K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2018

I. CỤM DANH TỪ LÀ GÌ?

1. Các từ ngữ được in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho nhưng từ nào?

Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.

Trả lời:

Những từ in đậm bổ nghĩa trong câu:

- Xưa: bổ nghĩa cho ngày,

- Hai: bổ nghĩa cho có, hai vợ chồng;

- Ông lão đánh cá: bổ nghĩa cho vợ chồng;

- Một: bồ nghĩa cho túp lều;

- Nát trên bờ biển bổ nghĩa cho túp lều.

2. So sánh các cách nói sau đây rồi rút ra nhận xét về nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ:

- túp lều / một túp lều

- một túp lều / một túp lều nát

- một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển.

Trả lời:

- Một túp lều: xác định được đơn vị

- Một túp lều nát: xác định được tính chất, tình trạng của sự vật

- Một túp lều nát trên bờ biển: xác định được tính chất của sự vật

Nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn nghĩa của một mình danh từ. Số lượng phụ ngữ càng tăng, càng phức tạp hoá thì nghĩa của cụm danh từ càng đầy đủ hơn.

3. Tìm một cụm danh từ. Đặt câu với cụm danh từ ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động của cụm danh từ so với một danh từ.

Trả lời:

- Ví dụ một cụm danh từ: những bông lúa

- Đặt câu. Những bông lúa uốn câu nặng trĩu.

- Nhận xét: Cụm danh từ hoạt động trong câu như một danh từ (có thể làm chủ ngữ, làm phụ ngữ; khi làm vị ngữ thì phải có từ là đứng trước.

II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ

1. Tìm cụm danh từ có trong câu sau:

Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh làm sao phải nuôi cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.

(Em bé thông minh)

2. Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và sau danh từ trong các cụm danh từ trên, sẵp xếp chúng thành loại.

3. Điền vào mô hình cụm danh từ đã tìm được vào mô hình cụm danh từ

Trả lời:

1. Các cụm danh từ có trong câu:

- làng ấy

- ba thúng gạo nếp

- ba con trâu đực

- ba con trâu ấy

- chín con

- năm sau

- cả làng.

2. Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc:

- Các từ ngữ phụ thuộc đứng trước danh từ: cả, ba, chín

- Các từ ngữ phụ thuộc đứng sau danh từ: ấy, nếp, đực, sau.

* Sắp xếp chúng thành hai loại:

- Các phụ ngữ đứng trước có hai loại:

+ cả

+ ba, chín

- Các phụ ngữ đứng sau có hai loại:

+ nếp, đực, sau

+ ấy

3. Điền các cụm danh từ vừa tìm được vào mô hình cụm danh từ:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

t2

t1

t1

t2

s1

s2

làng

ấy

ba

thúng

gạo

nếp

ba

con

trâu

đực

ba

con

trâu

ấy

chín

con

năm

sau

cả

làng

LUYỆN TẬP

1. Tìm các cụm danh từ có trong những câu văn trong bài tập 1. Điền các cụm danh từ đó vào mô hình cụm danh từ.

Trả lời:

* Các cụm danh từ có trong các câu:

a) một người chồng thật xứng đáng

b) một lưỡi búa của cha để lại

c) một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép lạ.

* Điền vào mô hình cụm danh từ:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

t1

t2

T1

T2

s1

s2

môt

người

chồng

thật xứng đáng

một

lưỡi

búa

của cha để lại

một

con

yêu

ở trên núi, có nhiều phép lạ

2. Tìm các phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn trích thuộc bài tập 3

Trả lời:

Các phụ ngữ được diền như sau:

- Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước.

- Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình.

- Lần thứ ba, vẫn thanh sắt cũ mắc vào lưới

8 tháng 11 2018

Cụm danh từ là gì?

Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Các từ ngữ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những danh từ đứng trước và đứng sau nó.

Câu 2 (trang 117 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Nghĩa của cụm danh từ cụ thể, chi tiết và có cấu tạo phức tạp hơn so với nghĩa của danh từ.

Câu 3 (trang 117 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Cụm danh từ: Một ngôi nhà cổ.

- Đặt câu: Một ngôi nhà cổ nằm sâu trong rừng.

- Nhận xét: Chức năng hoạt động trong câu giống như một danh từ.

Cấu tạo của cụm danh từ

Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Các cụm danh từ: làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng.

