Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khó khăn của các nước châu Phi hiện nay:
- Nợ nần chồng chất
- Tỉ lệ mù chữ cao, tỉ lệ gia tăng dân số cao
- Còn xảy ra xung đột tại nhiều quốc gia
- Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, không thích hợp cho phát triển kinh tế
- Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, lợi nhuận đều rơi vào tay nước ngoài
- Cơ sở hạ tầng chưa phát triển, còn yếu kém-lạc hậu
Giải pháp cho các nước châu Phi:
- Có những luật đảm bảo việc khai thác tài nguyên một cách hợp lý
- Xây dựng hệ thống thủy lơi để cung cấp nước cho sinh hoạt
- Học hỏi mô hình của các quốc gia khác ( mô hình châu Âu, mô hình Bắc Âu)
- Đề ra những cách giải quyết vấn nạn xung đột dai dẳng tại lục địa này
- Nâng cấp hạ tầng giao thông, tăng cường xóa nạn mù chữ
-..
Những khó khăn, thử thách của Việt Nam hiện nay: mô hình phát triển của Việt Nam hiện nay phải đối mặt với nhiều thách thức quan trọng. Việt Nam hiện đang tập trung vào khâu sản xuất hạn chế, nghĩa là sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, yêu cầu tay nghề lao động thấp. Trong thời gian tới, Việt Nam cần nâng cao giá trị gia tăng trong nước và cải thiện thu nhập bình quân đầu người, đồng thời cần chuyển đổi sang giai đoạn phát triển tiếp theo. Tuy nhiên việc chuyển tiếp này tạo ra thách thức lớn hơn so với việc tiếp tục thành công ở mức độ sản xuất cơ bản. Đồng thời, môi trường quốc tế sôi động thường là một xúc tác quan trọng hỗ trợ tiến trình chuyển đổi này, nhưng bối cảnh toàn cầu lại đang chứng kiến nhiều biến động và căng thẳng.
Bên cạnh thành tựu và tiến bộ, chúng ta gặp không ít khó khăn và yếu kém trên nhiều mặt:
- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
- Một số vấn đề văn hoá, xã hội còn bức xúc và gay gắt, chậm được giải quyết.
- Tình trạng tham nhũng, suy thoái vé tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng.
Tình hình đó đòi hỏi nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ không ngừng phấn đấu để vươn tới những đỉnh cao mới theo con đường đúng đắn đã được xác định: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Xung đột, nội chiến, đói nghèo, nợ nần chồng chất và bệnh tật (từ năm 1987 đến năm 1997 có tới 14 cuộc xung đột và nội chiến ở Run-an-đa có tới 800 nghìn người chết và 1,2 triệu người phải lang thang, chiếm 1/10 dân số).
- Hiện nay châu Phi có 57 quốc gia, nhưng 32 nước xếp vào nhóm nghèo nhất thế giới, 2/3 dân số châu Phi không đủ ăn, 1/4 dân số đói kinh niên (150 triệu người).
- Sau khi giành độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, nhưng chưa thay đổi được tình trạng đói nghèo, lạc hậu.
- Từ cuối những năm 80, tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định như:
+ Xung đột, nội chiến, đói nghèo, nợ nần và bệnh tật (từ năm 1987 đến năm 1997 có tới 14 cuộc xung đột và nội chiến ở Run-an-đa có tới 800 nghìn người chết và 1,2 triệu người phải lang thang, chiếm 1/10 dân số).
+ Hiện nay châu Phi có 57 quốc gia, nhưng 32 nước xếp vào nhóm nghèo nhất thế giới, 2/3 dân số châu Phi không đủ ăn, 1/4 dân số đói kinh niên (150 triệu người).
+ Tỉ lệ tăng dân số cao nhất thế giới.
+ Tỉ lệ người mù chữ cao nhất thế giới.
+ Đầu thập kỉ 90, châu Phi nợ chồng chất: 300 tỉ USD.
Mây đen đang bao phủ tương lai kinh tế của châu Âu khi ba cơn bão đang cùng ập đến: khủng hoảng Hy Lạp, Nga xâm phạm Ukraine và sự nổi lên của các đảng chính trị theo chủ nghĩa dân túy. Mặc dù mỗi cơn bão này đều để lại hậu quả nghiêm trọng, nhưng nền kinh tế vốn được tiếp sức bởi một sự cải thiện theo chu kỳ gần đây cho thấy châu Âu có khả năng đối phó với từng cơn bão một, với nguy cơ chỉ là một số các gián đoạn kinh tế nhất thời. Tuy nhiên, nếu những cơn bão này cùng cộng hưởng với nhau tạo thành một “siêu bão,” thì sự trở lại những ngày nắng ấm sẽ rất khó đoán định được trong tương lai gần.
