K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2017

Nên dùng ngôi kể thứ ba và chỉ cần hai nhân vật mà đề đã nêu. Mỗi nhân vật cần thể hiện được một nét đặc điểm hình dáng, tính cách, một quan điểm sống (tức là đã được nhân hoá). Giọt nước mưa trên lá non thì xinh đẹp nhưng kiêu ngạo và không tự biết mình; vũng nước đục ngầu trong vườn thì điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đén hình thức... Gọi là cuộc trò chuyện nên rất cần các cuộc đối thoại. Lời hội thoại cần phải ngắn gọn mà sâu sắc, thể hiện được tính cách của từng nhân vật.
Bố cục rõ ràng mạch lạc
- Yêu cầu về nội dung:
Bài văn phải ghi lại cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật: Giọt nước mưa đọng trên lá non và vũng nước đục ngầu trong vườn. Qua cuộc trò chuyện lí thú này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn
· Yêu cầu cụ thể:
+ Mở bài:
Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật.
+ Thân bài:
Diễn biến cuộc trò chuyện lí thú của hai nhân vật.
Giọt Nước Mưa xinh đẹp nhưng kiêu ngạo, không tự biết mình.
Vũng Nước điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đến hình thức.

+ Kết bài:
Kết thúc câu chuyện. Ý nghĩa giáo dục trong thực tiễn cuộc sống.

20 tháng 3 2017


· Yêu cầu chung:

- Yêu cầu về hình thức:

Nên dùng ngôi kể thứ ba và chỉ cần hai nhân vật mà đề đã nêu. Mỗi nhân vật cần thể hiện được một nét đặc điểm hình dáng, tính cách, một quan điểm sống (tức là đã được nhân hoá). Giọt nước mưa trên lá non thì xinh đẹp nhưng kiêu ngạo và không tự biết mình; vũng nước đục ngầu trong vườn thì điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đén hình thức... Gọi là cuộc trò chuyện nên rất cần các cuộc đối thoại. Lời hội thoại cần phải ngắn gọn mà sâu sắc, thể hiện được tính cách của từng nhân vật.
Bố cục rõ ràng mạch lạc ( Khuyến khích bài làm có cách mở bài và kết thúc độc đáo).
Viết dưới dạng bài tự luận ngắn dài không quá một trang giấy thi.
- Yêu cầu về nội dung:
Bài văn phải ghi lại cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật: Giọt nước mưa đọng trên lá non và vũng nước đục ngầu trong vườn. Qua cuộc trò chuyện lí thú này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn
· Yêu cầu cụ thể:
+ Mở bài: (0,25 điểm)
Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật.
+ Thân bài: ( 2,5 điểm)
Diễn biến cuộc trò chuyện lí thú của hai nhân vật.
Giọt Nước Mưa xinh đẹp nhưng kiêu ngạo, không tự biết mình.
Vũng Nước điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đến hình thức.

+ Kết bài: (0,25 điểm)
Kết thúc câu chuyện. Ý nghĩa giáo dục trong thực tiễn cuộc sống.
Câu 3: (5 điểm)
· Yêu cầu chung:
- Về hình thức:
Học sinh cần viết được bài văn miêu tả có bố cục rõ ràng, lời văn chau chuốt, mượt mà, giàu hình ảnh.
- Về nội dung:
Xác định đúng đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả hợp lí, biết lựa chọn chi tiết và liên tưởng độc đáo, hợp lí.
· Yêu cầu cụ thể:
+ Mở bài: (0,5 điểm)
Giới thiệu hoàn cảnh và đối tượng miêu tả: khung cảnh màn đêm yên tĩnh.
+ Thân bài: (4 điểm)
· Lúc bước ra sân: bao quát không gian (1 điểm)
- Màn đêm thăm thẳm, vầng trăng tròn nho nhỏ. Khu vườn tràn ngập ánh trăng, bóng cây...
- Gió thổi, lá cây xào xạc rung động, mùi hương trái chín lan toả ngào ngạt. Tiếng côn trùng rả rích kêu...
· Ngồi lặng ngắm cảnh vật xung quanh:(2 điểm)
- Gió thổi nhẹ, tiếng lá xào xạc nghe rõ hơn.
- Không gian mát mẻ, trong lành...
- Các nhà trong xóm: ánh điện sáng trưng, tiếng cười nói vui vẻ, tiếng ru êm đềm ngọt ngào...
- Ánh trăng càng về khuya càng lung linh soi sáng không gian, cảnh vật.
· Lúc bước vào nhà:
- Qua khung cửa sổ: vầng trăng tròn, ánh trăng huyền ảo, tiếng chim đêm khắc khoải trong kẽ lá. Tất cả dần đi vào tĩnh lặng.

