K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

THAM KHẢO

Tiểu sử Nguyễn Văn Cừ

Nguyễn Văn Cừ (1912-1941), quê Bắc Ninh, tham gia cách mạng từ năm 15 tuổi. Ông từng bị Pháp bắt, đày đi Côn Đảo. Năm 1936, sau khi được thả tự do, Nguyễn Văn Cừ tiếp tục hoạt động bí mật ở Hà Nội.

Ông được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương khi mới 26 tuổi. Tháng 6/1940, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án tử hình và bị xử tử vào ngày 28/8/1941. Hy sinh khi còn rất trẻ, nhưng Nguyễn Văn Cừ đã có những đóng góp quan trọng vào cách mạng Việt Nam. Tác phẩm Tự chỉ trích của ông góp phần lớn trong công tác sửa đổi lối làm việc, khơi dậy ý thức tự tu dưỡng và tự rèn luyện của thanh niên lúc bấy giờ.

 Tiểu sử Trần Văn Ơn

Trần Văn Ơn (1931-1950) là con của một công chức nghèo ở tỉnh Bến Tre. Năm 16 tuổi, anh tham gia phong trào học sinh yêu nước, là thành viên chủ chốt trong phong trào học sinh yêu nước của trường Pétrus Ký. Ngày 9/1/1950, lính Pháp nổ súng vào cuộc biểu tình của học sinh. Anh dũng cảm che chở cho các bạn chạy thoát và anh dũng hy sinh. Hàng chục nghìn người dân Sài Gòn đã xuống đường dự đám tang Trần Văn Ơn. Sau này, ngày 9/1 được lấy làm ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam.

Tiểu sử Cù Chính Lan

Cù Chính Lan (1930-1951) sinh ra ở Nghệ An. Năm 1946, anh gia nhập Vệ quốc đoàn.
Ngày 13/12/1951, trong trận tấn công cứ điểm Giang Mở, tiểu đội trưởng Cù Chính Lan dũng cảm đuổi theo, thả lựu đạn đã rút chốt vào xe tăng địch. Ngày 29/12/1951, trong trận đánh đồn Cô Tô, anh bị thương nặng nhưng vẫn phá mở hàng rào thép gai, dốc hết tinh thần chiến đấu và hy sinh ngay khi trận đánh kết thúc. Năm đó, anh vừa tròn 20 tuổi, là tiểu đội trưởng bộ binh, Đại đoàn 304, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tiểu sử Đặng Thùy Trâm

Đặng Thùy Trâm (1942-1970) sinh ra trong gia đình trí thức ở Hà Nội. Năm 1966, sau khi tốt nghiệp loại ưu, chị xung phong vào chiến trường miền Nam. Sau 3 tháng hành quân, tháng 3/1967, Thùy Trâm đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ. Ngày 27/9/1968, chị được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Ngày 22/6/1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, Đặng Thùy Trâm bị địch phục kích và hy sinh khi chưa đầy 28 tuổi. Cuộc đời chị qua những dòng nhật ký là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ phấn đấu noi theo.

Tiểu sử Nguyễn Văn Trỗi

Liệt sĩ cách mạng, chiến sĩ biệt động nội thành Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 01/02/1940 tại làng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Sau hiệp định Genève, ông còn nhỏ tuổi, nên theo gia đình vào sống tại Sài Gòn làm nghề thợ điện ở nhà máy đèn Chợ Quán. Tại đây ông giác ngộ cách mạng, tham gia vào tổ chức biệt động vũ trang thuộc Đại đội Quyết Tử 65, cánh Tây Nam Sài Gòn.

Đầu năm 1964, nhân dịp Tết Nguyên Đán, ông ra căn cứ Rừng Thơm (thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) học chính trị và nghệ thuật đánh biệt động tại nội thành.

Tháng 5/1964, chính phủ Hoa Kỳ phái một phái đoàn chính trị, quân sự cao cấp sang Sài Gòn nghiên cứu tình hình miền Nam. Với lòng căm thù giặc sâu sắc, ông xin Ban chỉ huy quân sự biệt động tiêu diệt phái đoàn do Bộ trưởng Quốc phòng là Robert Macnamara dẫn đầu. Giữa lúc đang tiến hành công tác gài mìn tại cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi) ông bị bắt lúc 22 giờ đêm ngày 09/05/1964.

