Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
“Giông tố” là những khó khăn, thử thách của cuộc đời mà con người phải vượt qua, phải đối mặt với nó. “Chấp nhận" giông tố ỉà biết chấp nhận bão táp của cuộc đời, nhìn thấy được mọi việc khó khăn trước mắt mà không lùi bước, vẫn tiến lên, đi tiếp những con đường đang mở ra đầu chông gai “Không cúi đầu trước giông tố” là không dậm chân tại chỗ trước bão táp phong ba, phải có niềm tin, lạc quan trong cuộc sông, dừng thấy khó khăn mà nản chí, phải cố gắng vươn lên dù cho đầy rẫy những hiểm nguy phí trước. Chúng ta phải biểt chấp nhận giông tố vì một khi chấp nhận nó thì ta sẽ biết cách để vượt qua bằng chính nghị lực của bản thân, phải biết đối diện với mọi thử thách trong cuộc sống. Trong việc học, khi ta bị điểm kém, có thể trong mỗi chúng ta ai cũng có cảm giác buồn, nhưng khi ta biết chấp nhận nó, cố gắng học tập để vươn lên, rồi mai sau ta sẽ gặt hái được rất nhiếu thành quả tốt hơn, và có nhiều kinh nghiệm hơn trong học tập. Nếu ta không chấp nhận giông tố, con người sẽ trở nên lo sợ, yếu đuối trước mọi khó khăn, thử thách ở phía trước, nó sẽ làm ta không tiến đến được những ước mơ xa xôi mà ta mong muốn. Nếu cứ sống mãi trong cảm giác lo sợ trước những cái khó khăn thì con người sẽ không bao giờ hoàn thiện được minh. Nếu không có giông tố trên thế gian này thì sẽ không ai biết được rõ năng lực của mình, con người sẽ sống một cuộc sống bình lặng, êm đềm mà không hề có bão táp. gian lao, mọi thứ sẽ trở nên nhàm chán vì không có thử thách gì để cho ta vượt qua nó, thể hiện bản thân mình. Chúng ta phải có một ý chí vững mạnh trước những khó khăn, không để bị khuất phục trước nó. Con người sẽ cảm thây nản chí một khi đứng trước những thất bại, tồi tệ của mình. Con người cần phải đối mặt với nhiều giông tố nhưng ta vẫn phải vững niềm tin, lac quan, đối mặt với những nghịch cảnh khắc nghiệt mới thấy được sức mạnh của mình. Chúng ta phải có niềm tin với cuộc sống, coi thất bại là mẹ của thành công, vì có thất bại chúng ta mới biết làm việc chăm chỉ hơn, biết cố gắng bằng chính sức mình để đạt được cái mà mình mong muốn. Người ta chỉ thất bại khi họ không biết đứng lên trên chính thất bại của mình để nỗ lực phấn đấu hơn. Thomas Edison đã từng nói: ‘Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi, mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ”. Con người sống trên đời này ai cùng mắc phải lỗi lầm của mình, nhưng vấn đề là ta phải biết chấp nhận lỗi lầm đó để cố gắng biến nó trở nên tốt đẹp hơn. Không có truyện cồ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết nên.
Tham Khảo:
Cuộc sống là một cuộc hành trình dài vô tận đời gian khó con người sinh ra như để thử thách với cuộc đời. Đứng trước khó khăn bạn sẽ làm gì? Cúi đầu chấp nhận thất bại hay sẽ mạnh mẽ đương đầu với nó để giành lấy sự chiến thắng. Riêng tôi tôi sẽ trả lời các bạn qua câu nói nổi tiếng trong “nhật ký Đặng Thùy Trâm”. “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.
Cuộc sống luôn ẩn chứa những điều bí ẩn con người luôn phải đối diện với những khó khăn, thử thách, sóng gió của cuộc đời. Muốn tồn tại con người cần phải có đủ bản lĩnh để vượt qua bởi “đời phải trải qua giông tố, nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Những giông tố của cuộc đời như để đánh thức con người. Bởi chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên những thanh thép cứng rắn. Khó khăn thử thách chính là cơ hội để con người thể hiện bản thân. Hãy biến khó khăn thành cơ hội để chiến thắng. Nhờ vào khó khăn mà con người trở thành những tượng đài vĩnh cửu là cột hướng dẫn cho kẻ khác. Trái với những con người tự tin đầy bản lĩnh, là những người “cúi đầu trước giông tố”. Tức là luôn lo sợ, hèn nhát, chấp nhận thất bại. Đó là những con người thiếu tự tin, bản lĩnh. Như vậy Đứng trước khó khăn chúng ta hãy luôn kiên cường mạnh mẽ để vượt qua chứ đừng nên lo lắng, cúi đầu chấp nhận nó.
