Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Số từ và lượng từ
I. Số từ
Câu 1: Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng sau nó để biểu thị số lượng sự vật, hoặc biểu thị thứ tự.
Số từ | Vị trí | Danh từ được số từ bổ sung | ý nghĩa biểu thị của số từ |
---|---|---|---|
Hai | Đứng trước danh từ | chàng | Biểu thị số lượng sự vật |
Một trăm | Đứng trước danh từ | ván cơm nếp | Biểu thị số lượng sự vật |
Một trăm | Đứng trước danh từ | nếp bánh chưng | Biểu thị số lượng sự vật |
Chín | Đứng trước danh từ | ngà, cựa, hồng mao | Biểu thị số lượng sự vật |
Một | Đứng trước danh từ | đôi | Biểu thị số lượng sự vật |
Sáu | Đứng sau danh từ | Hùng Vương | Biểu thị thứ tự |
Câu 2: Một đôi là các cụm danh từ. Phần trung tâm gồm có đôi là danh từ chỉ đơn vị, một là số từ. Như vậy đôi trong câu (a) không phải số từ.
Câu 3: Lấy ví dụ về cụm danh từ có các từ tá, cặp, chục.
+ Một tá bút chì
+ Một cặp bánh giày
+ Một chục trứng gà
II. Lượng từ
Câu 1: Các cụm danh từ là:
+ các hoàng tử
+ những kẻ thua trận
+ cả mấy vạn tướng lĩnh
- Các từ in đậm trên là lượng từ, chúng giống với số từ ở vị trí cùng đứng trước danh từ, khác với số từ ở ý nghĩa:
+ Số từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật;
+ Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
Câu 2 Đặt các cụm danh từ có các lượng từ trên vào mô hình cụm danh từ:
+ Câu có lượng từ mang ý nghĩa toàn thể như: Tết nguyên đán, tất cả học sinh được nghỉ học một tuần.
+ Câu có lượng từ mang ý nghĩa tập hợp hay phân phối như: Cô giáo chủ nhiệm căn dặn từng học sinh trước khi nghỉ hè.
III. Luyện tập
Câu 1:
+ Số từ chỉ số lượng: một canh, hai canh, ba canh, năm cánh.
+ Số từ chỉ thứ tự: canh bốn, canh năm.
Câu 2: Các từ trăm, ngàn, muôn là số từ chỉ số lượng, có ý nghĩa tượng trưng cho số lượng rất nhiều.
Câu 3:
- Giống nhau về ý nghĩa giữa hai từ này là chỉ sự tách ra từng sự vật, từng cá thể.
- Khác nhau là:
+ Từng mang ý nghĩa lần lượt, có trình tự, hết cái này đến cái khác.
+ Mỗi mang ý nghĩa nhấn mạnh sự tách biệt, không có nghĩa lần lượt theo trình tự.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Phụ trước | Trung tâm | Phụ sau | |||
t2 | t1 | T1 | T2 | s1 | s2 |
các | hoàng tử | ||||
những | kẻ | thua trận | |||
cả | mấy vạn | tướng lĩnh, quân sĩ |
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Soạn bài: Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)
Những câu ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương (nói về sản vật, di tích, thắng cảnh, danh nhân, sự tích, từ ngữ địa phương, ...)
Những câu ca dao, dân ca, tục ngữ về Hà Nội
Câu 1:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng
Câu 2:
Thăng Long Hà Nội đô thành Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ Cố đô rồi lại tân đô Nghìn năm văn vật bây giờ là đây.
Câu 3:
Ai ơi mồng chín tháng tư Không đi hội Gióng cũng hư mất đời
Câu 4:
Thứ nhất Hội Gióng, Hội Dâu Thứ nhì Hội Bưởi, Hội Vó chẳng đâu vui bằng
Câu 5:
Thứ nhất là Hội Cổ Loa Thứ nhì Hội Gióng, thứ ba Hội Chèm.
Câu 6:
Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa màn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Câu 7:
Ai về thăm huyện Đông Anh Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương Cổ Loa hình ốc khác thường Ngàn năm dấu vết chiến trường còn đây.