Trong nhà lao, ông bị nhiều cực hình và cám dỗ, nhưng ông không khai báo gì. Chính quyền Nguyễn Khánh đưa ông ra tòa quân sự kết án tử hình nhằm uy hiếp tinh thần chống Mỹ trong nhân dân ta lúc bấy giờ. Chúng đưa ông ra xử bắn tại vườn rau nhà lao Chí Hòa – Sài Gòn lúc 09g45’, ngày 15/10/1964. Năm đó ông 24 tuổi.

Sau khi hy sinh, ông được Đảng Lao động Việt Nam tại miền Nam truy nhận là Đảng viên và truy tặng Huân chương Thành Đồng hạng nhất.

 Tiểu sử Lý Văn Mưu

Anh hùng Lý Văn Mưu (1934 – 1950) là người dân tộc Tày, quê ở xã Độc Lập, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Khi 13 tuổi, anh đã tham gia công tác ở địa phương, đến năm 16 tuổi thì xung phong vào bộ đội và lập nhiều thành tích trong chiến đấu.

Trong trận đánh đồn Đông Khê tháng 10/1950, Đại đội của Lý Văn Mưu nhận nhiệm vụ chủ công. Anh dẫn đầu một tiểu đội xung kích diệt hết ụ súng này đến ụ súng khác, hết bộc phá, dùng lựu đạn, tiểu liên diệt địch.

Nhưng địch vẫn cố thủ và chống cự quyết liệt từ một lô cốt và hầm ngầm. Nhiều chiến sĩ xung phong đánh bộc phá đều bị hi sinh. Đến lượt Lý Văn Mưu lên đánh, vừa rời khỏi công sự anh đã bị hỏa lực địch bắn ngăn chặn ác liệt. Địch bắn anh bị thương vào tay, vào chân rồi vào ngực, máu đẫm áo, nhưng Lý Văn Mưu đã áp sát được mục tiêu, cố trườn lên đưa bộc phá vào lỗ châu mai và kích nổ làm những quả bộc phá chưa nổ của các anh em trước đó để lại nổ theo, tiêu diệt ổ đề kháng cuối cùng của cứ điểm Đông Khê, mở đầu chiến dịch giải phóng vùng Biên Giới.

Lý Văn Mưu đã hy sinh anh dũng ở tuổi 16.

Tiểu sử Nguyễn Viết Xuân

Nguyễn Viết Xuân (1933-1964) là con gia đình nghèo ở Vĩnh Phúc.

Năm 1952, anh nhập ngũ, trở thành chiến sĩ trinh sát, từng giữ chức vụ tiểu đội trưởng trinh sát, trung đội trưởng pháo cao xạ trước khi làm chính trị viên đại đội. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Nguyễn Viết Xuân anh dũng chiến đấu, cùng đồng đội giành chiến thắng. Năm 1964, Mỹ ném bom miền Bắc.

Bất chấp nguy hiểm, Nguyễn Viết Xuân lao ra khỏi công sự, đứng bên khẩu đội 3 đĩnh đạc hô lớn: “Nhằm thẳng quân thù, bắn!”.

Bị thương nặng, thiếu úy trẻ thản nhiên bảo y tá cắt chân, chỉ định người thay thế, bình tĩnh phân công nhiệm vụ trước khi hy sinh.

