Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
CÔNG LAO CỦA VUA QUANG TRUNG:
1)Diệt các tập đoàn phong kiến phản động,cát cứ lãnh thổ Nguyễn,Trịnh,Lê,tạo tiền đề cơ bản cho việc thống nhất sơn hà
2)Thành công rực rỡ trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền,đánh tan quân xâm lược Xiêm,Thanh
3)Đổi mới về giáo dục,dùng chữ Nôm trong hành chính để đề cao văn hóa dân tộc,đúc tiền mới,mở cửa khẩu để phát triển thương mại,tạo mầm mống cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển(tiếc rằng ông mất sớm nên công lao thứ ba không được thực hiện đầy đủ và ít người biết tới)
Đánh giá công lao của Quang Trung đối với sự nghiệp giữ nước chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.
- Lật đổ chính quyền Trịnh – Nguyễn, thống nhất đất nước.
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm - Thanh
- Viết tiếp trang sử vẻ vang về ý chí tự cường, chống ngoại xâm của dân tộc.
- Phục hồi kinh tế đất nước, ổn định trật tự xã hội, phát triển nền văn hóa dân tộc, tăng cường quốc phòng và ngoại giao bảo vệ đất nước....
Là người góp công chính trong việc đánh đổ các thế lực phong kiến thống trị: Nguyễn, Trịnh, Lê.
- Đánh tan cuộc xâm lược của quân Xiêm ở Gia Định.
- Đánh tan cuộc xâm lược của 29 vạn quân Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
- Góp phần tạo điều kiện cơ bản cho việc thống nhất lại đất nước sau gần 200 năm bị chia cắt.
- Đề ra những chính sách tiến bộ về kinh tế, văn hoá, giáo dục….
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn - Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
- Góp phần tạo điều kiện cơ bản cho việc thống nhất lại đất nước sau gần 200 năm bị chia cắt.
- Đề ra những chính sách tiến bộ về kinh tế, văn hoá, giáo dục
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Công lao lớn nhất của Ngô Quyền là đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập ; Đinh Bộ Lĩnh là người có công dẹp "Loạn 12 sứ quân", xoá bỏ tình trạng phân tán cát cứ, thống nhất đất nước.
1,Giáo dục :
-Năm 1070,xây dựng Văn Miếu
-Năm 1075,nhà Lý mở khoa thi đầu tiên
-Năm 1076,Quốc Tử Giám thành lập
Văn hóa :
-Đạo Phật phát triển với nhiều công trình,kiến trúc như chùa Phật Tích,chùa Một Cột,...
-Các ngành nghệ thuật : kiến trúc,điêu khắc,ca nhạc phát triển
-Hình rồng thời Lý được coi là 1 nghệ thuật độc đáo mang đậm tính dân tộc
2,Chủ trương quân đội của nhà Trần : "Quân lính cốt tinh nhuệ,không cốt đông"
3,Nguyên nhân thắng lợi :
-Do truyền thống yêu nước của nhân dân ta
-Do nhà Trần có chủ trương đường lối kháng chiến đúng đắn
-Do có sự hi sinh và quyết tâm của toàn quân,toàn dân
-Do có nhiều danh tướng tài giỏi
+Ý nghĩa :
-Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông-Nguyên
-Bảo vệ nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ
-Góp phần xây đắp truyền thống quân sự
Trước hết cần khẳng định, yêu nước và lòng tự hào dân tộc không phải chỉ riêng có, “độc quyền” của dân tộc Việt Nam, mà đó là thuộc tính phổ biến ở mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, do lịch sử và những điều kiện của mình, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc đã trở thành sức mạnh, là động lực và hơn nữa, nó được kết tinh thành truyền thống, triết lý phát triển của dân tộc.
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc đã tạo nên chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Nó là sức mạnh, là động lực chủ yếu, quyết định nhất của dân tộc và mỗi người dân khi lên chống lại mọi cuộc xâm lăng của nước ngoài. Vì thế, triết lý phát triển bền vững của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn là dựng nước đi liền với giữ nước. Ngay cả nội hàm khái niệm “phát triển bền vững” hiện nay, chúng ta cũng xác định: bên cạnh là sự “tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến độ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường” còn có cả “giữ vững ổn định chính trị – xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập”(). Điều đó có nghĩa, phát triển bền vững ở Việt Nam không chỉ là sự phát triển về mặt kinh tế có sự kết hợp hài hòa, hợp lý với phát triển xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường như nhiều nước trên thế giới quan niệm, mà đó còn là “chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”.