Câu 8:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Chẳng thanh lịch cũng là người Thủ đô.
Câu 9:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An
Câu 10:
Và cả đến gánh rau làng Láng cũng phải: ... Mượn người lịch sự gánh lên Kinh kỳ.
Câu 11:
Thánh giếng giỗ Thánh Sóc Sơn Tháng ba giỗ Tổ Hùng Vương nhớ về
Câu 12:
Hoa thơm, thơm lạ thơm lùng Thơm cành, thơm rễ, người trồng cũng thơm.
Câu 13:
Chẳng thơm cũng thể hoa mai Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh
Câu 14:
Long thành bao quản nắng mưa Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây...
Câu 15:
Trời cao biển rộng đất dày Núi Nùng, sông Nhị, chốn này làm ghi.
Câu 16:
Đống Đa ghi để lại đây Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am.
Câu 17:
Nhong nhong ngựa ông đã về Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn
Câu 18:
Lạy trời cho cả gió lên Cho cờ vua Bình Định bay trên kinh thành.
Câu 19:
Nhớ ngày hăm ba tháng ba Dân Trại ta vượt Nhị Hà thăm quê... Là hội làng Lệ Mật.
Câu 20:
Mỗi năm vào dịp xuân sang Em về Triều Khúc xem làng hội xuân...
Câu 21:
Cha đánh mẹ treo cũng không bỏ chùa Keo ngày rằm
Câu 22:
Bỏ con bỏ cháu, không bỏ mồng sáu tháng giêng. Mồng sáu tháng giêng là ngày hội Cổ Loa, hội đền Sóc.
Câu 23:
Với cô hàng bỏng kẹo làng Lủ: Mình từ làng kẹo mình ra Nên mình nói ngọt cho ta phải lòng.
Câu 24:
Ai về Hà nội ngược nước Hồng Hà Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui Đường về xứ Lạng mù xa.. Có về Hà nội với ta thì về Đừng thủy thì tiện thuyền bè Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
Câu 25:
Con sông chạy tuột về Hà Nhớ ai Hà Nội trông mà ngùi thương Nhớ người cố quận tha hương Nhớ ai thì nhớ nhưng đường thời xa.
Soạn bài: Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn
Do mỗi địa phương có những đặc điểm, những phong tục khác nhau, do vậy các câu tục ngữ, ca dao lưu truyền cũng có một số điểm khác nhau. Ở đây chúng tôi xin giới thiệu về các câu tục ngữ, ca dao lưu hành ở Hà Nội.
Câu 1 :
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng
Câu 2 :
Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ là đây.
Câu 3 :
Ai ơi mồng chín tháng tư
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời
Câu 4 :
Thứ nhất Hội Gióng, Hội Dâu
Thứ nhì Hội Bưởi, Hội Vó chẳng đâu vui bằng
Câu 5 :
Thứ nhất là Hội Cổ Loa
Thứ nhì Hội Gióng, thứ ba Hội Chèm.
Câu 6 :
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa màn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Câu 7 :
Ai về thăm huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa hình ốc khác thường
Ngàn năm dấu vết chiến trường còn đây.
Câu 8:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Chẳng thanh lịch cũng là người Thủ đô.
Câu 9 :
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An
Câu 10:
Và cả đến gánh rau làng Láng cũng phải:
... Mượn người lịch sự gánh lên Kinh kỳ.
Câu 11:
Thánh giếng giỗ Thánh Sóc Sơn
Tháng ba giỗ Tổ Hùng Vương nhớ về
Câu 12:
Hoa thơm, thơm lạ thơm lùng
Thơm cành, thơm rễ, người trồng cũng thơm.
Câu 13:
Chẳng thơm cũng thể hoa mai
Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh
Câu 14:
Long thành bao quản nắng mưa
Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây...
Câu 15:
Trời cao biển rộng đất dày
Núi Nùng, sông Nhị, chốn này làm ghi.
Câu 16:
Đống Đa ghi để lại đây
Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am.
Câu 17:
Nhong nhong ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn
Câu 18:
Lạy trời cho cả gió lênv
Cho cờ vua Bình Định bay trên kinh thành.
