Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ở bất cứ thời đại nào vấn đề nước sạch cũng hết sức quan trọng. Có thể bạn hay một ai đó đang nghĩ rằng nguồn nước tự nhiên là tài nguyên vô tận, nhưng bạn và người đó đã sai. Nước sạch là nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, nếu tình trạng khai thác và sử dụng không hợp lý như hiện nay còn tiếp diễn thì một ngày không xa sẽ cạn kiệt nguồn nước. Khi đó con người sẽ đứng trước thảm họa không có nước sạch để duy trì sự sống.
Hiện nay, khi mà nhiều căn bệnh lạ, trong đó có bệnh ung thư đang hoành hành ở nhiều nơi, hệ lụy đáng sợ là hàng năm căn bệnh quái ác này đã cướp đi mạng sống của rất nhiều người, trong số đó không phân biệt già, trẻ, giới tính. Theo cảnh báo của ngành Y tế, thì bệnh ung thư có nguyên nhân cơ bản là do ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cảnh báo đó càng không thể xem thường khi đất nước cần có điều kiện để phát triển kinh tế, nhưng cũng chính vì đó mà vấn đề môi trường ngày càng nóng bỏng hơn. Đất nước hội nhập, kinh tế phát triển nhưng trên thực tế ý thức của con người vẫn chưa được nâng cao. Không phải riêng người dân, mà ngay cả thế hệ trẻ ngày nay vẫn còn nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước. Điều này đặt ra nhiều vấn đề không chỉ cho công tác quản lý nhà nước, mà còn cần sự thay đổi ở chính trong mỗi con người chúng ta.
Những năm trước đây huyện Văn Bàn được biết đến là địa phương có độ tán che phủ rừng lớn nhất tỉnh, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ lớn, hệ sinh thái động thực vật phong phú, nguồn nước sạch dồi dào. Nhưng một số năm trở lại đây cùng với việc phát triển một số nhà máy thủy điện vừa và nhỏ là tình trạng phá rừng làm nương, khai thác lâm sản, khoáng sản trái phép. Có cơ sở khai thác khoáng sản được Nhà nước cho phép nhưng lại không thực hiện đúng quy định về cam kết bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, do nhu cầu phát triển, mà nhiều cơ sở hạ tầng với quy mô lớn được mọc lên, mật độ dân tăng lên nhanh chóng. Trong khi đó rác thải không được tập kết và xử lý đúng quy trình. Chính vì thế mà tài nguyên rừng, tài nguyên nước đã và đang dần cạn kiệt thay vào đó là tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên diện rộng với mức độ ảnh hưởng ngày càng tăng. Nếu tình trạng trên không được quan tâm giải quyết thì có lẽ những cánh rừng tự nhiên xanh ngút ngàn, những dòng suối Chăn, suối Nhù, suối Nậm Mả nước trong vắt giờ chỉ còn lại trong ký ức của mỗi người chúng ta.
Trước khi chưa quá muộn, Nhà nước, chính quyền các địa phương và mỗi người dân cần quan tâm tìm hiểu đâu là nguyên nhân? và giải pháp nào để góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước?
Về nguyên nhân: Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức của người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Nhiều người nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì nhiều tới tổ chức, cá nhân mình. Nhưng thực chất không phải như vậy! mà việc phá hoại môi trường của một tổ chức hay một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều tổ chức, nhiều người thì lại là rất lớn. Trách nhiệm bảo vệ môi trường có một phần là trách nhiệm của nhà nước nhưng đa phần lại là trách nhiệm của mỗi người dân.
