Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
(1) Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Ha-men được nhà văn khắc họa từ những phương diện:
- Ngoại hình: mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ trong bằng lụa đen thêu mà chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng.
- Lời nói: Dịu dàng giảng giải cho Phrăng khi cậu vào muộn hay không hiểu bài
- Cử chỉ, hành động: chuẩn bị những tờ mẫu tập viết mới tinh, trên có viết bằng chữ rông thật đẹp và ngay ngắn
- Suy nghĩ:
Tiếc nuối vì những lần muốn đi câu cá mà không ngại cho học sinh nghỉ họcTiếc nuối vì phải rời xa nơi đã gắn bó từ bốn mươi năm và nghệ dạy học đã gắn bó cả đời.Sự sống còn của một dân tộc chính là ở ngôn ngữ
(2) Biểu hiện cụ thể trong văn bản thể hiện đặc điểm tính cách của thầy Hamen theo các phương diện:
- Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng => thầy Hamen thật sự trân trọng buổi học cuối cùng này.
- Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài.
=> Thầy Hamen vô cùng nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng này.
- Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha-men muốn nói với học sinh và mọi người là hãy yêu quý, giữ gìn cho mình tiếng nói dân tộc vì đó chính là kho tàng văn hóa của dân tộc
=> thầy muốn truyền tình yêu nước của mình đến mọi người thông qua tiếng nói dân tộc.
- Hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học... nỗi đau đớn và xúc động trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt... thầy nghẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: Nước Pháp muôn năm!
=> Thầy Hamen là một người thầy có tâm và có tầm. Thầy yêu nghề giáo của mình vì chính nó đã truyền tình yêu nước đến cho biết bao thế hệ học sinh. Nhưng cũng đau đớn và bất lực khi tiếng nói dân tộc có thể bị đồng hóa và thay thế bởi một ngôn ngữ khác. Tiếng hô vang cuối cùng là lời nhắc nhở mọi người không được quên tiếng Pháp cũng như nước Pháp thân yêu trong trái tim mình.
(3) Một số chi tiết cụ thể hiện suy nghĩ cách nhìn nhận về thầy Hamen và thái độ với việc học tiếng Pháp là:
*Suy nghĩ, cách nhìn nhận về thầy Hamen:
- Thấy thầy Ha-men ăn mặc trang trọng, nói năng dịu dàng.
- Nhận thấy lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng.
- Tiếc nuối vì đã không chăm chỉ học hành, hi vọng có cơ hội chuộc lại lỗi lầm từ những lần bỏ học đi chơi.
- Thương, tội nghiệp thầy khi đây sẽ là buổi dạy cuối cùng trong suốt cuộc đời làm nhà giáo của thầy.
* Thái độ học tiếng Pháp:
- Ban đầu Chuẩn bị buổi học thì có ý định trốn đi chơi.
- Khi nghe thầy nói buổi học cuối cùng được học tiếng Pháp thì Phrăng có phần ăn năn hối lỗi, phải dừng lại một môn học chỉ “mới biết viết tập toạng”…
- Trong giờ ngữ pháp hôm nay, chính Phrăng đã kinh ngạc thấy mình sao lại hiểu nhanh đến thế.
- Vỡ vạc ra nhiều điều và biết trân trọng tiếng nói dân tộc của mình là tiếng Pháp
(4) Phần (5) của văn bản Buổi học cuối cùng có nhiều chi tiết miêu tả đặc sắc:
- thầy Ha-men "người tái nhợt", "nghẹn ngào, không nói được hết câu"
- Thầy "cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!"
- "đầu dựa vào tường", "chẳng nói", chỉ "giơ tay ra hiệu",...
Các chi tiết này đã giúp tác giả khắc họa được tâm trạng đau buồn, bất lực của thầy Ha-men khi buổi học cuối cùng tiếng nói dân tộc đã kết thúc và thầy phải rời vùng An-dát thân thương này.
Tham khảo!
- Đặc điểm tính cách nhân vật Võ Tòng được nhà văn thể hiện trên những phương diện sau: lời kể của dân làng, qua cách ăn mặc, hành động thái độ khi tiếp khách của chú.