Câu 19:
Nhớ ngày hăm ba tháng ba
Dân Trại ta vượt Nhị Hà thăm quê...
Câu 20:
Mỗi năm vào dịp xuân sang
Em về Triều Khúc xem làng hội xuân...
Câu 21:
Cha đánh mẹ treo cũng không bỏ chùa Keo ngày rằm
Câu 22:
Bỏ con bỏ cháu, không bỏ mồng sáu tháng giêng.
Mồng sáu tháng giêng là ngày hội Cổ Loa, hội đền Sóc.
Câu 23:
Với cô hàng bỏng kẹo làng Lủ:
Mình từ làng kẹo mình ra
Nên mình nói ngọt cho ta phải lòng.
Câu 24:
Ai về Hà nội ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui
Đường về xứ Lạng mù xa..
Có về Hà nội với ta thì về
Đừng thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
Câu 25:
Con sông chạy tuột về Hà
Nhớ ai Hà Nội trông mà ngùi thương
Nhớ người cố quận tha hương
Nhớ ai thì nhớ nhưng đường thời xa.
I. Khi nào cần viết đơn?
Câu 1: Viết đơn khi:
- Có một nguyện vọng, một yêu cầu nào đó muốn được giải quyết.
- Viết đơn gửi đến cơ quan, tổ chức hay cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn để được giải quyết.
Câu 2
- Đơn trình báo
- Đơn xin tham gia câu lạc bộ
- Bản tự kiểm điểm
- Đơn xin chuyển trường
II. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn
Câu 2
- Cả 2 đơn đề được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, khoa học.
- Giống: Đều có phần mở đầu, kết thúc, thứ tự sắp xếp các mục.
- Khác:
+ Đơn theo mẫu: đầy đủ thông tin cá nhân, phần nội dung ghi nguyện vọng, không ghi lý do.
+ Đơn không theo mẫu: Không ghi thông tin đầy đủ cá nhân, nội dung đơn thì đủ hai nội dung gửi đơn, vì sao gửi đơn.
- Những phần quan trọng không thể thiếu:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm, tên đơn, nơi gửi, họ tên người gửi, trình bày sự việc, lí do và nguyện vọng, cam đoan, kí tên.
III. Cách thức viết đơn
1. Viết theo mẫu
2. Viết không theo mẫu
I. Khi nào cần viết đơn?
Câu 1: Viết đơn khi:
- Có một nguyện vọng, một yêu cầu nào đó muốn được giải quyết.
- Viết đơn gửi đến cơ quan, tổ chức hay cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn để được giải quyết.
Câu 2
- Đơn trình báo
- Đơn xin tham gia câu lạc bộ
- Bản tự kiểm điểm
- Đơn xin chuyển trường
II. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn
Câu 2
- Cả 2 đơn đề được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, khoa học.
- Giống: Đều có phần mở đầu, kết thúc, thứ tự sắp xếp các mục.
- Khác:
+ Đơn theo mẫu: đầy đủ thông tin cá nhân, phần nội dung ghi nguyện vọng, không ghi lý do.
+ Đơn không theo mẫu: Không ghi thông tin đầy đủ cá nhân, nội dung đơn thì đủ hai nội dung gửi đơn, vì sao gửi đơn.
- Những phần quan trọng không thể thiếu:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm, tên đơn, nơi gửi, họ tên người gửi, trình bày sự việc, lí do và nguyện vọng, cam đoan, kí tên.
III. Cách thức viết đơn
1. Viết theo mẫu
2. Viết không theo mẫu
Năm lớp Hai, có một chuyện mà đến giờ em vẫn nhớ trong câu chuyện đó em đã đấu tranh với sai lầm của chính mình.
