Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đéc-xen
1. Các phần của bài văn
Bài văn có thể chia làm ba phần:
• Phần một: “Rét dữ dội, tuyết rơi”… lúc này đôi bàn tay đã cứng đờ ra.
• Phần hai: “Chà! Giá quẹt một que diêm…” Họ đã về chầu Thượng đế.
• Phần bạ: “Sáng hôm sau…” những niềm vui đầu năm.
Phần hai chia làm 5 đoạn:
- Quẹt que diêm thứ nhất: Em tưởng chừng như đang ngồi trước lò sưởi bằng sắt… tỏ ra hơi nóng dịu dàng.
- Quẹt que diêm thứ hai: Bàn ăn đã dọn… và có cả một con ngỗng quay.
- Quẹt que diêm thứ ba: Em thây hiện ra một cây thông Nô-en… hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi…
- Quẹt que diêm thứ tư: Em bé nhìn thấy rõ ràng là bà em đang mỉm cười với em.
- Quẹt tất cả những que diêm còn lại: Em thấy hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi…
2. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm
- Hoàn cảnh: Gia đình nghèo, mẹ mất, người cha nghèo đói và tàn nhẫn, em phải bán diêm đổ kiếm sống, nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em đánh em.
- Thời gian và không gian: Em đi lang thang trên đường trong đêm giao thừa… giữa trời đông giá rét… rét dữ dội… Bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài xõa thành lừng búp trên lưng em…
- Những hình ảnh tả cảnh đói rét lang thang của cô bé tương phản với cảnh no đủ âm cúng của mọi người, cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phòng sực nức mùi ngỗng quay.
3. Những mộng tưởng của em bé
- Các mộng tưởng của em bé qua các lần quẹt diêm (mơ lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) lần lượt diễn ra thật hợp 11, hợp với những điều khát khao của em: được sưởi âm, được ăn ngon, được đi chơi, được thương yêu, chấm dứt mọi lo lắng buồn khổ.
- Những mộng tưởng của em bé qua các lần quẹt diêm về lò sưởi, bàn ăn, cây thông là sát với thực lố, vì đó là những nhu cầu thiết thực cho cuộc sống của em. Còn mộng tưởng được gặp lại bà, và em thây bà em to lớn và đẹp lão, rồi hai bà cháu vụt lên cao… thuần túy chỉ là nỗi khát khao tha thiết của em bé thiếu han tình thương yêu chăm sóc của người thân.
4. Cảm nghĩ về cô bé bán diêm
- Trong phần kết của chuyện, cái chết của một em bé nghèo khổ, đói rét làm ta xót xa. Nhưng mặt khác, cái chết đó trở nên thanh thản qua hình ảnh đôi má hồng và đôi môi mỉm cười và em đang đi vào giấc mơ huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.
- Truyện Cô bé bán diêm kể về kiếp người của một em gái nhỏ bất hạnh chết trong đói rét mà lòng vẫn ôm ấp những mộng tưởng đẹp, làm ta xúc động sâu sắc. Cần xây dựng cuộc sông âm no cho tất cả mọi người, nhất là cho những em bé đáng thương trên đời.
DÀN BÀI
A. MỞ BÀI
Giới thiệu truyện Cô bé bán diêm và cảm nghĩ chung của em về cảnh ngộ và cái chết của cô bé.
(Gợi ý: Có thể nêu các cảm nghĩ:
- Thương cảm, xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, trước cái chết của cô bé.
- Suy nghĩ về tình cảm giữa những lớp người, giữa những cá nhân với các số phận khác nhau trong xã hội: cần có sự thương cảm, có hành vi giúp đỡ, quan tâm đến nhau).
B. THÂN BÀI
- Thương cảm, ái ngại trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé và sự phẫn nộ trước thái độ thờ ơ của mọi người trong truyện.
- Lược thuật ngắn gọn cái chết của em (chú ý các chi tiết quan trọng: em chết nhưng đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, em chết giữa những bao diêm, ở xó tường, bên ngoài là tuyết phủ mặt đất…)
- Nêu và phân tích tình cảm của em trước cái chết đó: xót xa, nghẹn ngào vì em bé đã chết. Xúc động, thương em bé có những ước mơ bình thường mà không đạt được.
- Từ cái chết của em bé bán diêm nghĩ đến cuộc sông của biết bao em bé nghèo khổ, bao gia đình không đu miếng ăn, không có quần áo mặc. Từ đó nghĩ đến trách nhiệm của mọi người đối với những người nghèo khổ khác.
C. KẾT BÀI
- Khẳng định một lần nữa tình cảm nhân vật mà truyện gợi lên trong lòng người đọc.
- Nêu rõ trách nhiệm và tình thương của mọi người đối với số phận và cuộc đời những em bé bán diêm, bán báo, nhặt vỏ chai… thời nay.
Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, khôn cùng và cái chết vô cùng thương tâm của cô bé. Cô bé đã cạn kiệt về vật chất và bị tổn thương nặng nề về tinh thần. Trong cuộc đời này còn có gì đau đớn hơn khi là môt cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời.
Trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé, lòng tôi như đau thắt lại. Có lẽ nào ta lại không cảm thấy xót xa khi nghĩ về hình ảnh cô bé một mình bơ vơ, giữa một không gian mênh mông trong đêm tối, rét cắt da, cắt thịt. Trong khi mọi người được sum vầy vui vẻ trong các căn nhà âm áp, bên lò sưởi kia, thì em bé phải một mình bán những bao diêm, em chẳng được ai quan tâm để ý. Cảnh ngộ đó của cô bé càng làm đau đớn tim ta hơn, vì nó lại xảy ra trong đêm giao thừa, khi tất cả niềm vui và sự đầy đủ ùa vào những căn nhà ấm cúng.
