K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

THAM KHẢO

Tiểu sử Nguyễn Văn Cừ

Nguyễn Văn Cừ (1912-1941), quê Bắc Ninh, tham gia cách mạng từ năm 15 tuổi. Ông từng bị Pháp bắt, đày đi Côn Đảo. Năm 1936, sau khi được thả tự do, Nguyễn Văn Cừ tiếp tục hoạt động bí mật ở Hà Nội.

Ông được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương khi mới 26 tuổi. Tháng 6/1940, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án tử hình và bị xử tử vào ngày 28/8/1941. Hy sinh khi còn rất trẻ, nhưng Nguyễn Văn Cừ đã có những đóng góp quan trọng vào cách mạng Việt Nam. Tác phẩm Tự chỉ trích của ông góp phần lớn trong công tác sửa đổi lối làm việc, khơi dậy ý thức tự tu dưỡng và tự rèn luyện của thanh niên lúc bấy giờ.

 Tiểu sử Trần Văn Ơn

Trần Văn Ơn (1931-1950) là con của một công chức nghèo ở tỉnh Bến Tre. Năm 16 tuổi, anh tham gia phong trào học sinh yêu nước, là thành viên chủ chốt trong phong trào học sinh yêu nước của trường Pétrus Ký. Ngày 9/1/1950, lính Pháp nổ súng vào cuộc biểu tình của học sinh. Anh dũng cảm che chở cho các bạn chạy thoát và anh dũng hy sinh. Hàng chục nghìn người dân Sài Gòn đã xuống đường dự đám tang Trần Văn Ơn. Sau này, ngày 9/1 được lấy làm ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam.

Tiểu sử Cù Chính Lan

Cù Chính Lan (1930-1951) sinh ra ở Nghệ An. Năm 1946, anh gia nhập Vệ quốc đoàn.
Ngày 13/12/1951, trong trận tấn công cứ điểm Giang Mở, tiểu đội trưởng Cù Chính Lan dũng cảm đuổi theo, thả lựu đạn đã rút chốt vào xe tăng địch. Ngày 29/12/1951, trong trận đánh đồn Cô Tô, anh bị thương nặng nhưng vẫn phá mở hàng rào thép gai, dốc hết tinh thần chiến đấu và hy sinh ngay khi trận đánh kết thúc. Năm đó, anh vừa tròn 20 tuổi, là tiểu đội trưởng bộ binh, Đại đoàn 304, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tiểu sử Đặng Thùy Trâm

Đặng Thùy Trâm (1942-1970) sinh ra trong gia đình trí thức ở Hà Nội. Năm 1966, sau khi tốt nghiệp loại ưu, chị xung phong vào chiến trường miền Nam. Sau 3 tháng hành quân, tháng 3/1967, Thùy Trâm đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ. Ngày 27/9/1968, chị được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Ngày 22/6/1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, Đặng Thùy Trâm bị địch phục kích và hy sinh khi chưa đầy 28 tuổi. Cuộc đời chị qua những dòng nhật ký là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ phấn đấu noi theo.

Tiểu sử Nguyễn Văn Trỗi

Liệt sĩ cách mạng, chiến sĩ biệt động nội thành Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 01/02/1940 tại làng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Sau hiệp định Genève, ông còn nhỏ tuổi, nên theo gia đình vào sống tại Sài Gòn làm nghề thợ điện ở nhà máy đèn Chợ Quán. Tại đây ông giác ngộ cách mạng, tham gia vào tổ chức biệt động vũ trang thuộc Đại đội Quyết Tử 65, cánh Tây Nam Sài Gòn.

Đầu năm 1964, nhân dịp Tết Nguyên Đán, ông ra căn cứ Rừng Thơm (thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) học chính trị và nghệ thuật đánh biệt động tại nội thành.