Ngoài ra, trong những trụ cột đưa nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững hiện nay là áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì động lực quan trọng nhất được mọi quốc gia chú trọng là con người. Tuy nhiên, ở Việt Nam, con người trong triết lý phát triển của dân tộc không chỉ là mặt “tài” với kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo… mà còn bao hàm cả mặt “đức”. Điều đó, một phần được lý giải bởi yếu tố lịch sử dân tộc nêu trên, nhưng phần chính còn do chính bản thân yếu tố con người trong phát triển bền vững.
Khác với dân tộc phương Tây, khi học thuyết về sự phát triển của họ thường hướng đến khám phá các quy luật tự nhiên, chinh phục và làm chủ tự nhiên, triết lý phát triển của dân tộc Việt Nam cũng như phương Đông thường hướng tìm trong lĩnh vực xã hội, trong những vấn đề liên quan đến con người. Để “trị quốc”, ổn định xã hội, phát triển bền vững thì các dân tộc phương Đông rất coi trọng vấn đề “an dân”, giải quyết mối quan hệ xã hội giữa con người với con người, phải có được “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa”, trong đó “nhân hòa”, “Đắc nhân tâm” – thu phục được lòng người, phát huy yếu tố con người – là quan trọng nhất, được coi là triết lý của sự ổn định và phát triển ở cả cấp độ cá nhân và xã hội. Do vậy, từ lịch sử trước kia đến những chính sách dùng người hiện nay của Đảng ta, luôn coi trọng việc tu dưỡng, rèn luyện bản thân, để họ có “đức trọng, tài cao”, để trở thành “hiền tài” – nguyên khí của dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”(2). Cố giáo sư Trần Văn Giàu cũng viết: Vận nước suy hay thịnh, mất hay còn, nhục hay vinh, phần rất quan trọng là tùy thuộc ở chỗ ta ứng dụng và phát huy hay ta quên lãng và chôn vùi món vũ khí tinh thần ấy. Và trong thực tế cách mạng, qua những phong trào do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động như “Quỹ Độc lập”, “Tuần lễ vàng” hay “Phong trào thi đua yêu nước” đã cho thấy sức mạnh, động lực quan trọng của việc phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc.
Tuy nhiên, thực tế từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, đến nay đã gần 30 năm, thì tinh thần yêu nước ấy đã không thực sự trỗi dậy, phát huy nữa, nó vẫn chỉ được thể hiện khi bờ cõi, lãnh thổ quốc gia bị xâm phạm, còn trong xây dựng kinh tế, văn hóa, nó lại trầm xuống hẳn. Chúng ta vẫn chưa thể bằng kinh tế, văn hóa mà gây dựng được hình ảnh, thương hiệu quốc gia và đưa đất nước đi lên từ chính những lợi thế, tiềm năng của mình giống như trước đây đã từng làm được trong các cuộc chiến tranh.
“Chúng ta cần có dũng khí để bước vào cuộc chiến tranh nhưng cũng cần dũng khí để bước ra khỏi cuộc chiến tranh”. Chiến tranh gây cho Việt Nam đến tận ngày nay những hậu quả rất nặng nề về vật chất, con người. Thế nhưng không vì thế mà chúng ta lấy chiến tranh làm lá chắn, tránh né nhìn thẳng vào sự thật rằng, chính yếu tố con người mới là lý do chủ yếu. Chúng ta hãy nhìn sang Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ như thế nào từ vực thẳm chiến tranh, hay một Singapore nhỏ bé nhưng được thế giới biết đến là “thành phố tốt nhất trên thế giới để sống và làm việc”, một Hàn Quốc với sự “lên ngôi” của “Hallyu” – “làn sóng Hàn Quốc”… Tất cả đều do họ sáng tạo và có những điều kiện để sáng tạo? Đúng, nhưng quan trọng hơn chính là họ luôn ý thức mãnh liệt về giá trị và hào khí dân tộc, để rồi luôn ý thức về việc phải khẳng định nó, đánh bóng nó trên trường quốc tế, phải làm cho quốc gia mình lớn mạnh. Còn Việt Nam, tại sao vẫn cứ nằm mãi ở nhóm nước đang phát triển và đôi khi bị nhắc đến với cái tên “thế giới thứ ba”? Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chính là chúng ta chưa đánh thức ý thức dân tộc, để niềm tự hào và ý thức trách nhiệm lớn dần lên trong lòng mỗi người. Vì vậy, việc xây dựng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc đang ngày càng trở nên bức thiết hơn lúc nào hết.
Trước hết, để xây dựng tinh thần dân tộc, chúng ta cần nhận ra bối cảnh hiện nay. Nước ta vẫn là một nước nghèo, đời sống của đại bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, khoa học và công nghệ còn lạc hậu. Trong khi đó, các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn đang chống phá nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng.