Câu 2 + 3 (trang 117 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Phần trướcPhần trung tâmPhần sau

t2 t1 T1 T2 s1 s2
Tổng lượng Số lượng Danh từ chỉ đơn vị Danh từ chỉ đối tượng Đặc điểm, tính chất vị trí
làng ấy
ba thúng gạo nếp
ba con trâu đực
ba con trâu ấy
chín con
năm sau
cả làng
9 tháng 11 2018

fffffffff

25 tháng 12 2016

Câu 1: Các tính từ:

a. bé; oai.

b. vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi

Câu 2:

  • Tính từ chỉ tính tình: nóng nảy, nết na, thuỳ mị, ...

  • Tính từ chỉ âm thanh: nhẹ, êm đềm, vang, chói, ...

  • Tính từ bộc lộ sự đánh giá: xấu, đẹp, ác, hiền, ...

  • Tính từ chỉ sắc thái: tươi tắn, ủ rũ, hớn hở, ...

- Về ý nghĩa khái quát của tính từ: chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái,...

Câu 3:

- Tính từ và động từ đều có khả năng kết hợp được với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, ...

- Tính từ hạn chế hơn so với động từ về khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng, ...

- So với động từ, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn. Ví dụ các cụm từ: Bông hoa tím; Cô bé ngoan ngoãn. Để các cụm này thành câu, phải có thêm các từ khác nữa, chẳng hạn: Bông hoa tím rất đẹp; Cô bé này rất ngoan ngoãn.

- Tính từ, động từ đều có thể đảm nhiệm chức vụ chủ ngữ trong câu, ví dụ: Hấp tấp là nhược điểm của nhiều học sinh.

II. Các loại tình từ

Câu 1:

  • Các từ kết hợp được với từ chỉ mức độ là: bé, oai

  • Các từ không kết hợp được với từ chỉ mức độ: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.

Câu 2:

Nhóm có thể kết hợp với từ chỉ mức độ là những tính từ chỉ đặc điểm tương đối. Các tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ là loại tính từ chỉ mức độ tuyệt đối.

Bé, oai là tính từ chỉ đặc điểm tương đối, còn vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi là tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.

III. Cụm tính từ

Câu 1:

Cụm tính từ

Câu 2:

- phụ trước: rất, vô cùng, khá ...

- phụ sau: như ...,

- ý nghĩa: chính là ghi nhớ SGK Ngữ văn lớp 6 trang 155

IV. Luyện tập

Câu 1: Các cụm tính từ:

a. sun sun như con đỉa

b. chần chẫn như cái đòn càn

c. bè bè như cái quạt thóc

d. sừng sững như cái cột đình

đ. tun tủn như cái chổi sể cùn

Câu 2:

  • Các phụ ngữ của các cụm tính từ ở trên đều bổ sung ý nghĩa cho so sánh chứ không phải nhằm mục đích làm rõ sự vật.

  • Các vật được đưa ra so sánh con đỉa, cái đòn càn, quạt thóc, cột đình, chổ sể cùn đều là những sự vật tầm thường, nhỏ bé không tương xứng với tầm vóc to lớn của con voi

  • Điều đó thể hiện sự hiểu biết nông cạn, hạn hẹp, phiến diện của các ông thầy bói.

Câu 3:

  • Những động từ và tính từ được dùng qua năm lần, theo mức độ tăng tiến: từ gợn sóng đến nổi sóng.

  • Hình ảnh của con sóng mỗi lúc một thay đổi: êm ả → nổi sóng → nổi sóng dữ dội → nổi sóng mù mịt → nổi sóng ầm ầm.

  • ý nghĩa biểu tượng: Sóng là thái độ giận dữ của biển khơi càng tăng trước thái độ tham lam ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão.

Câu 4:

  • Ở phần (a) là sự thay đổi các tính từ: sứt mẻ → mới → sứt mẻ.

