Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo! Câu thơ “Đời cha ông với đời tôi/ Như cha ông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” có thể hiểu: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, thế hệ cha ông đã trở thành quá khứ xa xôi nhưng những câu chuyện cổ sẽ lưu giữ lại lịch sử, truyền thống văn hoá để con cháu đời nay có thể hiểu về đất nước mình, cha ông mình
Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh trong câu
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Những câu thơ đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về khoảng cách giữa hai thế hệ - thế hệ trước (ông cha) với thế hệ sau (con cháu). Với hình ảnh so sánh độc đáo mà giàu tính biểu tượng - “con sông” và “chân trời”. Nhưng dù khoảng cách có là vậy thì nhờ có “chuyện cổ” mà “tôi” đã hiểu thêm về phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của thế hệ đi trước. Điều đó khiến cho “tôi” cảm thấy tự hào hơn, cũng như yêu mến “chuyện cổ nước mình”. Khổ thơ tuy ngắn gọn nhưng lại gửi gắm một bài học sâu sắc đến con người.
Đoạn thơ trong văn bản Chuyện cổ nước mình để lại trong em vô vàn suy nghĩ. “Đời cha ông với đời tôi” là hai thế hệ đã xa. Hình ảnh so sánh "con sông" với "chân trời" không chỉ khiến lời thơ hàm súc mà dường như còn gửi gắm trong đó một nỗi niềm tiếc nuối cho thứ ta gọi là thế hệ. Khoảng cách thế hệ ấy có thể làm con người khác, con người đổi thay nhưng ở đó, ta vẫn thấy đẹp mãi, đẹp mãi đó là chuyện cổ. Chuyện cổ nghĩa tình yêu thương nhẹ nhàng, êm ả như lời dạy chân tình. Và mỗi người, “nhận mặt ông cha” nhưng sâu hơn thế là khám phá thế giới tâm hồn, tiếp nối thế hệ cha ông. Chúng ta của hôm nay sẽ trau dồi mình, sẽ nỗ lực và cố gắng ra sao để quê hương, để bài học trong chuyện cổ ấy mãi sáng ngời!
Tham khảo
"Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình."
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Khoảng cách giữa thế hệ trước (ông cha) với thế hệ sau (con cháu) cũng giống như con sông và chân trời - đầy xa cách. Nhưng nhờ có những câu chuyện cổ đã kéo gần khoảng cách đó lại, giúp cho “tôi” hiểu thêm về phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của ông cha. Và từ đó, mỗi người thêm trân trọng, yêu quý hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc.
tham khảo :
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Khoảng cách giữa thế hệ trước (ông cha) với thế hệ sau (con cháu) cũng giống như con sông và chân trời - đầy xa cách. Nhưng nhờ có những câu chuyện cổ đã kéo gần khoảng cách đó lại, giúp cho “tôi” hiểu thêm về phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của ông cha. Và từ đó, mỗi người thêm trân trọng, yêu quý hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc.
Câu thơ trên có thể hiểu: Đời cha ông đã đi qua từ rất xa và đến thời của chúng ta đã khác nhiều. Nhờ vào những áng chuyện cổ mà chúng ta mới hiểu và mới biết được đời của cha ông ta thuở xưa có những gì và đã diễn ra như thế nào. Những câu chuyện cổ chính là kho tàng lưu giữ lại lịch sử, truyền thống văn hoá để con cháu đời nay có thể hiểu về đất nước mình, cha ông mình.
Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Trong hai câu thơ đầu, nhà thơ đã khẳng định khoảng cách giữa ông cha và con cháu. Một khoảng cách trừu tượng nhưng được cụ thể qua hình ảnh so sánh “con sông với chân trời đã xa” thể hiện sự xa xôi, dài rộng về nhiều mặt: thời gian, tư duy, nhận thức, giá trị văn hoá... Nhưng nhờ có chuyện cổ đã nối liền giữa hai thế hệ. Thật kì diệu khi qua những trang sách đó, con cháu hiểu hơn được hơn về những phẩm chất tốt đẹp của ông cha trước đây. Nhờ vậy mà thế hệ sau sẽ biết kính trọng những người đi trước, sống tốt đẹp hơn. Đoạn thơ đã thể hiện được bài học thật sâu sắc cho mỗi người đọc về lòng biết ơn và sự tôn trọng lịch sửu.
Qua câu thơ “Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau”, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp: những câu chuyện cổ là những bài học sâu sắc, có ý nghĩa sâu xa mà cha ông ta nhằm răn dạy con cháu phải biết sống đúng đạo lí, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc. Nó mang những kinh nghiệm với giá trị nhân văn sâu sắc.
ko bit!
Tấm Cám
Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Bố mẹ mất sớm, Tấm phải ở cùng với dì ghẻ (mẹ của Cám). Trong khi Cám được nâng niu chiều chuộng thì Tấm lại phải vất vả khổ cực, bị dì la mắng và đối xử thậm tệ. "Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc".
Một hôm, theo lời dặn của dì, Cám cùng Tấm ra ngoài đồng bắt tép. Vì phần thưởng là chiếc yếm đỏ hằng ao ước nên Tấm rất chăm chỉ miệt mài bắt tôm tép giữa trời nắng oi bức. Trong khi đó, Cám thì mải rong chơi đuổi hoa bắt bướm rồi quên mất nhiệm vụ, kết quả là chiều về giỏ không có gì cả. Cám lừa Tấm xuống tắm ao và cướp hết số tôm tép mà Tấm đã chăm chỉ nỗ lực cả buổi mới bắt được. Tấm tủi thân và ngồi khóc một mình. Bụt thấy thương quá, hiện lên an ủi giúp đỡ, bảo Tấm mang con cá bống còn sót lại về nuôi. Tấm hằng ngày chừa một phần cơm của mình, ra giếng gọi cá bống “ Bống bống bang bang lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người” và lập tức cá hiện lên, đớp những hạt cơm vàng ngọc chắt chiu của cô Tấm. Mẹ con Cám mưu mô xảo quyệt vì ganh ghét nên rình được và hại chết con cá bống. Lần này, Bụt lại ra tay giúp đỡ bằng cách chỉ Tấm bỏ xương cá vào lọ rồi đem cất dưới chân giường.
Nhà vua mở hội linh đình, ai ai cũng náo nức đi trẩy hội. Mẹ con Cám không muốn Tấm đi dự hội bèn dở âm mưu bắt tấm nhặt một thúng thóc và gạo trộn lẫn. Bụt hiện lên, sai đàn chim sẻ nhặt giúp Tấm. Rồi bảo Tấm đào bốn cái chậu xương cá dưới giường lên. Bất ngờ thay, những mảnh xương cá từ trước đã biến thành trang phục lộng lẫy, tỏa sáng,vừa vặn với thân hình của Tấm và nàng vui vẻ đi tham dự lễ hội.
Trong lúc vội vàng trở về, chẳng may Tấm sơ ý đánh rơi một chiếc giày xuống sông. Tấm mò mãi mà không được. Vua nhìn thấy chiếc giày nhỏ nhắn xinh đẹp và cảm lòng với chủ nhân, lập tức ra lệnh ai ướm thử vừa chiếc giày sẽ trở thành hoàng hậu. Tất cả mọi người trong kinh thành khi nghe tin đều háo hức nô nức đến thử giày, tìm kiếm hi vọng trở thành vợ của người đứng đầu đất nước. Nhưng rất tiếc, tất cả đều không vừa. Riêng đến lượt Tấm, đôi giày vừa khít. Vua cho mời nàng về cung và Tấm trở thành hoàng hậu.
Mẹ con Cám sau bao nhiêu chuyện vẫn căm thù Tấm và âm mưu hãm hại. Trong một dịp Tấm về giỗ cha, họ đã lén lút chặt đứt cây cau và hại chết Tấm. Cám vào cung tiến vua thay chị. Tấm lần lượt biến thành con chim vàng anh, cây xoan, khung cửi, quả thị. Cuối cùng trở thành con gái của bà lão hàng nước. Khi nhà vua tình cờ đi qua đây và nhận ra Tấm, liền đón nàng về cung. Kết thúc câu chuyện, mẹ con Cám bị trừng phạt thích đáng và Tấm sống hạnh phúc mãi mãi bên nhà vua.
Ý nghĩa nhân văn: Ở hiền sẽ gặp lành.