Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nếu gặp một đề văn như của Ni-co-la việc đầu tiên em làm là:
1. Xác định người bạn thân mà em muốn tả.
2. Lập dàn ý cho bài văn
– Nêu thông tin chung về người bạn.
– Tả về các đặc điểm về ngoại hình, tính cách của bạn.
– Kể về những hoạt động chung của em và bạn, hoặc kể một kỉ niệm đáng nhớ của em với bạn.
– Khẳng định tình cảm của em dành cho bạn.
Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.
Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.
Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.
Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn với lời kể của mẹ, của bà, với nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diộu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.
Giấc ngủ bồng bềnh, êm ái đưa tôi bay lên cao, cao hơn cả những nóc nhà, hàng cây im lìm bên dưới, chạm tói một tầng mây mềm và ấm: "Chào mừng con đến với thế giới của những ước mơ". Một giọng trầm ấm vang lên. Tôi ngước mắt nhìn.
Ồ, kia chẳng phải là ông Tiên sao? Làm sao tôi nhầm được hình bóng thân thương mà mẹ và bà vẫn thường hay kể. Ông cao và trông gầy gầy nhưng nước da hồng hào, khoẻ mạnh, gương mặt phúc hậu. Mái tóc trắng như cước được búi cao gần sát đỉnh đầu. Chòm râu cũng trắng hệt như mái tóc, dài tới tận đầu gối, trông xa như một dòng nước bạc. Ông vận một bộ quần áo màu vàng, có những đường vân trắng kéo thành vệt như sương và đi một đôi hài mũi hếch vàng, nhạt hơn bộ quần áo. Một dáng vẻ nhàn nhã, thanh tao.
Ông bước lại gần tôi, dáng đi nhanh nhẹn.
Tôi ngước lên để nhìn ông rõ hơn. Ánh mắt ông ấm áp, trìu mến. Đôi mắt nâu hiền từ. Đôi lông mày trắng và dài rủ xuống. Ông mỉm cười, để lộ hàm răng đen nhánh.
"Ông ơi, sao ông chỉ giúp đỡ người gặp khó khăn, bất hạnh thôi ạ? Sao con ngã đau, khóc mà ông không hiện lên?" – Tôi hỏi. Ông lại cười, nụ cười của ông sao giống nụ cười của ông ngoại tôi đã mất thế cơ chứ? Ông đưa ngón tay dài khẽ gạt sợi tóc con ra khỏi mặt tôi. Bàn tay ấm áp của ông vuốt má tôi "Tại vì ông hay bất cứ thần thánh nào khác cũng đều bước ra từ ước mơ và hi vọng của con người".
Ánh mắt ông ngời sáng, chòm râu bạc khẽ rung rinh. – "Người bất hạnh gặp phải nhiều đau khổ nhưng khát vọng vươn lên tìm hạnh phúc, tìm công lí luôn rực cháy. Vì vậy, ông giúp đỡ để họ có thêm nghị lực. Việc giúp đỡ của ông chỉ như sự khích lệ, cổ vũ họ mà thôi".
À thì ra là như vậy!
Ánh mặt tròi rọi qua cửa sổ, chiếu vào mặt làm tôi bừng tỉnh khỏi giấc mộng. Nhưng hình ảnh ông Tiên hiền từ và những lời ông nói vẫn vang vọng trong tôi. Ông ơi, con hiểu rồi ạ. Cổ tích không thể biến những giấc mơ thành sự thật nhưng nó sẽ tạo ra niềm tin, niềm hi vọng để ta cố gắng vươn lên.
Nếu một ngày em được làm ba hoặc mẹ, em sẽ giúp con mình thực hiện điều đầu tiên là xây dựng một môi trường gia đình yêu thương và hạnh phúc. Em hiểu rằng một gia đình hạnh phúc hạnh phúc là nền tảng chắc chắn để con trẻ phát triển và trưởng thành.
Để thực hiện điều này, em sẽ dành nhiều thời gian và tình yêu cho con mình. Em sẽ lắng nghe và hiểu con, tạo điều kiện để con tự thể hiện cảm xúc và ý kiến của mình. Em sẽ luôn đồng hành và ủng hộ con trong mọi quyết định và lựa chọn của con, đồng thời cung cấp cho con những giá trị sống và nguyên tắc đạo đức để con có thể phát triển một cách lành mạnh và tự tin.
