Cô Linh Trang
Giới thiệu về bản thân
Một số thành tựu tiêu biểu của Đông Nam Á từ thế kỉ X đến nửa sau thế kỉ XVI
- Tôn giáo: Hin-đu giáo, Phật giáo, Nho giáo, Hồi giáo chi phối đời sống tinh thần và chính trị tại nhiều quốc gia trong khu vực.
=> Hiện nay, Hin-đu giáo là tôn giáo phổ biến nhất Ấn Độ. In-đô-nê-si-a là quốc gia có số lượng tín đồ Hồi giáo lớn nhất Đông Nam Á. Phật giáo có ảnh hưởng đến đại đa số các quốc gia Đông Nam Á: Việt Nam, Thái Lan, Cam-pu-chia, Lào,…
- Các công trình đặc sắc như: Hoàng thành Thăng Long, đền tháp Ăng-co, thành cổ Pa-gan, …. hiện nay trở thành các di tích lịch sử - văn hoá đại diện cho bản sắc các quốc gia Đông Nam Á, có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu về lịch sử - văn hoá và phát triển du lịch.
- Vào thế kỉ XVII, chúa Nguyễn cho lập Đội Hoàng Sa đến khai thác sản vật, thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Đầu thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn Phúc Chu cho lập Đội Bắc Hải (dưới sự kiêm quản của Đội Hoàng Sa). Đội Bắc Hải có nhiệm vụ khai thác sản vật, kiểm tra, kiểm soát, thực thi chủ quyền của Việt Nam ở khu vực Bắc Hải, đảo Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên.
=> Các chúa Nguyễn là những người đầu tiên xác lập chủ quyền Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Kết quả:
+ Xây dựng được hệ thống hành chính thống nhất trên phạm vi cả nước theo hướng tinh gọn, phân cấp, phân nhiệm minh bạch, có sự ràng buộc và giám sát lẫn nhau, bảo đảm sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của chính quyền trung ương và của nhà vua.
+ Các hoạt động kinh tế, pháp luật, quân sự, văn hoá, giáo dục đều đạt được tiến bộ hơn hẳn so với các thời trước đó.
- Ý nghĩa:
+ Đưa đến sự xác lập của thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mang tính quan liêu theo đường lối pháp trị. Bộ máy nhà nước thời Lê sơ hoàn chỉnh, chặt chẽ.
+ Cuộc cải cách thể hiện tinh thần dân tộc của vương triều Lê sơ, đưa nhà nước đạt đến giai đoạn phát triển đỉnh cao, đồng thời đặt cơ sở cho hệ thống hành chính Đại Việt nhiều thế kỉ sau đó.
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã tạo cơ sở căn bản và quyết định đi đến việc kí kết Hiệp định Gionevo về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương.
Có thể thấy mặt trận quân sự và ngoại giao có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ. Thắng lợi về quân sự là điều kiện, bàn đạp để đi đến thắng lợi về ngoại giao. Thắng lợi về ngoại giao giúp khẳng định giá trị, vai trò của thắng lợi về quân sự.
- Nền giáo dục, khoa cử bắt đầu được triển khai từ thời nhà Lý.
+ 1070: dựng Văn Miếu.
+ 1075: tổ chức khoa thi đầu tiên.
+ 1076: dựng Quốc Tử Giám.
- Đến thời Trần, khoa cử được tổ chức đều đặn và quy củ hơn.
- Nhiều người đỗ đạt, làm quan và trở thành các nhà văn hoá lớn của dân tộc như: Lê Văn Hưu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn,...
- Các triều đại đều có chính sách nhằm khuyến khích giáo dục và khoa cử. Ví dụ:
+ 1247: nhà Trần đặt lệ Tam Khôi.
+ Thời Tây Sơn ban Chiếu khuyến học.
+ Từ năm 1442, nhà Lê sơ tổ chức lễ xướng danh và vinh quy bái tổ.
+ 1484: đặt lệ xướng danh và khắc tên tiến sĩ lên bia đá ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
1. Tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
2. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.
3. Ra sức tuyên truyền trong nhân dân, kêu gọi bạn bè quốc tế về việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền đất nước.
- Giải quyết tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hoà bình phù hợp với bối cảnh toàn cầu hoá, xu thế liên kết và hội nhập quốc tế sâu rộng.
- Phù hợp với truyền thống yêu chuộng hoà bình của nhân dân Việt Nam.
- Phù hợp với luật pháp quốc tế.
Câu 1. Lê Đức Thọ được trao tặng giải Nobel năm 1973 cùng với Henry Kissinger vì thương thảo thành công Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, nhưng ông từ chối nhận giải với lý do hòa bình vẫn chưa thực sự lập lại trên đất nước Việt Nam.
Câu 2. Trên đường đến Dinh Độc Lập, xe tăng 843 đã bắn cháy 3 xe tăng và bọc thép của địch; 11 giờ ngày 30-4-1975, xe tăng đã húc vào cổng phụ của Dinh Độc Lập, sau đó bị chết máy.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, xu thế liên kết và hội nhập quốc tế sâu rộng đang diễn ra, trên cơ sở truyền thống yêu chuộn hoà bình của nhân dân Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thực hiện chủ trương nhất quán trong việc hợp tác giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.