Xu thế toàn cầu hóa đang có những tác động không nhỏ đến tinh thần yêu nước hiện nay của nhân dân ta theo những chiều hướng khác nhau. Chúng ta dễ dàng tiếp cận được với thế giới dưới những hình thức đa dạng của toàn cầu hóa, ranh giới giữa các nước như mờ đi, khoảng cách địa lý như ngắn lại, mức độ cập nhật thông tin như tức khắc, sự xâm nhập lẫn nhau về tư tưởng, lối sống giữa các quốc gia là rất lớn. Trước tình hình đó, nhiều người tự thấy trách nhiệm của mình đối với đất nước, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc được đánh thức bởi “trông người lại nghĩ đến ta” và mong muốn làm được một điều gì đó có ích cho dân tộc mình, đất nước mình. Nhưng mặt khác, cũng đã xuất hiện không ít tư tưởng so sánh rồi bi quan về tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nước ta so với các nước khác. Thậm chí đã có người đánh đổi tất cả, kể cả Tổ quốc để đến được một cuộc sống vật chất tốt hơn. Không ít người được cử ra nước ngoài học tập nhưng lại không muốn trở về nước để phục vụ Tổ quốc, họ tìm mọi cách ở lại nhằm có được cuộc sống giàu sang, sung sướng cho riêng mình. Tinh thần sẵn sàng xả thân vì nước vốn có trước kia bây giờ đã có dấu hiệu giảm sút. Nhiều thanh niên trốn tránh nghĩa vụ quân sự, không muốn cống hiến, chỉ muốn hưởng thụ. Cũng có không ít người còn lợi dụng chính sách mở cửa để kiếm lợi riêng cho bản thân mình, bất chấp cả lợi ích quốc gia, dân tộc. Đã xuất hiện tư tưởng sùng bái một cách tuyệt đối các giá trị vật chất cũng như tinh thần của các nước tư bản phát triển dẫn tới đánh mất lòng tự hào dân tộc, làm tăng mức độ đòi hỏi về quyền lợi mà không chú trọng tới nghĩa vụ của bản thân mình đối với Tổ quốc.
Thêm vào đó, sự tác động của cơ chế kinh tế thị trường làm cho nhiều người dân chỉ mải mê kiếm tiền bằng mọi cách mà ít nghĩ đến vận mệnh đất nước. Trong khi một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và làm giảm sức chiến đấu của Đảng ta.
Rõ ràng, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tinh thần yêu nước truyền thống phải được kế thừa và phát huy một cách cao độ hơn bao giờ hết, nhưng tinh thần đó cũng cần phải được bổ sung những nội dung và hình thức mới cho phù hợp. Nếu như trước đây, tinh thần yêu nước truyền thống lấy độc lập dân tộc làm mục tiêu cao nhất với phương châm “Tất cả cho tiền tuyến”, thì ngày nay, yêu nước tiến tới mục tiêu cao hơn là mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”(3). Vì vậy, để xây dựng và phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong bối cạnh hiện nay, theo chúng tôi:
Thứ nhất, tích cực tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc trong mọi tầng lớp xã hội.
Tuyên truyền, giáo dục để xây dựng, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nhất là cho thế hệ trẻ để họ hiểu biết, tin tưởng vào truyền thống dân tộc, đồng thời có bản lĩnh trí tuệ, có tình thương trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước.
Tuyên truyền, giáo dục để mọi người có nhận thức đúng rằng trong xã hội có giai cấp thì yêu nước cũng có tính giai cấp và chủ nghĩa yêu nước cũng biến đổi cùng với sự biến đổi của xã hội. Yêu nước hiện nay phải là gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo. Mặt khác, yêu nước hiện nay còn phải gắn với sự phát triển chung của phong trào xã hội chủ nghĩa, gắn với tinh thần yêu chuộng hòa bình và tình hữu nghị giữa nhân dân lao động các dân tộc trên thế giới như quan điểm của Đảng ta: “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.
Trong tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc cần chú ý tránh tư tưởng tự ti hay bi quan rồi từ đó so sánh, trách móc… Thái độ đó chỉ có thể dẫn đến hạ thấp chúng ta và làm giảm hoặc triệt tiêu động lực cá nhân và đất nước. Chúng ta không phủ nhận sai lầm, khuyết điểm, dù do nó có cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, nhưng chúng ta cũng cần nhận thức được rằng, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hiện nay là lâu dài, rất khó khăn, phức tạp.
Trong tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước và lòng dân tộc cần đổi mới, lựa chọn, kết hợp và vận dụng sáng tạo các phương thức và hình thức tuyên truyền, giáo dục để mọi tầng lớp trong xã hội đều dễ hiểu, dễ tiếp thu và cuối cùng là chuyển thành hành động yêu nước cụ thể. Đây cũng là nội dung thứ hai.
