Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyên lí nhân nghĩa
Yên dân \(\downarrow\) Trừ bạo
Nền độc lập của đất nước Đại Việt
Văn hiến Lãnh thổ \(\downarrow\) Phong tục tập quán Lịch sử Các triều đại
Sức mạnh của nhân nghĩa và sự thất bại tất yếu của kẻ xâm lược
Các luận điểm:
- Tư tưởng nhân nghĩa
- Chân lí về sự tồn tại độc lập của đất nước
- Minh chứng cho sức mạnh nhân nghĩa của dân tộc
- Giống nhau: Cả ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Nước Đại Việt ta đều thể hiện một tinh thần dân tộc sâu sắc, thể hiện ý chí tự cường. Tư tưởng yêu nước là gốc của sắc thái biểu cảm được thể hiện qua văn bản.
- Khác nhau: Trong bài chiếu, Lí Thái Tổ tỏ ra có một thái độ khá thận trọng, chân thành khi đưa ra ý kiến với "các khanh". Trong bài hịch, giọng điệu Trần Quốc Tuấn vừa sôi sục căm thù giặc, vừa nghiêm khắc, vừa ân cần đối với các tướng lĩnh. Còn trong bài cáo, tác giả thay mặt Lê Lợi hùng tráng tuyên bố chủ quyền...
Luận điểm 1: Tư tưởng nhân nghĩa
- Tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởng yêu nước, thương dân.
+ Cốt lõi của nhân nghĩa là “yên dân”, “trừ bạo”. Đây là tư tưởng lấy dân làm gốc, “dân vi bản”.
+ Trong tư tưởng nho giáo xưa, nhân nghĩa là phạm trù cá nhân, chỉ đạo lí, cách ứng xử, tình cảm giữa người với người.
⇒ Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi mới mẻ, tiến bộ, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và truyền thống đạo lí của dân tộc.
Luận điểm 2: Quan niệm về quốc gia, dân tộc
- Nguyễn Trãi đưa ra 5 phạm trù quan trọng để xác lập một quốc gia, dân tộc:
+ Thứ nhất là nền văn hiến: Nước ta có nền văn hiến nghìn năm, đây là điều mà không phải quốc gia nào cũng có được. Lịch sử văn hiến ấy là bằng chứng rõ nhất cho sự tồn tại toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc.
+ Thứ hai là phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ nước ta được giưới hạn bởi đường biên giới, được chia cách từ thuở sơ khai dựng nước.
+ Thứ ba là phong tục tập quán
+ Thứ tư là lịch sử triều đại: Tác giả liệt kê một loạt các triều đại nước ta, đặt ngang hàng với các triều đại của Trung Quốc ⇒ khẳng định vị trí, vị thế của ta so với Trung Quốc và thế giới
+ Thứ năm là anh hùng hào kiệt: Nhân tài là nguyên khí của quốc gia, hào kiệt chính là bằng chứng cho linh khí, long mạch của một đất nước.
⇒ Quan niệm về quốc gia, dân tộc được mở rộng, tiến bộ và sâu sắc.
- Trong quan niệm của Lý Thường Kiệt, ông chỉ nhắc đến 2 phạm trù, đó là phạm vị lãnh thổ và chủ quyền độc lập. Còn đối với Nguyễn Trãi, một quốc gia phải được định danh rõ rang qua nền văn hiến riêng, lãnh thổ riêng, phong tục riêng, lịch sử triều đại và truyền thống dân tộc.
⇒ Giọng điệu hào hùng, khí thế, khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc.
Luận điểm 3: Lịch sử chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc
- Liệt kê một loạt những chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta cũng như những thất bại thảm hại của những kẻ dám xâm phạm nước ta, sử dụng các động từ mạnh “thất bại”, “tiêu vong”, “bắt sống”, “giết tươi”…
- Qua đó khẳng định sức mạnh dân tộc và là lời cảnh cáo, đe dọa đầy sức nặng đến những kẻ tham lam có định xâm chiếm nước ta.
Luận điểm 4: Nghệ thuật
- Thể cáo đầy trang trọng, có tính chất tuyên bố đến toàn dân thiên hạ.
- Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn đầy sức thuyết phục.
- Giọng điệu linh hoạt, khi thì tự hào, hào sảng, khi thì dứt khoát, hùng hồn
- Sử dụng câu văn biền ngẫu cùng các biện pháp so sánh, đối lập giúp tăng nhịp điệu, sức thuyết phục