  • Ở phần (b) là sự thay đổi các danh từ và tính từ: túp lều (nát) → ngôi nhà (đẹp) → lâu đài (to lớn) → cung điện (nguy nga) → túp lều (nát ngày xưa)

  • Hình ảnh đầu - cuối giống nhau kết cấu vòng tròn (từ không → có, rồi trở về → không)

  • Chúc bn học tốt vuithanghoaok

25 tháng 12 2016

Phần luyện tập hả pn

25 tháng 9 2016

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Lời văn tự sự
a) Văn tự sự chủ yếu là văn kể người và kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. Khi kể việc thì có thể kể hành động, việc làm, diễn biến sự việc thông qua hành động, việc làm ấy cũng như kết quả, những thay đổi do hành động, việc làm ấy đem lại cho câu chuyện.
b) Lời văn giới thiệu nhân vật
Đọc hai đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
(2) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ [...]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém [...]. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh. [...], cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
- Các câu văn trong hai đoạn trên kể về điều gì?
- Các nhân vật đã được giới thiệu như thế nào qua lời kể?
- Nhận xét về từ ngữ, hình thức câu văn giới thiệu nhân vật.
Gợi ý:
- Lời văn trong hai đoạn trên đảm nhiệm chức năng giới thiệu về nhân vật.
- Các nhân vật đã được giới thiệu cụ thể:
+ Đoạn (1) gồm hai câu, mỗi câu có hai ý tương đương với hai ý giới thiệu về nhân vật: Câu "Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu." giới thiệu hai ý, một ý về Hùng Vương và một ý về Mị Nương. Câu "Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng." cũng gồm hai ý, giới thiệu về tình cảm của vua Hùng đối với con gái và ý định kén rể.
+ Đoạn (2) gồm sáu câu, câu đầu giới thiệu chung, hai câu tiếp giới thiệu nhân vật Sơn Tinh, hai câu 4, 5 giới thiệu nhân vật Thuỷ Tinh, câu 6 khép lại rất gọn, giúp kết cấu thêm chặt chẽ.
Trong cả hai đoạn văn, lời giới thiệu đều có hàm ý ca ngợi.
- Các đặc điểm của nhân vật được giới thiệu phù hợp với chủ đề của truyện, dự báo những diễn biến tiếp theo của câu chuyện: vẻ đẹp của Mị Nương, nguyện vọng kén rể của Vua Hùng, tài năng của Sơn Tinh và Thuỷ Tinh,...
- Câu văn với chữ "", "" là hình thức câu văn hay gặp trong lời kể giới thiệu nhân vật.
c) Lời văn kể sự việc
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
(3) Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biến nước.
- Đoạn văn trên đã dùng loại từ nào để kể hành động của nhân vật? Cụ thể là những từ nào?
- Diễn biến hành động được kể như thế nào?
- Kết quả của hành động là gì?
- Nhận xét về hình thức lời văn.
Gợi ý:
- Đoạn văn dùng nhiều động từ để kể hành động của nhân vật Thuỷ Tinh: đến,  nổi giận, đuổi theo, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh,...
- Hành động của nhân vật trong lời kể mỗi lúc một căng thẳng, kịch tính được đẩy dần lên, hành động sau là kết quả của hành động trước, cứ thế cho đến cao trào: đến sau à nổi giận à đuổi theo à hô mưa, gọi gió à dâng nước à đánh ... à nước ngập...
- Kết quả của hành được diễn tả trong câu văn cuối đoạn: Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
- Hình thức lời văn diễn đạt được độ căng của hành động: các động từ với sắc thái mạnh, dồn dập (đùng đùng nổi giậnđem quân đuổi theo đòi cướphô mưa gọi giórung chuyển cả đất trời,...); đặc biệt là hình thức trùng điệp được sử dụng đã gây được ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù của Thuỷ Tinh, về mạch phát triển lên cao trào của câu chuyện (nước ngập..., nước ngập..., nước dâng...).
2. Đoạn văn tự sự
a) Mỗi đoạn văn thường có một ý chính. ý chính ấy có thể được diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giải thích, làm rõ ý chính.
b) Tìm và gạch dưới câu biểu đạt ý chính trong các đoạn văn (1), (2), (3) trên.
- Ý chính của đoạn văn (1) là: ý định kén rể của vua Hùng. Ý này được biểu đạt rõ nhất trong câu Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
- Ý chính của đoạn văn (2) là: hai chàng trai đến kén rể đều là người tài giỏi. Ý này được biểu đạt rõ nhất trong câu [...], cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
