Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Vấn đề thời gian: Trong cuộc sống hiện đại, thời gian trở thành một vấn đề quan trọng trong gia đình. Vì công việc, học tập và các hoạt động khác, thường xuyên gặp khó khăn trong việc dành thời gian cho gia đình. Điều này có thể gây ra sự thiếu giao tiếp và gắn kết trong gia đình.
2. Vấn đề xung đột: Xung đột là một vấn đề thường gặp trong gia đình. Các thành viên có thể có quan điểm và ý kiến khác nhau, dẫn đến mâu thuẫn và căng thẳng. Việc giải quyết xung đột một cách hòa bình và xây dựng là rất quan trọng để duy trì một môi trường gia đình hòa thuận.
3. Vấn đề vai trò và trách nhiệm: Mỗi thành viên trong gia đình có vai trò và trách nhiệm riêng. Tuy nhiên, việc phân chia công việc và trách nhiệm không công bằng có thể gây ra sự bất hòa và căng thẳng. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự thảo luận và sự công bằng trong việc phân chia công việc gia đình.
4. Vấn đề tình cảm và quan tâm: Trong gia đình, tình cảm và quan tâm là yếu tố quan trọng để duy trì mối quan hệ tốt. Việc dành thời gian cho nhau, lắng nghe và chia sẻ là những cách để tăng cường tình cảm và quan tâm trong gia đình.
5. Vấn đề giáo dục và nuôi dạy con: Việc giáo dục và nuôi dạy con là một vấn đề quan trọng trong gia đình. Cần có sự đồng thuận và sự hỗ trợ từ cả hai phụ huynh để đảm bảo con cái được phát triển tốt và có một tương lai tốt đẹp.
Tuy nhiên, cách giải quyết định vấn đề chủ đề lại chịu đựng hình ảnh ảnh hưởng từ nhiều yếu ớtquan Anh ta giữa các thành thành viên trong gia đình. Một Vì thế gia đình có xu hướng áp dụng set quyết định định nghĩa của một người lớn con dơi người đàn ông và chia nốt Rê. Left lại, trong một Vì thế gia đình, người lớn thường lắng nghe nghe ý kiến trúc của nhập vị trí từ các thành thành viênđôi khi, for giải quyết định một vấn đề chủ đề, công việc trao đổi đổi, chương trìnhCó thể phải diễn đàn ra một cách chậm rộng rãi vàtreo tranh cãi nhau và xung quanh đột biến. Bên cạnh đó, công việc giải quyết định vấn đề chủ đề cũng vậy Có thể sự thật hiển thị Ring và info cảm giữa các thành thành viên trong gia đìnhquyết định vấn đề chủ đề của các thành thành viên trong gia đình là con chuột quan quan trọng. Kĩ thuật năng này will giúp đỡ các thành thành viêntreo xung quanh đột biến không Có thể device. Điều chỉnh quan quan trọng là khi giải quyết định vấn đề chủ đề, các thành thành viên trong gia đình cN tránh tình huống trạng thái tranh giành được quyền power và tạo ra những mối quan hệ quan Anh ta không lành mạnh mẽ trong gia đình.
1.Có lẽ tình cảm thiêng liêng nhất trên cuộc đời này mà không ai có thể phủ nhận đó chính là tình mẫu tử. Mẹ không chỉ là người ban cho ta sinh mệnh, mà còn luôn ở bên trong mọi hoàn cảnh.
Như bao người mẹ khác, mẹ của tôi là một người phụ nữ thật giản dị. Nhưng mẹ đã dành cho chúng tôi những sự hy sinh thật phi thường. Bố tôi mất sau một vụ tai nạn, khi ấy tôi mới tròn năm tuổi. Mẹ tôi đã phải gánh vác một trách nhiệm vô cùng nặng nề: vừa phải làm mẹ, vừa phải làm bố. Công việc buôn bán của mẹ tôi tuy rất bận rộn và vất vả. Nhưng mẹ vẫn luôn cố gắng để tôi không thiếu thốn thứ gì.