Tháng 5/1964, chính phủ Hoa Kỳ phái một phái đoàn chính trị, quân sự cao cấp sang Sài Gòn nghiên cứu tình hình miền Nam. Với lòng căm thù giặc sâu sắc, ông xin Ban chỉ huy quân sự biệt động tiêu diệt phái đoàn do Bộ trưởng Quốc phòng là Robert Macnamara dẫn đầu. Giữa lúc đang tiến hành công tác gài mìn tại cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi) ông bị bắt lúc 22 giờ đêm ngày 09/05/1964.

Trong nhà lao, ông bị nhiều cực hình và cám dỗ, nhưng ông không khai báo gì. Chính quyền Nguyễn Khánh đưa ông ra tòa quân sự kết án tử hình nhằm uy hiếp tinh thần chống Mỹ trong nhân dân ta lúc bấy giờ. Chúng đưa ông ra xử bắn tại vườn rau nhà lao Chí Hòa – Sài Gòn lúc 09g45’, ngày 15/10/1964. Năm đó ông 24 tuổi.

Sau khi hy sinh, ông được Đảng Lao động Việt Nam tại miền Nam truy nhận là Đảng viên và truy tặng Huân chương Thành Đồng hạng nhất.

 Tiểu sử Lý Văn Mưu

Anh hùng Lý Văn Mưu (1934 – 1950) là người dân tộc Tày, quê ở xã Độc Lập, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Khi 13 tuổi, anh đã tham gia công tác ở địa phương, đến năm 16 tuổi thì xung phong vào bộ đội và lập nhiều thành tích trong chiến đấu.

Trong trận đánh đồn Đông Khê tháng 10/1950, Đại đội của Lý Văn Mưu nhận nhiệm vụ chủ công. Anh dẫn đầu một tiểu đội xung kích diệt hết ụ súng này đến ụ súng khác, hết bộc phá, dùng lựu đạn, tiểu liên diệt địch.

Nhưng địch vẫn cố thủ và chống cự quyết liệt từ một lô cốt và hầm ngầm. Nhiều chiến sĩ xung phong đánh bộc phá đều bị hi sinh. Đến lượt Lý Văn Mưu lên đánh, vừa rời khỏi công sự anh đã bị hỏa lực địch bắn ngăn chặn ác liệt. Địch bắn anh bị thương vào tay, vào chân rồi vào ngực, máu đẫm áo, nhưng Lý Văn Mưu đã áp sát được mục tiêu, cố trườn lên đưa bộc phá vào lỗ châu mai và kích nổ làm những quả bộc phá chưa nổ của các anh em trước đó để lại nổ theo, tiêu diệt ổ đề kháng cuối cùng của cứ điểm Đông Khê, mở đầu chiến dịch giải phóng vùng Biên Giới.

Lý Văn Mưu đã hy sinh anh dũng ở tuổi 16.

Tiểu sử Nguyễn Viết Xuân

Nguyễn Viết Xuân (1933-1964) là con gia đình nghèo ở Vĩnh Phúc.

Năm 1952, anh nhập ngũ, trở thành chiến sĩ trinh sát, từng giữ chức vụ tiểu đội trưởng trinh sát, trung đội trưởng pháo cao xạ trước khi làm chính trị viên đại đội. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Nguyễn Viết Xuân anh dũng chiến đấu, cùng đồng đội giành chiến thắng. Năm 1964, Mỹ ném bom miền Bắc.

Bất chấp nguy hiểm, Nguyễn Viết Xuân lao ra khỏi công sự, đứng bên khẩu đội 3 đĩnh đạc hô lớn: “Nhằm thẳng quân thù, bắn!”.

Bị thương nặng, thiếu úy trẻ thản nhiên bảo y tá cắt chân, chỉ định người thay thế, bình tĩnh phân công nhiệm vụ trước khi hy sinh.