Thực tế cho thấy ba cơn bão này đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Cuộc khủng hoảng Hy Lạp, vốn nhức nhối nhiều năm nay, đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất. Không chỉ có nguy cơ trở thành thành viên đầu tiên bị loại khỏi khu vực đồng Euro, Hy Lạp còn đứng trước nguy cơ rơi vào trạng thái quốc gia thất bại (failed state) – một kết quả có thể kéo theo hệ lụy đa chiều đối với các quốc gia còn lại ở châu Âu. Việc giảm thiểu những hệ quả nhân đạo bất lợi (liên quan đến việc di cư qua biên giới) và ảnh hưởng địa chính trị của cơn bão này sẽ không phải là một việc dễ dàng.
Cơn bão thứ hai, đến từ khu vực Đông Âu, chính là cuộc xung đột quân sự ở vùng Donbas của Ukraine. Mặc dù đã được kiểm soát phần nào bằng thỏa thuận ngừng bắn Minsk II, cuộc khủng hoảng ở đông Ukraine đánh dấu sự đổ vỡ nghiêm trọng nhất trong quan hệ giữa phương Tây và Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ.
Sự can thiệp sâu rộng hơn của Nga vào Ukraine – một cách trực tiếp và/hoặc thông qua những phiến quân ly khai ở Donbas – sẽ đặt phương Tây trước một lựa chọn khó khăn. Hoặc là phải thắt chặt lệnh trừng phạt đối với Nga mặc dù sẽ phải đối mặt với nguy cơ đẩy châu Âu lâm vào khủng hoảng bởi những lệnh trừng phạt đáp trả từ phía Nga, hoặc là phải chiều theo tham vọng bành trướng của Nga, và đồng nghĩa với việc đặt các quốc gia khác có cộng đồng nói tiếng Nga sinh sống vào thế nguy hiểm (bao gồm các thành viên Baltic của Liên minh châu Âu).
Cơn bão thứ ba – bất ổn chính trị gây ra bởi sự nổi lên của các phong trào chính trị dân túy – tiếp tục là một mối đe dọa nghiêm trọng khác nữa. Được thúc đẩy bởi những bất mãn của các cử tri, đặc biệt là ở các nền kinh tế khó khăn, những phong trào chính trị này có xu hướng tập trung vào một vài vấn đề, cụ thể như dân di cư, nghèo đói, hoặc Liên minh châu Âu – đặc biệt là bất cứ vấn đề nào mà họ có thể đổ lỗi là gây nên những khó khăn trong nước.
Ở Hy Lạp, cử tri đã giúp mang lại một chiến thắng lớn cho đảng Syriza – đảng cực tả đấu tranh chống các biện pháp thắt lưng buộc bụng (mà các chủ nợ áp đặt). Ở Pháp, đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (National Front) hiện đứng thứ hai trong các cuộc trưng cầu dân ý. Đảng Nhân Dân Đan Mạch (Danish People’s Party) chủ trương chống nhập cư cũng xếp thứ hai theo kết quả bầu cử gần đây với 22% số phiếu bầu. Và ở Tây Ban Nha, Đảng cánh tả chống thắt lưng buộc bụng Podemos cũng đang giành được tỉ lệ ủng hộ hai con số.
Xu hướng cực đoan và cương lĩnh chính trị hạn hẹp của những đảng này đang làm hạn chế tính linh động trong chính sách của các chính quyền bằng khiến các đảng và các chính trị gia ôn hòa chấp nhận những quan điểm cấp tiến. Chính những lo ngại rằng đảng Độc lập ở Anh (một đảng cực hữu, ủng hộ Anh ra khỏi EU – NBT) có khả năng hủy hoại nền tảng chính trị của đảng Bảo Thủ đã khiến thủ tướng David Cameron phải tiến hành trưng cầu ý dân về việc đất nước có nên tiếp tục là thành viên của EU hay không.
