Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nền kinh tế Liên Xô là gì?
A. Liên Xô phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề.
B. Nông nghiệp Liên Xô bị tàn phá, ruộng đồng bỏ hoang.
C. Kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng.
D. Các nhà máy xí nghiệp bị tàn phá.
Câu 2: Việc Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo vào năm 1957 có ý nghĩa gì?
A. Đánh dấu bước phát triển của nền khoa học – kĩ thuật Xô viết.
B. Là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo, mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
C. Chứng tỏ sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa so với chế độ tư bản chủ nghĩa.
D. Là một trong những sự kiện quan trọng mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
Câu 3: Điều kiện nào đã tạo thuận lợi cho nhân dân Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Các nước Đồng minh tiến vào giải phóng.
B. Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Nam Á.
C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
D. Được sự giúp đỡ của quân Mĩ.
Câu 4: Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử trong cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của nhân dân châu Phi là gì?
A. Chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.
B. Chế độ phân biệt chủng tộc Nam Phi đã bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại.
C. Chủ nghĩa thực dân mới bị xóa bỏ ở châu Phi.
D. Hệ thống thuộc địa bị xóa bỏ ở châu Phi.
Câu 5: Năm 1960 đã đi vào lịch sủ phong trào giải phóng ở châu Phi vì
A. châu Phi là “Lục địa mới trỗi dậy”.
B. tất cả các nước ở châu Phi được trao trả độc lập.
C. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất.
D. có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập.
Câu 6: Sự tan rã các thuộc địa của Bồ Đầu Nha có ý nghĩa như thế nào?
A. Là thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
B. Mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
C. Đánh dấu phong trào giải phong trào dân tộc ở châu Phi thắng lợi hoàn toàn.
D. Chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ ở châu Phi.
Câu 7: Tình hình nổi bật của các nước châu Á trước Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Tất cả các nước châu Á đều là nước độc lập.
B. Hầu hết các nước châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịch của các nước đế quốc.
C. Các nước châu Á đều là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
D. Các nước châu Á nằm trong mặt trận Đồng minh chống phát xít và đã giành được độc lập.
Câu 8: Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân Trung Hoa là gì?
A. Mở cửa, xây dựng các đặc khu kinh tế.
B. Đầu tư hiện đại hóa quân đội.
C. Đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến hành công nghiệp hóa, phát triển kinh tế-xã hội.
D. Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
Câu 9: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại đâu?
A. Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a).
B. Ma-ni-la (Phi-lip-pin).
C. Băng Cốc (Thái Lan).
D. Xin-ga-po.
Câu 10: Mục tiêu ra đời của tổ chức ASEAN là
A. Giữ gìn hòa bình, an ninh các nước thành viên, củng cố sự hợp tác chính trị, quân sự, giúp đỡ lẫn nhau bảo vệ độc lập chủ quyền.
B. Đẩy mạnh hợp tác. Giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
D. Liên minh với nhau để mở rộng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, hợp tác về văn hóa, giáo dục, y tế.
Kinh tế
- Liên Xô thực hiện thành công một loạt các kế hoạch dài hạn
+ Kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1951-1955), lần thứ 6 (1956-1960) và kế hoạch 7 năm (1959-1965)...
- Phương hướng: tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng – nền tảng của nền kinh tế quốc dân, thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước
- Trong những năm 50 và 60 Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giời sau Mĩ
Khoa học – kĩ thuật
- Đứng đầu về khoa học vũ trụ
Chính sách đối ngoại
- Hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước
- Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
- Liên Xô là chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới
Tới năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73% (kế hoạch dự định tăng 48%), hơn 6 000 nhà máy được khắc phục và xây dựng mới đã đi vào hoạt động. Một số ngành sản xuất nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Trong thời kì này, nền khoa học-kĩ thuật Xô viết đã có sự phát triển vượt bậc. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.
Trong hai thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Xô viết tăng trưởng mạnh mẽ, sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%. Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, chiếm khỏang 20% sản lượng công nghịêp của toàn thế giới.
Trong thời kì này, nền khoa học - kĩ thuật Xô viết vẫn trên đà phát triển mạnh mẽ và gặt hái được những thành công vang dội. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Năm 1961, Liên xỏ phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất và cũng là nuớc dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ...
Nguyên nhân bùng phát về dịch bệnh Covid-19 chưa được làm rõ, do đó không thể khẳng định chắc chắn đại dịch Covid-19 là hệ quả của cuộc Cách mạng Khoa học - Kĩ thuật hiện đại. Tuy nhiên, các giải pháp đẩy lùi, phòng tránh dịch bệnh Covid-19 đều dựa trên thành tựu của Cách mạng Khoa học - Kĩ thuật hiện đại
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau vì:
- Các nước Tây Âu có chung một nền văn minh, có một nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã có liên hệ mật thiết với nhau
- Tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật và xu thế liên kết quốc tế
- Nhu cầu thắt chặt sự tin cậy lẫn nhau để khắc phục những nghi kị, chia rẽ trong lịch sử; đồng thời cũng là để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ
Đáp án cần chọn là: D