24 tháng 10 2023

Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh, nhân dân Việt Nam đã đạt được những thắng lợi chung quan trọng trên nhiều mặt trận quân sự và chính trị:

- Thắng lợi quân sự: Quân đội Việt Nam đã đối mặt với một quân đội mạnh mẽ của Hoa Kỳ và các đồng minh, nhưng vẫn giữ vững sức mạnh và tri thức quân sự. Các trận đánh quyết định như trận Điện Biên Phủ đã chứng minh sự kiên nhẫn và quyết tâm của quân và dân Việt Nam.

- Thăng trầm tinh thần của quân địch: Cuộc chiến đã làm cho quân đội Mỹ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc duy trì tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Sự phản đối chiến tranh tại Mỹ và các nước đồng minh đã tạo áp lực lên chính phủ Mỹ.

- Hợp tác quốc tế: Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ hợp tác quốc tế và được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trong cuộc chiến đấu chống lại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh.

- Chính trị ngoại giao: Sự thăng trầm của cuộc chiến đã tạo điều kiện cho cuộc thương lượng và đàm phán. Hiệp định Paris năm 1973 dẫn đến cuộc ngừng bắn và rút quân của Mỹ khỏi Việt Nam.

- Tinh thần chiến đấu và đoàn kết của nhân dân: Nhân dân Việt Nam đã phải chịu nhiều khó khăn, nhưng họ đã duy trì tinh thần chiến đấu và đoàn kết trong cuộc chiến tranh.

- Sự hậu thuẫn của Trung Quốc và Liên Xô: Trung Quốc và Liên Xô đã cung cấp hỗ trợ quân sự và chính trị quan trọng cho Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống lại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh.

-> Những thắng lợi này cùng với sự kiên nhẫn và quyết tâm của nhân dân Việt Nam đã đóng góp vào sự kết thúc của cuộc chiến và độc lập của Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc chiến này cũng đã để lại nhiều hậu quả và thiệt hại lớn đối với cả hai bên tham chiến và vùng Đông Dương nói riêng.

23 tháng 1 2022

Lời giải:

Hãy sống thông minh như Mỹ,

biết nắm bắt thời cơ và chớp lấy cơ hội đúng lúc.

Luôn là trung lập và bình tĩnh thâu tóm mọi thứ

  
22 tháng 4 2017

Đáp án A

9 tháng 5 2022

refer (hơi dài)

I. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA MĨ Ở MIỀN NAM (1965-1968) 1. Chiến lược : "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở Miền Nam Nhằm thay cho chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" đã bị phá sản ở miền Nam, đế quốc Mĩ tiến hành "Chiến tranh cục bộ". * Thủ đoạn của Mỹ:  Chiến lược "Chiến tranh cục bộ"  là hình thức chiến tranh xâm lược của Mĩ ở miền Nam được tiến hành bằng:  -  Lực lượng quân Mỹ, quân đồng minh,quân Sài gòn. Quân Mỹ giữ vai trò quan trọng.  -  Quân Mỹ hành quân “tìm diệt” đánh vào căn cứ quân giải phóng .  -  Mở 2 cuộc phản công vào mùa khô 1965-1966; 1966-1967 bằng các cuộc hành quân “tìm diệt “ và “bình định”.  -  Mở ngay cuộc hành quân vào căn cứ của quân giải phóng Vạn Tường (Quảng Ngãi).

* Quân dân miền Nam chiến thắng ở Mùa khô thứ nhất 1965-1966:      + Mỹ mở 5 cuộc hành quân “tìm diệt” vào Khu V và miền Đông Nam Bộ để đánh bại quân giải phóng .       + Quân dân ta đánh địch trên mọi hướng, tiến công chúng trên khắp mọi nơi.  * Quân dân miền Nam chiến thắng ở Mùa khô thứ hai 1966-1967 :       + Mỹ , quân đội Sài gòn và đồng minh: mở 3 cuộc hành quân lớn “tìm diệt” và “bình định “nhắm vào miền Đông Nam Bộ, lớn nhất là cuộc hành quân Gian Xơn Xi ti, nhằm tiêu diệt chủ lực và cơ quan đầu não của ta        + Quân dân ta phản công đánh bại ba cuộc hành quân lớn “tìm diệt “ và “bình định” của Mỹ, lớn nhất là cuộc hành quân Gian Xơn Xi ti Kết quả : Sau hai mùa khô, ta loại 24 vạn tên địch, bắn rơi và phá hủy hơn 2.700 máy bay, phá hủy hơn 2.200 xe tăng và xe bọc thép, hơn 3.400 ô tô.

