K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 5 2021

Ngạn ngữ Hi Lạp đã có câu: "Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào".

Học hành là quá trình ta tích luỹ, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của biết bao thế hệ đi trước để lại, biến nó thành của mình rồi áp dụng vào thực tiễn hoặc mở rộng, đào sâu hơn những kiến thức đó. "Cái rễ đắng cay" của học hành là những khó khăn, trở ngại mà ''cái rễ ấy'' còn làm cho con người ta vấp phải khi bắt đầu tiếp cận với những nguồn tri thức mới. Còn "cái quả ngọt ngào" của nó là những thành công ta gặt hái được sau một quãng đường dài cố gắng học tập. Để có thể hiểu rõ hơn câu ngạn ngữ trên, chúng ta hãy tưởng tượng cây muốn đứng vững thì rễ cây phải bám sâu từng chiếc rễ nhỏ xuống lòng đất, chắc hẳn để có được một chiếc rễ to và chắc khoẻ như thế thì không hề đơn giản. Qua đó ta có thể hiểu được nghĩa của câu ngạn ngữ này là: Nếu chúng ta có cố gắng, có quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để học tập thì chúng ta sẽ thu được những kết quả mĩ mãn như mong đợi.

Thành phần biệt lập: Để có thể hiểu rõ hơn câu ngạn ngữ trên, chúng ta hãy tưởng tượng cây muốn đứng vững thì rễ cây phải bám sâu từng chiếc rễ nhỏ xuống lòng đất, chắc hẳn để có được một chiếc rễ to và chắc khoẻ như thế thì không hề đơn giản.

Phép liên kết lặp:  "Cái rễ đắng cay" của học hành là những khó khăn, trở ngại mà ''cái rễ ấy'' còn làm cho con người ta vấp phải khi bắt đầu tiếp cận với những nguồn tri thức mới.

Phép liên kết nối: Qua đó ta có thể hiểu được nghĩa của câu ngạn ngữ này là: Nếu chúng ta có cố gắng, có quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để học tập thì chúng ta sẽ thu được những kết quả mĩ mãn như mong đợi.

 

 

15 tháng 9 2019

Tiền bạc chỉ là phù du, con cu mới là vô địch    =))) 

5 tháng 10 2016

cái này troq truyện kiều

câu này chỉ gió mưa gợi cảnh đau buồn

6 tháng 10 2016

Cùng là gió mà có bao nhiêu thứ gió như : gió mưa , gió trăng , gió trúc mưa mai, gió tựa hoa kề , gió tủi mưa sầu …
Những ngôn từ ý tượng này cũng là phương diện cơ bản của ngôn từ nghệ thuật Truyện Kiều . Nguyễn Du đã phá vỡ cách tạo từ thông thường để tạo từ mới gây hiệu quả lạ hoá .
Nhà thơ cũng đã phá vỡ nhiều cấu trúc cố định để tạo thành những kết hợp không đâu có . Chẳng hạn : ăn gió nằm mưa , bướm chán ong chường , bướm lả ong lơi, cười phấn cợt son ,dày gió dạn sương, gìn vàng giữ ngọc, gió gác trăng sân, gió thảm mưa sầu , gió trúc mưa mai , gió giục mây vần , hoa thải hương thừa , hồn rụng phách rời , lấy gió cành chim , tô lục chuốt hồng , tiếc lục tham hồng , liễu ép hoa nài , liễu chán hoa chê , ngày gió đêm trăng , nắng giữ mưa gìn …Các cấu tạo đặc biệt này diễn đạt một trạng thái sự vật có ý nghĩa phổ quát , diễn ra nhiều lần và chỉ hiểu được trong ngữ cảnh tác phẩm Truyện Kiều mà thôi .
Nói tóm lại, trong văn học Tiếng Việt , chỉ đến Truyện Kiều của Nguyễn Du thì ngôn từ mới tự đứng lên biểu diễn như một nghệ thuật . Nói Nguyễn Du là nhà nghệ sĩ lớn về ngôn từ chính là nói đến cách ứng xử nghệ thuật của ông đối với ngôn ngữ dân tộc và hiệu quả của nó . Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với việc sáng tạo ngôn ngữ thi ca nói chung mà Nguyễn Du là một tấm gương tiêu biểu