Hôm đó, cô gọi các bạn lên bảng chữa bài tập toán, khi cô gọi bạn Thảo Hương lên chữa bài, em nhìn thấy bạn lúng túng nói gì đó với bạn bên cạnh, lúc bạn lên đến bàn em, bạn nói thầm vào tai em: Phương Anh ơi! Cho tớ mượn vở nhé! Em hơi lưỡng lự rồi đưa cho bạn vở của mình. Các bạn chữa bài xong, cô bảo cả lớp thu vở lúc đó em mới lên nói với cô là Thảo Hương quên vở, cô hỏi: Thế sao lúc này bạn lại có vở và lên chữa bài? Em trả lời là em không biết. Vừa lúc đó, tiếng trống trường từ báo hiệu giờ ra chơi, cô cho các bạn ra chơi, thế là cả lớp ùa ra ngoài như những chú chim non rời tổ, em cũng ra theo. Ra chơi vào, cô trả vở và gọi các bạn đọc điểm, cô gọi đến Thảo Hương thì bạn lí nhí trả lời: Thưa cô, em... em quên vở ạ. Thế là cô cho bạn điểm kém, bạn rất buồn.
Về đến nhà, em kể chuyện của bạn cho mẹ, mẹ bảo em: Con nên đến thú thật với cô thì chắc cô sẽ không nói gì đâu. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ được. Hôm sau, em đến nói thật với cô là chính em đã cho bạn mượn vở. Chẳng ngờ cô đã không mắng em mà còn khen em trong tiết học sinh hoạt lớp. Hôm đó em rất vui, khi vừa đến gặp mẹ ở nhà em đã tíu tít kể chuyện và em thấy mẹ nói rất đúng.
Câu chuyện đó luôn khắc sâu trong tâm trí em em rất tự hào vì mình đã làm một việc tốt.
Thường ngày, chúng ta có những việc làm tốt và những việc làm xấu. Có một chuyện, em đã làm và thấy việc ấy thật ý nghĩa trong công cuộc bảo vệ môi trường của người học sinh.
Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng nọ, khi hằng đông vừa ửng hồng và những giọt sương còn đọng lại trên bãi cõ xanh mướt. Ấy là lúc em đi đến trường, vừa đi, em vừa thơ thẩn ngắm cảnh bình minh đẹp mê hồn. Bỗng, cái gì thế này? Một người đàn ông đang vứt một cái bao lớn mà em lấp ló đầu của một con heo chết. Em nhìn anh ấy mà trong người bực bội vô cùng. Vội chạy đến, kêu lên:
– Anh gì ơi?
Người đàn ông nghe em gọi, liền tắt máy chiếc xe honda của mình, hỏi:
– Gì thế nhóc?
Em đáp:
– Anh ơi, anh không thể vứt xác chết động vật bừa bãi như thế, sẽ gây ô nhiễm môi
trường đấy! Ấy là chưa kể khi nắng lên, cái thứ này sẽ bốc mùi kinh khủng. Đoạn đường này lắm người qua lại, nhiều nhất là chúng em đi học về. Vì vậy nên anh phải lấy cái bao này đi ngay,
Em vừa dứt lời, người ấy liền quay lại, mắng như tát nước vào mặt:
– Đồ thứ con nít mà đòi dạy đời. Sao mày láo thế? Để yên cho tao làm việc, không
thì liệu hồn con ạ!
Nói rồi, anh ta rồ ga, định phóng đi. Quyết không để hắn đi khi xác con heo còn nằm đấy. Em vội chặn đầu anh ta lại, nói:
– Nếu anh mà không lấy cái thứ thối tha đó đem đi thì em sẽ kêu mọi người tới đấy, anh nên biết đây là một việc làm không tốt đẹp mấy, nếu như mọi người mà biết thì không để yên cho anh đâu. Anh hãy đem con heo này chôn vào một cái hố nào đấy hay là bất cứ thứ gì cũng được, miễn sao đừng làm ô nhiễm môi trường và
làm phiền những người xung quanh là tốt rồi. Mời anh chở cái bao này đi cho, em xin cảm ơn.
Vừa nói, em vừa chạy ra đường, làm điệu bộ như nếu cần, ta sẵn sàng kêu cả làng ra xem. Người đàn ông nhìn em, đôi mắt nảy lửa, bước xuống xe đi về phía em. Nhưng anh ta không hề đánh em mà chỉ lầm bầm chửi rủa rồi vác cái bao đặt lên xe, phóng vù đi.