Tại nông thôn và thành thị : + Diệt bọn ác ôn, phá “ấp chiến lược”, đòi Mỹ rút về nước , đòi tự do dân chủ . + Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín Mặt Trận Dân Tộc Giải phóng Miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

trên đây là phần ctr cục bộ

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968)  * Hoàn cảnh lịch sử : 1968 so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, ta lợi dụng mâu thuẫn trong năm bầu cử Tổng Thống Mỹ.  * Mục tiêu : -Tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ, quân đồng minh, đánh sập ngụy quân, ngụy quyền . -Buộc Mỹ phải đàm phán và rút quân về nước.  * Diễn biến :  - Đêm 30 rạng 31-1-1968 ta tấn công vào các đô thị ở miền Nam . -Tại Sài gòn quân ta tấn công vào tòa Đại Sứ Mỹ, Dinh Độc lập, bộ Tổng tham mưu, sân bay Sài gòn của địch

. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mỹ:   Việt Nam hóa – Đông Dương hóa chiến tranh

Ngày 6-6-1969 Chính phủ Cách Mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập,được 23 nước công nhận .  -Từ 1969 ,thực hiện di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh cả nước đẩy mạnh kháng chiến chống Mỹ cứu nước .  - Ngày 24 và 25-4-1970 , Hội nghị cấp cao của nhân dân ba nước đoàn kết chống Mỹ  họp .  - Ta và Cam-pu-chia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Cam pu chia của Mỹ và quân đội Sài gòn, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn .  - 3-1971 Việt Nam và  Lào , đập tan cuộc hành quân”Lam Sơn -719” chiếm giữ đường 9 –Nam Lào của Mỹ và quân đội Sai gòn . - Phong trào của nhân dân nổ ra liên tục , rầm rộ ở Sài gòn , Huế ,Đà Nẵng . - Tại các vùng nông thôn , đồng bằng quần chúng phá  “ấp chiến lược”, chống “Bình định” của địch .

. Cuộc tiến công chiến lược  1972: a. Hòan cảnh :Phát huy các thắng lợi  trên  các mặt trận  quân sự  , chính trị ngoại giao , trong 2 năm 1970-1971 b. Diễn biến : + Mở dầu ta đánh Quảng Trị  (30-3-1972). + Phát triển khắp miền Nam  năm 1972 . Chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất Quảng Trị , Tây Nguyên, Đông Nam Bộ .    c. Kết quả: + Ta loại khỏi vòng chiến 20 vạn quân ngụy . + Giải phóng vùng đất đai rộng lớn ,1 triệu dân . d. Ý nghĩa : + Giáng đòn mạnh vào chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". + Buộc Mỹ  phải  tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược. + Thừa nhận "Việt Nam hóa chiến tranh" thất bại .

