K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2023

Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân giúp em hiểu thêm về lịch sử, về những lễ hội xa xưa của cha ông ta lưu truyền qua nhiều thế hệ,  nhằm tôn vinh những nét đẹp của văn hoá dân tộc, của nghề trồng lúa nước

26 tháng 12 2023

    Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân giúp em hiểu thêm về những lễ hội xa xưa của cha ông ta lưu truyền qua nhiều thế hệ và quan trọng là sự vất vả của cha ông trong quá trình giữ nước xưa kia. Lễ hội cũng giúp em hiểu thêm những nét đẹp của văn hoá dân tộc, của nghề trồng lúa nước và từ đó em càng yêu thêm nước mình và càng trân trọng hạt lúa được làm ra.

Có thể nói, hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là một hoạt động văn hóa truyền thống được tổ chức hàng năm của làng Đồng Vân. Lễ hội này mang đậm tư tưởng của người Việt về đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Những người tham gia đều cần sự nhanh nhạy khéo léo và cả chút may mắn để chiến thắng cuộc thi. Những nét đặc sắc của hội thi đã làm say đắm lòng người, mang lại những trải nghiệm đáng nhớ cho mỗi người tham gia. Bên cạnh đó hội thi còn tái hiện truyền thống đánh giặc của người Việt xưa. Hội thi thổi cơm Đồng Vân đã góp phần gìn giữ và phát triển truyền thống văn hóa của đất nước ta.

26 tháng 12 2023

- Nguồn gốc: bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa

- Mục đích của hội thổi cơm: hội thi là dịp để trai tráng trong làng đua tài khoẻ mạnh, thông minh khi lấy lửa, là dịp gái làng thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương. Hội thi còn mang đến những tiếng cười hồn nhiên, sảng khoái của người nông dân sau những ngày lao động mệt mỏi.

2 tháng 2 2023

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức

– Nguồn gốc: bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa

– Mục đích của hội thổi cơm: hội thi là dịp để trai tráng trong làng đua tài khoẻ mạnh, thông minh khi lấy lửa, là dịp gái làng thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương. Hội thi còn mang đến những tiếng cười hồn nhiên, sảng khoái của người nông dân sau những ngày lao động mệt mỏi.

5 tháng 9 2023

Cuộc thi được tổ chức tại sân đình, có 4 giáp trong làng: Đông, Tây, Nam, Bắc tham dự. Mỗi giáp cử 5 chàng trai khỏe mạnh, xưa thì mặc áo dài đen, đầu đội khăn nhiễu, lưng thắt khăn xanh; ba cô gái mặc áo mớ ba, quần lĩnh, yếm đào, lưng thắt khăn điều. Ngày nay, trang phục có đơn giản hơn: nam mặc áo đỏ, đầu quấn khăn đỏ, nữ mặc áo dài trắng, cuộc thi chủ yếu dành cho nam, còn nữ dự thi têm trầu cánh phượng.

Tiếp đến là biểu diễn múa kiếm thể hiện uy lực của các đạo quân. Khi ba hồi trống tiếp nổi lên, cuộc thi chính thức bắt đầu: đại diện các giáp chạy lên lấy thẻ. Các thiếu nữ của các giáp lên nhậu trầu cau để thi têm trầu cánh phượng, cuộc thi đòi hỏi mỗi người phải có bàn tay khéo léo, kỹ thuật thuần thục để tạo nên như miếng trầu như đôi cánh phượng đang bay.Khi các thiếu nữ thể hiện tài năng của mình trong cuộc thi bổ cau, têm trầu, thì trai làng các giáp bắt đầu thi chạy lấy nước được đựng trong các nồi đất nhỏ, địa điểm lấy nước cách xa trên 1km. Khi về đến sân đình, các giáp nhận thóc để giã gạo bằng cối đá. Tiếp đến các chàng trai chuẩn bị thanh giang hoặc thanh nứa cọ xát vào những thanh xoan ngâm nước được phơi khô đè lên rơm (hoặc rác) để tạo ra lửa. Đây là nét độc đáo của hội thổi cơm thi: bằng kỹ thuật điêu luyện, bằng kinh nghiệm để tạo ra lửa nhanh trong thời gian ngắn nhất. Khi đã có lửa, các chàng trai thi bắt gà được ban tổ chức thả ra để làm thịt lễ thánh. Đồng thời các chàng trai lại phải nhanh chóng vo gạo nấu cơm. Nồi nấu cơm được kẹp chặt bằng những thanh tre già, trong tiếng trống rộn ràng, cổ vũ của người xem, từng giáp một vừa đi vừa thổi cơm vòng quanh sân đình, người cầm bó đuốc, người cầm nồi cơm, người canh chừng cơm sôi, cứ như thế cho đến khi hết thời gian và phần đóm quy định. Sau đó, dùng khăn ướt nắm cơm thành từng nắm. Cơm yêu cầu phải chín, dẻo, thơm… Mỗi công đoạn của cuộc thi đều được chấm điểm, giáp nào giành thắng lợi chung cuộc sẽ được làng ban thưởng, phần lớn là các phần thưởng tượng trưng.

