sống thẳng thắn, dám đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn

- Nội dung của lòng yêu nước thương dân

+ Ghi lại chân thực thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc, nhiệt liệt biểu dương người anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì Tổ quốc

+ Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh

+ Ca ngợi những người sĩ phu yêu nước, giữ niềm tin vào ngày mai, bất khuất trước kẻ thù, khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước

- Nghệ thuật của ông mang đậm dấu ấn của người dân Nam Bộ

+ Nhân vật đậm lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, lối thơ thiên về kể, hình ảnh mỗi nhân vật đều đậm chất Nam Bộ

+ Họ sống vô tư, phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi phép tắc, nghi lễ, nhưng họ sẵn sàng hi sinh về nghĩa