Chính lúc đó cô bé đầu trần, chân đi đất, run rẩy vì lạnh và đói. Sự đầm ấm của các gia đình hiện ra qua khung cửa sổ kia càng làm chúng ta xót xa cho cô bé khốn khổ tội nghiệp, không có lấy một chút hạnh phúc nào trong đêm giao thừa. Nhất là hình ảnh cô bé chỉ biết ngồi thu chân vào hốc tường mà hồi tưởng, mà ước mơ. Một que diêm bật sáng lên là cuộc sống quá khứ lại hiện về. Đó là những ngày sống vui vẻ, tràn đầy hạnh phúc bên bà nội hiền từ, nhân hậu như một bà tiên, trong ngói nhà nhỏ xinh xắn có dây thường xuân bao quanh. Nhưng que diêm tắt là một thực tại vô cùng nghiệt ngã, phũ phàng lại ập đến. Em đang phải sống trong trăm đường cơ cực, khổ sở. Cả ngày phải đi bán diêm, nếu không bán được, đến tối về lại bị bố đánh đập. Và trong đêm giao thừa rét căm căm này em không dám về vì chẳng bán được một que diêm nào. Ngay cả những ước mơ nhỏ bé của em mà cũng chỉ thấy được qua mộng ảo. Mỗi một que diêm sáng lên ước mơ ở đây không phải là ánh sáng của một cây đèn hay của một nguồn ánh sáng gì to lớn. Nó chỉ là một ánh lửa diêm nhỏ bé, dễ dàng tắt lụi trong đêm băng tuyết. Bởi vậy mỗi que bật lên sao có thể sưởi ấm được tâm thân và tâm hồn đã đông lạnh của cô bé. Nó chẳng qua chỉ là chỗ bấu víu cực kì mong manh của cô bé mà thôi. Em bé quẹt cả số diêm còn lại chính là để cố bám lấy những ước mơ đó. Trong khi chúng ta có đầy đủ những thứ đó thì cô bé bán diêm của An-đec-xen lại thiếu tất cả. Ngay cả giấc mơ đẹp nhất em cũng chỉ được thấy khi đã hấp hối.
Chúng ta càng trân trọng những ước mơ đó của em bao nhiêu lại càng đau đớn bấy nhiêu trước cái chết vô cùng thương tâm của em. Dẫu tác giả có tả em bé chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng, đôi môi đang mỉm cười, thì nỗi đau trong ta vẫn không thuyên giảm, mà thậm chí cứ nhắm mắt lại thì hình ảnh ấy lại càng day dứt ta hơn.
Hình ảnh cô bé bán diêm mãi mãi để lại trong lòng bao người đọc trên khắp thế gian này, niềm đau thương vô hạn, như luôn nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Và đó cũng chính là tấm lòng nhân hậu tràn đầy của An-đec-xen.
An-đec-xen (1805 – 1875) là nhà văn lớn Đan Mạch nổi tiếng trên thế giới về những truyện kể cho trẻ em mang màu sắc cổ tích.
Đọc truyện Cô bé bán diêm, An-đec-xen như dẫn chúng ta đi theo con đường bán diêm của một em bé gái nghèo khổ, bất hạnh, mồ côi mẹ. Đầu trần, chân đất, em lủi thủi bước đi trong đêm giao thừa rét dữ dội, tuyết rơi. Phần cảm động nhất, thấm đẫm tinh thần nhân đạo nhất là khi An-đec-xen nói về những cơn mơ của em bé.
Rét quá, tối tăm và cô đơn, em đánh liều một que. Que diêm thứ nhất sáng rực như than hồng làm cho em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bống nhoáng.
Que diêm thứ hai bùng cháy, em mơ được sống trong một mái nhà êm ấm có tấm rèm bằng vải màu, có một mâm cỗ sang trọng. Bàn ăn có khăn trải bàn tráng tinh có bát đĩa bàng sứ quý giá có ngỗng quay… Em đang bụng đói cật rét, nên em mơ thấy ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, pliuốc-sét cám trên lưng, tiến về phía em…
Que diêm thứ ba được quẹt lên. Em bé thấy hiện lên một cây Nô-en được trang trí lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi. Em giơ tay với về phía cây Nô-en thì diêm tắt. Em mơ thấy các ngọn nến bay cao lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.
Que diêm thứ tư bùng cháy, ánh lửa xanh tỏa ra. Em bé mơ nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em. Em bé nguyện cầu tha thiết: Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà…
Em bé quẹt hết cả bao diêm. Diêm nối nhau chiếu sáng. Đêm càng khuya càng rét, tuyết càng phủ dày mặt đất. Em bé chập chờn trong mơ. Em thấy bà em hiện lên to lớn và đẹp lão. Bà nội cầm tay em, hai bà cháu về chầu Thượng đế.
Giấc mơ em bé mơ thấy sau khi quẹt cháy que diêm thứ tư là xúc động nhất. Em bé chìm dần vào ngọn lửa xanh. Em nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em. Em mơ được sống lại những ngày êm ấm hạnh phúc thời bé thơ được sống bên bà. Diêm cháy sáng rồi tàn làm tan giấc mơ: Que diêm tắt phụt, và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất. Đã hơn một thế kỉ trôi qua, từ ngày An-đec-xen viết truyện Cô bé bán diêm (1845, người đọc khắp hành tinh gần xa, nhất là những bạn nhỏ, hình như vẫn còn nghe văng vẳng dâu đây lời nguyện cầu tha thiết của em bé tội nghiệp: … xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này,.. Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.
Chập chờn trong những cơn mơ. Đêm giao thừa càng về khuya càng rét, tuyết phủ dày mặt đất. Tối tăm, lạnh lẽo, cô đơn. Em bé quẹt hết cả bao diêm. Ngọn lửa diêm nối nhau cháy sáng. Em bé thấy bà nội hiện lên to lớn, hiền từ. Bà nội cầm tay em cùng bay lên cao, cao mãi chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ em nữa. Hai bà cháu đã về chầu Thượng đế.
Cũng như Tiên, Phật, Bụt… trong truyện cổ dân gian Việt Nam, Thượng đế trong truyện cổ An-đec-xen là một biểu tượng về niềm tin hướng tới cái thánh thiện vô cùng cao cả, thiêng liêng, tốt đẹp. Thượng đế trong ước mơ chứ không phải thượng đế trong Kinh thánh, trong đạo giáo. Mơ ước của em bé là mãi mãi muốn được sống bên bà trong yên vui, ấm no, hạnh phúc, vĩnh biệt hiện thực đói rét, đau khổ, côi cút, bước sang một thế giới hạnh phúc tốt đẹp, đó là lên trời với Thượng đế chí nhân.
Em bé đã chết đói, chết rét trong đêm giao thừa, thế nhưng người đọc vẫn cảm thấy em không chết. Nói về giấc mơ em bé bán diêm, ngòi bút An-đec-xen chứa chan tình nhân đạo.
Đọc truyện Cô bé bán diêm, ta thấy hình tượng ngọn lửa là hình tượng lấp lánh nhất. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi và sống trong tình thương. Từ những ngọn lửa diêm đã hóa thành những ngôi sao trên trời… để soi đường cho em bé bay lên ở với bà nội trên thượng đế.
Qua ngọn lửa và ngôi sao, An-đec-xen đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những ước mơ hoặc bình dị, hoặc kì diệu của tuổi thơ. Vẻ đẹp nhân văn của truyện Cô bé bán diêm được thể hiện tài tình qua hình tượng ngọn lửa ấy.
Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, khôn cùng và cái chết vô cùng thương tâm của cô bé. Cô bé đã cạn kiệt về vật chất và bị tổn thương nặng nề về tinh thần. Trong cuộc đời này còn có gì đau đớn hơn khi là môt cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời.
Trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé, lòng tôi như đau thắt lại. Có lẽ nào ta lại không cảm thấy xót xa khi nghĩ về hình ảnh cô bé một mình bơ vơ, giữa một không gian mênh mông trong đêm tối, rét cắt da, cắt thịt. Trong khi mọi người được sum vầy vui vẻ trong các căn nhà âm áp, bên lò sưởi kia, thì em bé phải một mình bán những bao diêm, em chẳng được ai quan tâm để ý. Cảnh ngộ đó của cô bé càng làm đau đớn tim ta hơn, vì nó lại xảy ra trong đêm giao thừa, khi tất cả niềm vui và sự đầy đủ ùa vào những căn nhà ấm cúng.
Chính lúc đó cô bé đầu trần, chân đi đất, run rẩy vì lạnh và đói. Sự đầm ấm của các gia đình hiện ra qua khung cửa sổ kia càng làm chúng ta xót xa cho cô bé khốn khổ tội nghiệp, không có lấy một chút hạnh phúc nào trong đêm giao thừa. Nhất là hình ảnh cô bé chỉ biết ngồi thu chân vào hốc tường mà hồi tưởng, mà ước mơ. Một que diêm bật sáng lên là cuộc sống quá khứ lại hiện về. Đó là những ngày sống vui vẻ, tràn đầy hạnh phúc bên bà nội hiền từ, nhân hậu như một bà tiên, trong ngói nhà nhỏ xinh xắn có dây thường xuân bao quanh. Nhưng que diêm tắt là một thực tại vô cùng nghiệt ngã, phũ phàng lại ập đến. Em đang phải sống trong trăm đường cơ cực, khổ sở. Cả ngày phải đi bán diêm, nếu không bán được, đến tối về lại bị bố đánh đập. Và trong đêm giao thừa rét căm căm này em không dám về vì chẳng bán được một que diêm nào. Ngay cả những ước mơ nhỏ bé của em mà cũng chỉ thấy được qua mộng ảo. Mỗi một que diêm sáng lên ước mơ ở đây không phải là ánh sáng của một cây đèn hay của một nguồn ánh sáng gì to lớn. Nó chỉ là một ánh lửa diêm nhỏ bé, dễ dàng tắt lụi trong đêm băng tuyết. Bởi vậy mỗi que bật lên sao có thể sưởi ấm được tâm thân và tâm hồn đã đông lạnh của cô bé. Nó chẳng qua chỉ là chỗ bấu víu cực kì mong manh của cô bé mà thôi. Em bé quẹt cả số diêm còn lại chính là để cố bám lấy những ước mơ đó. Trong khi chúng ta có đầy đủ những thứ đó thì cô bé bán diêm của An-đec-xen lại thiếu tất cả. Ngay cả giấc mơ đẹp nhất em cũng chỉ được thấy khi đã hấp hối.
Chúng ta càng trân trọng những ước mơ đó của em bao nhiêu lại càng đau đớn bấy nhiêu trước cái chết vô cùng thương tâm của em. Dẫu tác giả có tả em bé chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng, đôi môi đang mỉm cười, thì nỗi đau trong ta vẫn không thuyên giảm, mà thậm chí cứ nhắm mắt lại thì hình ảnh ấy lại càng day dứt ta hơn.
Hình ảnh cô bé bán diêm mãi mãi để lại trong lòng bao người đọc trên khắp thế gian này, niềm đau thương vô hạn, như luôn nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Và đó cũng chính là tấm lòng nhân hậu tràn đầy của An-đec-xen.
trong lấy vở ra mà tra mấy cái bài về cô bế bán diêm đừng lười suy nghĩ thế
Thái độ yêu ghét của Ngô Tất Tố thể hiện rất rõ ràng qua từng trang viết. Tình cảm yêu mến, trân trọng mà ông dành cho người nông dân khiến ông thật sự là tri âm, tri kỉ của họ. ông cũng không giấu diếm sự khinh bỉ và căm ghét đối với bọn thống trị sâu mọt ở nông thôn. Về nghệ thuật, Tắt đèn được coi là tiểu thuyết hiện thực xuất sắc mà thành công lớn nhất là tác giả đã dựng nên một thế giới nhân vật sinh động, trong đó có những điển hình độc đáo.
Đoạn Tức nước vỡ bờ trích từ chương XVIII của tác phẩm, nội dung xoay quanh những biến động ghê gớm xảy ra với gia đình chị Dậu trong mùa sưu thuế.
Chị Dậu đã đương đầu với bọn nha dịch tay sai để bảo vệ chổng như thế nào?
1/ Kể theo lời chị Dậu: CĂM GIẬN KHÔN NGUÔI
a/ Mở bài:
- Sợ chồng tôi bị trói, bị đánh nên tôi hết lời van xin.
b/Thân bài:
- Cai lệ vừa quát vừa đấm tôi mấy bịch rồi sấn đến trói chồng tôi.
- Tôi liều mạng cự lại thì bị cai lệ tát bốp rồi hắn cứ nhảy vào cạnh chồng tôi để trói, đánh.
- Tôi nghiến răng chửi hắn rồi túm cổ hắn, dúi hắn ngã chỏng quèo, mặc cho hắn thét trói chúng tôi.
- Tên người nhà lý trưởng giơ gậy chực đánh liền bị tôi nắm ngay được gậy. Sau một hồi giằng co, du đẩy, tôi vật nhau với hắn và lẳng hắn ngã nhào ra thềm.
c/ Kết bài:
- Tôi vẫn không nguôi giận bọn cai lệ bất nhân.
2/ Kể theo lời bà hàng xóm: NGƯỜI HÀNG XÓM CAN ĐẢM
a/ Mở bài:
- Nghe ầm ĩ mãi, tôi sốt ruột quá đành lật đật chạy sang nhà chị Dậu xem tình hình thế nào.
- Tôi đã chứng kiến cảnh chị Dậu trừng trị bọn cai lệ bất nhân.
b/Thân bài:
- Chị Dậu đặt cái Tỉu xuống đất, chạy lại nài nỉ xin cai lệ đừng trói đánh chồng nó.
- Cai lệ vừa quát vừa đấm chị Dậu mấy cái rồi sấn đến để trói anh Dậu.
- Chị Dậu tức quá nên cự lại hắn bằng những lý lẽ cứng rắn.
- Cai lệ tát chị ấy rồi lại nhảy vào cạnh anh chồng.