Về giải pháp: Có nhiều giải pháp, song cần thiết thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể là. Thứ nhất, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương nhất thiết phải gắn với chiến lược bảo vệ môi trường. Thứ hai, Nhà nước cần có chế tài xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi phá hoại môi trường, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Thứ ba, tăng cường giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân bằng nhiều hình thức tuyên truyền. Trong đó trú trọng tính phù hợp, tính thực tiễn về nội dung và hình thức tuyên truyền cho từng loại đối tượng. Riêng đối tượng là học sinh, sinh viên cần đưa vào chương trình chính khóa kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước sạch là quá trình lâu dài và nhiều khó khăn. Song, nếu có sự chung tay của nhà nước và cộng đồng toàn dân thì chắc chắn môi trường của chúng ta sẽ được cải thiện. Gần đây, quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai đã được thành lập, hy vọng đây sẽ là cơ sở để các huyện, thành phố trong toàn tỉnh có thêm cơ sở pháp lý và nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
O tren day sao ma gia khong nhin?Hu hu cai gi nua ?O ngay tren ma?Khong co mat a?
Cảm nhận:Nét nhạc vui tươi trong sáng ca ngợi lứa tuổi vô tư của lứa học trò.Bài hát có dáng vẻ tươi tắn long lanh thơ ngây của tuổi học trò đầy hồn nhiên mơ ước
Nên dùng ngôi kể thứ ba và chỉ cần hai nhân vật mà đề đã nêu. Mỗi nhân vật cần thể hiện được một nét đặc điểm hình dáng, tính cách, một quan điểm sống (tức là đã được nhân hoá). Giọt nước mưa trên lá non thì xinh đẹp nhưng kiêu ngạo và không tự biết mình; vũng nước đục ngầu trong vườn thì điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đén hình thức... Gọi là cuộc trò chuyện nên rất cần các cuộc đối thoại. Lời hội thoại cần phải ngắn gọn mà sâu sắc, thể hiện được tính cách của từng nhân vật.
Bố cục rõ ràng mạch lạc
- Yêu cầu về nội dung:
Bài văn phải ghi lại cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật: Giọt nước mưa đọng trên lá non và vũng nước đục ngầu trong vườn. Qua cuộc trò chuyện lí thú này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn
· Yêu cầu cụ thể:
+ Mở bài:
Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật.
+ Thân bài:
Diễn biến cuộc trò chuyện lí thú của hai nhân vật.
Giọt Nước Mưa xinh đẹp nhưng kiêu ngạo, không tự biết mình.
Vũng Nước điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đến hình thức.
+ Kết bài:
Kết thúc câu chuyện. Ý nghĩa giáo dục trong thực tiễn cuộc sống.
· Yêu cầu chung:
- Yêu cầu về hình thức:
Nên dùng ngôi kể thứ ba và chỉ cần hai nhân vật mà đề đã nêu. Mỗi nhân vật cần thể hiện được một nét đặc điểm hình dáng, tính cách, một quan điểm sống (tức là đã được nhân hoá). Giọt nước mưa trên lá non thì xinh đẹp nhưng kiêu ngạo và không tự biết mình; vũng nước đục ngầu trong vườn thì điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đén hình thức... Gọi là cuộc trò chuyện nên rất cần các cuộc đối thoại. Lời hội thoại cần phải ngắn gọn mà sâu sắc, thể hiện được tính cách của từng nhân vật.
Bố cục rõ ràng mạch lạc ( Khuyến khích bài làm có cách mở bài và kết thúc độc đáo).
Viết dưới dạng bài tự luận ngắn dài không quá một trang giấy thi.
- Yêu cầu về nội dung:
Bài văn phải ghi lại cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật: Giọt nước mưa đọng trên lá non và vũng nước đục ngầu trong vườn. Qua cuộc trò chuyện lí thú này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn
· Yêu cầu cụ thể:
+ Mở bài: (0,25 điểm)
Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật.
+ Thân bài: ( 2,5 điểm)
Diễn biến cuộc trò chuyện lí thú của hai nhân vật.
Giọt Nước Mưa xinh đẹp nhưng kiêu ngạo, không tự biết mình.
Vũng Nước điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đến hình thức.
+ Kết bài: (0,25 điểm)
Kết thúc câu chuyện. Ý nghĩa giáo dục trong thực tiễn cuộc sống.
Câu 3: (5 điểm)
· Yêu cầu chung:
- Về hình thức:
Học sinh cần viết được bài văn miêu tả có bố cục rõ ràng, lời văn chau chuốt, mượt mà, giàu hình ảnh.
