K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2019

d, Nêu lí lẽ, dẫn chứng không ăn nhập trong lập luận

Sóng bắt nguồn và đi về đâu, Xuân Quỳnh như hóa thân vào con sóng để bộc lộ tình yêu, khát vọng tuổi trẻ của mình.

13 tháng 2 2020

1. Hai khổ đầu: Diễn tả khát vọng tình yêu và hạnh phúc đích thực:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

...

Bồi hồi trong ngực trẻ”

a. Khổ 1:

* Hai câu đầu:

- Tác giả tạo ra tiểu đổi để diễn tả biến thái phức tạp của sóng cũng là tâm trạng của em bằng 4 tính từ: “Dữ dội/ dịu êm”, “Ồn ào/ lặng lẽ”. Cùng với đó, cách ngắt nhịp 2/3 và sự luân phiên các thanh bằng trắc có sự luân phiên đắc đổi đã tạo nên sự đối nghịch, nhấn mạnh những đối cực trong trạng thái của sóng.

=> Hướng tới nhấn mạnh những đối cực. Đó là những đối cực của những con sóng ngoài biển khơi.

- Điều đặc biệt, cách sử dụng liên từ “và” cho thấy những trạng thái đối cực ấy vẫn song song tồn tại, không mâu thuẫn mà đan xen, vận động và có sự chuyển hóa.

- Vị trí sắp xếp của từ ngữ: “dữ dội”, “ồn ào” được đặt lên trước, còn “dịu êm”, “lặng lẽ”. Điều đó nhấn mạnh trạng thái dịu êm, lặng lẽ mới là trạng thái thường hằng cuối cùng của sóng, cũng như tâm hồn người phụ nữ đang yêu. => Những cung bậc cảm xúc trái ngược mà thống nhất, phức tạp trong tâm hồn người con gái đang yêu.

* Hai câu sau:

- Điều đáng nói nhất ở đây là sự chủ động của người con gái khi yêu, dứt khoát từ bỏ không gian nhỏ bé, chật hẹp để vươn tới cái rộng lớn, cao cả:

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Đó quả thực là một sự táo bạo.

- Sông: không gian hữu hạn > < Bể: không gian vô hạn, lớn rộng.

- Sóng bỏ không gian hữu hạn chật hẹp, chật chội, tầm thường không xứng đáng để tìm đến bể - không gian rộng lớn, bao la, cao thượng, xứng đáng.

Cũng như hình tượng em, em từ bỏ tình yêu nhỏ bé tầm thường, nhỏ nhen để tìm đến tình yêu rộng lớn, cao thượng, giàu đức hi sinh. => Dám đi tìm tình yêu và hạnh phúc đích thực.

- Đặt trong hoàn cảnh đất nước những năm 60, 70 thì đây là hành động, quyết định quá táo bạo, mạnh mẽ.

=> XQ cũng như các nhà thơ hiện đại thì lại hoàn toàn được tự do, rất táo bạo, mạnh mẽ bộc lộc tình yêu, khẳng định chất men của tình yêu của tuổi trẻ.

* Khổ 2:

- Qua 4 câu thơ, Xuân Quỳnh đã dựng lên đối lập:

Ngày xưa > < Ngày sau

Quá khứ > < Tương lai

Thường biến > < Bất biến

=> Đan xen giữa những đối cực đó là từ “vẫn thế” => vĩnh hằng, trường tồn của ty.

- Các từ “ngày xưa”, “ngày sau” khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu của sóng cũng như sự trường tồn vĩnh cửu, bất diệt của tình yêu.

- Những con sóng liên hồi như những nhịp đập trên lồng ngực của biển khơi và khát vọng tình yêu là những nhịp đập trong lồng ngực của tuổi trẻ. Hàng triệu năm qua rồi hàng triệu năm sau, khi con người tan biến vào hư vô thì con sóng vẫn thế, vẫn vỗ những nhịp đập của biển khơi. Cũng như con người, dù ngày xưa, ngày sau hay muôn đời, tuổi trẻ tình yêu vẫn luôn nồng nàn, cháy bỏng, chan chứa nhịp đập đầy yêu thương. Sau bn năm tháng thì tình yêu của tuổi trẻ không thay đổi.

“Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

- Từ “bồi hồi” -> Sau bao nhiêu năm khát vọng của tuổi trẻ không hề thay đổi.

=> Xuân Quỳnh đã đưa ra chân lí: Khát vọng tình yêu của con người là mãi mãi.

Chân lí này thường trở đi trở lại trong thơ Xuân Quỳnh:

Tiếng yêu từ những ngày xưa

Trải bao năm tháng bây giờ đến ta

Tiếng yêu từ những ngày xa

Trải bao cay đắng vẫn là vẹn nguyên”.

=> Con người không thể sống mà không yêu, con người vẫn sẽ yêu chừng nào còn tồn tại.

Câu1:Chào xuân đẹp! Có gì vui đấy Hỡi em yêu? Mà má em đỏ dậy Như buổi đầu hò hẹn, say mê Anh nắm tay em, sôi nổi, vụng vềMà nói vậy: "Trái tim anh đó Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ, và phần để em yêu..." Em xấu hổ: "Thế cũng nhiều anh nhỉ!"Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí Dắt nhau đi, cho đến sáng mai nay Anh đón em về,...
Đọc tiếp

Câu1:

Chào xuân đẹp! Có gì vui đấy
Hỡi em yêu? Mà má em đỏ dậy
Như buổi đầu hò hẹn, say mê
Anh nắm tay em, sôi nổi, vụng về
Mà nói vậy: "Trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ, và phần để em yêu..."
Em xấu hổ: "Thế cũng nhiều anh nhỉ!"
Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí
Dắt nhau đi, cho đến sáng mai nay
Anh đón em về, xuân cũng đến trong tay!

1)Phương thức biểu đạt của văn bản trên

​2)Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ

​3)Viết 7-10 dòng nói lên cảm xúc của mìnhvê đoạn thơ trên​​

​Câu 2:Nhà thơ Quang Dũng đã xây dựng một bức tương đài về người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp của người chiến sĩ Thăng Long -Hà Nội của dân tộc Việt Nam.Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên

0
30 tháng 9 2018

Mở đầu khổ 1, tác giả đã nêu ra những trạng thái đối lập của con sóng: Dữ dội >< dịu êm; Ồn ào >< lặng lẽ.

=> Đây chính là hình ảnh thật của những con sóng ngoài biển khơi, cũng chính là trạng thái của người con gái trong tình yêu. Tình yêu có lúc dịu dàng, sâu lắng nhưng cũng có những lúc cuồng nhiệt, mạnh mẽ.

Đáp án cần chọn là: C

27 tháng 11 2018

- Đúng

- Khổ 8 là sự chiêm nghiệm, suy tư về cuộc đời của Xuân Quỳnh: Cuộc đời của mỗi người tuy dài nhưng vẫn luôn hữu hạn trong dòng thời gian, cũng như biển kia dẫu rộng vẫn không so được với cái bao la vô tận của bầu trời.

3 tháng 3 2016

          Qua bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh, ta có thể cảm nhận đ­ược vẻ đẹp tâm hồn của ng­ười phụ nữ trong tình yêu. Ng­ười phụ nữ ấy mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khao khát yêu đ­ương mãnh liệt và những rung động rạo rực trong lòng mình. Ng­ười phụ nữ ấy thủy chung, nh­ưng không còn nhẫn nhục, cam chịu nữa. Nếu “sông không hiểu nổi mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó, để “tìm ra tận bể”, đến với cái cao rộng, bao dung. Đó là những nét mới mẻ, “hiện đại” trong tình yêu.