Em nhìn chiếc xe honda lao vút đi và tiếng động cơ ngày một nhỏ dần rồi mất hẳn mà trong lòng vui vẻ lạ thường như vừa trút được một cái gì đấy nặng cả vai. Và em cũng rất vui vì mình đã làm đúng lời cô giáo dạy: “Phải yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường như bảo vệ từng mạnh máu trong cơ thể.
Câu 1: Kể tóm tắt đoạn trích và cho biết:
- Dế Mèn là một thanh niên cường tráng, khỏe mạnh nhưng kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình.
- Đặc biệt, Dế Mèn rất hay xem thường và bắt nạt mọi người.
- Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc nhưng chị Cốc lại nhầm tưởng là Dế Choắt.
– Cuối cùng, chị Cốc mổ cho Dế Choắt vài cái làm cho Dế Choắt bị chết.
- Cái chết của Choắt làm cho Dế Mèn rất ân hận, ăn năn về thói hung hăng không nghĩ đến hậu quả của mình.
a. Truyện được kể bằng nhân vật Dế Mèn.
b. Bài văn có thể chia làm hai đoàn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi” : miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.
- Đoạn 2: Còn lại: câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
Câu 2:
Bảng đưa ra những chi tiết miêu tả hình dáng, hành động, tính cách của Dế Mèn. Các tính từ được in nghiêng trong bảng.
Ngoại hình | Hành động | Tính cách |
+ Ưa nhìn : cường tráng, càng mẫm bóng(mập mạp), vuốt cứng và nhọn hoắt, thân hình bóng mỡ (đậm) và ưa nhìn, cánh dài kín. + Dữ tợn : Đầu... to và nổi từng tảng, răng đen nhánh, râu dài và uốn cong. | + Co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, dáng điệu tỏ vẻ con nhà võ. + Cà khịa với bà con trong xóm. | + bướng, hùng dũng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, oai vệ, tợn(bạo), giỏi, xốc nổi(bốc đồng), ghê gớm...
|
a. Kết hợp miêu tả ngoại hình với hành động làm bộc lộ nét tính cách của Mèn.
b. Các từ đồng nghĩa nếu thay thế vào đoạn văn sẽ không biểu hiện được ý nghĩa chính xác, tinh tế như những từ được tác giả sử dụng.
c. Tính cách Dế Mèn : điệu đàng, kiêu căng, xốc nổi, hung hăng, thích ra oai.
Câu 3:
Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt : coi thường, trịch thượng.
- Lời lẽ, giọng điệu bề trên, xưng hô “chú mày”.
- Cư xử : ích kỷ, không thông cảm, bận tâm gì về việc giúp đỡ Choắt.
Câu 4:
Tâm lí và thái độ Dế Mèn trong việc trêu Cốc :
Từ thái độ hung hăng, coi thường, sau khi chứng kiến cảnh chị Cốc đánh Choắt, Mèn đã thấy sợ hãi, khiếp đảm.
Bài học : “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.”
Câu 5:
Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện với thực tế khá giống nhau. Bởi tác giả đã miêu tả chúng qua mắt nhìn hiện thực. Tô Hoài đã sử dụng những đặc điểm của con người để gán cho chúng như : biết suy nghĩ, đi đứng, nói năng, … đây chính là biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
Những tác phẩm viết về loài vật tương tự : Khỉ và rùa, Cây khế...
Soạn bài: Bức tranh của em gái tôi
Bố cục:
- Đoạn 1 (Từ đầu ... phát huy tài năng) : Tài năng của em gái được phát hiện.
- Đoạn 2 (tiếp ... anh cùng đi nhận giải) : Lòng ghen tị và mặc cảm của người anh.
- Đoạn 3 (còn lại) : người anh nhận ra sai lầm của mình và tấm lòng em gái.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Tóm tắt:
Cô em gái Kiều Phương có năng khiếu hội họa tiềm ẩn. Khi tài năng được biết đến và phát huy, người anh trai cảm thấy ghen tị, buồn dẫn đến thái độ khó chịu và xa lánh em. Ngày đi cùng em nhận giải, người anh mới xúc động nhận ra sự hẹp hòi của mình và lòng nhân hậu của em gái.
Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương. Vì hai nhân vật này được tác giả quan tâm nói đến xuyên suốt truyện. Tuy nhiên nhân vật người anh được tác giả kể về diễn biến tâm trạng nhiều hơn.
b. Truyện kể bằng lời nhân vật người anh. Điều này làm cho suy nghĩ, tình cảm được bộc bạch chân thật, sự việc diễn biến một cách tự nhiên, logic.
Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. - Đến khi thấy em tự chế màu vẽ : coi mình lớn, tò mò → Khi tài năng của em được phát hiện : có chút ghen tị → Khi lén xem tranh : cảm giác thua kém → Khi đứng trước bức tranh đoạt giải : ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.
b. Người anh cảm thấy không thể thân với em như trước bởi chính cái ranh giới mong manh mà người anh vạch ra. Ranh giới đó là cảm giác thua kém, là ghen tị và cảm giác thiếu vắng sự quan tâm.
c. ngỡ ngàng vì bất ngờ, vì ngạc nhiên, hãnh diện khi mình là người được em vẽ, khi chân dung mình qua con mắt em lại đẹp vậy, cũng hãnh diện vì có đứa em tài giỏi. Xấu hổ nhận ra bản thân quá hẹp hòi trước tâm hồn đẹp đẽ của em.
Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Đoạn kết truyện, người anh xúc động, những suy nghĩ bị nghẹn lại không thoát ra thành lời. Người anh hổ thẹn với tấm lòng nhân hậu, với tình cảm của em gái mình, xấu hổ khi thấy mình không xứng đáng với tâm hồn thuần khiết bé bỏng ấy. Đồng thời là cảm giác hối hận khi trước kia đã cáu gắt với em.
Câu 5 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Nhân vật cô em gái trong truyện – Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, tài năng nhưng không khoe khoang, không cậy mình có tài mà khinh thường người khác. Đồng thời lại rất độ lượng và nhân hậu. Có lẽ tâm hồn trong sáng, nhân hậu là điều đáng mến nhất của cô bé này.
- Nam :
+ là một bạn gương mẫu, có ý thức tự giác , siêng năng học tập => ý thức , đạo đức tốt , đáng để noi theo
- Long :
+ là một bạn không ngoan , không có ý thức tự giác học tập , không siêng năng => ý thức đạo đức kém
Nếu là bạn Long em sẽ :
+ phải học tốt để có thể khuyên bạn ( tránh trường hợp bạn chửi mình)
+ khuyên bạn : '' bạn học cho bản thân , cho tương lai và cho bố mẹ của bạn . Bạn như vậy chứng tỏ bạn ko yêu bố mẹ của bạn ''
+ bảo bạn ấy hãy tự đặt ra mục đích học tập bởi làm vậy bạn mới học tốt hơn được
+ nhắc nhở bạn làm bài tập đầy đủ
+ nếu bạn vẫn ko nghe thì nên bảo cô giáo can thiệp.
CHO MK 1 K NẾU ĐÚNG NHÉ ! CHÚC BẠN HỌC TỐT
Nam là học sinh ngoan, gưỡng mẫu đáng được khen. Hải biểu hiện là học sinh thiếu gương mẫu,sẽ khiến thầy cô phiền muộn,đi học muộn sẽ dẫn đến thi đua của lớp bị tụt bậc. nên: trước hết chỉ cho bạn cái sai mà bạn đang mắc phải.
giúp đỡ,nhắc nhở bạn thường xuyên
...
học tốt
#mọt
I. KHI NÀO CẦN VIẾT ĐƠN
1. Từ những ví dụ cụ thể sau đây, em hãy rút ra nhận xét khái quát khi nao thì cần viết đơn, hoặc vì sao cần viết đơn?
Ví dụ 1: Khi em có nguyện vọng gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, em viết đơn gửi Ban Chấp hành Đoàn trường.
Ví dụ 2: Chẳng may bị ốm, không đến lớp được, em viết đơn gửi cô giáo chủ nhiệm xin phép nghỉ học.
Ví dụ 3: Do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, em viết đơn gửi Ban Giám hiệu nhà trường xin được miễn giảm học phí.