- Về nội dung:
Xác định đúng đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả hợp lí, biết lựa chọn chi tiết và liên tưởng độc đáo, hợp lí.
· Yêu cầu cụ thể:
+ Mở bài: (0,5 điểm)
Giới thiệu hoàn cảnh và đối tượng miêu tả: khung cảnh màn đêm yên tĩnh.
+ Thân bài: (4 điểm)
· Lúc bước ra sân: bao quát không gian (1 điểm)
- Màn đêm thăm thẳm, vầng trăng tròn nho nhỏ. Khu vườn tràn ngập ánh trăng, bóng cây...
- Gió thổi, lá cây xào xạc rung động, mùi hương trái chín lan toả ngào ngạt. Tiếng côn trùng rả rích kêu...
· Ngồi lặng ngắm cảnh vật xung quanh:(2 điểm)
- Gió thổi nhẹ, tiếng lá xào xạc nghe rõ hơn.
- Không gian mát mẻ, trong lành...
- Các nhà trong xóm: ánh điện sáng trưng, tiếng cười nói vui vẻ, tiếng ru êm đềm ngọt ngào...
- Ánh trăng càng về khuya càng lung linh soi sáng không gian, cảnh vật.
· Lúc bước vào nhà:
- Qua khung cửa sổ: vầng trăng tròn, ánh trăng huyền ảo, tiếng chim đêm khắc khoải trong kẽ lá. Tất cả dần đi vào tĩnh lặng.
+ Kết bài: (0,5 điểm)
Cảm nghĩ về đối tượng miêu tả. Liên hệ với tình yêu thiên nhiên, quê hương.
Trường em nằm trên đường số 6, phường 2, thị xã Tân An. Trường được xây dựng cách đây khoảng hơn mười năm nhưng vẫn còn đẹp lắm, bởi trường được chúng em giữ gìn, chăm sóc, sửa sang mỗi ngày. Và hôm nay, cũng như thường lệ, lớp em được phân công trực trường. Thế là em có dịp vào trường sớm.
Tiếng chuông nhà thờ vừa điểm giờ, chúng em cũng vừa tới cổng. Lúc này, trường vẫn còn đắm mình trong màn sương buổi sớm. Tất cả đều yên lặng và vắng vẻ. Chim chóc cũng đang say ngủ trong tổ ấm. Cổng trường uy nghi như người lính gác đang làm nhiệm vụ bảo vệ trường mình. Vào sân trường, chỉ thấy những lá vàng lác đác trên sân mà không một bóng người. Em đi vòng quanh sân đến bên hàng cây bạch đàn đang rú mình trước gió. Cạnh đó là cột cờ đứng lặng yên, trơ trọi. Bước vào trong, hàng hiên chạy dài thẳng tắp. Em dừng lại ở từng lớp học. Cửa các lớp học vẫn đóng im lìm. Bàn ghế, bảng đen trong lớp như âm thầm chờ đợi chúng em.
-)Vì tia nắng hay gay gắt , rất hay " trốn mẹ đi chơi " , rất đúng với tính cách của những bạn trai nên tia nắng được ví vs nét tinh nghịch bn trai
-)Vì hạt mưa hay đến bất chợt , những giọt mưa lun trong sáng , dịu mát y hệt như b nụ cười xinh bn gái nên hạt mưa được ví như nụ cười xinh bn gái
Chúc bn học tốt
Có sai ko trách mk nha bn
Mk chỉ làm theo ý hiểu thôi
Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.
Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.
Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh
Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.
Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!
Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cucín phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.
Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.
Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.
Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai “bức tranh” thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh “tuyệt đẹp” đang vẫy gọi chúng ta.
Chúc bạn học tốt!
sau khi ở quê về , em cảm thấy quê hương là 1 nơi ấm áp và chứa chan tình quê hương . Em rất yêu quý quê hương em
“Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày....” Những câu thơ thân thương ấy mỗi lần vang lên tôi lại thấy nhớ ông bà, nhớ lần về quê với bao kỉ niệm. Và lúc đó, tôi ước mình là một cánh diều để bay ngay về với quê hương.