  Hoàn cảnh và Diễn biến chiến tranh đơn phương của Mỹ tại Việt Nam /Lịch sử /Hoàn cảnh và Diễn biến chiến tranh đơn phương của Mỹ tại Việt Nam   Chiến tranh đơn phương diễn ra trong hoàn cảnh có nhiều điều đặc biệt. Vậy cụ thể âm mưu và diễn biến chiến tranh đơn phương của Mỹ tại Việt Nam diễn ra như thế nào? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau đây nhé! Nội dung chính bài viết Hoàn cảnh của chiến tranh đơn phương Chiến tranh đơn phương diễn ra trong hoàn cảnh Pháp gặp thất bại, Mỹ trực tiếp can thiệp vào tình hình Việt Nam. Vào tháng 7/11/1954, Mỹ cử tướng Cô – Lin chính thức sang làm đại sứ ở miền Nam Việt Nam. Thực tế, tướng Cô – Lin sang Việt Nam mang theo âm mưu biến miền Nam Việt Nam trở thành thuộc địa kiểu mới. Từ đó, chúng sẽ làm bàn đạp để tiến hành kế hoạch tấn công ra miền Bắc và đồng thời ngăn chặn làn sóng cách mạng đang diễn ra ở Đông Nam Á. Cùng lúc đó, dựa vào thế lực của Mỹ, Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng dựng lên một chính quyền độc tài nhằm chống phá cách mạng nước ta một cách trắng trợn. Vì thế, đến giữa năm 1954, Diệm đã lập ra đảng có tên là Cần Lao nhân vị làm đảng cầm quyền. Tiếp đó, đến cuối năm 1954, tiếp tục thành lập “phong trào cách mạng quốc gia” và đưa ra mục tiêu hoạt động đó là “chống cộng, đả thực, bài phong”. Âm mưu chiến tranh đơn phương của Mỹ tại Việt Nam Chiến lược chiến tranh đơn phương được diễn ra từ năm 1954 cho đến năm 1960 với âm mưu đó là tìm diệt các cán bộ và cơ sở cách mạng của ta ở miền Nam.Tuy nhiên, âm mưu chính của cuộc chiến tranh này đó là muốn biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Sau đó sẽ dùng nó để làm bàn đạp tiến công trực tiếp ra miền Bắc với mục đích ngăn chặn làn sóng cách mạng XHCN đang bùng nổ ở Đông Nam Á. Do vậy, cuộc chiến này được diễn ra trong tình hình vô cùng bất lợi cho cách mạng Việt Nam. Thủ đoạn của Diệm trong cuộc chiến tranh Bắt đầu chiến lược chiến tranh đơn phương, Diệm đã ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”. Kể từ đó, đến tháng 5/1959, Diệm ra đạo luật 10/59 và lê máy chém đi khắp miền Nam và giết hại hàng loạt người dân vô tội. Bên cạnh đó, với chiến lược này, chính quyền Diệm còn thực hiện chương trình cải cách điền địa với mục đích lấy lại ruộng đất mà trước đó cách mạng đã giao cho nhân dân. Chúng lấy lại ruột đất này nhằm phục vụ cho việc lập ra các khu dinh điền, khu trù mật để kìm kẹp nhân dân ta đến mức tột cùng. Từ đó, khiến cho nhân dân ta buộc phải tách hoàn toàn khỏi mối liên hệ với cách mạng, giúp chúng dễ dàng thực hiện chiến tranh đơn phương của Mỹ tại Việt Nam. Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong cuộc chiến tranh đơn phương Diễn biến của chiến lược chiến tranh đơn phương Chiến lược của chiến tranh đơn phương từ năm 1955 – 1960 được Mỹ viện trợ cho chính quyền Sài Gòn và thực hiện kế hoạch thành lập đoàn cố vấn quân sự. Đoàn cố vấn này có nhiệm vụ đó là giúp Ngô Đình Diệm tiến hành cuộc “chiến tranh đơn phương” (hay còn gọi là “chiến tranh vành đai) của tổng thống Mỹ vô cùng tàn bào và độc ác. Trong thời điểm đó, Trung ương ta vẫn chưa đưa ra chủ trương chuyển hướng đấu tranh. Vì vậy, cán bộ, Đảng viên cũng như đồng bào ta ở miền Nam vẫn chống chiến tranh đơn phương bằng hình thức đấu tranh chính trị và không dám dùng vũ trang để tự vệ. Đứng trước tình hình đó, nhân dân ta ở miền Nam phải sống trong cảnh nghẹt thở. Đồng thời, cách mạng miền Nam dần bị đẩy vào thế bế tắc chưa từng thấy. Trước tình hình chiến tranh đơn phương của Mỹ tại Việt Nam bắt đầu diễn ra, đồng chí Lê Duẩn, Ủy viên Bộ Chính trị lúc bấy giờ đang hoạt động tại miền Nam đã nhận thấy rõ ngụy quyền miền Nam được Mỹ hỗ trợ. Vì vậy, chúng điên cuồng đàn áp, tàn phá và xóa bỏ phong trào cách mạng miền Nam. Do đó, mục tiêu chống cuộc chiến này lúc bấy giờ đó chính là “phải đánh đổ chính quyền độc tài phát xít Mỹ – Diệm”. Đó cũng chính là tư duy mới của đồng chí Lê Duẩn được đưa ra trong “Đề cương cách mạng miền Nam”. Tài liệu mà đồng chí Lê Duẩn đưa ra đã góp phần lớn soi sáng cho Đảng viên cũng như các bộ và nhân dân miền Nam con đường đấu tranh chống chiến tranh đơn phương của Mỹ tại Việt Nam. Đồng thời, đồng chí Lê Duẩn còn xác định đây là con đường đấu tranh đầy gian khổ, ác liệt nhưng đóng góp không nhỏ trong việc nêu lên những luận điểm cơ bản để xây dựng đường lối cách mạng miền Nam. Cụ thể đó là”Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Cùng với đó, để chống chiến tranh đơn phương của Mỹ – Diệm, Nghị quyết 15 đã đáp ứng nguyện vọng bức thiết của mọi tầng lớp quần chúng cách mạng. Đặc biệt, nó đã động viên, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh cách mạng của toàn dân, góp phần tạo nên những chuyển biến căn bản và nhảy vọt cho phong trào cách mạng miền Nam nước ta trong suốt một thời gian từ năm 1959 – 1960. Trong đó, đỉnh cao phải kể đến phong trào Đồng khởi trong cuộc chiến đấu chống lại chiến tranh đơn phương của Mỹ tại  Việt Nam.