Vậy mà có những khi tôi đã làm mẹ buồn lòng. Còn nhớ năm lớp năm, tôi đến nhà Hà - cô bạn thân cùng lớp chơi. Do quá mải chơi nên khi về đến nhà thì trời đã tối. Tôi nghĩ thầm trong lòng rằng kiểu gì khi về đến nhà mẹ cũng mắng. Nhưng khi tôi về đến nơi, bước vào nhà lại thấy thật yên tĩnh, chỉ nhìn thấy trên bàn là cơm canh nóng hổi, mà không thấy mẹ đâu. Tôi ăn cơm xong mà lòng đầy lo âu. Tôi lén vào phòng của mẹ, thì nhìn thấy mẹ đang nằm trên giường. Tôi khẽ gọi: “Mẹ ơi!” nhưng không thấy tiếng trả lời. Cảm thấy lo lắng, tôi chạy đến bên giường, khi chạm vào người mẹ thì thấy nóng bừng. Có lẽ mẹ đã bị sốt. Bỗng nhiên tôi cảm thấy sợ hãi, xen lẫn cả sự ân hận. Tôi tự trách mình mải chơi, trong khi mẹ thì phải làm việc vất vả, lại bị ốm mà vẫn cố gắng nấu cơm cho tôi. Tự trấn an bản thân, tôi nhanh chóng chạy đi lấy khăn mặt lạnh đắp lên trán mẹ. Rồi còn nấu một ít cháo ăn liền và mua thuốc cho mẹ. Một lúc sau, có vẻ đã khá hơn, mẹ tỉnh dậy. Tôi thuyết phục mẹ ăn cháo và uống thuốc. Mẹ vừa ăn vừa mỉm cười nhìn tôi. Xong xuôi, tôi nhìn mẹ, rồi ôm lấy mẹ và bật khóc nức nở: “Con xin lỗi mẹ ạ!”. Mẹ chỉ ôm tôi vào lòng rồi nhẹ nhàng nói: “Không sao đâu! Nín đi con!”.
Sau kỷ niệm lần đó, tôi nhận ra được sự vất vả của mẹ. Tôi cố gắng để học cách sống tự lập hơn. Tôi còn giúp đỡ mẹ những công việc nhà như nấu cơm, rửa bát, giặt giũ… Cuộc sống của hai mẹ con từ đó luôn tràn ngập tiếng cười.
2.
Hằng năm, sau kì nghỉ Tết, trường học của em lại phát động chương trình: “Ủng hộ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn”. Em luôn cảm thấy đây là một việc làm nhỏ bé nhưng thật ý nghĩa.
Mỗi bạn học sinh trong trường có thể đóng góp bằng hai cách. Một là, bằng những đồ vật cụ thể như quần áo cũ, cặp sách cũ, đồ dùng học tập… Hai là, bằng số tiền nho nhỏ được rút ra từ số tiền mừng tuổi của mỗi người. Năm nào, trường em cũng được sự đóng góp nhiệt tình từ các bạn học sinh.
Đối với riêng em, em thích ủng hộ bằng những đồ vật cụ thể. Chính vì vậy, em đã chuẩn bị rất nhiều “món quà” tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng tấm lòng của em. Em đã trích một số tiền nho nhỏ đề mua những món đồ dùng học tập như: bút chì, thước kẻ và tẩy... Ngoài ra, em cũng thu gom một số bộ quần áo mà mình không mặc nữa nhưng vẫn còn rất mới, giặt sạch sẽ và gấp gọn gàng. Tất cả những món quà ấy đều được em cho vào túi cẩn thận và đem đến trường nộp lại cho cô giáo. Em hy vọng rằng những món quà này sẽ giúp đỡ phần nào cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Chắn hẳn, nhờ những món quà nhỏ đó mà các bạn nhỏ đó có thể tiếp tục học tập như em và thực hiện được ước mơ của mình. Trong tương lai, các bạn sẽ trở thành những người có ích cho xã hội.
Khi thấy em cặm cụi tự mình chuẩn bị những món quà ấy, bố mẹ em đều cảm thấy rất tự hào về cô con gái của mình. Cả hai đều nói rằng em thực sự là một cô bé có tấm lòng nhân ái. Bố mẹ cũng hy vọng rằng trong tương lai, em vẫn luôn giữ được tấm lòng lương thiện như vậy.
Tuy rằng, việc làm này rất nhỏ bé thôi. Nhưng em tin rằng đây là một việc tốt. Từ những việc nhỏ bé sẽ tạo ra những điều lớn lao. Em sẽ cố gắng để có thể làm được nhiều những công việc có ích cho cuộc sống hơn nữa.
tự viết thì lâu lắm đó em ơi, chịu khó đợi nhé.