Cuộc sống là một khái niệm nào đó phức tạp, thậm chí rối rắm, nhiều thách thức. Vậy nên ta cần phải có sự lựa chọn đúng đắn. Vì sao ta lại phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố? bởi cuộc sống không bao giờ tránh được những khó khăn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả trong tích tắc. Vì vậy! Con người cần phải có một tâm thế chủ động, nghị lực, sự tự tin, mạnh mẽ để chiến đấu. Nếu không đối đầu với những thử thách con người sẽ không thể tồn tại được. Nhờ vào khó khăn giông tố mà con người lớn lên trưởng thành và mạnh mẽ hơn, cứng rắn trước những sóng gió của cuộc đời. Khó khăn là cơ hội để rèn luyện, tạo nên sức mạnh cho con người. Không có đường nào trải đầy hoa hồng cho chúng ta đi, vì vậy phải tự mình nỗ lực cố gắng để chạm đến thành công. Không chiến thắng nào đến với ta một cách dễ dàng mà tự mình phải nắm bắt lấy. Gặp khó khăn không hề chùn bước đó là biểu hiện của một con người bản lĩnh, nghị lực. Tại sao lại không được cúi đầu trước giông tố? bởi từ khi sinh ra con người như để thử thách với cuộc đời, với số phận. Cúi đầu trước giông tố là biểu hiện của sự hèn nhát, nhu nhược. Con người phải hiên ngang đánh đổ khó khăn, đạp đổ thách thức mới có thể tồn tại trong cái xã hội này được. Hèn nhát, chấp nhận thất bại là thái độ sống tiêu cực, không bao giờ được dư luận, xã hội đồng tình. Đường đi khó khăn không phải vì ngăn sông cách núi mà vì lòng người ngại núi e sông. Đôi khi chúng ta cần chí mạo hiểm để vượt qua khó khăn. Nhiều người chọn cách bỏ cuộc, chịu thất bại, đó thật sự là những hành động ngu ngốc, như thế khó khăn chỉ càng thêm khó khăn. Mọi thứ rồi sẽ được giải quyết Nếu chúng ta mạnh mẽ, đủ bản lĩnh để vượt qua.
Khó khăn là cơ hội cho những con người thực sự. Nhờ vào nó mà ta trở nên cứng rắn hơn, trưởng thành hơn, không vinh quang nào đến một cách dễ dàng. Những con người biết biến khó khăn thành cơ hội là những tượng đài bất diệt. Con người khi chết đi để lại những dấu chân trên mặt cát, thời gian để lại cho đời tiếng ca, những âm thanh trong trẻo. Con người phải vượt qua khó khăn để cảm nhận những dư vị ngọt ngào của cuộc sống. Thử hỏi không có thách thức thì cuộc sống sẽ ra sao? Nó sẽ trở nên vô vị, nhạt nhẽo, con đường ta đi sẽ quá dễ dàng. Và như thế ta sẽ không quý trọng. Thành công phải do chính con người tạo ra mới có vinh quang và bền vững. Hãy sống và làm việc để vươn tới những tầm cao, những đỉnh cao của nhân loại.
Câu nói trên là một quan niệm đúng đắn, một thái độ sống tích cực mà con người nhất là lứa tuổi thanh niên chúng ta cần phải làm theo. Để vượt qua giông tố, con người cần phải đủ tự tin, bản lĩnh. Ngoài ra còn phải trang bị thêm đức tính kiên trì, nhẫn nại, thật bình tĩnh để giải quyết khó khăn. Hèn nhát, lo sợ thì sẽ không bao giờ chiến thắng được bản thân, yếu tố quan trọng để quyết định lòng dũng cảm không phải là dám chết, mà là dám sống. Sống để tồn tại, sống để vươn tới những tầm cao của nhân loại.
Một lần nữa tôi muốn nhắn nhủ với các bạn rằng, hãy mạnh mẽ đứng đầu trước khó khăn, đừng nên hèn nhát, nhu nhược với những lo lắng, tủn mủn. Đó là thái độ sống mà giới trẻ chúng ta cần phải có, hãy tự tin bản thân lên nhé, khi đó bạn sẽ đẹp hơn trong mắt mọi người đấy.
1/ Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)
+ Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội .
+ Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. ( Đây là vấn đề nghị luận)
2/ Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:
+ Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục.
+ Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.
- Đối với những người biết vượt qua những gian nan , những khó khăn thử thách, những nghịch cảnh trong cuộc sống thì họ sẽ nhận những yêu tố tích cực gj [VD: niềm vui ,niềm say mê, khát khao vươn lên trong cuộc sống, vươn tới tương lai hạnh phúc, bài học của đời người....] (sau lấy dẫn chứng từ thực tế).
- Ngược lại: Hậu quả tiêu cực đối với những người thấy bi quan, chán nản trước khó khăn , nghịch cảnh trong cuộc sống.....(lấy dẫn chứng thực tế).
3/ Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:
+ Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng.
+ Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh.
+ Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì?
--------------------------------------
1. Cuộc đời phải trải qua giông tố:
. Giông tố- giải nghĩa: giông tố hay là những khó khăn của cuộc đời mang lại (cắt nghia tại sao mỗi cuộc đời đều phải trải qua giông tố), khó khăn rèn giũa nên tính cánh, tạo dựng nhân phẩm để làm nhnên một con người. Học cách vượt qua và giải quyết khó khăn chính là học cách làm người.
2. Không được cúi đầu trước giông tố:
. Từ ý 1>>> Vấp ngã sẽ dân tới thành công. Đường đi lên đến sự hoàn hảo luôn luôn phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách. Cuộc đời là một bài toán lớn. không bao giờ được phép sống hưởng thụ, sống nhút nhát, sống cầu an. Người thu mình sẽ luôn luôn là những người thất bại.
_ Đi qua giông tố sẽ làm trưởng thành thêm mỗi con người. Cúi đầu trước gian khó là hèn nhát, là đầu hàng số phận. Đứng lên, hay quỵ ngã, chính là hiện thân rõ nhất của ý chí mỗi con người.
3. Biểu hiện:
a. Cuộc đời luôn luôn có những giông tố;
Biểu hiện lớn: Nước việt nam để có những thành quả ngày nay đã phải trải qua nhiều năm tháng hi sinh xương máu (liên hệ với đặng thuỳ trâm), có cả những giờ khắc thất bại, những vẫn đứng lên, vẫn quật cường hướng tới tương lai...v..v (bạn tự tìm kếi )
Biểu hiện hẹp: Người học sinh muốn học giỏi chắc chắn sẽ phải trải qua một quá trình rèn luyện thực thụ, những bài học, những con điểm kém, những giờ phút căng thẳng và chán nản. Những chờp đợi ở cuối luôn luôn alf những vinh quang (đẫn chứng thực tê shơn...bạn tự tìm thêm)
b. Không được cúi đầu:
Giải đáp: Đặng thuỳ trâm đã hi sinh, thế là đã bị giông tố đánh bại chăng. Không, những gì chị để lại, những bài học ý chí và tinh thần, cũng như những anh hùng vô danh khác vẫn sát cành cùng quân dân ta đi tới ngày thắng lợi vẻ vang nhất.
Biểu hiẹn xã hội (bạn tự thêm)
4. Bài học cá nhân:
bạn nhậnt hưc sđược gì. nhận thức đó giúp bạn điều chỉnh lối sống như thế nào.
Câu nói '' đời phải trải qua giông tố nhưng không được đầu hàng trước giông tố '' vừa khẳng định những ý nghĩa của giông tố trong cuộc đời, vừa khuyên răn con người phải mạnh mẽ, dám đương đầu với khó khăn và giải quyết khó khăn của chính bản thân mình.
Hiện nay khi Internet đã được phủ sóng rộng rãi tới khắp mọi miền đất nước thì các dịch vụ như: giải trí, thư giãn cũng được cập nhật thường xuyên. Trong đó không thể không kể tới mạng Facebook đang gây bão đối với nhiều người sử dụng Internet hiện nay.
Facebook thực chất cũng chỉ là một kênh giao lưu, trò chuyện giữa mọi người với nhau như: Yahoo, Skype, hay Twitter, hoặc Blog… thế nhưng nó lại có khả năng gây nghiện với nhiều người dùng. Tình trạng nghiện facebook giờ đây đang trở thành một hiện tượng cần phải nhanh chóng kiềm chế và điều chỉnh lại, bởi vì nó có thể gây ra rất nhiều những hậu quả không đáng có.
Trước hết, ta cần phải hiểu xem Facebook là gì? Tại sao nó có thể gây nghiện? Việc nghiện Facebook sẽ gây ra những tác hại như thế nào đối với con người. Facebook chính là một mạng lưới xã hội ảo, là nơi trò chuyện, nơi thư giãn, giải trí, hay chia sẻ cũng như thổ lộ tâm trạng mỗi người. Có thể nói facebook chính là một thế giới vừa thực, mà cũng vừa ảo. Ở đó chúng ta dễ dàng "chat", "chém gió", nói chuyện phiếm với bạn bè và cũng có rất nhiều nổi tiếng đã được biết tới thông qua mạng lưới này.
Facebook cũng chính là một hình thức giải trí, là nơi giúp nhiều người thư giãn sau những căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống. Chính vì vậy mà có rất nhiều bạn trẻ thường tìm đến nhằm giải tỏa căng thẳng, hay mong muốn tìm những sự đồng cảm, và chia sẻ cảm xúc đối với những người xung quanh. Nó giúp chúng ta có thể dễ dàng biết được tâm trạng, và cảm xúc của những người xung quanh mà không cần phải gặp gỡ trực tiếp.
Chỉ cần một status thôi là chúng ta cũng có thể kiểm soát và hiểu được người khác đang nghĩ gì. Điều đó thật đơn giản và tiện ích.Tuy nhiên, facebook cũng chính là mạng lưới dễ gây nghiện đối với nhiều người dùng nếu không biết tự kiểm soát thời gian của mình, không biết kiểm soát bản thân.
Ở Facebook, chúng ta đều có thể tìm kiếm được những thứ mà không thể tìm thấy ở bên ngoài. Đặc biệt là đối những bạn trẻ đam mê sự tự sướng và thích phô ra cho mọi người cùng thấy thì Facebook chính là một công cụ rất đắc lực để làm việc này. Chỉ cần một cái click, một post bài đăng hình ảnh của bạn đã được chia sẻ lên mạng và sẽ có rất nhiều người biết tới. Rồi chờ đợi từng nút , từng "comment" hay cái "share". Chỉ như vậy thôi cũng khiến cho bản thân bạn thấy rất vui rồi.
Tuy nhiên, cũng chính những điều đó sẽ dễ dàng cuốn bạn vào cái thế giới ảo này một cách nhanh chóng nhất. Nghiện Facebook thực sự là một trong những cái rất khó có thể dứt bỏ, bởi vì nó đã trở thành một thói quen buộc phải làm hằng ngày, phải "check in" thường xuyên. Rất nhiều bạn trẻ ngày nay chỉ dành thời gian để lướt Facebook: từ những lúc đi học, hay cho tới những lúc đi làm cũng dành thời gian cho Facebook, thậm chí có những lúc đi chơi với bạn bè cũng Facebook, ngồi với bố mẹ cũng Facebook.
Hình như, cuộc sống mà thiếu đi Facebook thì nhiều người như cảm thấy thật tẻ nhạt và vô vị. Có nhiều người còn nói rằng Facebook cũng giống như những bữa cơm hàng ngày, đối với họ là không thể thiếu. Bạn thấy sao? Điều có thật nực cười với cái suy nghĩ ngớ ngẩn như thế hay không? Vào Facebook chỉ để check in, khoe với mọi người hôm nay đi những đâu, hay làm những gì, thậm chí tới ăn những gì và để xem tụi bạn có gì khác so với mọi ngày hay không.
Thế giới ảo luôn luôn mang tới cho chúng ta những cảm giác thích thú và tò mò như vậy. Cũng chính điều đó đã khiến cho bạn đã đánh đổi rất nhiều thời gian chỉ để vào Facebook mỗi ngày. Nhưng bạn đâu hay biết rằng cũng chính Facebook là con dao hai lưỡi, đã khiến cho bạn ngày một trở nên ích kỉ, và hẹp hòi hơn. Không ít các bạn học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay đang bị cuốn vào vòng xoáy “nghiện” facebook và khó để thoát ra.
Chiếc điện thoại giờ đây là một vật bất ly thân, và các em đang dành quá nhiều thời gian vào đó, trong khi thời gian dành cho học tập thì không có. Hệ quả tất yếu của việc này dẫn tới là điểm kém, là ý thức kém và kết quả học tập kém. Điều này thật đáng buồn! Không phải tất cả mọi chuyện đều có thể mang lên facebook.
Đã có rất nhiều câu chuyện về tình trạng đưa mọi thứ lên mạng xã hội Facebook như: có một cô bạn đi chơi qua đêm với bạn trai, và đã bị người khác bắt gặp và chụp ảnh. Người đó cảm thấy thích thú với việc chia sẻ những hình ảnh tế nhị đó lên mạng xã hội cho mọi người cùng biết. Vậy là chỉ cần một bài post, một cái click là đã nhận lại được vô số , share. Thế nhưng, hai người bạn kia sẽ cảm thấy xấu hổ như thế nào, sẽ đối mặt với mọi người xung quanh thế nào? Cũng chính điều đó đã “giết chết” không ít người, tước đoạt đi nhiều thứ của những người khác chỉ để thỏa mãn bản thân mình. Đó là một hành động không đẹp, và tuyệt đối không được phép!
Bạn cứ tưởng rằng danh sách bạn bè của mình có tới vài nghìn người bạn, bạn thích thú với điều đó, đem đi khoe với tất cả mọi người về số lượng bạn ảo này. Nhưng liệu bạn có biết rằng, chính mình đang dần thu hẹp rất nhiều mối quan hệ thực ở quanh mình chỉ để “đầu tư” vào những người bạn ảo mà có khi là chưa bao giờ gặp mặt đó hay không.
“Bệnh” nghiện Facebook đang và đã để lại rất nhiều hậu quả không đáng có, và không nên để xảy ra tình trạng như vậy. Các mối quan hệ thân thiết bắt đầu trở nên dãn ra, không gian và thời gian dành cho gia đình và bạn bè cũng không còn nhiều. Thời gian dành cho học tập cũng bị gián đoạn nhiều, và tâm trí của bạn cũng dần mất đi cảm xúc bởi vì những thứ chỉ có trên mạng ảo đó.
Để có thể hạn chế được hiện tượng nghiện facebook hiện nay, thì đòi hỏi phần lớn là ở nhận thức của người dùng. Bản thân họ phải tự ý thức được facebook thực chất chỉ là một công cụ giải trí đơn thuần, và đừng bao giờ để nó thành người bạn bám rễ, dành quá nhiều thời gian cho nó. Việc “nghiện” Facebook này cũng ảnh hưởng tới chính sức khỏe bạn rất nhiều.
Bởi vậy, trong mỗi chúng ta không kể lứa tuổi nào cũng đều cần có được nhận thức đúng đắn về việc sử dụng facebook hiện nay. Chơi và biết điểm dừng để khiến tâm trí luôn thoải mái hơn chứ không phải u mị đi.
Hiện nay cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều mạng xã hội. Nhắc đến mạng xã hội thì không thể thiếu Facebook – một trang mạng rất quen thuộc đối với thế giới nói chung và Việt Nam ta nói riêng. Không thể không nhắc đến những gì mà mạng xã hội làm được cho con người: giao lưu, kết bạn, giải trí, quảng bá thương hiệu, bán hàng…Nhưng chúng ta cũng không phủ nhận những tác hại khôn lường từ mạng xã hội mang lại. Mạng xã hội đã và đang làm mất quỹ thời gian ngắn ngủi của con người. Quá tập trung mạng xã hội, chúng ta dường như quên rằng mình phải làm rất nhiều việc. Quá rong chơi trong thế giới ảo ta quên mất mình cần sống cho mình, cho mọi người xung quanh. Chính mạng xã hội đang dần dần thủ tiêu mọi giao tiếp của con người. Ngồi đâu, ở đâu đâu bạn cũng chỉ thấy người ta chúi đầu vào điện thoại và quên đi việc phải trò chuyện cùng nhau. Đó là chưa nói đến việc những thông tin trên mạng xã hội là thông tin chưa qua kiểm chứng, thật giả lẫn lộn. Chẳng những gây hại về sức khỏe, sản phẩm công nghệ này còn tác động tiêu cực về mặt tinh thần của con người, đặc biệt là giới trẻ. Do nguồn thông tin trên mạng không có ai giám sát, kiểm duyệt nên còn tràn lan rất nhiều thông tin sai lệch, văn hóa phẩm đồi trụy, trong khi giới trẻ còn chưa đủ nhận thức để sàng lọc thông tin, dễ dẫn đến nhận thức lệch lạc, kéo theo đó là hành động sai lầm. Bị kẻ xấu lợi dụng tên tuổi, hình ảnh vào những việc làm phạm pháp gây ảnh hưởng tới uy tín và lòng tin của người khác. Có nhiều học sinh cũng chính vì nghiện mạng xã hội mà việc học tập ngày càng đi xuống. Lo sống ảo nên quên mất bản thân cần phải cố gắng trong đời thực. Bởi vậy chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa thực sự của mạng xã hội và cần phải sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và phải làm chủ nó cũng như làm chủ được bản thân trước những cám dỗ.
Cái thiện và cái ác là hai khái niệm gắn liền với quy luật phát triển của đời sống, trong mọi lĩnh vực của đời sống đều tồn tại hai mặt đối lập tốt - xấu, thiện - ác. Sự tồn tại của thiện và ác chính là nguyên nhân của cuộc đấu tranh giữa chúng, bản chất của cuộc chiến tranh này là quy luật tất yếu và góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của xã hội. Tuy cuộc đấu tranh này sẽ không bao giờ có hồi kết nhưng kết cục chung nhất vẫn là cái thiện luôn chiến thắng cái ác.
Để có thể hiểu về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, trước hết ta phải hiểu được thế nào là cái thiện và thế nào là cái ác. Cái thiện, việc thiện là đại diện cho những những việc làm, hành động đúng với công lý, đạo đức, đem lại lợi ích chính đáng, những điều tốt đẹp. Trái ngược với cái thiện là cái ác, việc ác đại diện cho những việc làm, hành động sai trái, phạm pháp, vi phạm chuẩn mực đạo đức và công lý, gây ra những hậu quả xấu, nghịch lý và bất công. Trước khi chúng ta có mặt, vốn cái thiện và cái ác đã luôn tồn tại, cho đến khi ta có nhận thức mới nhận ra được cái thiện và cái ác. Hai phạm trù này hoàn toàn trái ngược nhau song tồn tại song song với nhau, luôn công kích và cạnh tranh triệt tiêu lẫn nhau. Mọi mặt trong đời sống đều có mặt tốt - mặt xấu, mặt hay - dở, thiện và ác cũng tương tự, cái sai ác luôn tìm cách đè nén, phủ nhận cái thiện, tuy nhiên cái thiện sẽ luôn có cách để trừng trị cái ác, chiến thẳng và dẹp trừ cái ác. Từ những câu chuyện cổ tích xa xưa, ta đã được làm quen với sự tồn tại song song và đối lập nhau giữa thiện và ác, tiêu biểu là các câu chuyện Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh,... Tấm đại diện cho cái thiện thì Cám đại diện cho cái ác, có Thạch Sanh thì lại có Lý Thông.
Có thể thấy, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là một cuộc đấu tranh mang tính quy luật tất yếu của xã hội, chính việc giải quyết mâu thuẫn giữa thiện ác là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Thực tế vẫn luôn chứng minh được cái thiện luôn chiến thắng cái ác, dù có phải trải qua nhiều khó khăn, gian nan và đánh đổi mất mát thì chiến thắng cuối cùng vẫn thuộc về cái thiện. Tuy nhiên cuộc đấu tranh giữa thiện và ác mang bản chất một cuộc đấu tranh không có hồi kết, giải quyết xong mâu thuẫn giữa thiện - ác của vấn đề này lại nảy sinh mâu thuẫn ở nhiều vấn đề khác. Chính vì vậy mà xã hội chúng ta không ngừng phải đấu tranh, biểu hiện cụ thể nhất chính là công việc của các chú công an, cảnh sát, họ đại diện cho chính nghĩa, công lý và bảo vệ cho cái thiện đấu tranh với những sai phạm, bất công và trái ngược đạo lý của cái ác. Chính nhờ có lực lượng trấn áp các tội phạm xã hội mà cuộc sống của người dân mới được yên ổn, ấm no và hạnh phúc. Bản thân mỗi chúng ta đều không muốn có những cái ác, không muốn làm điều ác, tuy nhiên vốn trong cuộc sống vẫn cần có sự tồn tại của cái ác, một mặt cái ác khẳng định tính chính nghĩa của cái thiện, mặt khác nhờ có cái ác mà con người ta có thể biết mà tránh xa, hướng đến những cái thiện. Con người phải là yếu tố phân minh, phân giải và quyết định tính đúng sai của cuộc đấu tranh này. Trong bản thân mỗi người cũng cần nhận thức rõ đâu là việc ác đâu là việc thiện để bỏ ác làm thiện, diệt trừ những mầm mống của cái ác xung quanh cuộc sống của mình.
Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác không bao giờ kết thúc, chính vì vậy sự can thiệp của con người cũng không thể ngơi nghỉ, hãy chung tay dẹp trừ cái ác, lan tỏa cái thiện. Trách nhiệm trong cuộc đấu tranh này thuộc về tất cả cá nhân, tập thể và xã hội, mỗi chúng ta phải có nhận thức đúng đắn về cái thiện - cái ác và dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn đứng về phía cái thiện, tranh đấu đến cùng bảo vệ cho cái thiện.