- Ý chính của đoạn văn (3) là: Thuỷ Tinh không lấy được Mị Nương, tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh. ý này được biểu đạt rõ nhất trong câu Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương.
c) Người ta gọi đó là câu chủ đề của đoạn văn, tại sao?
Người ta gọi là câu chủ đề của đoạn vì đó là câu biểu đạt ý chính, khái quát chủ đề của đoạn văn.
d) Để làm rõ ý chính - chủ đề của đoạn, người kể đã kể các ý phụ như thế nào?
- Các câu phụ có vai trò dẫn dắt, giải thích, làm rõ ý chính trong câu chủ đề.
- Ở đoạn văn (1), câu thứ nhất dẫn dắt đến ý chính trong câu chủ đề theo quan hệ nguyên nhân - kết quả: nói vua Hùng có con gái đẹp để chuẩn bị cho việc kể về lòng yêu thương và ý định kén rể tài giỏi cho con của vua. Ở đoạn văn (2), các câu phụ có vai trò giới thiệu hai nhân vật về lai lịch, tài năng khác nhau để khẳng định chủ đề: cả hai chàng trai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Ở đoạn văn (3), các câu phụ có vai trò kể về diễn biến trận đánh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh từ nguyên nhân đến khi trận đánh xảy ra.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Xác định chủ đề của các đoạn văn sau (tìm và gạch dưới câu chủ đề):
a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.
b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
(Sọ Dừa)
c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay!
(Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)
Gợi ý:
- Chủ đề của đoạn (a): Sọ Dừa chăn bò rất giỏi.
- Chủ đề của đoạn (b): Hai cô con lớn của phú ông đối xử không tốt còn cô út thì đối xử rất tốt với Sọ Dừa.
- Chủ đề của đoạn (c): Tính khí "trẻ con" của cô chủ quán.
2. Trong đoạn văn, cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau. Nếu câu trước nêu ra ý chung, khái quát thì câu sau giải thích, cụ thể hoá, làm cho người nghe (người đọc) hiểu được, cảm nhận được. Em hãy chỉ ra đặc điểm này trong các đoạn văn trên.
Gợi ý:
- Đoạn văn (a): Để kể về chuyện Sọ Dừa chăn bò cho nhà phú ông thì trước đó (câu đầu) phải kể chuyện Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Ý chính của đoạn biểu đạt trong câu thứ hai (Cậu chăn bò rất giỏi) được cụ thể hoá trong các câu tiếp theo với các ý: chăm chỉ, đàn bò lúc nào cũng "no căng" bụng, phú ông hài lòng.
3. Hai câu văn sau đây, theo em, câu nào đúng câu nào sai? Vì sao?
a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc chiếc yên ngựa.
b) Người gác rừng đóng chắc chiếc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.
Gợi ý: Trong lời kể, các sự việc được kể phải diễn ra theo đúng lôgic của diễn biến sự việc trong thực tế: sự việc nào xảy ra trước phải được kể đến trước, xảy ra sau phải được kể đến sau, không được đảo lộn. Câu (a) sai vì không phản ánh đúng diễn biến trên thực tế của sự việc; phải đóng yên ngựa trước, rồi mới nhảy lên lưng ngựa, rồi mới "lao vào bóng chiều".
4. Xem lại cách viết câu giới thiệu nhân vật, hãy viết lời kể giới thiệu các nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.
Gợi ý:
- Giới thiệu về nhân vật Thánh Gióng: đọc lại phần mở bài truyện Thánh Gióng, từ đầu cho đến "... cứ đặt đâu thì nằm đấy."
- Giới thiệu về hai nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ: đọc lại phần giới thiệu nhân vật ở phần đầu truyện Con Rồng cháu Tiên, từ đầu cho đến "... ở cung điện Long Trang."
- Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh: đọc lại Phần mở bài của bài văn về Tuệ Tĩnh ở bài 4.
5. Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, nhổ tre đằng ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.
Gợi ý: Có thể viết một hoặc hai đoạn văn. Nếu viết một đoạn thì kể diễn biến câu chuyện từ sự việc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến, cho đến sự việc Thánh Gióng nhổ tre quật vào quân giặc. Nếu viết hai đoạn thì đoạn 2 - kể về chuyện Gióng nhổ tre đánh giặc - nên có câu dẫn dắt mở đầu để thể hiện được diễn biến liền mạch, ví dụ: Dưới roi sắt của tráng sĩ, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre bên đường quật vào quân giặc tơi bời. Giặc tháo chạy.
 