+ Kết bài: (0,5 điểm)

Cảm nghĩ về đối tượng miêu tả. Liên hệ với tình yêu thiên nhiên, quê hương.

25 tháng 1 2017

kho qua a

25 tháng 1 2017

haizzzzzzzz

14 tháng 3 2017

Cảm nhận:Nét nhạc vui tươi trong sáng ca ngợi lứa tuổi vô tư của lứa học trò.Bài hát có dáng vẻ tươi tắn long lanh thơ ngây của tuổi học trò đầy hồn nhiên mơ ước

14 tháng 3 2017

-Ca ngợi tình bạn vô tư, trong sáng của lứa tuổi học trò. Hình ảnh tia nắng giống như các bạn trai tinh nghịch, vô tư. Hình ảnh hạt mưa giống như các bạn gái duyên dáng hay dỗi hờn vô cớ .ok

14 tháng 3 2017

-)Vì tia nắng hay gay gắt , rất hay " trốn mẹ đi chơi " , rất đúng với tính cách của những bạn trai nên tia nắng được ví vs nét tinh nghịch bn trai

-)Vì hạt mưa hay đến bất chợt , những giọt mưa lun trong sáng , dịu mát y hệt như b nụ cười xinh bn gái nên hạt mưa được ví như nụ cười xinh bn gái

Chúc bn học tốt

14 tháng 3 2017

Có sai ko trách mk nha bn haha

Mk chỉ làm theo ý hiểu thôi hihi

21 tháng 2 2017

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

21 tháng 2 2017

Nước lừ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn.
Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên. sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ. Nhưng dượng Hương Thư cũng không chịu thua. Các bắp thịt cuộn lên, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh.ra,cặp mắt nảy lửa, dượng ghì mạnh trên ngọn sào để giữ cho con thuyền được an toàn. Lúc ấy, nhìn dượng giống như một pho tượng đồng đúc vững chãi và mạnh mẽ.
Quả thật, hình ảnh dượng trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

31 tháng 10 2017

Chuyến đi tham quan cố đô Hoa Lư - Ninh Bình vừa qua đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc phấn khởi, hăng say và ngạc nhiên thích thú trong chuyến đi ấy.

Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn đẫm sương đêm, đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang sông Đáy hiền hòa, trong vắt, rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1. Xa xa, sau làn sương mòe, dãy Non Nước hiện lên đẹp như một bức tranh phong cảnh. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe tiếng đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất quê hương cờ lau dẹp loạn này bao giờ. Tiếng cười nói trong xe tạm lắng xuống, nhường chỗ cho những ánh mắt háo hức, chờ đợi ...

Hoa Lư đây rồi! Kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích nằm trong một vùng đất trũng lòng chảo, xung quanh bao bọc bởi những ngọn núi trùng điệp. Thiên nhiên đã khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, vừa có sông nước vừa có núi non. Phong cảnh hữu tình biết mấy!

Đến Hoa Lư hôm nay, em không còn được nhìn thấy những cung điện nguy nga, những thành cao hào sâu… nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời kì lịch sử oai hùng. Kia là núi Cột Cờ cao hơn 200 mét như một chân đế khổng lồ để vua Đinh dựng cờ khởi nghĩa. Đây là ngòi Sao Khê chảy qua hang Luồn, là nơi thủy quân ta luyện tập. Chúng em còn đi thăm hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Nghe nói đây là kho dự trữ, nguồn cung cấp quân lương cho Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa.

Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững, mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian. Cột đền làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không hết. Ngoài sân rồng còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thuở trước đã khéo léo khắc chạm lên mặt đá hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê, hình chim phượng cao quý và dũng mãnh tượng trưng cho quyền uy của nhà vua. Chúng em ngắm chiếc sập đá lòng thầm khâm phục những bàn tay tài hoa của ông cha thuở trước.

Sâu trong chính cung là tượng Đinh Tiên Hoàng đang ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, đội mũ bình thiên, bàn tay xòe rộng đặt nhẹ trên gối, vẻ cương nghị đọng lại ở đôi môi mím chặt, đôi mắt mở to nhìn thẳng. Thắp một nén hương tưởng niệm, chúng em kính cẩn dâng lên vị vua đã có công xây dựng Hoa Lư thành kinh đô của nước Đại Việt.