Trong cuộc đời mỗi con người chắc hẳn ai cũng vấp phải những khó khăn, sự cản trở để bước đến thành công như thất bại trong công việc, gia đình bị đổ vỡ, tình yêu bị phản bội... khi đó có người cảm thấy bất lực trước cuộc sống, họ tìm đến rượu để giải sầu, thậm chí tìm đến cái chết để không phải đối diện với sự thật. Nhưng nhà văn Đặng Thùy Trâm – một cô y tá dũng cảm đã chứng kiến bao nhiêu sự mất mát của đồng chí, đồng đội trong chiến tranh, cô dám đương đầu với sóng gió của cuộc đời và đã đưa ra chân lý sống cho chính bản thân mình: Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố. Chân lý này cũng là lời khuyên, bài học bổ ích, chúng ta có thể lấy làm phương châm sống để sống tốt hơn.

Trước khi hiểu hơn về câu nói của Đặng Thùy Trâm, chúng ta cần hiểu giông tố là gì? Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội, mãnh liệt. Câu nói đó đã khẳng định cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng trước những thử thách mà hãy dũng cảm đối đầu với những thử thách, khó khăn đó.

Chúng ta hãy cùng nhau quay ngược dòng thời gian để trở về với hai cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam đó là cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Cuộc chiến tranh này đã làm cho cả dân tộc ta phải sống trong sự lầm than, cực khổ nhưng vì hòa bình, độc lập, tự do mà cả một thế hệ, cả dân tộc đã đoàn kết đứng lên đấu tranh để lấy lại những gì thuộc về chúng ta. Lòng hy sinh, sự kiên cường, bản lĩnh của người lính, hậu đã giúp đất nước chúng ta vượt qua giông tố để đứng hiên ngang sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Không những thế, toàn thế giới phải nghiêng mình kính phục đất nước nhỏ bé của chúng ta – những con người quả cảm, yêu nước, luôn biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích dân tộc.

Khi đất nước hòa bình, con người trở về với cuộc sống đời thường, mỗi người có một cuộc sống riêng, một nỗi lo riêng. Có người luôn gặp những bất hạnh trong cuộc sống, họ cảm thấy tạo hóa đang đẩy họ đến bước đường cùng, họ tuyệt vọng khi không đạt được ước mơ, họ cảm thấy bất lực khi không lo được cho vợ con một cuộc sống hạnh phúc, có người cảm thấy lạc lõng cô đơn trước cuộc sống hiện tại... Tất cả những điều đó phải chăng là những thử thách của cuộc đời dành cho họ hay là do con người trong cuộc sống ngày nay ngày càng trở nên vô cảm và chính con người đã đẩy mình vào những khó khăn đó. Đứng trước những điều đó, đòi hỏi bản thân mỗi chúng ta cần phải bình tĩnh, phải suy xét và phải mạnh mẽ đương đầu với nó, như thế chúng ta mới không bị những giông tố kia làm hại cuộc đời ta.

Nếu trong chiến tranh cả một thế hệ phải đương đầu với sóng gió, khi hòa bình lập lại, mỗi cá nhân phải tự mình trải qua những thử thách, dù trong hoàn cảnh nào cũng đòi hỏi chúng ta đừng nhụt chí mà hãy bước tới nó, đi qua nó và đạt được thành công. Như vậy, gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.

Câu nói của Đặng Thùy Trâm đúng với mọi hoàn cảnh, với mọi đối tượng và qua câu nói đó giúp cho chúng ta thấy rằng: Đó là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp nhưng họ sống thật đẹp và hào hùng, đồng thời câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh.