 

5 tháng 9 2023

 

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ giới thiệu về hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, một lễ hội truyền thống của người dân làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân làng Đồng Vân, thể hiện tinh thần đoàn kết, tinh thần thượng võ và niềm tự hào về truyền thống văn hóa nông nghiệp của dân tộc.

Diễn biến của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân gồm hai phần chính: phần thi nấu cơm và phần chấm thi.

Phần thi nấu cơm được bắt đầu bằng nghi lễ lấy lửa. Bốn thanh niên của bốn đội thi nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Sau khi lấy được lửa, các đội thi nhanh chóng nhóm lửa và bắt đầu nấu cơm.

Cách nấu cơm của các đội thi rất đặc biệt. Họ sử dụng những chiếc nồi đất nung, gạo được vo sạch và nấu bằng củi rơm. Các đội thi phải khéo léo, tỉ mỉ để cơm chín đều, không cháy khét, không nhão.

Phần chấm thi được thực hiện bởi một ban giám khảo gồm những người có kinh nghiệm trong việc nấu cơm. Ban giám khảo sẽ đánh giá dựa trên các tiêu chí như: độ trắng của gạo, độ dẻo của cơm, mùi thơm của cơm và cách trình bày của đội thi.

Kết thúc phần thi, đội thi nào nấu được cơm ngon nhất sẽ giành chiến thắng.

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là một lễ hội độc đáo và hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Lễ hội không chỉ là dịp để người dân làng Đồng Vân thể hiện tài năng, sự khéo léo của mình mà còn là dịp để quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Xin cảm ơn các bạn đã lắng nghe.

Bài thuyết trình này được viết dựa trên những hiểu biết và trải nghiệm của bản thân khi tham gia hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. Mình đã cố gắng truyền tải những thông tin chính xác và đầy đủ nhất về lễ hội này. Nếu các bạn có thắc mắc gì, hãy cho mình biết nhé.

13 tháng 9 2022

- Nguồn gốc: bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.

- Mục đích của hội thổi cơm: hội thi là dịp để trai tráng trong làng đua tài khoẻ mạnh, thông minh khi lấy lửa, là dịp gái làng thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương. Hội thi còn mang đến những tiếng cười hồn nhiên, sảng khoái của người nông dân sau những ngày lao động mệt mỏi.

Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đền thờ Thục An Dương Vương - một vị vua có công lớn trong buổi đầu dựng nước. Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm thu hút đông đảo người dân về dự. Sau nhiều năm bị lãng quên, năm 1993, lễ hội đền Cuông được phục hồi. Từ đó đến nay, lễ hội được duy...
Đọc tiếp

Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đền thờ Thục An Dương Vương - một vị vua có công lớn trong buổi đầu dựng nước. Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm thu hút đông đảo người dân về dự. Sau nhiều năm bị lãng quên, năm 1993, lễ hội đền Cuông được phục hồi. Từ đó đến nay, lễ hội được duy trì hàng năm và trở thành một sinh hoạt văn hoá tâm linh không thể thiếu của người dân Nghệ An và du khách thập phương.

[...] Gần 20 năm qua, lễ hội đền Cuông được tổ chức hằng năm với các lễ nghi trang trọng mà linh thiêng: lễ khởi quang, lễ cáo trung thiên, lễ yết, lễ rước, lễ đại tế và lễ tạ. Lễ khai quang diễn ra đầu tiên, được tổ chức vào ngày 12 tháng Hai âm lịch để xin phép các vị thần cho nhân dân dọn dẹp đền, chuẩn bị cho lễ hội. Sau lễ khai quang là lễ cáo trung thiên được tổ chức vào sáng ngày 14 tháng Hai để báo cáo với các vị thần rằng công việc dọn dẹp đền đã hoàn thành, mời các vị về đền tham dự lễ hội và chứng giám cho lòng thành kính của nhân dân. Lễ yết diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng Hai gồm 6 bước được tiến hành qua 35 lần xướng. Sau phần hành lễ là phần dâng hương của đại diện các ban ngành và người dân về dự lễ. Cũng trong tối 14 tháng Hai, còn có lễ rước vua và công chúa vị hành. Sáng 15 tháng Hai tiến hành lễ rước vua, công chúa và tướng Cao Lỗ từ đình Xuân Ái về đền Cuông. Sau đó là lễ đại tế. Lễ đại tế là lễ chính, bao gồm 8 bước. Trình tự và nội dung của buổi lễ tương tự như lễ yết, nhưng có thêm hai lần dâng hương, rượu. Lễ tế được tổ chức vào sáng ngày 16 tháng Hai để tạ ơn các vị thần đã về dự lễ. Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao như đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyền, hội trại…; Ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại,.. .Không khí lễ hội thật là hấp dẫn, tưng bừng, náo nhiệt.

(Theo Anh Tuấn, Đền Cuông: truyền thuyết và lễ hội, tạp chí điện tử Văn hoá Nghệ An, ngày 29/3/2012)

 

1/ Văn bản có đoạn được trích ở trên thuộc loại văn bản gì?

