Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. CỤM DANH TỪ LÀ GÌ?
1. Các từ ngữ được in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho nhưng từ nào?
Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.
Trả lời:
Những từ in đậm bổ nghĩa trong câu:
- Xưa: bổ nghĩa cho ngày,
- Hai: bổ nghĩa cho có, hai vợ chồng;
- Ông lão đánh cá: bổ nghĩa cho vợ chồng;
- Một: bồ nghĩa cho túp lều;
- Nát trên bờ biển bổ nghĩa cho túp lều.
2. So sánh các cách nói sau đây rồi rút ra nhận xét về nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ:
- túp lều / một túp lều
- một túp lều / một túp lều nát
- một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển.
Trả lời:
- Một túp lều: xác định được đơn vị
- Một túp lều nát: xác định được tính chất, tình trạng của sự vật
- Một túp lều nát trên bờ biển: xác định được tính chất của sự vật
Nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn nghĩa của một mình danh từ. Số lượng phụ ngữ càng tăng, càng phức tạp hoá thì nghĩa của cụm danh từ càng đầy đủ hơn.
3. Tìm một cụm danh từ. Đặt câu với cụm danh từ ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động của cụm danh từ so với một danh từ.
Trả lời:
- Ví dụ một cụm danh từ: những bông lúa
- Đặt câu. Những bông lúa uốn câu nặng trĩu.
- Nhận xét: Cụm danh từ hoạt động trong câu như một danh từ (có thể làm chủ ngữ, làm phụ ngữ; khi làm vị ngữ thì phải có từ là đứng trước.
II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ
1. Tìm cụm danh từ có trong câu sau:
Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh làm sao phải nuôi cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
(Em bé thông minh)
2. Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và sau danh từ trong các cụm danh từ trên, sẵp xếp chúng thành loại.
3. Điền vào mô hình cụm danh từ đã tìm được vào mô hình cụm danh từ
Trả lời:
1. Các cụm danh từ có trong câu:
- làng ấy
- ba thúng gạo nếp
- ba con trâu đực
- ba con trâu ấy
- chín con
- năm sau
- cả làng.
2. Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc:
- Các từ ngữ phụ thuộc đứng trước danh từ: cả, ba, chín
- Các từ ngữ phụ thuộc đứng sau danh từ: ấy, nếp, đực, sau.
* Sắp xếp chúng thành hai loại:
- Các phụ ngữ đứng trước có hai loại:
+ cả
+ ba, chín
- Các phụ ngữ đứng sau có hai loại:
+ nếp, đực, sau
+ ấy
3. Điền các cụm danh từ vừa tìm được vào mô hình cụm danh từ:
Phần trước |
Phần trung tâm |
Phần sau |
|||
t2 |
t1 |
t1 |
t2 |
s1 |
s2 |
|
|
làng |
|
|
ấy |
|
ba |
thúng |
gạo |
nếp |
|
|
ba |
con |
trâu |
đực |
|
|
ba |
con |
trâu |
ấy |
|
|
chín |
con |
|
||
|
|
năm |
|
sau |
|
|
cả |
làng |
|
|
|
LUYỆN TẬP
1. Tìm các cụm danh từ có trong những câu văn trong bài tập 1. Điền các cụm danh từ đó vào mô hình cụm danh từ.
Trả lời:
* Các cụm danh từ có trong các câu:
a) một người chồng thật xứng đáng
b) một lưỡi búa của cha để lại
c) một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép lạ.
* Điền vào mô hình cụm danh từ:
Phần trước |
Phần trung tâm |
Phần sau |
|||
t1 |
t2 |
T1 |
T2 |
s1 |
s2 |
|
môt |
người |
chồng |
thật xứng đáng |
|
|
một |
lưỡi |
búa |
của cha để lại |
|
|
một |
con |
yêu |
ở trên núi, có nhiều phép lạ |
|
2. Tìm các phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn trích thuộc bài tập 3
Trả lời:
Các phụ ngữ được diền như sau:
- Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước.
- Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình.
- Lần thứ ba, vẫn thanh sắt cũ mắc vào lưới
Bài 1
Mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng có cho mình một người bạn thân, em cũng vậy, em có rất nhiều bạn bè, ai em cũng yêu quý nhưng thân nhất với em là Hoa, cô bạn chơi với em từ ngày còn học mẫu giáo.
Em và Hoa là bạn chơi với nhau từ bé, nghe mẹ em bảo là chúng em thân nhau từ ngày học cùng mầm non. Tụi em đi đâu cũng có nhau, chơi gì cũng rủ nhau và chia sẽ với nhau tất cả mọi chuyện không hề có ý nghĩ giấu diếm gì. Hoa bằng tuổi em nhưng cao hơn em một chút, dáng người hơi gầy, nước da trắng nõn và có một mái tóc dài đen mượt, một mái tóc mà em luôn mơ ước. Nổi bật trên khuôn mặt trái xoan là đôi mắt đen lay láy, ai cũng bảo bạn có đôi mắt biết nói, là một đôi mắt đẹp lại sinh động. Nụ cười của Hoa đúng như tên gọi của bạn vậy, tươi như hoa, rực rỡ, tự nhiên và làm cho người khác dễ chịu. Phải nói rằng em rất tự hào khi có một người bạn thân như Hoa, bạn học rất giỏi lại ngoan ngoãn, tốt bụng và dịu dàng. Mỗi khi có bài không hiểu, Hoa đều kiên trì giảng lại cho em đến hiểu mới thôi, mẹ rất vui khi thấy em có một người bạn thân tốt bụng và ngoan như Hoa, mẹ không phải lo lắng em sẽ bị bạn bè xấu lôi kéo. Em và Hoa vô cùng thân thiết, như hình với bóng. Dù chúng em có rất nhiều bạn nhưng đối với cả hai, chỉ công nhận nhau là bạn thân. Vì thế mà chúng em luôn có thói quen chia sẻ cho nhau mọi điều, không giấu bất cứ niềm vui hay nỗi buồn nào trong lòng. Mọi tâm sự khi em được trút hết với Hoa, em thấy lòng mình nhẹ nhõm hẳn, rồi khi em được nghe Hoa tâm sự em lại thấy mình trở nên gần gũi với bạn thêm. Có một chuyện đã xảy ra với chúng em từ lâu mà làm em nhớ mãi. Hồi ấy, chúng em học lớp Ba, có một bạn mới chuyển tới lớp, cô xếp chỗ cho bạn đó ngồi cạnh em và em thấy mình và bạn đó chơi rất hợp nhau. Em và bạn ấy đã rất thân, đi đâu cũng cùng đi, chuyện gì cũng kể cho nhau nghe, cuối tuần còn rủ nhau đi chơi. Vì dành nhiều thời gian cho bạn mới nên em thất hẹn với Hoa nhiều lần vì nghĩ Hoa sẽ bỏ qua cho em. Hoa bỏ qua một lần, hai lần rồi bạn giận em. Lúc đầu, em còn thấy Hoa nhỏ mọn, em giận lại bạn, nhưng rồi, em đem chuyện này nói với mẹ, mẹ đã nói là em đã sai, em có bạn mới là bỏ Hoa chơi một mình trong khi Hoa là người bạn thân nhất của em, bạn giận cũng không có gì sai cả. Em hiểu ra vấn đề và chạy ngay sang nhà Hoa để xin lỗi, nhưng đến cửa, còn chưa kịp xin lỗi thì Hoa đã hiểu tất cả, bạn cười khì và tha thứ cho em. Từ lần đó, chúng em chơi với nhau còn thân thiết hơn trước và không ai mắc phải lỗi lầm như vậy nữa.
Em rất yêu quý Hoa, chúng em hứa với nhau sẽ là những người bạn thân mãi mãi.
Câu 1: Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu.
Câu 2: Trong cụm danh từ đã nêu, đứng trước danh từ trung tâm là từ "ba"(một số từ, có tác dụng chỉ số lượng), đứng sau danh từ trung tâm là từ "ấy"(phụ từ chỉ định, có tác dụng giúp xác định rõ sự vật, hiện tượng được gọi tên).
Câu 3: Các danh từ khác trong câu đã dẫn:
Danh từ chỉ người như: vua.
Danh từ chỉ vật như: làng, thúng, con, gạo nếp, trâu.
Câu 4: Danh từ là những từ thường dùng để chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái niệm,… Ở đây, danh từ là để gọi tên hoặc nêu lên tính chất về sự vật và sự việc đó
Câu 5: Đặt câu với các danh từ vừa tìm được.
Làng em có mái đình cổ kính.
Mẹ phải bán đi ba thúng thóc mới đủ tiền mua sách vở cho em.
Con cóc là cậu ông trời.
Gạo nếp dùng để gói bánh chưng.
Trên đồng ruộng, con trâu đang đi cày.
II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
Câu 1: Nghĩa của các danh từ in đậm là chỉ đơn vị, nên tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.
Câu 2:
Thay ba con trâu bằng ba chú trâu, một viên quan bằng một ông quan thì ý nghĩa về số lượng không thay đổi.
Thay ba thúng gạo bằng ba bơ gạo, sáu tạ thóc bằng sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.
Các danh từ kiểu con, viên, chú, ông - không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ - được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Các danh từ kiểu thúng, bơ, tạ, yến - có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường - được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.