24 tháng 8 2019

Không biết từ khi nào, con người gặp lúc khó khăn, đau khổ lại mượn hiện tượng dữ dội của tự nhiên là “giông tố” để ẩn dụ. Không hiểu tại sao khi em bé vừa thoát thai, chưa kịp mở mắt nhìn đời, đã bật thành tiếng khóc? Phải chăng, cuộc sống đâu chỉ có toàn hoa tươi thắm, trải thảm cho ta đi, mà còn có biết bao chuyện bất toàn. Không vì những bất toàn, những lúc không bình yên, hay một cơn giông gió của cuộc đời mà ta dừng bước. Với Đặng Thuỳ Trâm, bằng sự trải nghiệm của đời mình trong bão tô' chiến tranh; bằng nghị lực sống kiên cường và tâm hồn cao đẹp, chị đã đúc kết rằng: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”.

L.Aragông từng viết rằng “Các anh tin hay không lời tôi nói; Tôi đã khổ đau nên có đủ quyền; Dù mặt trời cứ xa, khi người ta bước tới; dù cổ con người nằm trong tay đao phủ; Hai cánh tay bị đinh đóng treo lên; Thì hạnh phúc trên đời vẫn có, và tôi tin”. Đó là biểu hiện về một nghị lực phi thường trước giông tô' cuộc đời giông Đặng Thuỳ Trâm quan niệm. Đó là một bài học quý giá về sự nhận thức cuộc sống và dám đối mặt với nó, để tiếp bước trên những dặm dài của cuộc đời về hướng tươi sáng.

“Giông tố” là những khó khăn, thử thách cùa cuộc đời mà con người phải vượt qua, phải đối mặt với nó. “Chấp nhận” giông tố là biết chấp nhận bão táp của cuộc đời, nhìn thấy được mọi việc khó khăn trước mắt mà không lùi bước, vẫn tiến lên, đi tiếp những con đường đang mở ra đầu chông gai.

 Không cúi đầu trước giông tố” là không dặm chân tại chỗ trước bão táp  phong ba, phải có niềm tin, lạc quan trong cuộc sống, đừng thấy khó khăn mà nản chí, phải cố gắng vươn lên dù cho đầy rẫy những hiểm nguy phía : trước. Chúng ta phải biết chấp nhận giông tô' vì một khi chấp nhận nó thì ta sẽ biết cách để vượt qua bằng chính nghị lực của bản thân, phải biết đối diện với mọi thử thách trong cuộc sống. Trong việc học, khi ta bị điểm kém, có thể trong mỗi chúng ta ai cũng có cảm giác buồn, nhưng khi ta biết chấp nhận nó, cố gắng học tập để vươn lên, rồi mai sau ta sẽ gặt hái được rất nhiều thành quả tốt hơn, và có nhiều kinh nghiệm hơn trong học tập. Nếu ta không chấp nhận giông tố, con người sẽ trở nên lo sợ, yếu đuối trước mọi khó khăn, thử thách ở phía trước, nó sẽ làm ta không tiến đến được những ước mơ xa xôi mà ta mong muốn. Nếu cứ sống mãi trong cảm giác lo sợ trước những cái khó khăn thì con người sẽ không bao giờ hoàn thiện được mình. Nếu không có giông tố trên thế gian này thì sẽ không ai biết được rõ năng lực của mình, con người sẽ sống một cuộc sống bình lặng, êm đềm mà không hề có bão táp, gian lao, mọi thứ sẽ trở nên nhàm chán vì không có thử thách gì đê cho ta vượt qua nó, thể hiện bản thân mình. Chúng ta phải có một ý chí vững mạnh trước những khó khăn, không để bị khuất phục trước nó. Con người sẽ cảm thấy nản chí một khi đứng trước những thất bại, tồi tệ của mình. Con người cần phải đối mặt với nhiều giông tô' nhưng ta vẫn phải vững niềm tin, lạc quan, đô'i mặt với những nghịch cảnh khắc nghiệt mới thấy được sức mạnh của mình. Chúng ta phải có niềm tin với cuộc sông, coi thất bại là mẹ của thành công, vì có thất bại chúng ta mới biết làm việc chăm chỉ hơn, biết cô' gắng bằng chính sức mình để đạt được cái mà mình mong muôn. Người ta chỉ thất bại khi họ không biết đứng lên trên chính thất bại của mình để nỗ lực, phấn đấu hơn. Thomas Edison đã từng nói: “Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi, mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ". Con người sống trên đời này ai cũng mắc phải lỗi lầm của mình, nhưng vấn đề là ta phải biết chấp nhận lỗi lầm đó để cố gắng biến nó trở nên tốt đẹp hơn. Không có truyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết nên. Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian lao, hi sinh vất và cuộc đời chẳng có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, cốt là ta có đủ sức mạnh để vượt qua cái ranh giới đó hay không. Hồ Chí Minh từng khổ đau trước giông tô' nô lệ của dân tộc. Và bằng lòng yêu nước nhiệt thành, tình yêu dân tộc tha thiết, bằng trí tuệ tuyệt vời và dặc biệt là nghị lực phi thường, đã mang lại cho dân tộc ta ánh sáng tự do. Một dân tộc như cách nói cùa Nguyễn Đình Thi: “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”.

Cuộc sống luôn đem đến cho ta nhiều điều bất ngờ trong đó là những khó khăn, thử thách mà bắt buộc ta phải vượt qua để thành công hơn trong mọi việc và cũng để thành người. Nhìn vào mẹ ta còng lưng trên cánh đồng “một nắng hai sương”, gương mặt khắc khổ và đôi bàn tay khô queo mà nuôi ta thành người; nhìn vào những thanh niên của thời "chinh chiến” đã ngã xuống vì Tổ quốc giữa tuổi thanh xuân; nhìn vào những em thơ vừa học vừa bán hàng rong khắp hang cùng ngõ vắng, và nhiều hình ảnh vượt khó ta từng nghe, từng thấy,... rồi ta sẽ có một bài học nghị lực cho chính mình khi đứng trước “bão giông” của cuộc đời.



#Châu's ngốc

2 tháng 2 2019

Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được xem là một đại kiệt tác trong nền văn học trung đại Việt Nam, tác phẩm đã vượt ra ngoài được biên giới quốc gia để đến được với bạn đọc thế giới, cũng vì vậy mà truyện Kiều là một trong những tác phẩm văn học lớn mang lại niềm tự hào vẻ vang cho nền văn học Việt Nam. Truyện Kiều hay còn được biết đến với cái tên “Đoạn trường tân thanh” xoay quanh cuộc đời của người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh Vương Thúy Kiều, cuộc đời của Thúy Kiều được nhà văn Nguyễn Du khắc họa từ khi còn sống trong cảnh “êm đềm chướng rủ màn che” đến khi phải đối mặt với nỗi biến cố lớn nhất của cuộc đời của mình là bán thân cứu cha. Cuộc đời lưu lạc của Thúy Kiều trong suốt mười lăm năm khiến cho độc xúc động trước bao bao nỗi niềm của người con gái bạc mệnh. Nói đến thành công của kiệt tác của Truyện Kiều ngoài ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc thì tác phẩm còn thành công bởi ngòi bút miêu tả bậc thầy của Nguyễn Du, điều này được thể hiện rõ trích đoạn “Chị em Thúy Kiều”.

Vương Thúy Kiều và Vương Thúy Vân là hai chị em của một viên ngoại họ Vương, gia đình thuộc dạng phong lưu, khá giả, vì vậy mà ngay từ khi mới lọt lòng thì hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân đã sống trong cảnh đài các như những vị tiểu thư con nhà quý tộc đương thời. Gia đình họ Vương sinh ra được hai người con gái, chị là Thúy Kiều, em là Thúy Vân, điều đáng nói ở đây là cả hai nàng Kiều đều mang một vẻ đẹp “hoa nhường nguyệt thẹn”, là những bậc quốc sắc giai nhân hiếm có trong thiên hạ. Vẻ đẹp của hai nàng có thể nói là một chín một mười, khó phân cao thấp. Nhưng ở hai chị em vẫn có những nét đặc trưng riêng biệt mà người ngoài có thể dễ dàng cảm nhận và đánh giá.

Trước hết, đó là người em gái Vương Thúy Vân, nàng là một cô gái vô cùng xinh đẹp, dáng vẻ đài các khó có thể nhầm lẫn được với các bậc giai nhân tài sắc khác. Diện mạo đoan trang, dáng vẻ duyên dáng, dịu dàng lại mang khí chất quyền quý hơn người, với khuôn mặt trắng tròn hiền hậu như ánh trăng đêm rằm, đôi mắt ngài sáng trong hiện lên rõ nét thông minh, lại có phần trong sáng ở cô gái này. Dáng vẻ đoan trang có lẽ cũng phần nào phản ánh được tính cách cũng như con người của Vương Thúy Vân, mọi thần thái, điệu bộ của nàng đều toát lên một vẻ dịu dàng, hiền hậu dễ đi vào lòng người. Có thể thấy rõ nhất ở Thúy Vân, đó chính là đôi môi tươi tắn, nụ cười như hoa lời nói thì dịu dàng, đoan trang như chính tính cách và con người của nàng vậy.

Vẻ bề ngoài của Thúy Vân có thể nói là tuyệt sắc, là một giai nhân khó có thể kiếm tìm trong thiên hạ, chỉ cần nhìn qua diện mạo, dáng vẻ đoan trang bên ngoài thôi cũng khó có ai có thể vượt qua nàng. Nhưng, không chỉ có diện mạo, thần thái đài các, đoan trang mà vẻ đẹp của Thúy Vân còn có thể sánh ngang với thiên nhiên, tạo hóa, những vẻ đẹp rực rỡ, tinh khiết nhất của thiên nhiên cũng phải lùi bước trước nhan sắc kiều diễm, dịu dàng của nàng. Vương Thúy Vân có một suối tóc dài, đen nhánh mềm mượt tựa làn mây, nhưng không, ở đây trong cảm nhận của nhà văn Nguyễn Du thì ngay cả làn mây mềm mại kia cũng không thể sánh nổi với mái tóc bồng bềnh, duyên dáng của nàng.

Mái tóc của nàng khiến cho mây cũng phải thua, còn về nước da của nàng, không cần mô tả nhiều, chỉ cần bốn câu thôi cũng có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp ấy “tuyết nhường màu da”, qua đó ta có thể cảm nhận được một người con gái diện mạo bất phàm với làn da trắng tinh khôi tựa như những bông tuyết đầu mùa, nhưng tuyết cũng đâu có thể sánh được với làn da mịn màng, tinh khiết của nàng, ở đây, biểu tượng về vẻ đẹp tinh khôi, sáng trong của thiên nhiên là tuyết cũng phải nhún nhường trước làn da của nàng. Vẻ đẹp của Vương Thúy Vân tuy không cần miêu tả quá chi tiết nhưng qua những biểu tượng gởi tả, qua những phép so sánh với tự nhiên ta cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp quý phái, đoan trang lại có phần dịu dàng, trong sáng ở người con gái này.

Diện mạo của Thúy Vân có phần hài hòa, tuy có vượt trội đấy nhưng nó vẫn nằm trong giới hạn của thiên nhiên, của đất trời. Một vẻ đẹp mà được hoa “nhường”, nguyệt “thẹn”, mây “thua”, tuyết “nhường”, sự hài hòa trong diện mạo, nhan sắc của Vương Thúy Vân cũng chính là những dấu hiệu dự báo về một cuộc đời phẳng lặng, an bình. Bởi trong diện mạo của nàng luôn nhận được sự công nhận, chúc phúc của đất trời, hài hòa trong khuôn khổ, vì vậy mà cuộc đời của nàng sẽ có phần hạnh phúc, êm đềm hơn so với người chị gái Vương Thúy Kiều của mình.