- Chị Dậu mắng cai lệ và túm cổ, dúi hắn ngã chỏng quèo trong khi hắn vẫn thét trói người.
- Người nhà lý trưởng giơ gậy chực đánh liền bị chị Dậu nắm ngay được gậy, Hai người giằng co, du đẩy rồi vật nhau. Kết cục, chị Dậu lẳng hắn ngã nhào ra thềm.
c/ Kết bài:
- Tôi vừa hả hê vì thật đáng đời cho bọn tay sai chó đểu vừa thầm phục sự can đảm quyết liệt của chị Dậu.
3/ Kể theo lời anh Dậu: NGƯỜI VỢ TO GAN
a/ Mở bài:
- Vợ tôi lo lắng cho tôi nên vội vàng xin cai lệ tha cho tôi.
b/Thân bài:
- Cai lệ vừa quát vừa đấm nhà tôi mấy cái rồi sấn đến để trói tôi.
- Vợ tôi liều mạng cự lại thì bị cai lệ tát bốp rồi hắn cứ nhảy vào để trói, đánh tôi.
- Vợ tôi nghiến răng chửi hắn rồi túm cổ hắn, dúi hắn ngã chỏng quèo, mặc cho hắn thét trói chúng tôi.
- Tên người nhà lý trưởng giơ gậy chực đánh liền bị vợ tôi nắm ngay được gậy. Sau một hồi giằng co, du đẩy, nhà tôi vật nhau với hắn và lẳng hắn ngã nhào ra thềm.
c/ Kết bài:
- Tôi rất thương vợ và sợ hãi nghĩ đến cảnh tù tội.
4/ Kể theo lời cai lệ: CỨU CHÚNG CON VỚI, CỤ LÝ ƠI!
a/ Mở bài:
- Chúng con bị đòn đau, cứu chúng con với, cụ lý ơi!
b/Thân bài:
- Con mụ Dậu xin tha cho thằng chồng đau ốm khỏi bị trói đánh.
- Con vừa quát vừa đấm mụ ta mấy cái rồi sấn đến để trói thằng chồng.
- Con ranh ấy già lẽ cãi lại con, con tát bốp rồi cứ nhảy vào để trói, đánh chồng nó.
- Mụ Dậu nghiến răng chửi con rồi túm cổ, dúi con ngã chỏng quèo, nhưng con vẫn thét trói vợ chồng chúng.
- Liền đó, người nhà cụ ứng cứu. Anh ấy giơ gậy chực đánh nhưng bị con mụ ghê gớm ấy nắm ngay được gậy. Sau một hồi giằng co, du đẩy, vật nhau, con quỷ cái lẳng anh ấy ngã nhào ra thềm.
c/ Kết bài:
- Con cầu xin cụ trả mối hận này giúp chúng con.
5/ Kể theo lời chị Dậu: CĂM GIẬN KHÔN NGUÔI
a/ Mở bài:
- Sợ chồng tôi bị trói, bị đánh nên tôi hết lời van xin.
b/Thân bài:
- Cai lệ vừa quát vừa đấm tôi mấy bịch rồi sấn đến trói chồng tôi.
- Tôi liều mạng cự lại thì bị cai lệ tát bốp rồi hắn cứ nhảy vào cạnh chồng tôi để trói, đánh.
- Tôi nghiến răng chửi hắn rồi túm cổ hắn, dúi hắn ngã chỏng quèo, mặc cho hắn thét trói chúng tôi.
- Tên người nhà lý trưởng giơ gậy chực đánh liền bị tôi nắm ngay được gậy. Sau một hồi giằng co, du đẩy, tôi vật nhau với hắn và lẳng hắn ngã nhào ra thềm.
c/ Kết bài:
- Tôi vẫn không nguôi giận bọn cai lệ bất nhân.
(+) Mở bài :
Giới thiệu tác giả , tác phẩm
Thân bài
+ Nêu tóm tắt văn bản
+ Phân tích nhân vật chị Dậu
- Trước tiên
- Sau đó
- Cuối cùng
+ Phân tích hình ảnh cai lệ
- Hình ảnh
- Hành động
- Ngôn ngữ
+ Từ 2 ý trên , khai triển phần giá trị nhân đạo của văn bản
Kết bài :
Khẳng định giá trị bài văn
Cảm nhân của mình về bài văn
Nhân vật lão Hạc:
-Vì nhà quá nghèo nên Lão Hạc đành bán cậy Vàng đi.-kỉ vật của con trai để ali5.
-Yêu thương súc vật
-Yêu thương con người hết mực giàu đức hy sinh.
-Có lòng tự trọng.
A. Mở bài
Nam Cao (1915-1951) là nhà văn xuất sắc trong nền văn học hiện thực 1930- 1945. Ông để lại khoảng 60 truyện ngắn và cuốn tiểu thuyết “Sõng mòn”.
Bên cạnh đề tài người trí thức trong xã hội cũ, Nam Cao viết rất thành công về đề tài nông dân, những con người nghèo khổ đáng thương.
Lão Hạc là một truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao viết về cuộc đời cô đơn và cái chết đầy thương tâm của một lão nông với tình nhân đạo bao la.
B. Thân bài:
- Lão Hạc một người nông dán nghèo khổ, bất hạnh.
- Tài sán: 3 sào vườn. 1 túp lều, 1 ***** vàng.
- Vợ chết sớm, cảnh gà trống nuôi con.
- Cô đơn: con trai “phẫn chí” đi đồn điền cao su, di biệt 5, 6 năm chưa vổ, lão thui thủi một mình.
- Tai họa dồn dập: trận ốm kéo dài 2 tháng 18 ngày. Trận bão phá tan cây cối, hoa lợi trong vườn. Làng mất mùa sợi. Giá gạo ngày một cao. Lão thất nghiệp càng túng thiếu, cùng quẫn.
- Rất yêu quý cậu Vàng, nhưng mỗi ngày cậu ãn hét 2 hào gạo. Lão Hạc phải bán cậu Vàng cho ngưừi ta giết thịt. Lão đau khổ, ân hận, càng cô đơn.
- Lão Hạc ăn cù chuối, sung luộc, cú ráy… và cuối cùng ăn bã chó đế tự tử. Thông qua nhân vật ỏng giáo, Nam Cao biểu lộ tình thương đối với lão Hạc
- Lão Hạc là mọt lảo nông chất phác, hiền lành, nhân hậu.
- Rất yêu con: thương con vì nghèo mà không lấy được vợ; đau đớn khi con trai ra đi phu; nhớ con qua những lá thư con gửi về; tiền bán hoa lợi và mảnh vườn đéu giữ lại cho con: “Mảnh vườn là cùa con ta… Của mẹ nó tậu thì nó hưởng…”.
- Rât yêu quý ***** mình nuôi: đặt lẽn là “cậu Vàng”; yêu quý cậu Vàng như người đàn bà hiếm hoi quý đứa con cầu tự, cho nó ãn trong bát sứ như nhà giàu, bắt rận và tắm cho nó, vừa uống rượu vừa tâm sự yêu thương. ***** là niềm vui, là một phần đời của Lão Hạc. Bi kịch: bán cậu Vàng, lão Hạc đau khổ cô đơn. Để nuôi thì không có tiền mua gạo cho cậu Vàng ăn, bán đi thì ân hận đau khổ, cảm thấy mình dã già rồi “còn đánh lừa một con chó… Lão Hạc nhân hậu, lão đã thành tình cám, quan hệ con người, như yêu tlnương một con người.
- Lão Hạc là một nông dàn nghèo khổ mà trong sạch giàu lòng tự trọng.
- Ông giáo mời ãn khoai, lão khước từ
- Quá lúng quẫn, chi ăn cù chuối, sung luộc…, nhưng lão đã từ chối “một cách gán như hách dịch” những gì ông giáo ngầm cho lão.
- Gửi lại ông giáo 30 dồng bạc, đổ lỡ chết thì “gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xổm cả”.
- Trước khi ăn bả chó tự tử. lão gửi ông giáo mảnh vườn cho con; như ông giáo đã nói: “Cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào”…C. Kết bài:
- Tổng hợp lại cuộc dời và phẩm chất cửa Lão Hạc.
- Nghệ thuật miêu tá và thái độ của Nam Cao trong xây dựng: nhân vật điển hình.
- Khẳng định giá trị nhân đạo.
1. Bố cục
Bố cục: 2 phần
Phần 1: Từ đầu đến “Người ta hỏi đến chứ”
=>Cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng
Phần 2: Còn lại
=>Cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và mẹ
*Hoàn cảnh của bé Hồng:
-Gần đến ngày gỗ đầu của thầy
-Mẹ ở Thanh Hóa chưa về
-Ở với họ hàng
->Hoàn cảnh đáng thương mồ côi bố, sống xa mẹ
* Thái độ của người cô
Gọi tôi đến bên cười hỏi:
-Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa với ****** không?
Giọng ngọt:
-Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu
Vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
-…Bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ
Đổi giọng nghiêm nghị…chập chừng nói tiếp
Thánh tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ
=>Giả dối, mỉa mai, cay độc
*Thái độ của bé Hồng khi nghe câu chuyện của bà cô về mẹ
Toan trả lời…cúi đầu không đáp
Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa ở cằm và ở cổ
Cười dài trong tiếng khóc
Cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng
=>Tâm trạng đau đớn tủi cực
Cảm nhận của bé Hồng về câu chuyện của bà cô
-Nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô
Những rắp tâm tanh bẩn
Những cổ tục
=>Hiểu rõ bản chất của người cô, đó là con người có tính cách hẹp hòi, tâm địa cay độc tàn nhẫn.=> Là nhân vật thể hiện những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn đối với người phụ nữ trong xã hội cũ
Cảm nhận của em về câu văn “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi
Câu văn dài kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc: So sánh “ những cổ tục… là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ”, điệp từ “Mà” cùng các động từ mạnh:vồ, cắn, nhai, nghiến cùng nằm trong cùng một trường nghĩa đặc tả tâm trạng uất ức căm giận của nhân vật về những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn của xã hội cũ đối với người phụ nữ là người mẹ mà chú bé Hồng hết mực yêu thương
b. Tình cảm của bé Hồng với mẹ
Khi nghe những lời cay độc từ bà cô:
-Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến
->Tình yêu thương và sự kiên định trong suy nghĩ về mẹ
-Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách dấu giếm
>Sự trưởng thành trong suy nghĩ
-Giá những cổ tục…..vồ lấy, mà cắn, mà nhai, mà nghiến ->Tình yêu thương và lòng căm phẫn =>mong muốn hành động được đấu tranh bảo vệ cho mẹ
* Khi gặp mẹ:
Tôi chợt thấy thoáng một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối
-Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...
=>Tiếng gọi tha thiết khát khao tình mẹ
“ cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”
=>Đây là một giả thiết mà cậu bé tự đặt ra – giả định là một hình ảnh so sánh độc đáo => hi vọng tột cùng- thất vọng- tuyệt vọng tột cùng
Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân…..òa khóc nức nở
=> Tình yêu thương, nỗi xúc động bàng hoàng, niềm sung sướng và cả sự tủi thân nghẹn ngào vỡ òa trong tiếng khóc nức nở
Trong lòng mẹ:
-Được nhìn thấy mẹ: Gương mặt mẹ…tươi sáng, đôi mắt trong và nước da mịn, màu hồng của hai gò má
Được ngồi trong lòng mẹ: đùi áp đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, cảm giác ấm áp… mơn man khắp da thịt….hơi thở thơm tho
Cảm nhận về tình mẹ: Người mẹ có một êm dịu vô cùng
=> Cảm nhận niềm hạnh phúc, thiêng liêng của tình mẫu tử
Bằng lời văn chân thực giàu cảm xúc, đoạn trích cho ta thấy bé Hồng là chú bé số phận cay đắng đau khổ nhưng có lòng yêu thương, sự kính trọng và niềm tin mãnh liệt về người mẹ của mình. Đoạn trích là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt
III.Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
Văn bản thể hiện phong cách viết văn của Nguyên Hồng trong thể loại hồi kí: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm
2. Nội dung:
Đoạn trích cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng. Đồng thời cảm nhận được nỗi khát khao sự ấm áp của tình mẹ thiêng liêng cao đẹp của bé Hồng