28 tháng 2 2021

Anh hùngNăm sinhNăm phong, truy phongQuê quánThành tích ghi nhận

Trần Can (liệt sĩ)19317 tháng 5 năm 1956Yên Thành, Nghệ AnHiên ngang dẫn đầu tiểu đội cắm cờ lên lô cốt Him Lam
Dương Quảng Châu(Dương Ngọc Chiến)19297 tháng 5 năm 1956Phú Tiên, Hải Hưng 
Bùi Đình Cư192731 tháng 8 năm 1955Lâm Thao, Phú Thọ 
Tô Vĩnh Diện (liệt sĩ)19247 tháng 5 năm 1956Nông Cống, Thanh HóaDùng thân chặn pháo
Hoàng Khắc Dược191731 tháng 8 năm 1955Mỹ Lộc, Nam Định 
Bế Văn Đàn (liệt sĩ)193131 tháng 8 năm 1955Phục Hóa, Cao BằngLấy vai làm giá súng
Phan Đình Giót (liệt sĩ)192031 tháng 8 năm 1955Cẩm Xuyên, Hà TĩnhLấp lỗ Châu Mai
Đặng Đình Hồ19257 tháng 5 năm 1956Thanh Chương, Nghệ An 
Trần Đình Hùng19317 tháng 5 năm 1956Yên Dũng, Bắc Giang 
Phùng Văn Khầu193031 tháng 8 năm 1955Trùng Khánh, Cao Bằng 
Chu Văn Khâm192531 tháng 8 năm 1955Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc 
Tạ Quốc Luật192516 tháng 12 năm 2004Thái Thụy, Thái Bình 
Đinh Văn Mẫu19247 tháng 5 năm 1956Yên Lập, Phú Thọ 
Chu Văn Mùi192931 tháng 8 năm 1955Việt Yên, Bắc Giang 
Hà Văn Nọa (liệt sĩ)192816 tháng 12 năm 2004Ninh Giang, Hải Dương 
Hoàng Văn Nô (liệt sĩ)193226 tháng 4 năm 2004Trùng Khánh, Cao BằngDũng sĩ đâm lê
Đặng Đức Song19347 tháng 5 năm 1956Nam Thanh, Hải Dương 
Nguyễn Văn Ty193131 tháng 8 năm 1955Việt Yên, Bắc Giang
Phan Tư193131 tháng 8 năm 1955Yên Thành, Nghệ An 
Nguyễn Văn Thuần191631 tháng 8 năm 1955Yên Hưng, Quảng Ninh 
Lâm Viết Hữu192622 tháng 12 năm 2009Hà Nội, Hai Bà Trưng 
Lê Văn Dỵ19266 tháng 7 năm 2008Vĩnh Phúc 
28 tháng 2 2021

Theo em những tấm gương đã hi sinh anh dũng trong cuộc chiến dịch Điện Biên Phủ là :

+Phan Đình Giót

+Tô Vĩnh Diện

+Bế Văn Đàn

+Trần Can

+Hoàng Văn Nô

26 tháng 2 2021

Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với lịch sử dân tộc ta là gì?

A. Sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Tìm ra con đường cách mạng vô sản.

C. Lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 thành công.

D. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) thắng lợi.

 
9 tháng 2 2018

Đáp án D

Những câu thơ trên muốn nhắc đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Đây đoạn trích trong bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” được Tố Hữu viết vào tháng 5-1954.

28 tháng 3 2022

Tham khảo:

https://hochiminh.vn/tin-tuc/y-nghia-thang-loi-lich-su-cua-cach-mang-thang-tam-nam-1945-1978

29 tháng 3 2022

tham khảo 

 

Đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp ở Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra bước ngoặt vĩ đại của cách mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Đánh giá về ý nghĩa lớn lao này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mạng Tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, đã đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây nền tảng cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta”(2). Tiếp tục nhấn mạnh giá trị đó, trong Bài phát biểu tại khóa họp Xô viết Tối cao Liên Xô nhân kỷ niệm 40 năm Cách mạng tháng Mười, ngày 6-11-1957 đăng trên báo Nhân dân, số 1341, ngày 10-11-1957, Người lại khẳng định: “Năm 1945, nhân dân Việt Nam đã làm Cách mạng Tháng Tám, đánh đuổi bọn thực dân ra khỏi đất nước và xây dựng chính quyền nhân dân. Đó là một bước ngoặt trong lịch sử của dân tộc chúng tôi”(3). Thắng lợi này đã chính thức chấm dứt ách đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp đối với nước ta, mở kỷ nguyên độc lập, lần đầu tiên tên nước Việt Nam có tên bản đồ thế giới; đồng thời đã mở ra mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới với tư cách và vị thế của một quốc gia - dân tộc có độc lập, có chủ quyền: “Lịch sử dân tộc ta đã có nhiều thời kỳ rất vẻ vang. Nhưng trước ngày Cách mạng Tháng Tám, dân tộc ta đã phải trải qua gần một thế kỷ vô cùng tủi nhục. Trên địa đồ thế giới, tên nước ta đã bị xóa nhòa dưới bốn chữ “Đông Dương thuộc Pháp”. Thực dân Pháp gọi đồng bào ta là lũ Annamít dơ bẩn. Thiên hạ gọi chúng ta là vong quốc nô. Cụ Phan Bội Châu đã phải thốt lên rằng:

Đã lắm lúc bầm gan tím ruột,

Vạch trời cao mà tuốt gươm ra,

Cũng xương, cũng thịt, cũng da,

Cũng hòn máu đỏ, con nhà Lạc Long,

Thế mà chịu trong vòng trói buộc,

Mấy mươi năm nhơ nhuốc lầm than!...