Với cả ba cơn bão cùng ập đến, các nhà lãnh đạo châu Âu cần phải hành động nhanh chóng để đảm bảo rằng họ có thể làm đánh tan từng cơn bão một trước khi chúng cộng hưởng lại với nhau và cần phải xử lý bất kỳ đổ vỡ nào mà chúng gây ra một cách hiệu quả. Một tin tốt là những công cụ kiểm soát khủng hoảng trong khu vực đã được củng cố đáng kể thời gian qua, đặc biệt là từ mùa hè năm 2012, khi đồng Euro đứng trên bờ vực sụp đổ.
Trên thực tế, không chỉ có các cơ chế kiểm soát mới như Cơ quan Hỗ trợ Ổn định Tài chính Châu Âu (European Financial Stability Facility) hoạt động hiệu quả, mà những cơ chế đã tồn tại cũng được cải tiến linh hoạt và hiệu quả hơn. Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đang tham gia vào một sáng kiến thu mua tài sản quy mô lớn – đây là chương trình có thể được mở rộng dễ dàng và nhanh chóng. Đồng thời, bằng nỗ lực của mình, những quốc gia như Ireland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã giảm thiểu được nguy cơ bị tác động trước những ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng lân cận.
Tuy nhiên, những biện pháp chống đỡ này có thể sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng nếu như những cơn bão này hòa nhập với nhau thành một trận cuồng phong. Chính bởi tính phụ thuộc lẫn nhau rất đặc thù của EU giữa các lĩnh vực kinh tế, tài chính, địa chính trị và xã hội, những ảnh hưởng có sức tàn phá của mỗi cú sốc có thể càng làm khếch đại các cú sốc khác, vượt quá sức kiểm soát của các cơ chế, dẫn đến suy thoái kinh tế, làm sống lại sự bất ổn tài chính và tạo ra những điểm căng thẳng xã hội. Điều này sẽ làm tăng tỉ lệ thất nghiệp vốn đã cao, tạo ra quá nhiều sự mạo hiểm tài chính, cũng như khuyến khích thêm những toan tính của Nga và thúc đẩy phong trào chính trị dân túy đi xa hơn, do vậy càng gây trở ngại cho những chính sách đối phó toàn diện.
May mắn thay, khả năng xảy ra một trận cuồng phong như vậy trong thời điểm hiện nay mới chỉ là nguy cơ, chứ không hẳn là thực tế. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách vẫn phải đặc biệt chú ý đến trận cuồng phong này bởi hậu quả khủng khiếp mà nó có thể mang lại.
Trong hoàn cảnh này, đảm bảo tương lai kinh tế của châu Âu cần trước nhất là một cam kết mới về nỗ lực hội nhập khu vực – hoàn thiện liên minh ngân hàng, củng cố liên minh tài khóa và hướng tới một liên minh chính trị, những thứ đã mất đi sự ưu tiên do một chuỗi các cuộc gặp mặt và họp thượng đỉnh không hồi kết về vấn đề Hy Lạp. Tương tự, các quốc gia cần phải hồi sinh những sáng kiến cải cách kinh tế – thứ có vẻ như gần đây đã bị mất đi tính cấp thiết trước một thị trường tài chính quá mức tự mãn và dễ dãi. Điều này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng chính sách đối với ECB, tổ chức hiện nay đang bị buộc phải theo đuổi quá nhiều mục tiêu tham vọng, vượt quá khả năng đem lại những kết quả bền vững về phát triển, việc làm, lạm phát và ổn định tài chính.
Vào năm 2007 tình hình kinh tế của các nước trong khối sử dụng đồng Euro là tương đối ổn định với mức tăng trưởng dương, lạm phát thấp, và mức nợ công là vừa phải, trừ Hy Lạp.
Cuộc khủng hoảng nợ công nổ ra vào cuối năm 2009 đánh dấu nguy cơ tan rã của khối Eurozone, sau những khó khăn kinh tế do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 gây ra. Đó là vấn đề giảm phát, phá sản hoặc tổn thất tài sản của hàng loạt các ngân hàng thương mại Châu Âu do sở hữu nợ xấu ở Mỹ, thị trường nhà đất xuống giá, và tình trạng khan hiếm vốn tín dụng.
Ngoài ảnh hưởng lan truyền từ xu hướng giảm phát toàn cầu trong giai đoạn 2007-2009 do hội nhập sâu rộng và sự phụ thuộc tài chính lẫn nhau, diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tại Eurozone chủ yếu đến từ các yếu điểm mang tính thể chế, chính sách của Liên minh Châu Âu và khu vực đồng tiền chung.