Trong cuộc sống muôn màu và vô cùng phức tạp này, có những ranh giới thật mong manh. "Giữa thiện - ác, tốt - xấu nhiều khi chỉ là một “sợi tóc” (Thạch Lam). Nếu không có lập trường vững vàng và bản lĩnh kiên cường, con người rất dễ trượt chân vào vực xoáy của cuộc đời. Làm việc gì, dù lớn hay nhỏ, đều phải chú ý đến bản chất của sự việc đó, “đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm”.
Câu nói trên đề cập đến một mối quan hệ phổ biến của hiện thực cuộc sống, đó là mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng: việc thiện hay ác không phụ thuộc vào mức độ lớn hay nhỏ mà phụ thuộc vào bản chất của nó. Đã là việc ác thì dù lớn hay nhỏ cũng là ác. Ăn trộm một cây rau hay một chiếc xe máy vẫn bị gọi là thằng ăn trộm. Đã là việc thiện thì dù nhặt được cây kim trả người đánh mất, chỉ đường cho người lạc hay cứu một mạng người cũng là việc thiện. Vì vậy khi làm một việc gì đó nên có thái độ dứt khoát, chỉ làm việc thiện, không làm điều ác, dù lớn hay nhỏ. Câu nói này có ý cảnh báo mỗi người hãy cảnh giác với những suy nghĩ có tính chất ngụy biện của chính mình. Khi muốn làm một điều gì đó, nhất là những việc không biết có nên làm hay không, con người thường tự biện hộ cho mình. Chặt một cây xanh thấy không ảnh hưởng gì nhưng mười lần anh làm thế anh sẽ đốn đi cả một vạt rừng. Làm việc ác cũng vậy, thấy không đáng gì thì tặc lưỡi làm đại, đến khi hậu quả xảy ra mới nghĩ mình làm sai thì đã muộn.
Việc thiện là việc làm mang đến lợi ích chính đáng cho mình và những người xung quanh. Việc thiện bao giờ cũng xuất phát từ sự thống nhất về quyền lợi của số đông. Việc có ích cho cộng đồng được coi là việc thiện, cho dù lợi ích đó lớn hay nhỏ.
Việc ác là những việc làm gây nên những hậu quả tiêu cực cho mọi người xung quanh. Làm việc ác có thể có lợi lớn cho mình nhưng lại ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh. Khi hành động, thông thường mỗi người đều có khả năng nhận thức được việc làm của mình là thiện hay ác. Ai cũng có thể xác định được mục đích và tính chất của việc mình làm. Tất nhiên cũng có người do vô tình hay do thiếu hiểu biết mà có những hành động sai trái. Song đó chỉ là những trường hợp cá biệt.
Xã hội tồn tại và phát triển bao giờ cũng có sự song hành giữa thiện và ác. Không bao giờ có thể xoá hết cái ác, song nếu mỗi người luôn ý thức được rằng chỉ nên làm điều thiện không nên là điều ác thì chắc rằng xã hội sẽ ngày càng tiến bộ hơn.
Ca dao là một loại không thể thiếu trong dân tộc Việt Nam . Nó rất phổ biến ở nước ta và được biết đến rộng rãi trên toàn cầu .Ca dao giúp cho văn hoá Việt Nam được nhiều nét độc đáo , ngoài ra nó còn giúp được những người con xa quê nhớ nhung , nao núng muốn được về quê nhà để gày ngày bắt tôm bắt cá. Do vậy ca dao là một thứ không thể thiếu trong văn hoá người Việt ..
Đánh giá e 5 sao nha, e lớp 6 tự sáng tác cũng hơi khó khăn xíu ạ
Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan tọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
- Giới thiệu câu chuyện THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Về hạnh phúc của con người
2. Thân bài: Phân tích và bàn luận vấn đề
a. Phân tích văn bản và rút ra bài học:
- Thượng đế là đấng toàn năng có khả năng “biết hết”, hiểu hết mọi chuyện và tạo nên con người nhưng không thể nào hiểu được “hạnh phúc” là gì nên không thể “nặn” được hạnh phúc để ban tặng cho loài người.
- Con người: được thượng đế trao tặng đầy đủ các bộ phận cơ thể (yếu tố vật chất) nhưng lại không sẵn có hạnh phúc (yếu tố tinh thần), con người phải tự tìm hạnh phúc cho mình.
=> Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc: Hạnh phúc không bao giờ sẵn có hay là món quà được ban tặng, hạnh phúc của con người do chính con người tạo nên.
b. Bàn luận về hạnh phúc
* Giải thích:
- Hạnh phúc là trạng thái tâm lí vui vẻ, thoải mái, dễ chịu khi thỏa mãn được một ược nguyện, mong muốn nào đó .
- Không sẵn có: Không bày ra để con người chiếm lĩnh dễ dàng và tùy tiện sử dụng.
- Tự tạo ra: Hạnh phúc chỉ có được khi tự mình hình thành và tự mình nỗ lực, cố gắng để đạt được
* Bàn luận
- Hạnh phúc là khát vọng, là mong muốn, là đích đến của con người trong cuộc sống. Mỗi người có một quan niệm và cảm nhận khác nhau về hạnh phúc. Có thể nhận thấy hạnh phúc gắn liền với trạng thái vui sướng khi con người cảm thấy thỏa mãn ý nguyện nào đó của mình.
- Hạnh phúc không phải thứ có sẵn hay là món quà được ban phát. Hạnh phúc phải do chính con người tạo nên từ những hành động cụ thể.
