Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thế kỉ XVII một số giáo sĩ phương Tây đã dùng chữ cái La Tinh để ghi âm Tiếng Việt. Đây là thứ chữ viết khoa học, tiện lợi, dễ phổ biến.
Trình bày nguyên nhân và ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16
Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:
- Do yêu cầu phát triển của sản xuất, các thương nhân châu Âu cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.
- Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.
Y nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16
Phát kiến địa lí được coi như một “cuộc cách mạng thực sự” trong lĩnh vực giao thông và tri thức: lần đầu tiên con người hình dung được hình ảnh chính xác về hành tinh, về bề rộng và hình thái Trái Đất. Các nhà thám hiểm bằng những chuyến đi thực tế đầy dũng cảm của mình đã chứng minh cho giả thuyết Trái Đất hình cầu. Họ còn cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều hiểu biết mới về địa lí, thiên văn, hàng hải, sinh vật học...
Phát kiến địa lí đã đem lại cho loài người những hiểu biết về những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới. Một nền văn hoá thế giới bắt đầu hình thành do việc xuất bản và truyền bá của các loại sách, các tập du kí và bản đồ địa lí giữa các châu lục.
Sau những cuộc phát kiến này, một sự tiếp xúc giữa các nền văn hoá trên thế giới diễn ra do các cá nhân có nguồn gốc văn hoá khác nhau như các giáo sĩ, nhà buôn, những người khai phá vùng đất mới, những quân nhân...
Một làn sóng di cư lớn trên thế giới trong thế kỉ 16-18 với những dòng người châu Âu di chuyển sang châu Mĩ, châu Úc. Nhiều nô lệ da đen cũng bị cưỡng bức rời khỏi quê hương xứ sở sang châu Mĩ.
Phát kiến địa lí còn đem về cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ mà chúng cướp được ở châu Mĩ, châu Á và châu Phi.
Hoạt đông buôn bán trên thế giới trở nên sôi nổi, nhiều công ty buôn bán tầm cỡ quốc tế được thành lập. Nó cũng thúc đẩy nền thương nghiệp ở châu Âu phát triển, làm cho đời sống thành thị ở khu vực này trở nên phồn vinh.
Những cuộc phát kiến địa lí này cũng gây ra không ít hậu quả tiêu cực như nạn cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen và sau này là chế độ thực dân , gây nhiều đau khổ cho nhân dân các nước thuộc địa.
/..." Giáo sĩ người Bồ Đào Nha Francisco de Pina đã sống ở Đàng Trong năm 1617 và đã có công tiên phong thực sự trong phát minh chữ Quốc Ngữ tại cảng thị Hội An."
2/Alexandre de Rhodes viết:
Khi tôi vừa đến Nam Kỳ và nghe người dân bản xứ nói, đặc biệt là phụ nữ, tôi có cảm tưởng mình đang nghe chim hót líu lo, và tôi đâm ra ngã lòng, vì nghĩ rằng, có lẽ không bao giờ mình học nói được một ngôn ngữ như thế. Thêm vào đó, tôi thấy hai cha Emmanuel Fernandez và Buzomi, khi giảng, phải có người thông dịch lại. Chỉ có cha Francois de Pina là hiểu và nói được tiếng Việt, nên các bài giảng của cha Pina thường đem lại nhiều lợi ích hơn là của hai cha Fernandez và Buzomi. Do đó tôi tự ép buộc mình phải dồn mọi khả năng để học cho được tiếng Việt. Mỗi ngày tôi chăm chỉ học tiếng Việt y như ngày xưa tôi học môn thần học ở Roma. Và nhờ ơn Chúa giúp, chỉ trong vòng 4 tháng, tôi học biết đủ tiếng Việt để có thể giải tội và sau 6 tháng, tôi có thể giảng được bằng tiếng Việt. Kết quả các bài giảng bằng tiếng Việt lợi ích nhiều hơn các bài giảng phải có người thông dịch lại.
3/..."Alexandre de Rhodes vào năm 1651 đã cho in một từ điển gọi là Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Từ Điển Việt-Bồ-La) dựa trên cách ký tự tiếng Việt của những giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Ý, làm căn bản cho chữ quốc ngữ được dùng trong tiếng Việt bây giờ. Có thể coi đó là sự kiện đánh dấu sự ra đời của chữ quốc ngữ.
...... Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng mình cha Alexandre de Rhodes khởi xướng ra chữ Quốc ngữ. Trước đó, các cha thừa sai dòng Tên người Bồ Đào Nha ở Macao đã nghĩ ra một số phát âm tiếng Việt, viết bằng các mẫu tự La Tinh rồi. Tuy nhiên, cha Alexandre de Rhodes là người đưa công trình chế biến chữ Quốc ngữ đến chỗ kết thúc vĩnh viễn và thành công, ngay từ năm 1651, là năm cuốn tự điển Việt-Bồ-La, chào đời. Đây cũng là năm sinh chính thức của chữ Quốc ngữ. Và cuộc khai sinh diễn ra tại Roma, nơi nhà in Vatican. Chính nơi nhà in Vatican mà Việt Nam nhận được chữ viết của mình.
Qua những tư liệu trên thì có thể kết luận rằng sự ra đời của chữ Quốc ngữ đã gắn liền với sự xuất hiện của đạo Thiên chúa ở nước ta .
- Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay.
2) Sự ra đời của chữ quốc ngữ trong thời điểm hiện tại chủ yếu phục vụ cho nhu cầu truyền bá đạo thiên chúa của các giáo sĩ phương Tây, dần dần nó trở thành phương tiện thay thế hữu hiệu khi chữ Hán và chữ Nôm ngày càng mờ nhạt từ thế kỉ XX. Đồng thời sự xuất hiện của chữ quốc ngữ còn góp phần làm phong phú văn hóa, văn học nước ta...
Sự hình thành chữ Quốc ngữ có thể chia ra làm ba thời kỳ :
* Thời kỳ sáng tạo từ năm 1621.
* Thời kỳ xây dựng năm 1651.
* Thời kỳ phát triển từ năm 1867.
Không phải chữ Quốc ngữ hình thành do sự ngẫu nhiên từ những chữ phiên âm tiếng Việt, thực ra chữ Quốc ngữ hình thành theo hướng chung của các giáo sĩ Tây Phương, họ muốn La Tinh hóa các chữ Á Đông nằm trong địa bàn truyền giáo của họ.
Sự hình thành chữ Quốc ngữ có thể chia ra làm ba thời kỳ :
* Thời kỳ sáng tạo từ năm 1621.
* Thời kỳ xây dựng năm 1651.
* Thời kỳ phát triển từ năm 1867.
Không phải chữ Quốc ngữ hình thành do sự ngẫu nhiên từ những chữ phiên âm tiếng Việt, thực ra chữ Quốc ngữ hình thành theo hướng chung của các giáo sĩ Tây Phương, họ muốn La Tinh hóa các chữ Á Đông nằm trong địa bàn truyền giáo của họ.
Quá trình hình thành cụ thể thì rất dài, bạn có thể coi ở trang web này nhé, chắc bạn sẽ hài lòng:
Quốc ngữ ra đời vào đầu thế kỷ thứ ...........
A) 15
B) 16
C) 17