Em cũng sẽ tạo ra một môi trường học tập tích cực và đa dạng cho con. Em sẽ khuyến khích con đam mê học hỏi và khám phá, đồng thời tạo điều kiện cho con phát triển các kỹ năng phần mềm và tư duy sáng tạo. Em sẽ truyền đạt cho con yêu và đam mê với việc học, giúp con nhận ra rằng học là một nữ thần lưu thú vị và không bao giờ có điểm dừng.
Ngoài ra, em cũng sẽ dành thời gian chất lượng bên gia đình. Em sẽ tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ và chia sẻ những hoạt động vui vẻ cùng con. Em sẽ dạy con giá trị của tình yêu, sự chia sẻ và sự quan tâm đến người khác. Em sẽ khuyến khích con tham gia vào các hoạt động xã hội và từ thiện, giúp con nhận ra rằng hạnh phúc không chỉ đến từ việc nhận mà còn từ việc cho đi.
Cuối cùng, em sẽ luôn là người bạn đồng hành và người lắng nghe tận hưởng tâm trí của con. Em sẽ luôn sẵn sàng để con có thể chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn và khó khăn trong cuộc sống. Em sẽ truyền đạt cho con lòng kiên nhẫn, sự tự tin và khả năng giải quyết vấn đề, giúp con trở thành một người tự lập và thành công trong tương lai.
Tất cả những điều này, em sẽ thực hiện với tình yêu và sự chân thành, vì em biết rằng con là trái tim và niềm tự hào của em. Em mong rằng, qua những nỗ lực của mình, em có thể giúp con mình trở thành một con người tốt và một công dân có ích cho xã hội.
- Khi làm bài tập làm văn, Ni-cô-la phải nhờ đến bố có thể do:
+ Ni-cô-la vốn học yếu về môn Văn, không tự tin khi làm bài.
+ Đề văn hơi khó, Ni-cô-la cảm thấy chật vật.
+ Trong học tập, Ni-cô-la thường có thói quen cậy dựa, không tự lực.
- Dù là lí do gì thì việc nhờ bố làm hộ bài văn cũng là điều không thể chấp nhận.
- Cả bố Ni-cô-la và ông Blê-đúc khi muốn làm hộ bài văn đều cần biết 1 điều: ai là người bạn thân nhất của cậu bé.
+ Nếu không biết ai là người bạn thân nhất của Ni-cô-la mà bố hay ông Blê-đúc vẫn làm bài thì bài văn ấy sẽ nói về một người lạ, một người tưởng tượng, không quen biết với Ni-cô-la.
+ Vì vậy không thể đáp ứng yêu cầu của đề: “Miêu tả người bạn thân nhất của em”.
+ Cô giáo sẽ nhận ra bài văn của Ni-cô-la viết về một nhân vật tưởng tượng nào đó chứ không phải là người bạn thân nhất của cậu. Vì vậy cậu có thể sẽ bị điểm kém.
Khi làm bài tập làm văn, Ni-cô-la phải nhờ đến bố vì:
+ Ni-cô-la vốn học yếu về môn văn và không tự tin mỗi khi làm bài.
+ Trong quá trình học tập thì Ni-cô-la thường dựa dẫm, không tự lực.
+ Bố Ni-cô-la thật sự khá và ông ấy còn giỏi về tập làm văn. Các thầy giáo còn nói bố Ni-cô-la là cả một Ban-dắc.
+ Đề bài tập làm văn quá khó, cần phải viết dàn ý, có bố cục.
Ác-nhăng là người bạn thân nhất của cậu bé. Cả bố của Ni-co-la và ông Ble-đúc cần phải biết khi muốn làm hộ bài tập làm văn vì:
Khi nói với bố, Ni-co-la kể ra nhiều tên những người bạn thân và chưa chọn được người bạn thân nhất
Khi nói với ông Ble-đúc, Ni-co-la chưa kịp nói thì bố đã ngắt lời không kịp để cậu bé nói
Chính vì thế, cả hai người đều chưa biết được bạn thân nhất của cậu bé là ai.
Nếu Nicola chấp nhận viết bài tập làm văn theo sự giúp đỡ của bố hoặc ông Ble đúc cậu sẽ không thể nhận ra nét độc đáo riêng biệt của những người bạn thân của mình và chính bản thân mình nữa.
Giải thích cho cô bé ấy hiểu
Nếu nó ko hiểu thì mắng cho một trận
- Đề bài: Tình ban: Hãy miêu tả người bạn thân nhất của em.
+ Đầu tiên phải lựa chọn trong số bạn bè một người mà mình cảm thấy thân thiết, gần gũi, thấu hiểu nhất.
+ Nhớ lại những đặc điểm riêng, những đức tính của bạn, những kỉ niệm giữa bạn với mình,….