a. Trước khi Pháp xâm lược
Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến trên tất cả các mặt :chính trị:nhà Nguyễn xây dựng một chính quyền chuyên chế độc đoán, tăng cường bảo vệ quyền lợi của dòng họ, lấy chỗ dựa là địa chủ, cường hào. kinh tế thì sa sút, công thương nghiệp bế tắc, xã hội mâu thuẫn,nhũng cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ...Những chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn đã đặt nước ta vào tình thế hết sức bất lợi trước sự xâm lược của tư bản phương tây:tài lực, vật lực khánh kiệt, lòng dân li tán, binh sĩ bạc nhược, kém cỏi...Những bài học về "khoan thư sức dân" "thực túc binh thường" của các thế hệ trước , thì nhà Nguyễn đều không đáp ứng được vì thế khi Pháp xân lược thì quân và dân của nhà đã hết, sức đã kiệt, nhà Nguyễn không phát động được 1 cuộc kháng chiến toàn dân. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến Việt Nam rơi vào tay Pháp.
=> như vậy trách nhiệm của nhà Nguyễn với tư cách của một triều đại lãnh đạo quản lí đất nước trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài đã không có những biện pháp để nâng cao sức mạnh tự vệ mà còn thi hành những chính sách thiển cận,sai lầm làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao mòn sức dân không còn khả năng phòng thủ đất nước, tạo điều kiện cho Pháp dẩy mạnh xâm lược
b.Khi Pháp vào xâm lược nhà Nguyễn với tư cách là người đứng ra lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến đã tiếp tục mắc phải những sai lầm trong đường lối đánh giặc đưa đến hậu quả nước ta rơi vào tay Pháp
-Ngay từ đầu trước cuộc xâm lăng của kẻ thù, triều đình đã có ý thức chuẩn bị kháng chiến nhưng sự chuẩn bị này lại chậm trễ, bị động, thiếu tích cực và trong quá trình kháng chiến triều đình có tư tưởng ngại địch, sợ địch không chủ động tấn công nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh giặc (dẫn chứng)
-Triều đình đã sử dụng đường lối thủ để hoà, ảo thưởng về kẻ thù, trông chờ vào lương tâm, hảo ý của địch nên đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác xuất phát từ những toan tính ích kỉ muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ nên từ chỗ kháng cự yếu ớt đến đầu hàng(d/c: lần lượt kí các bản hiệp ước đầu hàng)
-Triều đình đã không biết phát huy cuộc kháng chiến toàn dân không phối hợp với nhân dân đánh giặc đến cùng mà đã từng bước bỏ rơi, ngăn cản cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp.
-Triều đình sai lầm trong chủ trương cầu viện bên ngoài.
- Triều đình tiếp tục duy trì đường lối bảo thủ, khước từ mọi đề nghị canh tân , đổi mới đất nước.
Chúc bạn ôn thi thật tốt nha ^_^