25 tháng 9 2016

Tks bn nhiều lắm lắm nha

31 tháng 10 2016

có trong phần lựa chọn môn học (chọn môn ngữ văn ,chọn soạn bài văn mẫu lớp 6)

31 tháng 10 2016

Thank bạn nha yeu

17 tháng 10 2017

Soạn bài : Danh từ (Tiếp theo) | Soạn Bài - Đơn giản wá

17 tháng 10 2017

nhanh nha

26 tháng 12 2021

cụm dt là một buổi sáng đẹp trời , một bài

cụm động từ là bước ra

26 tháng 12 2021

cụm dt là một buổi sáng đẹp trời ,một bài thật đệp

11 tháng 10 2017

CÂY BÚT THẦN

Tóm tắt

Mã Lương là một em bé thông minh,mồ côi nghèo khổ say mê học vẽ, vẽ giỏi,ao ước có một cây bút vẽ. Được thần thưởng cho cây bút thần. Có bút thần trong tay em vẽ các sự vật trở thành vật thật. Em vẽ cho người nghèo công cụ lao động. Việc đến tai tên địa chủ, em bị hắn bắt vẽ theo ý hắn. Mã Lương kiên quyết không vẽ, trừng trị hắn rồi bỏ đi vùng khác. Em vẽ tranh để kiếm sống , sơ ý để lộ tài năng. Vua đã bắt em về vẽ theo ý muốn . Mã Lương chống lại nên bị bắt giam vào ngục. Vua cướp bút thần để vẽ nhưng không thành. Mã Lương được thả, em vờ đồng ý, rồi vẽ biển,vẽ sóng to gió lớn trừng trị tên vua tham lam, độc ác. Mã Lương trở về với nhân dân đem tài năng vẽ cho người nghèo khổ.

Câu 1: Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài lạ, luôn dùng tài năng để giúp đỡ mọi người, chống lại kẻ tham lam, độc ác... rất phổ biến trong truyện cổ tích. Trong truyện cổ tích Việt Nam có một số nhân vật tương tự Mã Lương như Thạch Sanh, Sọ Dừa...

Câu 2: Những yếu tố đã giúp cho Mã Lương vẽ giỏi:

- Em dốc lòng, hằng ngày chăm chỉ luyện tập, không bỏ phí một ngày, Mã Lương có năng khiếu và đam mê hội họa.

- Những bức tranh của em vẽ là do kiến thức thực tế hằng ngày mà em tiếp xúc.

- Được thần ban cho cây bút để thổi linh hồn cho vật vẽ.

- Tài năng kỳ lạ của Mã Lương là sự kết hợp của lòng đam mê, khổ công tập luyện; là sự quan sát và tiếp xúc thực tế cuộc sống quanh mình. Chỉ Mã Lương mới có thể sử dụng cây bút thần, cho thấy em là có người tài năng, đức độ, xứng đáng sở hữu cây bút thần.

Câu 3: Với những người nghèo, Mã Lương không vẽ những của cải sẵn có để hưởng thụ. Em vẽ cho họ cái cày, cái cuốc, cái thùng - những vật dụng sinh hoạt và phương tiện lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Việc làm của Mã Lương rất có ý nghĩa, e giúp làm nhẹ bớt gánh nặng trong cuộc sống của người nghèo, nhưng vẫn đề cao sự quan trọng của việc lao động.

Với những kẻ tham lam, độc ác, hoặc là Mã Lương kiên quyết cự tuyệt (như đối với tên địa chủ) hoặc là em chế giễu (vẽ con cóc, con gà trụi lông cho vua). Cuối cùng em dùng cây bút thần để kết liễu bọn chúng.

Mã Lương được các vị thần linh tặng cây bút thần cũng có nghĩa là được trao sứ mệnh giúp đỡ dân nghèo, trừ diệt những kẻ tàn ác, tham lam.

Câu 4: Trong truyện có nhiều chi tiết lí thú và gợi cảm:

- Mã Lương vẽ chim, chim tung cánh bay và cất tiếng hót. Mã Lương vẽ cá, cá bơi lội tung tăng.

- Mã Lương dùng cây bút thần vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi.

- Vua bắt Mã Lương vẽ rồng, em vẽ một con cóc ghẻ, bắt vẽ phượng em lại vẽ một con gà trụi lông.

- Mã Lương giả vờ theo ý nhà vua, em vẽ biển, vẽ cá, vẽ cả thuyền cho vua đi xem cá, cuối cùng em vẽ cuồng phong bão tố nhấn chìm tên vua tham lam. Sự trừng phạt của Mã Lương diễn ra trong một thời gian dài khiến ta rất hả hê. Đây có thể nói là một trong những chi tiết đắt giá của truyện. Cái ác luôn luôn bị tiêu diệt.