Từ mấy câu đến mấy câu là đc hả e?
**Tham khảo**
Kỳ nghỉ hè năm nay, gia đình của em đã có một chuyến du lịch vô cùng đáng nhớ. Đặc biệt, em đã làm quen thêm được những người bạn mới, có thêm những bài học bổ ích.
Chuyến du lịch đến biển Sầm Sơn - một điểm du lịch nổi tiếng ở Thanh Hóa. Đây là lần đầu tiên em được đi du lịch ở biển. Nên em cảm thấy vô cùng hào hứng, thích thú. Buổi sáng hôm đó, em thức dậy từ rất sớm. Sau khi ăn sáng xong, em và bố mẹ nhanh chóng đến điểm hẹn. Chuyến xe xuất phát từ lúc năm giờ ba mươi phút sáng. Cùng đi với gia đình em còn có hai gia đình khác. Họ là bạn của bố mẹ em. Em đã làm quen được với hai bạn cùng tuổi mình, là Lan Anh và Minh Thu. Trên đường đi, chúng em đã trò chuyện vô cùng vui vẻ. Xe đi mất nửa ngày mới đến nơi.
Sau khi vào khách sạn nhận phòng xong, mọi người nghỉ ngơi một lúc rồi đi ăn trưa. Đến chiều, các gia đình sẽ cùng nhau đi tắm biển. Đi bộ từ khách sạn đến bãi biển chỉ mất khoảng mười phút. Thật kì diệu khi trước mắt em chính là bãi biển rộng lớn. Bầu trời cao, trong xanh không một gợn mây. Ông mặt trời tỏa ánh nắng chói chang xuống khắp nơi. Bãi cát vàng trong nắng càng trở nên lấp lánh, trông tuyệt đẹp. Nước biển xanh và trong. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một. Gió biển lồng lộng, cùng với tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai. Sau khi tắm biển thỏa thích, em cùng hai người bạn mới quen ở trên bờ xây lâu đài cát rất vui vẻ.
Ngày hôm sau, mọi người cùng đi tham quan dãy núi Trường Lệ - một địa danh khá nổi tiếng ở đây. Trên núi có hòn Trống Mái. Hòn gồm có ba phiến đá được sắp đặt một cách độc đáo. Ở dưới là hòn đá lớn, một hòn có đầu nhọn, nằm chồng lên trông như một con gà trống. Hòn khác nhỏ hơn, dáng vẻ tựa như con gà mái. Theo lời của chị hướng dẫn viên thì hòn Trống Mái là biểu tượng cho tình yêu thủy chung.
Ngày cuối cùng, cả đoàn đến thăm làng chài Sầm Sơn, sau đó là chợ hải sản Sầm Sơn. Nơi đây bán đủ các loại hải sản tươi sống được ngư dân đánh bắt về. Bố mẹ em đã mua rất nhiều về để làm quà cho mọi người. Em cũng được thưởng thức rất nhiều món ăn đặc sản hấp dẫn. Một ngày thú vị kết thúc trong sự tiếc nuối khi phải chia tay vùng đất tuyệt vời.
Khi trở về nhà, em cảm thấy chuyến đi đến biển Sầm Sơn thật đáng quý. Gia đình em đã có khoảng thời gian quý giá bên nhau, với những tấm ảnh lưu niệm rất đẹp. Em mong rằng gia đình của mình sẽ có thêm nhiều chuyến du lịch như vậy hơn.
Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đôi khi thường xảy ra các xung đột. Điều đó đòi hỏi mỗi thành viên cần có những giải pháp để giải quyết các xung đột, xây dựng một gia đình hòa thuận và hạnh phúc.
Đầu tiên, nguyên nhân của xung đột trong gia đình đến từ sự khác biệt trong về nhận thức, quan điểm hay suy nghĩ giữa cha mẹ và con cái. Từ đó đã tạo nên những xung đột về tâm lý là đặc điểm nổi bật mang tính quy luật. Điều đó là do hoàn cảnh sống, thời gian sống và sự khác nhau về thế hệ, sự chênh lệch về kinh nghiệm sống đã tạo nên khoảng cách dẫn đến xung đột.