2/ Sự kiện nào được thuật lại trong đoạn trích? Sự kiện diễn ra ở đâu?Vào thời điểm nào trong năm?

3/ Tác giả đã thuật lại sự kiện theo trình tự nào? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?

4/ Nêu công dụng của dấu chấm phảy trong câu văn: “Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao như đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyền, hội trại…; Ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại,.. .”

5/ Sự kiện có ý nghãi như thế nào với đời sống hôm nay? Từ đó, em có suy nghĩ gì về giá trị của các lễ hội dân gian Việt Nam (viết ngắn khoảng 5-7 câu văn)

 

1
1 tháng 3 2022

1. văn bản thuộc loại văn bản thuyết minh

2. sự kiện được thuật lại trong đoạn trích là lễ hội đền Cuông. Sự kiện đó diễn ra tại Nghệ An. Lễ hội diễn ra vào rằm tháng hai âm lịch hàng năm.

3. Tác giả đã thuật lại sự kiện theo trình tự thời gian vì tác giả liệt kê các sự kiện từ ngày 12 tháng 2, ngày 14 tháng 2, chiều tối ngày 14 tháng 2, tối ngày 14 tháng 2, sáng ngày 15 tháng 2, ngày 16 tháng 2 ....

4. Công dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn là để tách 2 vế trong một câu ghép.

5. Học sinh viết đoạn văn trình bày ý nghĩa của sự kiện và giá trị của các lễ hội dân gian, chú ý hình thức từ 5-7 câu. Gợi ý:

- Ý nghĩa của sự kiện: thể hiện lòng biết ơn đối với người anh hùng có công lao to lớn với dân tộc, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn.

- Giá trị của các lễ hội dân gian: giữ gìn và lưu truyền những phong tục văn hóa tốt đẹp; mang dấu ấn của những truyền thống dân tộc tốt đẹp....

a) Theo em việc lập đền thờ ở làng Phù Đổng và làng mở hội Gióng có ý nghĩa gì

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng. ... Để tưởng nhớ công ơn của ngài, người dân lập đềnthờ phụng và mở hội hằng năm với tên gọi là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc.

b) Sau khi đọc truyện Thánh Gióng em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước , chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta

Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là hình ảnh của nhân dân ta, khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước, giống như Gióng, khi vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước. Chi tiết Gióng cất tiếng đầu tiên là đòi đánh giặc đã thể hiện lòng yêu nước luôn có ở sẵn trong mỗi người dân. Sau khi Gióng gặp sứ giả, ăn mấy cũng không đủ no thì nhân dân ta đã góp gạo nuôi Gióng, điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta.

c) Truyện muốn ca ngợi điều gì và từ đó rút ra cho bản thân em

- Truyện kể về cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Gióng

- Thời gian: thời Hùng Vương thứ sáu

- Diễn biến: cậu bé Gióng 3 tuổi biết nói, lớn nhanh,cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi đánh giặc → Gióng nhổ tre đánh giặc → giặc tan, Gióng bay về trời.

- Ý nghĩa: tinh thần yêu nước, quả cảm chống giặc của Gióng

- Sở dĩ nói truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng:

     + Câu chuyện kể về sự ra đời, trưởng thành, chiến công chống giặc của vị anh hùng đầu tiên ở nước ta.

14 tháng 9 2022

a) Theo em việc lập đền thờ ở làng Phù Đổng và làng mở hội Gióng có ý nghĩa gì

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng. ... Để tưởng nhớ công ơn của ngài, người dân lập đềnthờ phụng và mở hội hằng năm với tên gọi là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc.

b) Sau khi đọc truyện Thánh Gióng em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước , chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta

Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là hình ảnh của nhân dân ta, khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước, giống như Gióng, khi vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước. Chi tiết Gióng cất tiếng đầu tiên là đòi đánh giặc đã thể hiện lòng yêu nước luôn có ở sẵn trong mỗi người dân. Sau khi Gióng gặp sứ giả, ăn mấy cũng không đủ no thì nhân dân ta đã góp gạo nuôi Gióng, điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta.

c) Truyện muốn ca ngợi điều gì và từ đó rút ra cho bản thân em

- Truyện kể về cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Gióng

- Thời gian: thời Hùng Vương thứ sáu

- Diễn biến: cậu bé Gióng 3 tuổi biết nói, lớn nhanh,cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi đánh giặc → Gióng nhổ tre đánh giặc → giặc tan, Gióng bay về trời.

- Ý nghĩa: tinh thần yêu nước, quả cảm chống giặc của Gióng

- Sở dĩ nói truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng:

     + Câu chuyện kể về sự ra đời, trưởng thành, chiến công chống giặc của vị anh hùng đầu tiên ở nước ta.

3 tháng 10 2021

 Tham khảo :

Nguồn gốc: bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.

mình đã gửi 1 bài bạn đăng vừa nãy rồi ạ

Tham khảo

Nguồn gốc: bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa