K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2020

Tham khảo nhé !

Sau khi học xong bài "Lặng lẽ sa pa" em cảm thấy nhân vật anh thanh niên là một người có tinh thần trách nhiệm rất cao ,yêu đời ,yêu nghề,lối sống giản dị yêu đời,trái tim giàu yêu thương .Anh tự nguyện lên đỉnh núi cao vắng vẻ để thực hiện công việc đo mưa,đo nắng,....thầm lặng nhưng rất ý nghĩa ,có ích cho cuộc sống,cho con người.Dẫu cho có một mình lẻ loi,nhưng anh vẫn luôn thực hiện tốt công việc của mình.Anh không tô đậm cái gian khổ nhuenh anh nhấn mạnh những niềm hạnh phúc khi mình góp phần xây dựng đất nước ,thể hiện cái niềm yêu nghề của mình.Có lẽ rằng,đối với anh,công việc là một người bạn quan trọng ,là nguồn vui và cả là đích đến mà anh vươn tới bao lâu nay.Tâm hồn và những việc làm của anh thanh niên dã làm cho em thấy được tinh thần trách nhiệm của mình với sự nghiệp chung của đất nước,thôi thúc em rèn luyện bản thân để sống đẹp và làm gì đó có ích cho xã hội

12 tháng 12 2023

Một trường có 432 học sinh nam, chiếm 49% tổng số học sinh ca trường. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh nữ? làm kiểu gì đấy mấy bạn ơi!

12 tháng 12 2023

Bạn gửi câu hỏi ở phần đặt câu hỏi đi ạ @Phạm Nhật Khánh

5 tháng 12 2021

Tham khảo!

 

Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Nét đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo hình tượng đẹp, ngôn ngữ trong trẻo, nhẹ nhàng, sáng tác của nhà thơ có nhiều đặc sắc. Nổi bật sáng tác của ông có thể nói đến là "Lặng lẽ Sa Pa". Truyện được viết năm 1970, với tên truyện ta thấy Sa Pa là một nơi yên lặng để có thể nghỉ ngơi nhưng cạnh vẻ bề ngoài đó chính là sự sôi nổi của tuổi trẻ, chính là anh thanh niên.

Trước tiên tác giả giới thiệu cho người đọc một vùng đất đầy ấn tượng, vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa đã làm nền cho con người Sa Pa, những con người làm nghiên cứu khoa học trong lặng lẽ mà rất khẩn trương vì lợi ích đất nước, cuộc sống con người. Trong đó có anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Anh thanh niên được giới thiệu là "người cô độc nhất thế gian" một mình làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, quanh năm suốt tháng bốn bề mây phủ giá lạnh, anh cô độc "thèm người”, công việc mỗi ngày của anh “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây đo trấn động mặt đất”. Nhằm dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất và chiến đấu, công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác, có tinh thần trách nghiệm cao.

Công việc gian khổ vất vả nhưng anh thanh niên vẫn yêu nó, làm việc vất vả. Có lần anh phát hiện một đám mây khô lên quân ta đã tiêu diệt nhiều máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình hạnh phúc. Chính lòng say mê công việc mà anh đã vượt qua nỗi cô đơn, buồn chán. Anh có những suy nghĩ chân thành mà sâu sắc: “Hồi chưa vào nghề… bây giờ là làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa” và khi ta làm việc là đôi sao gọi là một mình được, huống chi việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy nhưng cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. Qua những lời tâm sự này ta thấy đó là suy nghĩ và lối sống cao đẹp của anh thanh niên càng thấy yêu mến, quý trọng những con người như thế, biết làm chủ bản thân, ý thức sâu sắc của mục đích làm việc.

Vẻ đẹp, nếp sống, tính cách biết tự làm đẹp cho cuộc sống. Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc biết sắp xếp lo toàn cuộc sống riêng ngăn nắp. Anh tự biết làm cho cuộc sống của mình vui vẻ đầm ấm thơ mộng, ý nghĩa. Anh trồng hoa “hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím,… vườn hoa khoe sắc rực rỡ hàng ngày như động viên tiếp sức làm cho tâm hồn mộng mơ, yêu cuộc sống”. Anh đọc sách, trò chuyện, lấy sách làm bạn tri ân, tri kỉ. Anh nuôi gà lấy thêm thực phẩm, tạo không khí gia đình vui tươi đầm ấm. Thế giới riêng của anh “một gian nhà ba gian sạch sẽ với bàn ghế, sách vở… Có lẽ chính lối sống đẹp đẽ đó khiến anh quên đi hoàn cảnh cô độc, công việc khắc nghiệt để thấy yêu nghề yêu cuộc sống hơn.

Anh là người khiêm tốn thành thực đáng quý. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh từ chối bởi vì công việc và đóng góp của mình còn nhỏ bé, chưa thấm vào đâu so với những người mà anh rất cảm phục, ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa, người đồng chí nghiên cứu khoa học. Anh nhiệt thành giới thiệu những con người làm việc thầm lặng. Đáng quý mến nữa ở anh đó là tấm lòng rộng mở, chân thành, gần gũi, thân thiết với tất cả mọi người. Với bác lái xe dường như đã trở thành người bạn thân tình, anh chu đáo nhớ cả việc vợ bác mới ốm dậy, gửi củ tam thất về làm quà cho bác gái.

Với những người bạn mới như ông họa sĩ, cô kĩ sư anh vui mừng đến luống cuống khi biết họ sẽ lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Anh đếm từng phút tìm thời gian gặp gỡ gắn bó vô cùng, anh thèm khao khát nghe chuyện dưới xuôi. Thời gian trôi đi thật nhanh, giờ phút chia tay đã đến anh thanh niên xúc động và đưa vào tay ông họa sĩ bằng vài nét khắc họa tác giả làm nổi bật hình ảnh anh thanh niên, bức chân dung với những vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, lối sống, những suy nghĩ về lí tưởng.

Qua bài Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long chúng ta cần phải biết quý trọng cuộc sống, yêu thương cuộc sống nhiều hơn nữa. Tác giả đã làm nổi bật nên một hình ảnh anh thanh niên chân thật, sống tình cảm và luôn khao khát có một cuộc sống tự do. Anh thanh niên là một trong những hình mẫu lý tưởng cho cuộc sống hiện nay để các bạn trẻ noi gương theo.

19 tháng 11 2021

Tham Khảo 
    Qua truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên với đầy đủ phẩm chất của một con người.  Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”. Vậy mà anh rất yêu công việc của mình. Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người ”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu , lòng mến khách, nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ.

Câu thơ trong bài “Một đời người, một rừng cây” của Trần Long Ân khiến ta nhớ tới nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng Lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Tự nguyện về làm nhiệm vụ một mình trên đỉnh núi cao, anh thanh niên đã trở thành nhân vật điển hình trong công cuộc lao động và xây dựng đất nước ở miền núi phía Bắc.

Nhà văn Nguyễn Thành Long (1925-1991) sinh ra và lơn lên ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Nhà văn được biết đến với các bút danh như Nguyễn Thành Long, Phan Minh Thảo, Lưu Quỳnh, là cây bút chuyên viết về truyện ngắn, ký. Nguyễn Thành Long từng nhận giải thưởng Phạm Văn Đồng do Chi hội văn nghệ liên khu V trao tặng năm 1953 cho tập bút ký “Bát cơm cụ Hồ”.

Truyện ngắn “Lặng Lẽ Sa Pa” nằm trong tập “Giữa trong xanh”, được viết năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của nhà văn Nguyễn Thành Long. Truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách văn chương nhẹ nhàng, trong trẻo, giàu chất thơ của nhà văn. Truyện xây dựng nên hình tượng nhân vật anh cán bộ khí tượng trên đỉnh Yên Sơn đẹp trong nếp sống, nếp nghĩ và cung cách ứng xử.

Trước khi nhân vật xuất hiện, tác giả dành một vài dòng đặc tả thiên nhiên Sa Pa hùng vĩ, thơ mộng. Sa Pa xuất hiện đầy ấn tượng với núi cao, thác đổ, bọt trắng, đường núi quanh co, cây cối chen nhau. Suốt chặng đường dài, từ bác lái xe đến ông họa sĩ, cô kĩ sư trẻ… dường như đắm mình vào một Sa Pa tinh khiết, kì ảo. Thời gian, không gian như dừng tại nơi này để những điều giản dị nhưng quý giá và thiêng liêng lên ngôi. Trong đó, anh thanh niên là một trong số điều giản dị nhưng quý giá và thiêng liêng đó.

Vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa đã làm nền cho vẻ đẹp của con người Sa Pa xuất hiện. Trước hết, người đọc có thể nhận thấy anh thanh niên làm một nghề rất đặc biệt mà cũng rất cao quý – “làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu”, nói nôm na là dự báo thời tiết và thiên tai. Một mình làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng bốn bề mây phủ cây phong, lạnh rét, anh dường như là “người cô độc nhất thế gian”? Những nỗi nhớ nhà, nhớ quê, nhớ cuộc sống nhộn nhịp chưa bao giờ nguôi trong lòng chàng trai trẻ. Đời sống vật chất cũng vô cùng thiếu thốn. Nhưng anh không cố độc! Anh tin rằng “Khi làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được.”

Không những thế, anh thanh niên còn là một người yêu khoa học. Công việc mỗi ngày của anh là: “Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất” nhằm dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất và chiến đấu. Công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Đôi lúc, công việc gian khổ mà ít ai có thể hình dung hết. Nhiều khi, lúc 1 giờ sáng rét, mưa, tuyết rơi mà nghe tiếng chuông đồng hồ báo cũng phải ra khỏi chăn ấm. Anh xách đèn đi trong gió, bão tuyết đang ào ào xô tới tấn công như chặt từng khúc, như muốn quét đi, bứt phá lung tung tất cả… Để làm được điều ấy phải có ý chí, tinh thẩn, quyết tâm cao lắm! Gian khổ thế, anh vẫn thực hiện nó một cách đều đặn, tỉ mỉ và nghiêm túc.

Bỏ lại những khó khăn, Nguyễn Thành Long còn khắc họa nhân vật anh thanh niên đẹp trong nếp sống thường nhật. Anh cũng trồng hoa, có “Hoa dơn, hoa thược dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong…”. Anh đọc sách, trò chuyện, giao tiếp với sách, lấy sách làm bạn tri âm tri kỉ. Anh còn nuôi vài con gà để có thêm thực phẩm hàng ngày. Những thứ nhỏ nhặt đó lại là niềm vui, sự an ủi của anh trước hoàn cảnh khắc nghiệt.

Chi tiết anh từ chối khi ông họa sĩ ngỏ lời muốn vẽ chân dung của anh chứng tỏ anh còn là một người khiêm tốn, chân thật. Trong suy nghĩ của mình, công việc và những đóng góp của mình còn nhỏ bé, chưa thấm vào đâu so với “ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa” hay “người đồng chí nghiên cứu khoa học” cùng cơ quan đang nghiên cứu lập bản đồ sét.

Anh đối xử với mọi người rất niềm nở, chu đáo. Anh biếu quà cho người vợ đang ốm của bác lái xe, tặng bó hoa tươi cho cô gái trẻ, tặng làn trứng gà cho ông họa sĩ.

Tóm lại, với lối văn bay bổng, hồn hậu, Nguyễn Thành Long đã xây dựng lên hình tượng nhân vật anh thanh niên có khát vọng sống, khát vọng cống hiến bất diệt. Qua đó vẽ lại bức tranh con người Việt Nam hăng say trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng công cuộc xây dựng, phát triển, đổi mới đất nước mới bắt đầu. Hình tượng anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long đã trở thành hình mẫu lí tưởng và nguồn cảm hứng lao động cho biết bao thế hệ trẻ hôm nay và mai sau để kiến thiết Việt Nam trở thành đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

14 tháng 6 2021

Trả lời :

Cái này em phải tham khảo trên mạng và viết theo ý của mk

~HT~

   Nhắc đến Sa Pa, trong đầu mỗi người đã hiện ra một vùng đất mát mẻ, có tuyết mỗi khi đông về, là nơi tham quan, nghỉ ngơi rất thú vị. “Lặng lẽ Sa Pa” cho ta biết được một mặt khác ở vùng đất bao người muốn đến này. Đó là Sa Pa với những con người đang miệt mài lao động ngày đêm để cống hiến một phần của mình cho đất nước bằng sự đam mê.

     Mở đầu câu chuyện, anh thanh niên hiện lên vô cùng rõ nét qua câu chuyện của bác lái xe và người họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ. Anh mới hai mươi bảy tuổi, một mình thích thú với công việc đo khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn cao hơn hai nghìn mét. Điều thú vị nhất ở anh chàng này là anh ta “thèm người”, sống một mình trên núi nên anh luôn muốn gặp con người dù chỉ một chút, anh muốn nhìn thấy họ, muốn nghe giọng nói của họ. Có khi anh còn để cây ngang đường để có thể gặp người nói chuyện vài câu.

     Khi lên đỉnh núi Yên Sơn cao ngất, ông họa sĩ và cô kĩ sư đã gặp một chàng trai “tầm vóc nhỏ nhắn, nét mặt rạng ngời”. Anh sống một mình trong căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, máy bộ đàm. Tuy anh sống một mình, nhưng chưa bao giờ anh buông thả bản thân, anh vẫn luôn chăm chút cho những góc riêng trong cuộc sống của mình. Anh trồng hoa, nuôi gà, anh mang lại cho cuộc sống của mình rất nhiều niềm vui. Khi có khách đột xuất anh hào hứng chào đón, giới thiệu với họ về cuộc sống của mình, đưa họ đi hái hoa và ca ngợi những người bạn khác cũng đang làm việc ở Sa Pa. Cuộc sống cô đơn đấy không làm anh bị mai mờ mà nó làm cho anh thanh niên được nổi bật hơn về những đức tính mà một người trưởng thành nên có.

     Anh thanh niên hai mươi bảy tuổi, còn rất trẻ, chưa có người yêu đáng ra phải bay nhảy với cuộc sống, phải vui chơi ở phố phường nhộn nhịp. Anh lại chọn rời xa nơi thành thị ồn ào, rời xa gia đình để gắn bó với công việc vất vả mà vô cùng cô đơn này “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc đầy những khó khăn và nguy hiểm, đòi hỏi sự tỉ mỉ rất cao, vậy mà anh lại đam mê với nó. Công việc phải luôn canh đúng giờ, đối mặt với gió, bão, tuyết, hoang thú và sự cô đơn. Áp lực công việc không có ai để chia sẻ, với một người bình thường chắc họ đã buồn rầu mà sống chẳng có ý nghĩa, nhưng anh luôn sống trong tinh thần lạc quan, một trái tim ấm áp, yêu đời. Anh đã vui sướng biết bao khi kể về câu chuyện khi kịp phát hiện ra các đám mây khô mà từ đó quân ta đã hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.

     Cuộc sống riêng của anh là khi không làm việc anh lại đọc sách, nó như người bạn tâm tình, sách mang đến cho anh niềm vui, sự sẻ chia, nguồn kiến thức bổ ích và thỏa tâm hồn ham nghiên cứu của anh. Anh rất khiêm tốn, khi biết họa sĩ muốn vẽ mình, anh đã từ chối, anh kể ra rất nhiều người khác phải hi sinh như thế nào, chứ mình không là gì cả. Lời nói thật thà ấy, không những thể hiện lòng khiêm tốn mà còn vẽ ra trước mắt một đội ngũ tri thức đang âm thầm ngày đêm làm việc, cống hiến, hi sinh. Sự cống hiến ấy đã giúp cho chúng ta hiểu giá trị của những con người đang âm thầm làm việc, hi sinh bản thân mình vì lợi ích chung của toàn xã hội. Đó là những gương sáng chúng ta cần học tập và noi theo

4 tháng 4 2020

rtyyytur67i

28 tháng 12 2023

Trong tác phẩm "Lặng Lẽ Sa Pa", hình ảnh của thanh niên được miêu tả là một người trẻ tuổi đầy nhiệt huyết, đam mê khám phá và muốn tìm hiểu về vùng đất Sa Pa. Tuy nhiên, anh ta đã không chú ý đến những người xung quanh và đã tỏ ra thiếu tôn trọng với văn hóa và phong tục của người dân địa phương.

Từ hình ảnh này, ta có thể rút ra bài học về sự tôn trọng và hiểu biết về văn hóa địa phương. Khi đến một vùng đất mới, chúng ta cần phải tôn trọng và học hỏi về văn hóa, phong tục của người dân địa phương. Điều này giúp chúng ta có thể tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với người dân địa phương và đồng thời giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vùng đất mà chúng ta đang khám phá. Nếu không tôn trọng và hiểu biết về văn hóa địa phương, chúng ta có thể gây ra sự phiền toái và xúc phạm đến người dân địa phương, và điều này sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của chúng ta khi khám phá vùng đất mới.

28 tháng 12 2023

theo dõi hộ mình nhé