         Tâm hồn ng­ười phụ nữ đó giàu khao khát, không yên lặng: “vì tình yêu muôn thuở - Có bao giờ đứng yên” (Thuyền và biển). Nh­ưng đó cũng là một tâm hồn thật trong sáng, thủy chung vô hạn. Quan niệm tình yêu nh­ư vậy rất gần gũi với mọi ngư­ời và có gốc rễ trong tâm thức dân tộc

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: NHỚ BẮC - Huỳnh Văn Nghệ - Ai về Bắc ta đi với Thăm lại non sông giống Lạc Hồng Từ độ mang gươm đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long. Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng! Mà ta con cháu mấy đời hoang Vẫn nghe trong máu hồn xa xứ Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương. Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ Xen nhịp từng...
Đọc tiếp
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
NHỚ BẮC
- Huỳnh Văn Nghệ - Ai về Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.
Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng!
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu hồn xa xứ
Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương.
Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn thương vẫn nhớ mùa vải đỏ
Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng.
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên
Chinh Nam say bước quá xa miền.
Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm
Muốn trở về quê mơ cảnh tiên. (Theo www.nhandan.com.vn, 14 - 11 - 2014) Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ đang ở đâu và nhớ về vùng đất nào? Câu 2. Bài thơ gợi nhớ những truyền thuyết về Lạc Hồng, Rồng Tiên với mục đích gì? Câu 3. Nêu tác dụng của điệp từ “vẫn” trong khổ thơ sau:
Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn thương vẫn nhớ mùa vải đỏ
Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng. Câu 4. Từ câu thơ Muốn trở về quê mơ cảnh tiên, anh/chị liên tưởng gì về vai trò của quê hương đối với thế hệ trẻ ngày nay?
2
3 tháng 12 2019

giúp mình với ạ!

8 tháng 12 2019

Câu 4:

Đã có một thời gian xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản rằng quê hương chỉ gắn với tình cảm công dân. Thế nhưng có thật như thế không khi quê hương còn là sự gắn bó thân thương, máu thịt; là hình ảnh đọng mãi trong tim mỗi con người khi xa quê. Bấy giờ, chúng ta mới thật sự nhận ra quê hương còn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống tâm hồn con người. Vậy chúng ta hiểu quê hương có vai trò quan trọng như thế nào?

Quả đúng như vậy, quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi mà ta có nhiều kỉ niệm gắn liền với kí ức và tâm hồn của mỗi con người, là một thứ vô hình, vô dạng nhưng đã in sâu vào trong tâm trí chúng ta để khi đi xa ta vẫn nhớ về nó. Cho nên quê hương là một cái gì đó không thể thiếu trong cuộc sống tâm hồn mỗi con người.

Vậy quê hương có vai trò quan trọng như thế nào đối với cuộc sống tâm hồn mỗi con người? Ta phải hiểu rằng yêu quê hương trước hết phải yêu thương gắn bó với mảnh đất, con người quê hương, biết rung động trước những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Quê hương còn bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, sự gắn bó gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần thanh lọc tâm hồn con người. Tôi sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, một thành phố của những bông hoa thơm ngào ngạt. Khi tôi học cấp 2, gia đình chuyển lên sống ở Tp. Hồ Chí Minh. Những hình ảnh về quê hương Đà Lạt sương mù vẫn khắc sâu vào tâm hồn của tôi.

Ngược lại với những điều đó, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu quê hương mà không xuất phát từ tình cảm, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta với những kẻ không nhớ về quê hương, cuội nguồn thì đó là những kẻ vô tâm, vô cảm, không một chút quan tâm về sự thay đổi của chính nơi mình sinh ra.

Bản thân mỗi học sinh chúng ta phải luôn xác định quan niệm đúng đắn về vai trò của quê hương, đất nước, bằng cách trau dồi tu dưỡng những tình cảm nhân văn, phải biết rung động trước cái đẹp của cuộc sống quanh ta. Khi còn là học sinh ta phải biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm ấy thành mục đích, hoài bão để sau này cống hiến cho đất nước.

#Walker