- Khi tự mình tạo nên hạnh phúc, con người sẽ cảm nhận sâu sắc giá trị của bản thân và ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Đó cũng chính là thứ hạnh phúc có giá trị bền vững nhất.
- Phê phán lối sống dựa dẫm, ỷ lại trông chờ hoặc theo đuổi những hạnh phúc viển vông, mơ hồ. Bên cạnh đó, có một số người không biết đón nhận hạnh phúc khi mang những suy nghĩ bi quan, tiêu cực.
* Chứng minh: Bằng những dẫn chứng từ thực tế cuộc sống học sinh lấy dẫn chứng phù hợp có phân tích ngắn gọn.
c. Bài học nhận thức và hành động
- Cần có nhận thức đúng đắn về hạnh phúc trong mối quan hệ với cuộc sống của bản thân. Biết cảm thông, chia sẻ, hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc của mọi người.
- Biết vun đắp hạnh phúc bằng những việc làm cụ thể, biết trân trọng, gìn giữ hạnh phúc.
d. Liên hệ bản thân.
3. Kết bài: Nêu suy nghĩ của bản thân về câu chuyện, thông điệp được gửi gắm.
Trong cuộc đời mỗi con người chắc hẳn ai cũng vấp phải những khó khăn, sự cản trở để bước đến thành công như thất bại trong công việc, gia đình bị đổ vỡ, tình yêu bị phản bội... khi đó có người cảm thấy bất lực trước cuộc sống, họ tìm đến rượu để giải sầu, thậm chí tìm đến cái chết để không phải đối diện với sự thật. Nhưng nhà văn Đặng Thùy Trâm – một cô y tá dũng cảm đã chứng kiến bao nhiêu sự mất mát của đồng chí, đồng đội trong chiến tranh, cô dám đương đầu với sóng gió của cuộc đời và đã đưa ra chân lý sống cho chính bản thân mình: Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố. Chân lý này cũng là lời khuyên, bài học bổ ích, chúng ta có thể lấy làm phương châm sống để sống tốt hơn.
Trước khi hiểu hơn về câu nói của Đặng Thùy Trâm, chúng ta cần hiểu giông tố là gì? Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội, mãnh liệt. Câu nói đó đã khẳng định cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng trước những thử thách mà hãy dũng cảm đối đầu với những thử thách, khó khăn đó.
Chúng ta hãy cùng nhau quay ngược dòng thời gian để trở về với hai cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam đó là cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Cuộc chiến tranh này đã làm cho cả dân tộc ta phải sống trong sự lầm than, cực khổ nhưng vì hòa bình, độc lập, tự do mà cả một thế hệ, cả dân tộc đã đoàn kết đứng lên đấu tranh để lấy lại những gì thuộc về chúng ta. Lòng hy sinh, sự kiên cường, bản lĩnh của người lính, hậu đã giúp đất nước chúng ta vượt qua giông tố để đứng hiên ngang sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Không những thế, toàn thế giới phải nghiêng mình kính phục đất nước nhỏ bé của chúng ta – những con người quả cảm, yêu nước, luôn biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích dân tộc.
Khi đất nước hòa bình, con người trở về với cuộc sống đời thường, mỗi người có một cuộc sống riêng, một nỗi lo riêng. Có người luôn gặp những bất hạnh trong cuộc sống, họ cảm thấy tạo hóa đang đẩy họ đến bước đường cùng, họ tuyệt vọng khi không đạt được ước mơ, họ cảm thấy bất lực khi không lo được cho vợ con một cuộc sống hạnh phúc, có người cảm thấy lạc lõng cô đơn trước cuộc sống hiện tại... Tất cả những điều đó phải chăng là những thử thách của cuộc đời dành cho họ hay là do con người trong cuộc sống ngày nay ngày càng trở nên vô cảm và chính con người đã đẩy mình vào những khó khăn đó. Đứng trước những điều đó, đòi hỏi bản thân mỗi chúng ta cần phải bình tĩnh, phải suy xét và phải mạnh mẽ đương đầu với nó, như thế chúng ta mới không bị những giông tố kia làm hại cuộc đời ta.
Nếu trong chiến tranh cả một thế hệ phải đương đầu với sóng gió, khi hòa bình lập lại, mỗi cá nhân phải tự mình trải qua những thử thách, dù trong hoàn cảnh nào cũng đòi hỏi chúng ta đừng nhụt chí mà hãy bước tới nó, đi qua nó và đạt được thành công. Như vậy, gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.
Câu nói của Đặng Thùy Trâm đúng với mọi hoàn cảnh, với mọi đối tượng và qua câu nói đó giúp cho chúng ta thấy rằng: Đó là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp nhưng họ sống thật đẹp và hào hùng, đồng thời câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh.
Không biết từ khi nào, con người gặp lúc khó khăn, đau khổ lại mượn hiện tượng dữ dội của tự nhiên là “giông tố” để ẩn dụ. Không hiểu tại sao khi em bé vừa thoát thai, chưa kịp mở mắt nhìn đời, đã bật thành tiếng khóc? Phải chăng, cuộc sống đâu chỉ có toàn hoa tươi thắm, trải thảm cho ta đi, mà còn có biết bao chuyện bất toàn. Không vì những bất toàn, những lúc không bình yên, hay một cơn giông gió của cuộc đời mà ta dừng bước. Với Đặng Thuỳ Trâm, bằng sự trải nghiệm của đời mình trong bão tô' chiến tranh; bằng nghị lực sống kiên cường và tâm hồn cao đẹp, chị đã đúc kết rằng: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”.