Ví dụ 4: Do sơ suất, em bị mất giấy chứng nhận tốt nghiệp Tiểu học. Em viết đơn xin cấp lại
Trả lời:
Khi ta có một nguyện vọng hoặc một yêu cầu nào đó muốn được giải quyết là viết đơn gửi đến cơ quan, tổ chức hay cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn để được giải quyết.
2. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào phải viết đơn, viết gửi ai?
- Chiều nay các bạn đến học nhóm tại nhà em, do sơ suất, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp của em.
- Trong trường mới mở một lớp học nhạc và họa, em rất muốn theo học.
- Trong giờ toán, em đã gây mất trật tự làm thầy giáo không hài lòng.
- Gia đình chuyển chỗ ở, em muốn được học tiếp lớp 6 ở chỗ mới đến.
Trả lời:
Những trường hợp cần viết đơn là:
- Chiều nay các bạn đến học nhóm tại nhà em, do sơ xuất, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp của em => Viết đơn gửi cơ quan công an.
- Nhà trường mới mở một lớp học nhạc và hoạ, em rất muốn theo học => Viết đơn gửi Ban giám hiệu nhà trường.
- Gia đình chuyển chỗ ở, em muốn được học tiếp lớp 6 ở chỗ mới đến => Viết đơn gửi Ban giám hiệu trường cũ và trường mới.
II. CÁC LOẠI ĐƠN VÀ NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG THỂ THIẾU TRONG ĐƠN
Hãy đọc hai mẫu đơn tr.132-133 SGK và cho biết các mục trong đơn này được trình bày như thế nào. Theo em, cả hai mẫu đơn có những điểm gì giống nhau và khác nhau? Những phần nào là quan trọng không thể thiếu được trong cả hai mẫu đơn?
Trả lời:
Qua hai mẫu đơn ta thấy:
* Giống nhau: phần đầu, phần cuối và thứ tự các mục trong đơn.
* Khác nhau:
- Đơn theo mẫu: Phần kê khai về bản thân đầy đủ và chi tiết hơn: Năm sinh, nơi ờ, dân tộc, trình độ văn hoá, trình độ ngoại ngữ. Phần nội dung đơn, nguyện vọng.
- Đơn không theo mẫu: Phần kê khai về bản thân ghi không chi tiết như đơn theo mẫu, nhưng phần nội dung thì ghi rõ hơn: Vì sao gửi đơn? Gửi để làm gì? Đặc biệt phần vì sao được trình bày rõ, cụ thể, chi tiết.
* Những phần quan trọng không thể thiếu trong đơn:
- Quốc hiệu
- Tên đơn
- Tên người viết đơn
- Tên người hoặc cơ quan, tổ chức nhận đơn
- Lí do viết đơn và những yêu cầu đề nghị của người viết đơn.
- Ngày, tháng, năm và nơi viết đơn.
- Chữ kí của người viết đơn.
Câu 1: Khi nào cần viết đơn?
a) Đọc các ví dụ sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Khi em có nguyện vọng gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, em viết đơn gửi Ban Chấp hành Đoàn trường.
(2) Em bị ốm nên không đến lớp được. Em viết đơn gửi cô giáo chủ nhiệm xin phép được nghỉ học.
(3) Do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, em viết đơn gửi Ban Giám hiệu nhà trường xin được miễn giảm học phí.
(4) Do sơ suất, em bị mất giấy chứng nhận tốt nghiệp Tiểu học. Em viết đơn xin cấp lại.
- Trong những trường hợp nào thì cần viết đơn?
- Viết đơn để gửi đến đâu, để làm gì?
b) Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần phải viết đơn? Đơn ấy gửi đến đâu?
- Các bạn đến học nhóm tại nhà em, do sơ suất, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp của một bạn.
- Em rất muốn theo học lớp học ngoại khoá nhạc, hoạ ở trường.
- Trong giờ học toán, em đã mất trật tự khiến thầy giáo không hài lòng.
- Gia đình em chuyển đến chỗ ở mới, em muốn được học tiếp lớp 6 ở trường nơi mới đến.
Trả lời:
a.
- Những trường hợp cần viết đơn: có nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn, yêu cầu nào đó cần giải quyết.
- Viết đơn gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, quyền hạn giải quyết.
b.