Câu 3:
Câu (1) đúng, câu (2) sai.
Câu (2) sai, vì: "tạ" là đơn vị cân chính xác nên không thể dùng với ý nghĩa đánh giá (rất nặng) được. Đã là tạ thì dĩ nhiên là nặng. Còn "thúng" là từ chỉ đơn vị tính đếm ước chừng thì có thể dùng với ý nghĩa đánh giá (đầy) được.
a) ngày mùa xuân,nhành hoa đào, chiếc bánh chưng
b)Thức quà chơi Tết ngày mùa Xuân của người Hà Nội hẳn là những nhành đào, nhành mai. Tết cứ sang là rộn rã hẳn lên. Người người nô nức sắm đồ. Nào là bánh kẹo, quần áo, những câu đối đỏ trên hiên nhà,,,.. Nhưng có lẽ, cái đặc trưng của ngày Tết đó chính là bánh chưng. Những chiếc bánh chưng đcược bàn tay bà, tay mẹ, gói ghém cẩn thận. "THịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh" . Xuân về khiến cho cây cối nảy lộc, muôn hoa khoe sắc thắm.Mọi thứ như được gội rửa bằng những hạt mưa Xuân . Mưa xuân lất phất như reo rắc nụ non. Mưa làm cho mặt đất như phập phồng , hồ hởi. Mưa cũng khiến lòng người xao động những ngày đoàn tụ gia đình ấm áp sau chuỗi ngày tháng âu lo đầy bộn bề. Vậy đấy, mùa Xuân thật kì diệu!!!!
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
a, Tạo cụm danh từ
- một mùa xuân đẹp
- những cành hoa đào rực rỡ
- những chiếc bánh chưng vô cùng thơm ngon
b, Viết đoạn văn
Các bạn yêu mùa thu đẹp như một cô gái; các bạn thích mùa xuân như một cô bạn vui tính, có nụ cười tươi; các bạn yêu mùa hè nóng nực, mạnh mẽ như một chàng trai trẻ; còn tôi, tôi yêu ông già mùa đông. Vì sao thế nhỉ?
Tôi yêu mùa đông vì nhiều lẽ. Điều đầu tiên: nhờ mùa đông, tôi sung sướng được sống nhiều hơn trong tình mẹ. Mỗi buổi sáng mùa đông, mở mắt, tôi đã thấy mẹ chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho tôi rồi. Đặc biệt mẹ thường khoác và cài áo rét cho tôi. Mỗi lần như vậy, mẹ lại âu yếm, ôm đôi vai của tôi và nói: “Con trai của mẹ đã lớn, áo ngắn rồi này”. Khi trời trở lạnh, mẹ hay cho tôi ăn cháo gà vào buổi tối và cảm giác được mẹ đắp chăn bông theo tôi suốt cuộc đời.
Tôi yêu mùa đông, vì cái giá rét làm cho chúng tôi muốn lao động – cuốc vườn không biết mệt. Mùa đông và những bữa cơm ngon ấm cúng tình gia đình mà đi vòng quanh thế giới không tìm ra ngọn lửa nào ấm lòng hơn.
Mùa đông đối với người Hà Nội món phở “lên ngôi”, khách ăn đông nghịt. Mùa đông, buổi tối xem phim về, rẽ vào hàng ăn bát bánh trôi tàu nóng hoặc những chén lục tào xá xinh xinh… Đêm về, cảm giác ngon còn theo vào giấc ngủ.
Học trò chúng tôi yêu mùa đông còn vì món ngô nướng và ốc luộc – vừa túi tiền. Cảm giác cay của ớt và thơm của gừng cùng với ấn tượng vô cùng khi húp xoạt một chút nước chấm.
Cuối cùng, mùa đông giúp chúng tôi được gặp ông già Nô-en với cảm giác hồi hộp, sáng hôm sau trở dậy thấy gói quà ở đầu giường và từ từ bóc ra…
Cụm danh từ là gì?
Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Các từ ngữ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những danh từ đứng trước và đứng sau nó.
Câu 2 (trang 117 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Nghĩa của cụm danh từ cụ thể, chi tiết và có cấu tạo phức tạp hơn so với nghĩa của danh từ.
Câu 3 (trang 117 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Cụm danh từ: Một ngôi nhà cổ.
- Đặt câu: Một ngôi nhà cổ nằm sâu trong rừng.
- Nhận xét: Chức năng hoạt động trong câu giống như một danh từ.
Cấu tạo của cụm danh từ
Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Các cụm danh từ: làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng.
Câu 2 + 3 (trang 117 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Phần trướcPhần trung tâmPhần sau
fffffffff