L.Aragông từng viết rằng “Các anh tin hay không lời tôi nói; Tôi đã khổ đau nên có đủ quyền; Dù mặt trời cứ xa, khi người ta bước tới; dù cổ con người nằm trong tay đao phủ; Hai cánh tay bị đinh đóng treo lên; Thì hạnh phúc trên đời vẫn có, và tôi tin”. Đó là biểu hiện về một nghị lực phi thường trước giông tô' cuộc đời giông Đặng Thuỳ Trâm quan niệm. Đó là một bài học quý giá về sự nhận thức cuộc sống và dám đối mặt với nó, để tiếp bước trên những dặm dài của cuộc đời về hướng tươi sáng.
“Giông tố” là những khó khăn, thử thách cùa cuộc đời mà con người phải vượt qua, phải đối mặt với nó. “Chấp nhận” giông tố là biết chấp nhận bão táp của cuộc đời, nhìn thấy được mọi việc khó khăn trước mắt mà không lùi bước, vẫn tiến lên, đi tiếp những con đường đang mở ra đầu chông gai.
Không cúi đầu trước giông tố” là không dặm chân tại chỗ trước bão táp phong ba, phải có niềm tin, lạc quan trong cuộc sống, đừng thấy khó khăn mà nản chí, phải cố gắng vươn lên dù cho đầy rẫy những hiểm nguy phía : trước. Chúng ta phải biết chấp nhận giông tô' vì một khi chấp nhận nó thì ta sẽ biết cách để vượt qua bằng chính nghị lực của bản thân, phải biết đối diện với mọi thử thách trong cuộc sống. Trong việc học, khi ta bị điểm kém, có thể trong mỗi chúng ta ai cũng có cảm giác buồn, nhưng khi ta biết chấp nhận nó, cố gắng học tập để vươn lên, rồi mai sau ta sẽ gặt hái được rất nhiều thành quả tốt hơn, và có nhiều kinh nghiệm hơn trong học tập. Nếu ta không chấp nhận giông tố, con người sẽ trở nên lo sợ, yếu đuối trước mọi khó khăn, thử thách ở phía trước, nó sẽ làm ta không tiến đến được những ước mơ xa xôi mà ta mong muốn. Nếu cứ sống mãi trong cảm giác lo sợ trước những cái khó khăn thì con người sẽ không bao giờ hoàn thiện được mình. Nếu không có giông tố trên thế gian này thì sẽ không ai biết được rõ năng lực của mình, con người sẽ sống một cuộc sống bình lặng, êm đềm mà không hề có bão táp, gian lao, mọi thứ sẽ trở nên nhàm chán vì không có thử thách gì đê cho ta vượt qua nó, thể hiện bản thân mình. Chúng ta phải có một ý chí vững mạnh trước những khó khăn, không để bị khuất phục trước nó. Con người sẽ cảm thấy nản chí một khi đứng trước những thất bại, tồi tệ của mình. Con người cần phải đối mặt với nhiều giông tô' nhưng ta vẫn phải vững niềm tin, lạc quan, đô'i mặt với những nghịch cảnh khắc nghiệt mới thấy được sức mạnh của mình. Chúng ta phải có niềm tin với cuộc sông, coi thất bại là mẹ của thành công, vì có thất bại chúng ta mới biết làm việc chăm chỉ hơn, biết cô' gắng bằng chính sức mình để đạt được cái mà mình mong muôn. Người ta chỉ thất bại khi họ không biết đứng lên trên chính thất bại của mình để nỗ lực, phấn đấu hơn. Thomas Edison đã từng nói: “Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi, mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ". Con người sống trên đời này ai cũng mắc phải lỗi lầm của mình, nhưng vấn đề là ta phải biết chấp nhận lỗi lầm đó để cố gắng biến nó trở nên tốt đẹp hơn. Không có truyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết nên. Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian lao, hi sinh vất và cuộc đời chẳng có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, cốt là ta có đủ sức mạnh để vượt qua cái ranh giới đó hay không. Hồ Chí Minh từng khổ đau trước giông tô' nô lệ của dân tộc. Và bằng lòng yêu nước nhiệt thành, tình yêu dân tộc tha thiết, bằng trí tuệ tuyệt vời và dặc biệt là nghị lực phi thường, đã mang lại cho dân tộc ta ánh sáng tự do. Một dân tộc như cách nói cùa Nguyễn Đình Thi: “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”.
Cuộc sống luôn đem đến cho ta nhiều điều bất ngờ trong đó là những khó khăn, thử thách mà bắt buộc ta phải vượt qua để thành công hơn trong mọi việc và cũng để thành người. Nhìn vào mẹ ta còng lưng trên cánh đồng “một nắng hai sương”, gương mặt khắc khổ và đôi bàn tay khô queo mà nuôi ta thành người; nhìn vào những thanh niên của thời "chinh chiến” đã ngã xuống vì Tổ quốc giữa tuổi thanh xuân; nhìn vào những em thơ vừa học vừa bán hàng rong khắp hang cùng ngõ vắng, và nhiều hình ảnh vượt khó ta từng nghe, từng thấy,... rồi ta sẽ có một bài học nghị lực cho chính mình khi đứng trước “bão giông” của cuộc đời.
#Châu's ngốc