Cha mẹ luôn mong muốn con cái phải nghe theo những quy định mình đặt ra từ khi con còn bé. Trong suy nghĩ, cha mẹ luôn cho rằng con cái là còn bé bỏng nên cha mẹ cần phải kiểm soát mọi hoạt động, con cái phải phụ thuộc vào mọi quyết định của mình. Đồng thời, nhiều cha mẹ chưa có sự hiểu biết cần thiết về những thay đổi về tâm sinh lí của con. Cha mẹ muốn duy trì sự phụ thuộc của con cái vào cha mẹ trong các hoạt động của cuộc sống hàng ngày…
Về phía con cái, trong độ tuổi dậy thì, tâm sinh lý sẽ có sự thay đổi, nhiều bạn cho đã suy nghĩ “về sự trưởng thành” và có cảm giác “mình là người lớn”. Ở độ tuổi này, nhận thức về “cái tôi cá nhân” và “quyền riêng tư” với những nhu cầu độc lập của bản thân cũng tăng lên rõ rệt. Từ sự thay đổi trên dẫn đến con cái muốn vượt qua sự kiểm soát, quản lý của bố mẹ.
Điều này sẽ khiến cho mối quan hệ của các thành viên trong gia đình không được tốt đẹp. Bởi vậy mà cần phải có những biện pháp phù hợp, tích cực. Đầy tiên, cha mẹ phải là người chủ động thay đổi. Cha mẹ vẫn duy trì những nề nếp quy định của gia đình nhưng phải phù hợp với cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó. cha mẹ cần trở thành những người bạn của con - thấu hiểu và chia sẻ với con mọi vấn đề trong cuộc sống. Từ đó, cha mẹ mới có thể đưa ra những đánh giá, lời khuyên cho con cái. Bản thân chúng ta cũng cần phải hiểu được những mong muốn tốt đẹp của cha mẹ. Hãy chia sẻ cởi mở, suy nghĩ về những lời khuyên và tránh những hành vi tiêu cực: giận dỗi, cãi lời… cha mẹ.
Một gia đình hạnh phúc là một gia đình luôn có sự thấu hiểu, chia sẻ. Mỗi người hãy biết cách xây dựng và bảo vệ gia đình của mình trở nên tốt đẹp hơn.
Bạn tham khảo ạ :
Ở lứa tuổi dậy thì (như chúng ta hiện nay), học sinh bắt đầu có ý thức và chú ý đến vóc dáng và hình thức của mình về chiều cao, cân nặng, nước da… Học sinh có thể đứng trước gương hàng giờ để tự ngắm mình với tâm lí vừa thích thú, vừa lo âu với những dự định của mình về cách để tóc, mua sắm quần áo, cách tạo dáng, đi đứng... để chứng tỏ mình đã trưởng thành, là người model, hiện đại nhằm tạo nên sự chú ý với mọi người nhất là bạn khác giới. Hình thức bề ngoài là một yếu tố khá quan trọng ở lứa tuổi vị thành niên, vì thế học sinh thường có những phản ứng “không muốn chấp nhận” những yêu cầu của cha mẹ trong việc để kiểu tóc, mua sắm quần áo, cách trang điểm… như cha mẹ thường làm khi chúng ta còn ở tuổi thơ ấu. Trong khi đó cha mẹ vẫn giữ quan niệm cũ nên đôi khi không theo kịp với nhận thức của con về các mốt mới trong thời hiện đại. Cha mẹ vẫn nghĩ: “con còn nhỏ, cha mẹ cho gì mặc nấy không được đòi hỏi”, vì vậy cha mẹ thực sự bất ngờ có khi “bị sốc” về cuộc “cách mạng” trong trang phục, quần áo... hình thức bề ngoài của con. Một mặt, con cái không muốn phụ thuộc về hình thức bề ngoài của mình theo ý cha mẹ, mặt khác cha mẹ không đồng tình với sự thay đổi của con thậm chí còn trách móc, chê bai con cái. Sự khác biệt này đã dẫn đến xung đột khó hòa hợp trong quan niệm về hình thức bề ngoài của người con.
Trong cuộc sống, gia đình có một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vậy mà chúng ta cần làm gì để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình.