Tạm biệt đền Đinh Tiên Hoàng, chúng em đến thăm đền thờ vua Lê, ở phía bên trái khu di tích. Vua Lê vận long bào, đội mũ miện vàng, đeo kiếm ngang lưng trông rất oai nghiêm. Trong khu vực đền thờ còn có bức tượng một người phụ nữ phúc hậu đoan trang. Đó là thái hậu Dương Vân Nga, bậc liệt nữ có một không hai trong lịch sử nước nhà. Bà đã ghé vai gánh vác sự nghiệp cả hai triều Đinh – Lê. Những vị được tôn thờ ở đây đều là những con người kiệt xuất, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Không có thời gian để leo núi, chúng em đứng trong thung lũng, ngẩng đầu nhìn bốn phía để cảm nhận rõ thêm vị thế hiểm trở của cố đô. Có bạn đã giở sổ tay, đưa nhanh vài nét kí họa. Nhiều tiếng bàn bạc sôi nổi về phong trào cờ lau dẹp loạn thuở nào.

Trời đã xế chiều. Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa bẻ được mấy bông lau làm cờ cho xe mình thêm khí thế. Tạm biệt Hoa Lư, chúng em hiểu thêm về lịch sử dân tộc và cảnh đẹp đất nước. Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài cho những cuộc trò chuyện sôi nổi ở lớp em suốt những ngày sau đó.

15 tháng 11 2017

Đầu tháng vừa qua, trường em tổ chức cho học sinh di thăm khu di tích Tháp Chàm ở Mỹ Sơn. Đó là chuyến đi rất vui và thú vị.
Sáu giờ sáng, tất cả các bạn học sinh khối sáu đã có mặt đông đủ tại trường cùng với các thầy cô chủ nhiệm của mỗi lớp. Cùng tham dự chuyến tham quan còn có các thầy cô trong Ban Giám hiệu. Chỉ cần năm phút ra lệnh, sáu chiếc xe ca to đùng đã đầy ắp các bạn học sinh, ai nấy đều hớn hở, vui vẻ, khuôn mặt không dấu được sự háo hức hân hoan.

Con đường đi thật dài, từ Thành phố Đà Nẵng chúng em phải vượt gần bảy chục km mới tới khu di tích Mỹ Sơn. Khi đến chân núi khu tháp mọi người phải xuống đi xe chuyên dụng của khu di tích. Loại xe ca quá to, đường bé, dốc không lên được. Chúng em chia thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm mười người lên một xe, con đường đi lên thật ngoằn ngoèo, len dưới rừng cây, hai bên là vách núi, gió thổi dào dạt. Cách khu di tích không hơn một cây số nữa chúng em phải xuống đi bộ vì xe không thể lên tới nơi. Ấn tượng đầu tiên của em là khi đặt chân tới Mỹ Sơn là sự hoang tàn đổ nát thảm nghiêng, hoang vắng. Những đền thờ, những tượng đài những tảng đá phủ đầy phong rêu nằm im lìm trong không gian u tịch.
Lúc nãy trên đường vào, đứa nào đứa nấy cười đùa râm ran thế mà giờ đây trở nên im lặng. Giọng cô thuyết minh trầm trầm giới thiệu.
Đây là khu đền thờ của người Chăm ngày trước, nó đã có mặt cách đây khoảng 7 thế kỉ. Qua biến động của thời gian, nó đã bị hoang phế và đổ nát đi gần hết, nay chỉ còn lại một số ít, nhưng chúng ta vẫn thấy rằng đây là những công trình kiến trúc vô cùng độc đáo, mà người Chăm đã tạo dựng lên.
Những đền thờ ở đây được xây dựng rất lạ, theo hình chóp dưới rộng và trên nhỏ dần, nhỏ dần lại đến lúc kín bưng. Mỗi đền thờ diện tích chỉ khoảng chừng hai mươi mét vuông được xây bằng gạch. Điều độc đáo là không biết người xưa đã dùng chất liệu gì để cho các viên gạch chồng xếp lên nhau, mà ngày nay ta nhìn vào không thể phát hiện ra được, ở những nơi đổ nát người ta đã trùng tu lại, nhưng xem ra kĩ thuật hiện đại của người nay không bằng kĩ thuật thô sơ của người xưa. Những lớp gạch trùng tu chỉ sau vài ba tháng đã trở nên hoen ố rêu phong, còn những lớp gạch cách đây cả gần chục thế kỉ thì vẫn cứ đỏ au như mới.
Chúng em thơ thẩn đi khắp mọi nơi, những nơi các nhà khảo cổ đang khai quật và trùng tu lại chỉ đang đứng ngoài chiêm ngưỡng. Đến lúc ra về, cả đoàn ghé vào khu hội trường để thưởng thức những điệu múa, bài hát của dân tộc Chăm, thật sinh động và hấp dẫn.
Chia tay với Mỹ Sơn, lòng em bồi hồi nhớ về một thời quá khứ, tự hào về những gì mà cha ông đã tạo dựng lên. Khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Khi nó được trùng tu xong sẽ là một địa điểm tham quan hấp dẫn của khách tham quan trong nước và nước ngoài. Xe đã chạy xa em còn ngoái đầu nhìn lại những chiếc tháp khuất dần, khuất dần sau những rặng cây.
Mỹ Sơn ơi! Hẹn ngày gặp lại.