Nếu như miêu tả Thúy Vân có phần tỉnh lược, ít chi tiết thì vẻ đẹp của Thúy Kiều càng được giản lược một cách tối đa. Những vẻ đẹp, chuẩn mực cái đẹp trong nhan sắc của Vương Thúy Vân khiến cho chúng ta ngỡ như khó ai có thể vượt qua, nhưng chỉ cần một nét phác thảo thôi cũng khiến cho bức tranh chân dung của Thúy Kiều trở nên nổi bật, kiều diễm gấp bội “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Một câu so sánh thôi nhưng làm vẻ đẹp của Thúy Kiều dường như vượt trội hơn Thúy Vân gấp nhiều lần. Nếu như ở Thúy Vân ta cảm nhận được một vẻ dịu dàng, đoan trang đằm thắm thì ở người chị Thúy Kiều lại mang một vẻ đẹp hoàn toàn đối lập, đó là vẻ sắc sảo, mặn mà.

Nhan sắc của Thúy Vân dường như chỉ là bước đệm để làm tôn lên vẻ đẹp xuất chúng, hơn người của Thúy Kiều, vẻ đằm thắm sắc sảo khiến cho Thúy Kiều có phần nổi trội hơn người em rất nhiều. Để làm tăng thêm tính thuyết phục của nhan sắc Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ tôn lên vẻ đẹp nhan sắc, diện mạo bề ngoài mà còn nhấn mạnh đến tài năng hơn người ở Vương Thúy Kiều, bởi đó không chỉ là một cô gái có sắc mà còn là một cô gái có tài, hơn nữa, xét về tài năng lại có phần xuất chúng hơn cả nhan sắc. Nếu như ở trên, ta thấy Thúy Vân như một bức tượng đài về vẻ đẹp khó ai có thể vượt qua, thì đến đây, thấy được vẻ đẹp của Thúy Kiều ta lại thấy nàng Vân có phần nhạt nhòa hơn hẳn.

Vẻ diện mạo của Thúy Kiều không mang vẻ đài các như Thúy Vân là có cái gì đó xuất chúng bởi những vẻ đẹp mà ta không thể tìm thấy ở con người, đằm thắm như làn thu thủy, diện mạo, khí chất tựa như núi rừng mùa xuân. Vẻ đẹp này ở Thúy Kiều khiến cho hoa phải ghen hờn vì thua thắm, liễu phải hờn tủi vì kém xanh. Hoa và liễu vốn là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, nhưng vẻ đẹp của Thúy Kiều dường như đã vượt qua giới hạn có thể có của tự nhiên, vẻ đẹp đối nghịch với tự nhiên, khiến cho hoa và liễu phải hờn, phải tủi. Một vẻ đẹp ngay từ ban đầu đã ẩn chứa những đối nghịch, báo hiệu một cuộc đời nhiều biến cố, sóng gió của Thúy Kiều.

Thúy Kiều là một người con gái tài sắc toàn tài, nếu sắc là một thì tài lên đến mười, trời thiên phú cho nàng một trí tuệ sáng suốt, thông minh, lại thêm việc thành thạo thi họa khiến cho hình ảnh của người con gái này tròn trịa hơn trong mắt của người đối diện.Tuy đa tài nhưng nổi trội hơn cả có thể kể đến tài năng âm nhạc, cung thương làu bậc ngũ âm, những bản nhạc đều được bàn tay tài hoa của nàng đánh lên thành thạo, cảm mến mà dễ đi vào lòng người, tài năng này còn thể hiện ở sản phẩm nghệ thuật của nàng, đó là thiên Bạc mệnh não nề bi ai.

Thúy Kiều và Thúy Vân đều là những bậc giai nhân tuyệt sắc nghiêng nước nghiêng thành trong tác phẩm truyện Kiều, và ở giai đoạn này cuộc sống của hai nàng khá yên bình, có thể nói là êm đềm nhất trong cuộc đời, đặc biệt là với Thúy Kiều, khi ấy nàng được sống với tuổi trẻ, với khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu nóng bỏng đầy hồn nhiên, chân thực.