1. Nhân vật duy nhất Tác phẩm chỉ có một nhân vật. Đấy là cô bé bán diêm. Cô bé không có tên. Người kể dùng ngay công việc (bán diêm) để gọi tên nhân vật. Cách đặt tên này đã cho thấy dụng ý: nhấn mạnh nỗi thống khổ của một con người, còn bé mà phải đi bán diêm để kiếm sống. Hoàn cảnh và cuộc đời ấy thật đáng thương tâm. Không có tên, em bé ấy sẽ mang giá trị ẩn dụ lớn. Em đại diện và gợi nhớ đến vô vàn các em bé nghèo khổ như em. Ngoài cô bé, truyện còn nhắc đến ba người thân trong gia đình em là bà, bố và mẹ. Những nhân vật này không được miêu tả trực tiếp trong tác phẩm mà chỉ được kể gián tiếp qua trang phục (bé đi giầy của mẹ), suy nghĩ (về bố) và tưởng tượng (về bà). Người kể chỉ nhắc đến mẹ em bé qua chi tiết em đi lại giầy của mẹ mà không nói rõ người mẹ ấy đã qua đời hay đi lấy chồng khác. Dẫu sao đi nữa thì em bé ấy cũng không có mẹ và kí ức của em chẳng hề lưu giữ kỉ niệm nào về mẹ. Người em yêu thương nhất là bà. Người em sợ nhất là cha. Nhưng bà em đã qua đời. Cảnh ngộ gia đình em thật thương tâm. Em sống cùng cha, người mà lúc nào cũng hiện lên trong tâm trí em với vẻ khủng bố, hung dữ. Truyện mở ra với tình huống gay cấn. Em bé không bán được diêm nên không dám về nhà. 2. Ngôi nhà và quá khứ Song ngôi nhà ấy không phải là ngôi nhà ấm cúng. Nó lạnh lẽo, tồi tàn không chỉ vì thiếu vắng tình người mà bản thân nó cũng đã dột nát tả tơi. Gọi là nhà nhưng khoảng không mà cha con em bé sở hữu là một gian phòng áp mái, nơi dành cho những người thuê nghèo đến cùng tận. Đây là tâm trạng của em bé: “Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà”. Sinh ra và lớn lên trong cảnh khổ, con người rồi sẽ quen đi và không có cảm giác quá nặng nề trước những khổ ải mà họ phải hứng chịu. Nhưng đang sống trong ngôi nhà ấm áp, đầy ắp tình thương, đầy đủ về vật chất mà lại bị ném ra đường bơ vơ tự kiếm sống trong thời tiết lạnh giá thì quả thật là quá khủng khiếp. Em bé bán diêm lại ở trong hoàn cảnh nghiệt ngã đó. Tình cảnh của em thật đáng thương tâm. Những người thân yêu lần lượt bỏ em đi. Cha em lại trở nên độc ác. Em không bán được diêm và thậm chí ngay cả đến ngửa tay ăn xin em cũng chẳng có được gì: “không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về”. Thế gian này đã hoàn toàn lạnh lẽo đối với em. Gia đình là cả chốn ngục tù. Nhà em lạnh lẽo giống như ngoài đường phố. Xã hội không chấp nhận, cưu mang một mảnh hình hài đói rét khốn cùng như em. Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp tăng cấp nhằm đưa em bé đến giới hạn tột cùng của nỗi bất hạnh, của sự sống. Thông thường, trong truyện cổ tích, trước cảnh ngộ đó Bụt sẽ hiện lên cứu giúp con người khốn khổ. Thế nhưng câu chuyện phảng phất dư vị cổ tích này lại không phát triển theo hướng đó. Sẽ không có cái kết thúc có hậu dành cho số phận con người. Bởi lúc này, con người trở nên ích kỉ hơn, đầy toan tính hơn. Dấu ấn hiện đại được đan cài trong tình huống có vẻ như cổ tích ấy là tác giả để cho nhân vật vượt qua giới hạn của sự sống, đến với cõi chết. Một cái chết thê lương trên nền tuyết trắng. Nền tảng cho tính hiện đại ấy là tác giả tiếp tục giữ sự tương phản đã nêu ngay đầu chuyện: một em bé nghèo khổ bơ vơ giữa trời giá lạnh, giữa xã hội không chút tình người. Thời điểm xảy ra bước ngoặt giữa sự sống, cái chết của em bé, mỉa mai thay, được đặt vào đêm giao thừa. Khung cảnh của đêm giao thừa thì chắc ai cũng biết. Người đi xa tìm về nhà. Không khí gia đình ấm áp, tưng bừng, bận rộn. Người người đi mua sắm nhộn nhịp phố phường... Nhưng đêm giao thừa là đêm bất hạnh của em bé, không chỉ bây giờ mà ngay cả trước đó: “đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh”. Khoảng cách thời gian về đêm giao thừa hạnh phúc năm xưa đến đêm giao thừa bất hạnh năm nay ắt hẳn chưa phải lâu lắm. Bởi lẽ em bé còn nhớ rất rõ không khí và mùi vị của đêm giao thừa: “Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn” và “trong phố sực nức mùi ngỗng quay”. Những hình ảnh đó cứ lặp lại năm này sang năm khác, trở thành những tín hiệu bất di bất dịch của phong tục cổ truyền. Thế nhưng, trên cái nền yên ả tràn ngập ánh sáng và mùi vị quyến rũ đó, Andersen dựng lên một sự tương phản: em bé phải ngồi ngoài đường giá lạnh đón giao thừa. 3. Lời kể nương theo dòng tâm trạng Khoảng cách không gian từ nhà ra đường thì ngắn ngủi nhưng khoảng cách tâm trạng thì thật xa vợi vô cùng. Em bé ý thức được điều đó và người kể lại nắm bắt ngay được dòng nội tâm đó để kể lại cho chúng ta câu chuyện đầy thương cảm. Hầu hết câu chuyện được kể nương theo dòng tâm trạng của em bé. Người đọc có thể dễ dàng nhận ra những tín hiệu người kể đang “đọc” suy nghĩ của cô bé bán diêm: – Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa...– Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi...– Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?...– Thật là dễ chịu!... Có khi người kể còn trực tiếp tái hiện cả lời độc thoại của cô bé lên trang sách: – Chắc hẳn có ai vừa chết, em bé tự nhủ. Nhờ cách kể này mà người đọc có thể tiếp xúc rõ hơn với cảnh ngộ chua xót của em bé: “Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào một chút”.“Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn”.“Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm...”