Thứ hai, cụ thể hóa các cách thức biểu hiện tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, biến tư tưởng yêu nước thành hành động cách mạng.
Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế… Tất cả những vấn đề trên đều có cả thời cơ và thách thức. Để đạt mục tiêu mà Đảng và nhân dân ta xác định là xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, thì phải cụ thể hóa tinh thần yêu nước thành các phong trào “Thi đua ái quốc” theo tinh thần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Thi đua là yêu nước – yêu nước thì phải thi đua.
Cùng với tinh thần yêu nước được thể hiện qua các phong trào thi đua, các cuộc vận động… thì phải xây dựng lòng tự hào dân tộc trong điều kiện hiện nay. Đó là xây dựng tinh thần dám nghĩ, dám làm; tư duy độc lập, sáng tạo trong lao động và học tập; tinh thần vươn lên, vượt qua khó khăn, tạo ra sản phẩm, công việc để làm giàu chính đáng cho mình và cho xã hội; là tinh thần đấu tranh với cái sai, cái xấu, với những vấn đề xã hội bức xúc như quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Xây dựng lòng tự hào dân tộc còn ở chỗ là giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc nhằm bảo vệ Tổ quốc, trong đó có bảo vệ nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như quan điểm mới của Đảng ta.
Thứ ba, tạo lập và bảo đảm “môi trường” thể hiện tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
Không kêu gọi, hô hào tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc chung chung mà nó phải được đảm bảo thực hiện trong thực tế với những điều kiện và con người cụ thể. Bởi, ngoài sự tự giác thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục, thì luật pháp, cơ chế, môi trường, các tổ chức hội, đoàn thể là vô cùng quan trọng. Trách nhiệm này trước hết thuộc về Đảng và Nhà nước ta, phải thẳng thắn nhìn thẳng vào sự thật để soi xét những vướng mắc và tự đổi mới mình trong thể chế, cơ chế, chủ trương, chính sách… để mỗi công dân cần, được và có thể thực hiện tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Ngoài ra, cần có các giải pháp và phối hợp từ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng trong xã hội để tạo thành một cơ chế chung thống nhất; sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội; việc tôn vinh gương người tốt việc tốt; việc phê phán những biểu hiện của thói vô cảm, hay những tiêu cực đã và đang phát sinh… chính là “môi trường” để qua đó mỗi công dân “tự ngắm” lại mình, chỉnh sửa mình bằng những việc làm ngày càng cụ thể, ích lợi hơn.
Từ bao đời nay, tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc đã ngấm sâu vào huyết quản mỗi người con đất Việt, đã trở thành một tình cảm rất đỗi tự nhiên, một sức mạnh và động lực cho phát triển bền vững của dân tộc. Thế nhưng, nếu quá khứ chỉ là một tri thức đơn thuần, sức mạnh từ nó chỉ dừng ở niềm tự hào thì Việt Nam sẽ mãi không thể tiến kịp thế giới đang thay đổi từng ngày. Không có dòng sông nào chảy mãi nếu con người không biết khơi nguồn. Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của nhân dân cũng có thể bị nguội lạnh đi nếu không được chăm lo nuôi dưỡng. Vì vậy, giương cao ngọn cờ tinh thần dân tộc, tạo ra nội lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước, đang là một đòi hỏi cấp bách, một nội dung quan trọng hàng đầu trong công tác chính trị – tư tưởng của chúng ta hiện nay.
- Trong công cuộc chống giặc ngoại xâm :
năm 1785, chiến thắng Rạch gầm - xoài mút , tiêu diệt
5 vạn quân xiêm .
năm 1789 , chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa , chiến thắng
29 vạn quân thanh
- Trong công cuộc xây dựng đất nước :
Quang trung đề ra và thực thi các chính sách tích cực phát triển
trên mọi lĩnh vực : kinh tế , văn hóa , giáo dục . Tạo niềm tin
tưởng cho nhân dân , góp phần giữ gìn trị an xã hội
~~ HOK TỐT ~
- Trong công cuộc chống giặc ngoại xâm :
năm 1785, chiến thắng Rạch gầm - xoài mút , tiêu diệt
5 vạn quân xiêm .
năm 1789 , chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa , chiến thắng
29 vạn quân thanh
- Trong công cuộc xây dựng đất nước :
Quang trung đề ra và thực thi các chính sách tích cực phát triển
trên mọi lĩnh vực : kinh tế , văn hóa , giáo dục . Tạo niềm tin
tưởng cho nhân dân , góp phần giữ gìn trị an xã hội
~~ HOK TỐT ~