Về mặt thể chế, việc không có một “chính phủ” chung để điều tiết kinh tế của khu vực gây nhiều trở ngại cho việc phối hợp tìm ra các giải pháp đồng bộ. Tuy sử dụng một đồng tiền chung nhưng các nước trong khu vực Eurozone có đặc điểm cấu trúc kinh tế, cơ sở hạ tầng công nghiệp là khá khác nhau, đưa đến những bất đồng trong chính sách tài khóa cũng như không thống nhất về định hướng chính sách cho khu vực. Đỉnh điểm là bất đồng giữa hai đầu tàu kinh tế Đức – Pháp. Trong khi chính phủ Đức hướng đến một chính sách tài khóa có kiểm soát để giảm thâm hụt ngân sách, phía Pháp có xu hướng đi ngược lại đề xuất chương trình cắt giảm chi tiêu của Đức để kích thích tăng trưởng. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) chỉ có chức năng bình ổn giá cả trong khu vực Eurozone và bảo đảm dự trữ ngoại hối, mà không có chức năng điều chỉnh bất ổn tài chính, thất nghiệp và tăng trưởng thông qua chính sách tiền tệ như hầu hết các ngân hàng trung ương khác.
Về mặt chính sách đối phó với khủng hoảng, các giải pháp đưa ra tỏ ra không phù hợp với điều kiện kinh tế không đồng nhất của các nước trong khu vực: việc lựa chọn đối sách “thắt lưng buộc bụng” nhằm cắt giảm chi tiêu công ảnh hưởng trực tiếp đến mức đầu tư công, hạn chế các đầu tư cho dài hạn (đặc biệt cho giáo dục, nghiên cứu và phát triển), và không kích thích được cả sản xuất lẫn tiêu dùng. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu ngân sách bắt buộc các chính phủ phải tăng thuế thu nhập cá nhân và các khoản khấu trừ bắt buộc đối với các tổ chức kinh tế (phục vụ cho việc vận hành các cơ quan hành chính trung ương và địa phương).
Ở Pháp, theo báo cáo của Viện Thống kê và Kinh tế quốc gia Pháp (INSEE), năm 2012 các khoản khấu trừ bắt buộc tăng 22 tỷ Euro và thuế thu nhập tăng 5.4 tỷ Euro so với năm 2011. Lợi bất cập hại, kết quả chung của chính sách kiểm soát chi tiêu ngặt nghèo là tăng trưởng thấp, thậm chí âm, thất nghiệp gia tăng, và nợ công tiếp tục gia tăng.
Theo Eurostat, tỷ lệ nợ công so với GDP của 18 nước trong Eurozone tăng từ 83.70% (2010) lên 90.9% (2013). Trong cùng giai đoạn, thất nghiệp tăng từ 10.1% lên 12%, tăng trưởng từ 2% giảm xuống -0.5%.
Thiếu chiến lược đồng bộ, thị trường Eurozone luôn căng thẳng do nợ xấu không được bảo đảm của ECB (trong khi Quỹ dự trữ liên bang Mỹ thực hiện các chính sách tiền tệ không truyền thống), các gói giải cứu - hỗ trợ cho các quốc gia có rủi ro nợ công cao không đi vào giải quyết triệt để các gốc gác của vấn đề (suy thoái, hiệu quả sử dụng vốn vay, chi tiêu công không hiệu quả), và những bất ổn địa chính trị trên thế giới (mâu thuẫn Nga – Ukraina, sự trỗi dậy của nhà nước Hồi giáo, chiến dịch của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu nhằm vô hiệu hóa Nhà nước Hồi giáo trong nội chiến ở Seria và Iraq) là các yếu tố cộng hưởng đẩy lùi quá trình hồi phục kinh tế ở Eurozone.
Thách thức kinh tế ở mỗi nước thành viên là không giống nhau. Thí dụ, ở Hy Lạp thì sự không chắc chắn về chính trị và lựa chọn chính sách kinh tế (Politico-economic uncertainty) là một vấn đề nan giải. Ở Pháp, gói chính sách trách nhiệm và tương hỗ (pacte de responsabilité et de solidarité) giữa chính phủ, doanh nghiệp và các hộ gia đình nhằm khôi phục tăng trưởng không đạt được sự đồng thuận.