. Cách kể luôn tuân thủ nguyên tắc từ xa đến gần. Thoạt tiên là khung cảnh đêm giao thừa, tiếp đến là em bé ngồi trong góc tường, rồi miêu tả em chống cái rét bằng cách “thu chân vào người”. Những tưởng em đỡ rét thì người kể liên tiếp đưa ra hai liên từ hàm ý phản nghĩa: – Co chân nhưng vẫn lạnh hơn– Lạnh hơn tuy nhiên (nhưng) em không thể về nhà... Người kể vẫn giữ nguyên bút pháp tương phản theo lối tăng cấp. Nếu câu trên chỉ thông báo em bé bị lạnh thì câu dưới ngầm ẩn cái lạnh ấy sẽ tăng thêm vì em không được phép về nhà. Ở câu trên ta cứ ngỡ em bé là kẻ lêu lổng và nguyên nhân em bị lạnh là do em. Nhưng câu dưới đã cho ta biết rõ nguyên nhân khiến em bé lạnh: không phải vì em mà vì cha em (nhất định là cha em sẽ đánh em) và vì cả cái xã hội nhộn nhịp giàu có kia lãnh đạm trước tấm hình hài bé bỏng rét buốt (không ai bố thí cho một đồng xu). Đến đây ta thấy thân phận cô bé bán diêm hiện lên trong một khung cảnh đối chọi khốc liệt. Một mình cô bé, áo không đủ ấm, đói không có gì ăn, phải chống chọi lại cả khối lạnh lẽo bủa vây từ mọi phía: cái lạnh của nhà em, cái lạnh từ tình cảm cha con, cái lạnh của người trên phố và cái lạnh của giá rét thời tiết. Trong tình cảnh đó, ánh sáng đèn điện và mùi ngỗng quay xuất hiện không những không làm giảm nỗi đói lạnh của em mà còn khiến cái đói lạnh trong em tăng đến tận cùng. Nghệ thuật tương phản ở đây được sử dụng đắc địa: – Ánh sáng đèn điện trong nhà ấm áp > < Đêm tối ngoài trời giá lạnh.– Mùi ngỗng quay thơm phức > < Cái đói cồn cào. Đêm tối, giá lạnh và cái đói, đằng sau là không lối về, chỉ có bức tường lạnh lẽo, lối thoát duy nhất của em bé lúc này là ao ước và mộng tưởng về thế giới khác nơi không còn nỗi đói khổ giày vò em. Lối kể nương theo tâm trạng của nhân vật đến đây phát huy hết sức mạnh của nó. Xuất phát từ ý tưởng quẹt que diêm để sưởi cho đỡ rét, người kể cho chúng ta thấy giữa đói và rét, cái rét còn khủng khiếp hơn. Tuy nhiên, ta cũng không loại trừ lôgíc thật của truyện vì lúc này trong tay em bé chỉ còn mấy bao diêm. Sức cám dỗ của hơi ấm quả thực lớn: “Cuối cùng em đánh liều quẹt một que”. Điều kì diệu vẫn chưa xảy ra. Chỉ có lối miêu tả hiện thực rất sinh động làm nền cho những gì xảy ra sau đó: “Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Tác giả dùng đến bốn tính từ để miêu tả ngọn lửa: xanh lam, trắng ra, rực hồng, sáng chói. Xu thế miêu tả là nhằm xóa mờ tính chất thực của ngọn lửa (biến đi, trắng ra, rực, chói) để làm cơ sở cho ảo giác xuất hiện: “Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa hơi nóng dịu dàng”. Quả là lôgíc, hơi ấm từ ngọn lửa diêm gợi cho cô bé cảm giác được ngồi trước lò sưởi. Sự tưởng tượng đó cũng là dấu hiệu đẩy lùi em bé bán diêm từ từ rời thế giới thực tại bước sang thế giới hư ảo của mình. Quá trình xâm nhập ấy được đánh dấu bằng lời cảm thán: “Chà! Ánh sáng kì dị làm sao!”. Nếu chỉ hơi ấm không thôi thì chưa chắc ảo giác xuất hiện. Vì ảo giác gắn với thị giác nên tác giả phải viện dẫn đến ánh sáng (nhưng phải là ánh sáng kì dị) thì sau đó lò sưởi mới hiện ra. Bút pháp tả thực được vận dụng nghiêm ngặt trong sự miêu tả này. Đúng hơn là có sự đan cài giữa lời miêu tả tâm trí bên trong với lời miêu tả hành động bên ngoài của cô bé (đoạn in nghiêng là lời miêu tả hành động bên ngoài): “Thật là dễ chịu! Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên. Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao!” 4. Ngọn lửa diêm: thực tế và mộng tưởng Lối kể xen kẽ này có tác dụng rất lớn để đưa người đọc xâm nhập vào thế giới mộng tưởng của nhân vật. Sự chuyển biến từ thế giới bên ngoài vào thế giới tâm trạng của em bé được dẫn dắt dần dần. Người kể đôi lúc dừng lại, nhắc về cảnh ngộ thực tại của em bé: “Em bần thần cả người và chợt nghĩ ra rằng cha em đã giao cho em đi bán diêm”. Thực tế đó càng tăng thêm phần nghiệt ngã với em bé và vì thế càng thôi thúc em tìm đến với chốn bình yên: cõi mộng ảo. Ngay sau khi que diêm cháy hết, “lò sưởi biến mất”, em lại tiếp tục quẹt diêm để được sưởi ấm, để được sống trong bầu không khí ấm áp dễ chịu. Các lần quẹt diêm và hiệu quả mà nó mang lại được miêu tả như sau: Lần Thế giới mộng tưởng Thực tế1 Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng.Em vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất... Đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng.2 Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kì diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa... tiến về phía em bé.Trước mặt em chỉ còn là những bức tường dày đặc và lạnh lẽo... chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả,... phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu,... khách qua đường, hoàn toàn lãnh đạm với em.3 Một cây thông Nô-en lộng lẫy hàng ngàn ngọn nến sáng rực, nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ.Diêm tắt. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.4 Bà em đang mỉm cười với em. Em xin được đi cùng bà.Diêm tắt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất.5 Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà nắm tay em rồi hai bà cháu bay vụt lên.Em bé chết.Truyện có nhiều hơn năm lần quẹt diêm bởi bốn lần đầu mỗi lần em bé chỉ quẹt một que. Riêng lần thứ năm, em quẹt liên tục hết cả bao diêm. Mục đích của lần quẹt cuối cùng này là để giữ ảo ảnh lại. Vì qua ánh sáng của que diêm, em bé được gặp bà, được nói chuyện với bà, bởi “em muốn níu bà lại”. Như thế ánh sáng từ ngọn lửa que diêm đảm nhận hai chức năng: vừa sưởi ấm (chức năng này không quan trọng vì ngọn lửa diêm thì quá nhỏ nhoi trước trời tuyết mênh mông) và vừa thắp sáng lên thế giới mộng ảo, cái thế giới mang lại hạnh phúc cho em. Nhưng rồi khi cháy hết, que diêm tắt, em bé chỉ còn lại bóng đêm và nỗi ngỡ ngàng hiu quạnh. Những trạng từ được sử dụng kèm theo trạng từ “tắt” càng làm tăng thêm nỗi hụt hẫng kia: “lửa vụt tắt”, “que diêm vụt tắt”, “que diêm tắt phụt”. Bốn lần thắp lửa, bốn lần lửa tắt, bốn lần ảo ảnh hạnh phúc vụt qua nhanh. Để níu giữ hư ảnh, diêm phải liên tục được đốt lên tỏa sáng. Niềm hạnh phúc của em bé cũng chỉ nhỏ nhoi như ngọn lửa diêm trong mịt mùng số phận của đêm giao thừa buốt giá. Điều nghịch lí ở đây là: hư ảnh càng được giữ lại, càng rõ nét bao nhiêu thì linh hồn em bé (nếu như có linh hồn), sự sống của em bé càng leo lét, càng rời xa thể xác, xa sự sống bấy nhiêu. Cuối cùng ngọn lửa ước mơ đã mang em theo cùng bà, người duy nhất em dấu yêu, người duy nhất mang lại hạnh phúc cho em trên cõi đời. Cái chết ấy là sự giải thoát. Khi trần gian là chốn khổ ải vô bờ thì hạnh phúc con người chỉ có được là ở thế giới bên kia. Toàn bộ câu chuyện là bức tranh sáng tối của một cuộc đời. Điểm khép mở hay cũng chính là vùng giao thoa kia chập chờn theo ngọn lửa diêm tỏa sáng. Trước khi quẹt diêm em bé đã ở vào cảnh ngộ mất bà, mất nhà, mất đêm giao thừa với cây thông Nô-en, phải lang thang dưới trời giá lạnh. Sau khi quẹt diêm, quá trình mất mát đó lại được bù đắp theo chiều ngược lại: diêm sáng, lò sưởi hiện lên, ngỗng quay hiện lên, cây thông Nô-en hiện lên, bà em hiện lên... Theo lôgíc của dòng vận động ấy, ta cứ ngỡ em bé sẽ tìm được hạnh phúc, sẽ thấy được phép màu của câu chuyện cổ tích hiện ra. Nhưng nếu tỉnh táo một chút ta thấy tất cả bao thứ kia đều không thật. Chúng chỉ là sảnphẩm từ trí tưởng tượng của một con người đói lạnh, bơ vơ. Nhưng có một sự thật nghiệt ngã hơn bao sự thật đấy là trong niềm hạnh phúc hoang tưởng đó, em bé bán diêm vĩnh viễn ra đi. Lần này nỗi hụt hẫng trong chuyện không để dành cho em bé mà giáng xuống người đọc, gây tiếc nuối xót xa. 5. Các kiểu lời văn Nghệ thuật kể chuyện của Andersen rất tài tình. Không chỉ nương theo tâm trạng nhân vật để từng bước dẫn người đọc vào miền hư ảo mà ông còn tái hiện cả lời nói thành tiếng của em bé để góp phần thể hiện tính cách: Lời độc thoại, lời đối thoại và cả lời người bà đã mất được người kể dẫn trực tiếp qua lời em bé. Như thế, người kể đã sử dụng nhiều kiểu lời văn, phong phú và rất linh hoạt. Để tiện theo dõi, chúng tôi lập bảng thống kê sau: TT Kiểu lời văn Nội dung1 Lời miêu tả cảnh vậtCửa sổ mọi nhà đều sáng rực... tuyết vẫn phủ kín mặt đất...2 Lời miêu tả tâm trạngChà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi thì khoái biết bao.3 Lời độc thoại Chắc hẳn có ai vừa chết.4 Lời đối thoại (một chiều)“Bà ơi! – em bé reo lên, – cho cháu đi với... Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà...”– “Chắc nó muốn sưởi cho ấm”.5 Lời dẫn trực tiếp lời của người bà“Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với Thượng đế ”.Chúng tôi đã tập trung phân tích ba kiểu lời trên, hai kiểu lời còn lại, chúng tôi sẽ tiếp tục làm sáng tỏ trong mối quan hệ với nhân vật chính.6. Em bé và “mọi người” Em bé bán diêm là nhân vật chính trong truyện. Điểm độc đáo là, toàn thiên truyện, ngoài nhiều người (người kể dùng cụm từ mọi người) xuất hiện ở cuối truyện, còn lại chỉ có một mình em bé, một nhân vật cho toàn bộ câu chuyện! Nếu nhà văn cứ để người kể một mình kể lại các sự việc liên quan đến em bé thì ắt hẳn câu chuyện sẽ nhàm chán vô cùng. Nhằm khắc phục điều đó, Andersen luôn để nhân vật hồi tưởng về quá khứ. Khi kỉ niệm hiện lên, nhà văn không ngần ngại tái hiện ngay dòng suy nghĩ đó lên trang giấy. Điển hình là đoạn em bé reo lên với bà, người đã qua đời: “xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia, khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao!... Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu”. Việc đưa nhiều kiểu lời văn vào tác phẩm không chỉ tạo sự hấp dẫn, chân thực mà còn góp phần giúp người đọc nắm bắt ngay được tính cách, tâm lí của nhân vật. Suốt cả câu chuyện, không một lần tác giả trực tiếp miêu tả sự ngoan ngoãn hiếu thảo của em bé, nhưng người đọc vẫn nhận ra nét đáng yêu đó từ em qua sự suy tưởng của em về quá khứ, về những hình ảnh hư ảo hiện ra sau ngọn lửa diêm và cụ thể, chính em thừa nhận mình ngoan qua lời cầu khẩn với bà: “Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi!”. Như vậy, nếu em bé được gặp lại bà thì chứng tỏ em bé ngoan. Và quả thực em đã gặp được bà, được đi cùng bà, được thỏa mãn ước nguyện. Những tưởng em bé hạnh phúc nhưng kì thực đấy là con người nhỏ bé bất hạnh nhất. Còn gì phản nhân văn hơn khi con người không khao khát sống mà lại đi ao ước được chết và được thỏa mãn ước nguyện chết ấy? Andersen không phải là nhà văn tàn nhẫn. Ông đã đan cài vào sau sự thỏa mãn phi nhân đạo kia một cái nhìn, một tiếng nói phê phán sâu sắc sự bất nhân mà xã hội dành cho em bé bán diêm. Và ông cũng không trực tiếp xuất hiện (thông qua lời kể hay lời của bất kì một nhân vật nào đó) để nói lời phản bác hay bày tỏ thái độ xót xa trước cái chết thê thảm của em bé. Lại vẫn là ai đó nói, không có danh tính, “Mọi người bảo nhau: – Chắc nó muốn sưởi ấm!”. Sự tồn tại của xã hội xung quanh em bé là mọi người: số đông, ẩn dụ cho cả khối băng lạnh trong lương tri con người. Thì ra, không phải cái giá lạnh của một đêm chuyển mùa (đêm giao thừa chuyển từ mùa đông sang mùa xuân) giết chết em bé mà chính cái lạnh trong tâm hồn, đạo đức của mọi người kia đã giết chết em. Họ không hề quan tâm, không hề thấu hiểu ngay cả khi em chết