Câu 5: Truyện "CÂY BÚT THẦN"Cây bút thần thể hiện ước mơ của nhân dân có được sức mạnh và khả năng kì diệu để giúp đỡ những người dân nghèo lao động hiệu quả hơn, đồng thời trừng phạt những kẻ tham lam, độc ác. Truyện nhằm khẳng định nghệ thuật chân chính phải được nuôi dưỡng từ thực tế, gắn liền với tài năng, đức độ, tinh thần say mê sáng tạo và chỉ có ý nghĩa khi nó phục vụ cho những mục đích chính đáng của con người. Truyện còn thể hiện mơ ước và niềm tin vào những khả năng kì diệu của con người.

DANH TỪ

I. Đặc điểm của danh từ

Câu 1: Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu.

Câu 2: Trong cụm danh từ đã nêu, đứng trước danh từ trung tâm là từ "ba"(một số từ, có tác dụng chỉ số lượng), đứng sau danh từ trung tâm là từ "ấy"(phụ từ chỉ định, có tác dụng giúp xác định rõ sự vật, hiện tượng được gọi tên).

Câu 3: Các danh từ khác trong câu đã dẫn:

  • Danh từ chỉ người như: vua.

  • Danh từ chỉ vật như: làng, thúng, con, gạo nếp, trâu.

Câu 4: Danh từ là những từ thường dùng để chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái niệm,… Ở đây, danh từ là để gọi tên hoặc nêu lên tính chất về sự vật và sự việc đó

Câu 5: Đặt câu với các danh từ vừa tìm được.

  • Làng em có mái đình cổ kính.

  • Mẹ phải bán đi ba thúng thóc mới đủ tiền mua sách vở cho em.

  • Con cóc là cậu ông trời.

  • Gạo nếp dùng để gói bánh chưng.

  • Trên đồng ruộng, con trâu đang đi cày.

II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

Câu 1: Nghĩa của các danh từ in đậm là chỉ đơn vị, nên tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.

Câu 2:

  • Thay ba con trâu bằng ba chú trâu, một viên quan bằng một ông quanthì ý nghĩa về số lượng không thay đổi.

  • Thay ba thúng gạo bằng ba bơ gạo, sáu tạ thóc bằng sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.

  • Các danh từ kiểu con, viên, chú, ông - không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ - được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Các danh từ kiểu thúng, bơ, tạ, yến - có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường - được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.

Câu 3:

  • Câu (1) đúng, câu (2) sai.

  • Câu (2) sai, vì: "tạ" là đơn vị cân chính xác nên không thể dùng với ý nghĩa đánh giá (rất nặng) được. Đã là tạ thì dĩ nhiên là nặng. Còn"thúng" là từ chỉ đơn vị tính đếm ước chừng thì có thể dùng với ý nghĩa đánh giá (đầy) được.

III. Luyện tập

Câu 1:

Một số danh từ chỉ sự vật mà em biết: xe máy, sách, bút, bàn học,...

Đặt câu:

  • Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất tại Việt Nam

  • Sách là người bạn của con người.

  • Mẹ mua cho em một cây bút mới.

  • Bàn học của em luôn luôn ngăn nắp.

Câu 2:

  • Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ người: viên, ngài, cu, bé,... ( Bé An đang chơi với bà ngoại ở trong nhà.)

  • Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật:chiếc, quyển, quả,... ( Chiếc thuyền chao đảo vì sóng lớn.)

Câu 3:

  • Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: ki-lô-mét, yến, lạng,...

  • Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng: Bầy, nhúm, khoảnh, rổ, bó, ...

- Đặt câu:

  • Hà Nội cách Nam Định khoảng 90 ki-lô-mét.

  • Từng bó lúa đã được xếp cẩn thận để chuyển về nhà.

Câu 5:

  • Các danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức, các, ...

  • Các danh từ chỉ sự vật: cha mẹ, bút, núi, củi, đất, cỏ, sông, hình vẽ, ...