10 tháng 10 2021

Ở thế kỷ XIX, Việt Nam nằm trong tầm ngắm của thực dân Pháp trong kế hoạch giành giật thị trường và mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Đà Nẵng được coi như một cửa ngõ chiến lược để xâm lược Việt Nam.
Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến được trang bị vũ khí thuộc loại hiện đại nhất, các khẩu đại bác đều là loại có sức công phá lớn và khả năng sát thương cao, mở đầu cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Chỉ trong ngày đầu nổ súng, hầu hết những đồn phòng thủ của ta ở phía đông sông Hàn đều bị hạ. Sáng hôm sau (2-9-1858), địch tiếp tục pháo kích tấn công thành Điện Hải và đổ quân đánh chiếm khu vực phía tây. Lực lượng quân triều đình vừa đánh, vừa lui dần, lập phòng tuyến phía tây nam Hòa Vang để ngăn địch. Diễn biến của trận đánh cho thấy địch không thể phát huy được sức mạnh của binh khí kỹ thuật để tấn công ồ ạt, mà đã bị chặn ngay ở cửa biển Đà Nẵng. Đây là kết quả của sức kháng cự quyết liệt của lực lượng đồn trú dưới sự chỉ huy của một triều đình lúc đó còn toàn vẹn sinh lực, với quyết tâm cao và khối đoàn kết toàn dân. Ngoài quân chủ lực thuộc triều đình, còn có sự tham gia của lực lượng biền binh và dân binh sở tại.

 
 Liên quân tấn công Đà Nẵng năm 1858
Sau khi Tổng đốc Lê Đình Lý bị trúng đạn trọng thương, rồi hy sinh, Tự Đức đã cử Thống chế Chu Phúc Minh lên làm Tổng đốc quân vụ thay Lê Đình Lý. Sau đó, Tự Đức điều Nguyễn Tri Phương, võ tướng số một của ta, đang làm Kinh lược sứ Nam Kỳ ra chỉ huy mặt trận Đà Nẵng, thay cho Chu Phúc Minh. Là một võ quan có tài thao lược, ngay từ đầu Nguyễn Tri Phương đã đánh giá tình hình một cách đúng đắn và đề ra một phương lược phòng thủ và đánh địch năng động, thích hợp. Ông chủ trương không tiến công địch chính diện để tránh sức mạnh hỏa lực của địch, mà bao vây chặn địch ngoài mé biển, tăng cường phục kích địch, không cho chúng tiếp xúc với dân, thực hiện “vườn không, nhà trống”, cô lập và triệt đường tiếp tế, cung cấp lương thực tại chỗ.

Cho đến hết năm 1858, quân địch vẫn không sao mở rộng được địa bàn chiếm đóng, phá vỡ thế phòng thủ của ta, để thực hiện chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh.
 