Cách mạng Tháng Tám thành công. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Nhân dân ta tự làm chủ vận mạng của mình. Tên tuổi của nước ta lại lẫy lừng khắp năm châu, bốn biển”(4).

Đối với tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, một mặt, đã góp phần đánh bại tàn dư của chế độ phong kiến và chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít ở Việt Nam. Về vấn đề này, trong Thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, ngày 19 tháng 8 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cách mạng Tháng Tám đã giải phóng đồng bào ta ra khỏi chế độ quân chủ chuyên chế và xiềng xích thực dân”(5). Mặt khác, đối với công cuộc xây dựng một chế độ xã hội mới, khác hẳn về chất so với chế độ cũ (phong kiến, thực dân và đế quốc): “Cách mạng Tháng Tám đã xây dựng cho nhân dân ta cái nền tảng Dân chủ Cộng hoà và thống nhất độc lập”(6).

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của ý chí độc lập tự chủ, tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam và là thắng lợi vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ thắng lợi to lớn đó, đã cổ vũ nhân dân ta kiên cường đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 lịch sử. Đất nước hoàn toàn độc lập, người dân được hoàn toàn tự do, hạnh phúc.

 
12 tháng 5 2016

1. 

Kế hoạch Nava được chia thành hai bước:

Bước thứ nhất: trong thu-đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, giành lấy nguồn nhân lực, vật lực, xóa bỏ vùng tự do Liên khu V, đồng thời ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.

Bước thứ hai, từ thu-đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán với những điều kiện có lợi cho chúng nhằm kết thúc chiến tranh.

Để thực hiện kế hoạch Nava, thực dân Pháp tăng thêm ở Đông Dương 12 tiểu đoàn binh đưa từ Pháp và Bắc Phi sang, đồng thời xin Mĩ tăng thêm viện trợ quân sự (tăng gấp đôi so với trước, chiếm tới 73% chi phí chiến tranh ở Đông Dương), ra sức tăng cường ngụy quân, đưa lực lượng này lên đến 334 000 quân vào đầu năm 1954.

Từ thu-đông 1953, Nava tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn quân cơ động (trong tổng số 84 tiểu đoàn trên toàn Đông Dương), tiến hành những cuộc càn quét nhằm bình định vùng chiếm đóng, mở rộng hoạt động thổ phỉ, biệt kích ở vùng rừng núi biên giới phía bắc, mở cuộc tiến công lớn vào Ninh Bình, Thanh Hóa (10-1953)v.v.để phá kế hoạch tiến công của ta.

Thủ tướng Pháp Lanien nói: “Kế hoạch Nava chẳng những được Chính phủ Pháp mà cả những người bạn Mĩ cùng tán thành. Nó cho phép hi vọng đủ mọi điều”.


2. Ý nghĩa: 

- Nhân dân ta đã tập tan xiềng xích nô lệ của thực dân, đế quốc trong gần một thế kỷ, lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót một nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên trong lịch sử nước ta và cũng là Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Châu Á, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ vươn lên trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Đảng ta từ một đảng hoạt động bí mật, trở thành một đảng lãnh đạo chính quyền trong cả nước.

- Là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam, là thắng lợi của đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng, là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta không những trở thành một nước độc lập, tự do mà còn trở thành một trong những nước đi tiên phong trong việc xây dựng chế độ xã hội mới, chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên Chủ nghĩa xã hội, thực hiện hoài bão, ước mơ của biết bao thế hệ người Việt Nam xưa và nay.

- Là thắng lợi đầu tiên của cách mạng ở những nước thuộc địa, nửa thuộc địa do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Nó như một quả bom có sức công phá mạnh làm sụp đổ một mảng thành trì chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, thức tỉnh các dân tộc bị áp ức bóc lột vùng dậy, báo hiệu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và Chủ nghĩa xã hội.

3. - Liệu có phải những tấm gương tiêu biểu

+ Thế kỉ III: Bà Triệu

+ Thế kỉ X: Lê Hoàn
+ Thế kỉ XV: Lê Lợi

2 tháng 4 2021

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của *

 

A. Phong trào dân tộc phát triển mạnh.

B. Sự phát triển mạnh của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.

C. Cuộc đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp công nhân Việt Nam.

D. Cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam.

2 tháng 4 2021

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của *

 

A. Phong trào dân tộc phát triển mạnh.

B. Sự phát triển mạnh của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.

C. Cuộc đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp công nhân Việt Nam.

D. Cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam.