“Khổ thơ thứ 8 là sự chiêm nghi...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2018

- Đúng

- Khổ 8 là sự chiêm nghiệm, suy tư về cuộc đời của Xuân Quỳnh: Cuộc đời của mỗi người tuy dài nhưng vẫn luôn hữu hạn trong dòng thời gian, cũng như biển kia dẫu rộng vẫn không so được với cái bao la vô tận của bầu trời.

14 tháng 9 2019

- Sai

- Nhân vật trữ tình tự nhận thức về tình yêu trong lòng mình, tự soi vào lòng mình để tìm lời giải đáp cho sự khởi nguồn của tình yêu để rồi “em” bằng một sự chân thành, tự nhiên và rất nữ tính:

“Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau”

=> Tình yêu đến với con người như một điều kì diệu vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nhận thức và lí trí. Đó chính là điều kì diệu và bí ẩn tạo nên sức hấp dẫn vĩnh cửu của tình yêu.

6 tháng 1 2018

- Đúng

- Không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha)

20 tháng 9 2018

- Đúng

- Cuộc đời Xuân Quỳnh đầy bất hạnh. Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu tiên với một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và đã ly hôn. Sau đó, bà kết hôn với nhà thơ Lưu Quang Vũ. Xuân Quỳnh, chồng và con trai của bà mất trong một vụ tai nạn giao thông tại cầu Phú Lương, Hải Dương. Mẹ mất sớm, bà luôn khao khát tình mẫu tử thiêng liêng

22 tháng 11 2018

Hình tượng sóng- người phụ nữ đang yêu, hình tượng trung tâm, nổi bật của bài thơ:

    + Mượn sóng để diễn tả nỗi lòng, tình yêu, trái tim phức tạp, tha thiết

    + Sóng có phẩm chất, tính cách giống “em”

- Sóng, những suy nghĩ, trăn trở khi nghĩ về tình yêu

    + Tìm cội nguồn của sóng, và khát vọng muốn được hiểu mình, hiểu người mình yêu và tình yêu

    + Trái tim của tuổi trẻ khát khao yêu thương, quy luật tự nhiên

- Nỗi nhớ, sự chung thủy của người phụ nữ khi yêu

    + Bày tỏ trực tiếp nỗi nhớ thương người yêu

    + Sự tin tưởng, đợi chờ chung thủy trong tình yêu

- Khát vọng tình yêu vĩnh cửu

    + Sự lo âu, trăn trở của người phụ nữ trước cuộc đời dài rộng và tình yêu lớn lao

    + Sóng là biểu tượng cho tình yêu trường tồn, mãnh liệt

13 tháng 11 2019

- Đây là ý kiến đúng.

- Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam: điều này được thể hiện rõ qua 7 tập thơ trong cuộc đời sáng tác của Tố Hữu.

12 tháng 12 2019

Bài thơ đã khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữ hình tượng sóng và em.

Đáp án cần chọn là: C

Sóng (Xuân Quỳnh) 1. Nét riêng của nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng ? 2. Với hồn thơ luôn khao khát hạnh phúc đời thường và nỗi lo âu về sự mong manh sương khói của tình yêu . Xuân Quỳnh đã thể hiện qua những bài thơ nào bạn đã biết ? 3. Hãy so sánh cách ứng xử trước sự trôi chảy của thời gian của Xuân Quỳnh với Hồ Xuân Hương trong bài thơ " Tự Tình 2" và Xuân Diệu trong bài thơ...
Đọc tiếp

Sóng (Xuân Quỳnh)

1. Nét riêng của nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng ?

2. Với hồn thơ luôn khao khát hạnh phúc đời thường và nỗi lo âu về sự mong manh sương khói của tình yêu . Xuân Quỳnh đã thể hiện qua những bài thơ nào bạn đã biết ?

3. Hãy so sánh cách ứng xử trước sự trôi chảy của thời gian của Xuân Quỳnh với Hồ Xuân Hương trong bài thơ " Tự Tình 2" và Xuân Diệu trong bài thơ " Vội vàng " để thấy nét độc đáo trong cảm xúc mỗi thi nhân .

4. Trước sự trôi chảy của thời gian và hữu hạn của đời người bạn có nhận xét gì về cách ứng xử của Hồ Xuân Hương(Tự tình II), Xuân Diệu(Vội Vàng), Xuân Quỳnh( Sóng )

5. Những nhà thơ yêu đời, yêu sống đến say mê, cuồng nhiệt cũng thường là những nhà thơ rất nhạy cảm với bước đi của thời gian. Điều đó có đúng với Xuân Quỳnh không ? Vì sao?

1
13 tháng 2 2019

1. Nét riêng của Xuân Quỳnh là đã diễn tả hình tượng sóng đôi Sóng và em để khám phá và thể hiện những cung bậc của người phụ nữ khi yêu.

2. Xuân Quỳnh đã thể hiện khát vọng hạnh phúc và nỗi lo âu dự cảm về sự mong manh sương khói của tình yêu qua rất nhiều bài thơ như: Thời gian trắng, Hoa cỏ may, Thơ tình cuối mùa thu, Bàn tay em,...

3. So sánh:

a. Giống nhau: Cả ba bài thơ đều bày tỏ ý thức của chủ thể trước sự trôi chảy của thời gian.

b. Khác nhau:

- Tự tình 2. Thể hiện tâm trạng buồn tủi, oán giận của một người phụ nữ cá tính không chịu được cảnh chồng chung. Thời gian chảy trôi, tiếng gà gáy báo hiệu thời gian càng xoáy sâu và khắc sâu nỗi đau nhói của nhân vật.

- Vội vàng: Quan niệm về dòng thời gian chảy trôi, một đi không trở lại, thời gian tuyến tính của Xuân Diệu đã thể hiện nhận thức mới mẻ của một trí thức Tây học. Qua nhận thức về dòng thời gian tuyến tính này mà Xuân Diệu đã đưa ra quan niệm sống vội vàng, sống là tận hưởng tận hiến để không hoài phí tuổi trẻ, không tiếc nuối.

- Sóng: nhận thức về dòng thời gian chảy trôi trong bài thơ ta thấy được thời gian chảy trôi là thứ thường hằng của vũ trụ vạn vật nhưng có một thứ bất biến đó là quy luật của tình yêu, là tình cảm của nhân vật trữ tình "em" dành cho anh. Dòng thời gian chảy trôi trong nhận thức của Xuân Quỳnh càng góp phần khẳng định tình yêu của em dành cho anh, thời gian chính là phép thử để khẳng định sự thủy chung, tình cảm trường tồn của người con gái khi yêu.