- Theo hình dung của em, chú Võ Tòng là một người cao lớn, chất phác. Chú rất dũng cảm, dễ mến, luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người xung quanh mà không nề hà khó khăn nặng nhọc.
Tham khảo nha cậu !
Trong hai văn bản " cổng trường mở ra " và " mẹ tôi " nhà văn đã gợi hình ảnh người mẹ giàu tình cảm, dành những điều tốt đẹp ấy cho con mình . Hình ảnh người mẹ đưa con tới trường , dăn dò con , chăm sóc con trước khi vào lớp trong văn bản " cổng trường mở ra " như người mẹ đang tưởng nhớ lại ngày đầu đi học của chính mình . Nhưng còn hơn sự hồi hộp , lo lắng của ngày khai giảng mà mẹ từng trải qua . Đến lúc con mình phải bước trên con đường của chính mình , những kí ức ấy từ đâu ạt vào bên mẹ.
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta , người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử ( mẹ con )là tình cảm thiêng liêng nhất , nhưng không phải lúc nào ta cũng ý thức được điều đó.Bài " mẹ tôi " của nhà văn Ét - môn - đô đờ A - mi - xi trích trong cuốn sách " Những tấm lòng cao cả " được viết dưới hình thức là một bức thư là một bài học cảm động , sâu sắc về tình nghĩa mẹ con .
Tác giả đã không thuật lại hành vi phạm lỗi của En - ri - cô thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc En-ri-cô đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết một bức thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình .
Trước hết , người bố tỏ thái độ buồn bực về sự hỗn láo của con mình như một nhát dao đâm vào tim , còn giận dữ vì người con đã quên công lao sinh thành , dưỡng dục của người mẹ kính yêu .Thật hạnh phúc cho những đứa con được nâng niu , khôn trong vòng tay nâng niu của mẹ .Mẹ là người đáng tin , che chở cho mỗi người con . Nếu có ai cố ý vô tình lên tình mẫu tử ( mẹ con ) thì người đó không đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời . Tác giả đã gợi lên hình ảnh " người mẹ" với những câu văn đầy cảm súc.
Chúc bạn học tốt !
Trong đoạn văn có hai nhân vật: Va-ren và Phan Bội Châu, được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập nhau: Va-ren là một viên toàn quyền, còn Phan Bội Châu là một người tù. Một bên là kẻ bất lương nhưng thống trị, bên kia là người cách mạng vĩ đại nhưng đã thất thế.
Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc hoạ tính cách Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập. Đây là một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thuý, sinh động và lí thú.
Tham khảo!
- Kinh ngạc vì sao hôm nay mình lại hiểu bài đến thế “tất cả những điều thầy nói tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng”
- “Tôi” đã rất tự hào và khâm phục vê thầy giáo “Chưa bào giờ tôi thấy thầy lớn lao đến thế”.
Tham khảo!
- Đặc điểm tính cách nhân vật thầy giáo Ha – men.
* Trang phục:
+ Thầy đã từng hơn 40 năm gắn bó với nghề.
+ Mặc chiếc áo rơ – đanh - gốt.
+ Đội mũ bằng lụa đen
→ Trang phục rất trang trọng mà thầy chỉ mặc vào những ngày đại lễ thể hiện ý nghĩa vô cùng quan trọng của buổi học cuối cùng
* Thái độ với học sinh:
+ Rất mực ân cần, diu dàng, không quở trách như mọi ngày khi Phrang đến muộn “Phrang vào chỗ nhanh lên con, lớp học bắt đầu mà lại vắng mất con”, “các con ơi đây là lần cuối cùng thầy dạy các con”
+ Nhiệt tình truyền giảng bằng cả tâm huyết của mình ‘ thầy chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết chữ rông rất đẹp”
+ Thầy giảng bài say sưa
* Những lời nói về việc học tiếng Pháp: “khi một dân tộc…. chìa khóa chốn lao tù” → nhắc nhở mọi người hãy giữ lấy tiếng nói dân tộc.
* Hành động cử chỉ của thầy giáo lúc buổi học kết thúc:
+ Thầy dường như kiệt sức “ người tái nhợt, giọng nghẹn ngào”
+ Dằn mạnh và cố viết thật to dòng chữ “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”
+ Đứng im dựa đầu vào tường.