23 tháng 10 2016

Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.

Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.

Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh

Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.

Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!

Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cucín phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.

Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.

Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai “bức tranh” thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh “tuyệt đẹp” đang vẫy gọi chúng ta.


Chúc bạn học tốt!

5 tháng 2 2017

Woa !dai qua diha

15 tháng 11 2016

sau khi ở quê về , em cảm thấy quê hương là 1 nơi ấm áp và chứa chan tình quê hương . Em rất yêu quý quê hương em

16 tháng 11 2016

“Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày....” Những câu thơ thân thương ấy mỗi lần vang lên tôi lại thấy nhớ ông bà, nhớ lần về quê với bao kỉ niệm. Và lúc đó, tôi ước mình là một cánh diều để bay ngay về với quê hương.

 

22 tháng 10 2016

Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.

Rạng đông được tác giả miêu tả trong một câu rất súc tích và giàu sức gợi cảm. Chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi- Cảnh rất thực mà đẹp thần tiên, trong trẻo, tinh khiết. Nguyễn Tuân đã khéo léo, tinh tế tạo ra cái “phông”, cái nền cho vầng dương hiện trên mặt biển: Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh mà tác giả đã dùng ở đây thật là đặc sắc, vừa rất thực mà cũng rất mơ, rất kì ảo. “Thực” là vì qua làn hơi nước của mặt biển, mắt thường có thể nhìn rõ hình dáng “tròn trĩnh” của vầng thái dương. Mặt trời lúc ấy dịu êm, chưa chói loá, chưa làm nhức mắt, khiến cho người ta có thể ngắm nhìn và có cảm giác vầng mặt trời hiền hoà phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh “rất mơ” rất kì ảo vì nó là kết quả của óc quan sát, nhận xét tinh tế và kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của tác giả. Không dừng ở đó, óc quan sát sắc sảo, tâm hồn tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của Nguyễn Tuân đã biện những lời văn miêu tả của ông thành một bức tranh sơn mài tráng lệ. Sự am hiểu của tác giả về hội hoạ tăng thêm hiệu lực cho ngòi bút miêu tả, đoạn văn giàu chất tạo hình và màu sắc khiến nó sáng rực lên, đẹp một vẻ đẹp kì ảo mà lại rất thực. Người đọc chưa hết sững sờ trước hình ảnh so sánh mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, thì lại sững sờ trước một vẻ đẹp kì ảo khác: Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bâng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Ba tính từ đặt liên tiếp cạnh nhau (hồng hào, thăm thẳm, đường bệ) có tác dụng tả màu sắc, trạng thái, hình dáng mặt trời làm cho nó nổi bật lên trên cái mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Màu hồng và màu ánh bạc là hai màu sắc có sức gợi cảm của tranh sơn mài, cũng là hai màu sắc chủ đạo của bức tranh này.



Vẻ đẹp của mặt trời mọc trên biển Cô Tô quả là tặng vật vô giá của thiên nhiên ban cho người lao động suốt đời gắn bó với biển cả. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Câu văn đẹp, một vẻ đẹp cổ điển, mẫu mực. Hình ảnh so sánh vầng mặt trời và bầu trời trên biển Cô Tô như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh... là một hình ảnh hết sức trang trọng, uy nghi, lộng lẫy và giàu chất nhân bản vì nó hướng tới “Con người”, vì “Con người”, kính trọng người lao động. Ta như có cảm giác thiên nhiên vĩ đại đang tự đẹp lên vì “Con người”, đang cung kính dâng lễ phẩm trong buổi lễ mừng thọ tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Và cùng lúc, chúng ta đón nhận mâm lễ phẩm của Nguyễn Tuân, một mâm lễ phẩm sang trọng, ông dâng cho muôn thuở văn chương: những trang viết tài hoa, huy hoàng của ông! Đến đây, người đọc cảm phục Nguyễn Tuân vì tài văn chương mà cũng vô cùng kính trọng cái “tâm” rất đẹp của ông. Cái “Tâm” rất đẹp của Nguyễn Tuân luôn hướng về người dân lao động của đất nước mình.

 

22 tháng 10 2016

Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
Chúc bạn học tốt!