Trước hết, có thể hiểu rằng g ia đình là một cộng đồng người cùng chung sống, gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và tình cảm, cũng có thể là quan hệ nuôi dưỡng hay giáo dục. Và tình cảm gia đình là sự yêu thương, gắn bó của các thành viên trong gia đình. Tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng. Nó giống như ngọn đèn chiếu sáng tâm hồn con người giữa đêm dài tăm tối. Những người thân trong gia đình luôn dành cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Họ yêu thương, chăm sóc và bảo vệ chúng ta giữa cuộc đời nhiều giông bão. Nhờ có tình cảm gia đình, con người được sống trong hạnh phúc, được phát triển một cách toàn diện và chắc chắn trong tương lai sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Ngược lại, những người phải sống trong một gia đình bất hạnh thường sẽ gặp lại những chấn thương về tinh thần. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần phải phải bảo vệ tình cảm gia đình.
Nhưng cần làm gì để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình. Điều đó phải được xuất phát từ sự cố gắng của tất cả các thành viên: từ ông bà, cha mẹ đến con cháu.
Ông bà là những người lớn tuổi, giống như một tấm gương để con cháu noi theo. Còn cha mẹ là người đã ban cho chúng ta sự sống. Rồi nuôi dưỡng, dạy bảo chúng ta từ khi còn thơ bé đến lúc trưởng thành. Họ còn là điểm tựa vững chắc cho mỗi người. Dù cuộc đời có nhiều cay đắng, bão giông, nhưng khi trở về bên cha mẹ sẽ luôn thấy bình yên, hạnh phúc. Cha mẹ cũng luôn bao dung cho những đứa con của mình. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ cũng đều mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái.
Ngược lại con cái cần phải có tấm lòng yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ. Điều đó đôi khi xuất phát từ những lời nói, hành động vô cùng nhỏ bé. Đôi khi chỉ là một lời chào mỗi khi đi học hay khi về nhà. Hoặc ý thức giúp đỡ cha mẹ những công việc nhỏ trong nhà: nấu cơm, rửa bát, quét nhà. Hay tự nhắc nhở bản thân phải cố gắng học tập chăm chỉ, rèn luyện đạo đức. Đó là “đạo hiếu” mà mỗi người cần phải ghi nhớ và thực hiện. Chỉ khi con người biết hiếu thảo với cha mẹ - những người có công ơn sinh thành dưỡng dục, thì mới biết trân trọng những người xung quanh. Hay anh chị em trong nhà cũng cần phải sống hòa thuận, biết nhường nhịn, bao dung và chia sẻ với nhau.
Có thể khẳng định rằng, gia đình là điểm tựa của mỗi người. Muốn xây dựng tình cảm gia đình tốt đẹp, mỗi thành viên trong gia đình cần phải cố gắng từng ngày.
Bạn tham khảo nha:
I. Mở bài: giới thiệu một chuyến về quê
Ví dụ:
Ba em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nông thôn đầy nắng và gió. Còn em thì từ nhỏ sống trên thành phố, nên quê đối với em rất đặc biệt. hè vừa rồi em được ba cho về quê để thăm quê, em rất hào hứng và vui vẻ.
II. Thân bài: kể về một chuyến về quê
1. Kể bao quát về chuyến về quê
- Em đi với ba về quê
- Quê cách nhà em 300 km
- Quê em rất đẹp và thân thương
2. Kể chi tiết về chuyến về quê
a. Kể chuyến về quê
- Tối mẹ đã chuẩn bị sẵn đồ để sáng em về quê
- Sáng em dã dậy từ rất sớm để ra bến xe
- Em leo lên xe và tâm trạng vô cùng phấn khỏi
- Em ngồi trên xe nhìn mọi cảnh vật bên đường
- Em ngủ thiếp đi lúc nào không biết
b. Kể lúc về tới quê
- Vừa về tới nhà nội là em bỏ đồ chạy đi cùng tụi nhỏ trong xóm
- Em đi khắp xóm, ai cũng hỏi han em
- Em đi hái dừa, bắt cá,… với lũ nhỏ bao mệt
- Em rất thú vị với những trờ chơi dưới quê
- Em chơi trốn tìm, chơi bắt cá, chơi thả diều, chơi nhảy dây,…
- Mọi người dân quê rất thân thiện, họ cho em rất nhiều quà quê
- Bà nội em lúc nào cũng dặn em cẩn thận, lo cho em
- Em rất thích đàn chó và vịt của nhà nội
- Về quê mọi thứ thật thanh bình
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chuyến về quê