27 tháng 1 2018

Soạn bài: Cây bút thần

Tóm tắt

Mã Lương là một em bé thông minh,mồ côi nghèo khổ say mê học vẽ, vẽ giỏi,ao ước có một cây bút vẽ. Được thần thưởng cho cây bút thần. Có bút thần trong tay em vẽ các sự vật trở thành vật thật. Em vẽ cho người nghèo công cụ lao động. Việc đến tai tên địa chủ, em bị hắn bắt vẽ theo ý hắn. Mã Lương kiên quyết không vẽ, trừng trị hắn rồi bỏ đi vùng khác. Em vẽ tranh để kiếm sống , sơ ý để lộ tài năng. Vua đã bắt em về vẽ theo ý muốn . Mã Lương chống lại nên bị bắt giam vào ngục. Vua cướp bút thần để vẽ nhưng không thành. Mã Lương được thả, em vờ đồng ý, rồi vẽ biển,vẽ sóng to gió lớn trừng trị tên vua tham lam, độc ác. Mã Lương trở về với nhân dân đem tài năng vẽ cho người nghèo khổ.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài lạ, luôn dùng tài năng để giúp đỡ mọi người, chống lại kẻ tham lam, độc ác... rất phổ biến trong truyện cổ tích. Trong truyện cổ tích Việt Nam có một số nhân vật tương tự Mã Lương như Thạch Sanh, Sọ Dừa...

Câu 2: Những yếu tố đã giúp cho Mã Lương vẽ giỏi:

- Em dốc lòng, hằng ngày chăm chỉ luyện tập, không bỏ phí một ngày, Mã Lương có năng khiếu và đam mê hội họa.

- Những bức tranh của em vẽ là do kiến thức thực tế hằng ngày mà em tiếp xúc.

- Được thần ban cho cây bút để thổi linh hồn cho vật vẽ.

- Tài năng kỳ lạ của Mã Lương là sự kết hợp của lòng đam mê, khổ công tập luyện; là sự quan sát và tiếp xúc thực tế cuộc sống quanh mình. Chỉ Mã Lương mới có thể sử dụng cây bút thần, cho thấy em là có người tài năng, đức độ, xứng đáng sở hữu cây bút thần.

Câu 3: Với những người nghèo, Mã Lương không vẽ những của cải sẵn có để hưởng thụ. Em vẽ cho họ cái cày, cái cuốc, cái thùng - những vật dụng sinh hoạt và phương tiện lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Việc làm của Mã Lương rất có ý nghĩa, e giúp làm nhẹ bớt gánh nặng trong cuộc sống của người nghèo, nhưng vẫn đề cao sự quan trọng của việc lao động.

Với những kẻ tham lam, độc ác, hoặc là Mã Lương kiên quyết cự tuyệt (như đối với tên địa chủ) hoặc là em chế giễu (vẽ con cóc, con gà trụi lông cho vua). Cuối cùng em dùng cây bút thần để kết liễu bọn chúng.

Mã Lương được các vị thần linh tặng cây bút thần cũng có nghĩa là được trao sứ mệnh giúp đỡ dân nghèo, trừ diệt những kẻ tàn ác, tham lam.

Câu 4: Trong truyện có nhiều chi tiết lí thú và gợi cảm:

- Mã Lương vẽ chim, chim tung cánh bay và cất tiếng hót. Mã Lương vẽ cá, cá bơi lội tung tăng.

- Mã Lương dùng cây bút thần vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi.

- Vua bắt Mã Lương vẽ rồng, em vẽ một con cóc ghẻ, bắt vẽ phượng em lại vẽ một con gà trụi lông.

- Mã Lương giả vờ theo ý nhà vua, em vẽ biển, vẽ cá, vẽ cả thuyền cho vua đi xem cá, cuối cùng em vẽ cuồng phong bão tố nhấn chìm tên vua tham lam. Sự trừng phạt của Mã Lương diễn ra trong một thời gian dài khiến ta rất hả hê. Đây có thể nói là một trong những chi tiết đắt giá của truyện. Cái ác luôn luôn bị tiêu diệt.

Câu 5: Truyện Cây bút thần thể hiện ước mơ của nhân dân có được sức mạnh và khả năng kì diệu để giúp đỡ những người dân nghèo lao động hiệu quả hơn, đồng thời trừng phạt những kẻ tham lam, độc ác. Truyện nhằm khẳng định nghệ thuật chân chính phải được nuôi dưỡng từ thực tế, gắn liền với tài năng, đức độ, tinh thần say mê sáng tạo và chỉ có ý nghĩa khi nó phục vụ cho những mục đích chính đáng của con người. Truyện còn thể hiện mơ ước và niềm tin vào những khả năng kì diệu của con người.

11 tháng 9 2021

vở soạn văn chị nhé em mới lớp 5 

em hỏi chị em lớp 12 ý mà

chị nhớ k cho em nha