 Thành Điện Hải sau những đợt oanh tạc bằng đại bác vào sáng 1-9-1858 - Ảnh tư liệu
Tiến thoái đều không được, Rigault de Genouilly, lúc này được phong làm Đô đốc, bèn quyết định chuyển hướng tấn công vào Gia Định. Đầu tháng 2-1859, quân Pháp chỉ để lại ở Đà Nẵng một lực lượng chiếm đóng gồm một đại đội và vài chiếc chiến hạm nhỏ do đại tá Toyou chỉ huy. Tương quan lực lượng tại Đà Nẵng lúc này đã thay đổi, tạo thế thuận lợi cho ta. Lại thêm yếu tố thời tiết và khí hậu khắc nghiệt ở nơi đây làm cho quân địch khốn đốn, gần như bị tước mất sức chiến đấu. Một chỉ huy quân Pháp ở đây đã thú nhận: “trên mảnh đất nóng cháy này, các binh sĩ của ta gục ngã, cầm không nổi khí giới”. Những toán viện binh sau đó cũng bị tiếp tục hao mòn vì bệnh dịch và khí hậu oi bức, cộng thêm sự căng thẳng thần kinh do các cuộc tập kích hàng đêm vào các cứ điểm của quân triều đình và dân binh.

Kết cục, sau 18 tháng đánh chiếm Đà Nẵng (từ 1-9-1858 đến 23-3-1860), Page - thiếu tướng Tổng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha - được lệnh của Chính phủ Pháp rút hết quân ra khỏi Đà Nẵng để đưa sang hỗ trợ cho chiến trường Trung Quốc. Trước khi rút quân, Page ra lệnh đốt hết các đồn trại ở Sơn Trà, An Hải, Điện Hải, Trà Úc và đành phải để lại một nghĩa địa và hàng trăm nấm mồ quân xâm lược nằm rải rác trên bán đảo Sơn Trà. Đây là nghĩa địa quân xâm lược duy nhất còn tồn tại đến ngày nay ở nước ta.
 
Có thể coi đây là thắng lợi lớn và duy nhất của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng trong hơn một phần tư thế kỷ chống xâm lược từ 1858 đến 1884.

21 tháng 10 2016

- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì:

+ Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “chiến tranh lạnh ” và vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.

+ Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.

+ Như thế :

* ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.

* Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất

* Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh

- Năm 1992 Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do ( AFTA).

- Năm 1994 lập diễn đàn khu vực ( ARF) gồm 23 quốc gia.

21 tháng 10 2016

Vì :

- Đầu những năm 90 của thế kỷ XX , sau “ chiến tranh lạnh” vấn đề Căm-pu-chia được giải quyết bằng việc ký Hiệp định hoà bình về Căm-pu-chia , tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á được cải thiện.

- Xu hướng nổi bật là mở rộng ASEAN từ 6 thành viên lên 10 thành viên, ASEAN trở thành một tổ chức khu vực ngày càng có uy tín với những hợp tác kinh tế (AFTA, l992) và hợp tác an ninh (Diễn đàn khu vực ARF, l994).

-> Như vậy, có thể nói rằng cùng với sự phát triển của ASEAN “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”.

* Thời cơ

- Mở rộng thị trường, tiếp thu KH-KT tiên tiến, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, rút ngắn khoảng cách phát triển. Hợp tác giao lưu văn hoá, giáo dục...

- Tạo thuận lợi để VN hội nhập toàn diện với khu vực và thế giới. Góp phần củng cố và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế…

* Thách thức

- Sự chênh lệch trình độ phát triển, Sự cạnh tranh quyết liệt khi mở cửa hội nhập…

- Sự bất ổn về chính trị của một số nước trong khu vực (Thái Lan, Phi líp pin…).Việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc khi mở cửa hội nhập…ách thức