K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2021

Tham khảo

 

Không hiểu sao từ lúc thằng Mục với thằng Xiên bắt “cậu Vàng” đi, người tôi cứ bần thần mãi. Có cái gì day dứt trong lòng. Nhìn nhà cửa vắng vẻ, buồn quá, tôi đi qua nhà ông giáo –người bạn thân thiết chí tình và thấu hiểu tôi nhất trên cuộc đời vốn quá nhiều cay đắng tủi cực này.

Đường qua nhà không xa nhưng sao hôm nay thấy nó dài dằng dặc, có lẽ lòng tôi trĩu nặng nỗi buồn như vừa đánh mất một vật gì quý giá. Ông trời dường như cũng đồng cảm nên tỏa ánh nắng dìu dịu… Tôi đầu trần, lê từng bước chán chường, gặp ai cũng nhìn tôi với ánh mắt ái ngại. Họ nào biết đâu tim tôi đang đau nhói…

Vừa thấy ông giáo đang ngồi tư lự nhìn xa xăm hình như nghĩ về mấy quyển sách quý mà đã bán đi hôm nào, chưa kịp ngồi xuống, tôi nói ngay :
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
- Cụ bán rồi ?
- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.

Tôi cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng sao mà nước mắt cứ như tuôn ra. Trong cổ tôi dường như có cái gì đó nghèn nghẹn…Với đôi mắt hiền từ, ông giáo hỏi tôi :
- Thế nó cho bắt à ?

Đến lúc này, tôi không thể che giấu được cảm xúc được nữa, tôi có cảm giác mặt mình co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu tôi ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của tôi mếu như con nít. Tôi hu hu khóc như một đứa trẻ...
- Khốn nạn... Ông giáo ơi ! Nó có biết gì đâu ! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúcđã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết !
Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng : "A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này ?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó !
Đúng là một người điềm tĩnh và rất tâm lý, ông giáo từ tốn an ủi tôi:
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả biết đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ? Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác. Biết thế, nhưng tôi vẫn chua chát bảo :
- Ông giáo nói phải ! Kiếp cho chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn...
Đôi mắt thoáng buồn, ông giáo bùi ngùi nhìn tôi, bảo :
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ?
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng ?
Tôi chợt bật cười và ho sòng sọc. Ông giáo nắm lấy cái vai gầy của tôi, ôn tồn bảo :
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng : “Bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc ; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng”.

Trước tấm lòng chân tình của ông giáo, tôi đành gượng gạo:

- Vâng ! Ông giáo dạy phải ! Ðối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Sau đó, ông giáo bảo tôi ngồi chơi để đi luộc khoai lên đãi tôi. Thật tình, giữa cuộc sống khó khăn như thế này, những người như ông thật sự rất hiếm, đáng quý. Ông giáo cũng khổ lắm, hai vợ chồng làm vất vả nhưng lương thiện quá nên vẫn luôn thiếu trước hụt sau. Từ lúc quen biết ông giáo, tôi đã thầm cảm phục những phẩm chất cao quý tốt đẹp của ông. Và đôi khi ngẫm nghĩ thấy vui vui khi biết rằng trên đời này còn có người tốt thật sự. Chính vì thế tôi mới quyết hôm nay sang đây để nhờ ông giáo một việc, tôi nói:
- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác ?...
- Việc gì còn phải chờ khi khác ?... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây ! Tôi làm nhanh lắm...
- Ðã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc...

Tôi nghiêm giọng lại...
- Việc gì thế, cụ ?
- Ông giáo để tôi nói... Nó hơi dài dòng một tí.
- Vâng, cụ nói.
- Nó thế này, ông giáo ạ !

Tôi nhỏ nhẹ nói vấn đề của mình về việc thứ nhất: Tôi thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này.Ông giáo là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận người ta kiêng nể, vậy tôi muốn nhờ ông giáo cho tôi gửi ba sào vườn của thằng con. Để hoàn toàn an tâm tôi viết cả văn tự nhượng cho ông giáo để không ai còn tơ tưởng dòm nhó đến; khi nào con tôi về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên ông giáo cũng được, để thế để ông giáo trông coi cho nó...Còn việc thứ hai là tôi đã già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được ; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt : tôi còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi ông giáo để lỡ có chết thì đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của tôi có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả...

Nghe xong, ông giáo bật cười bảo tôi:
- Sao cụ lo xa quá thế ? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ?

Tôi nhìn ông giáo với sự thành khẩn, van nài:
- Không, ông giáo ạ ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ? Ðã đành rằng là thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao ?...
Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo ! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.

Tôi cũng đoán trước, ông giáo không dễ dàng đồng ý nên tôi cứ năn nỉ mãi, cuối cùng, ông giáo đành chấp thuận. Tôi thở phào nhẹ nhõm như vừa trút được một nỗi lo canh cánh trong lòng từ lâu. Vậy là tôi có thể hoàn toàn an tâm, sau này con tôi về nó còn có cái để mà sinh sống. Cuộc đời tôi thật sự chỉ một mình nó. Hy vọng là nó hiểu được nỗi lòng của người cha này.

Lúc tôi ra về, ông giáo còn ngập ngừng hỏi, đầy vẻ lo âu :
- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ?
Tôi cười, tìm cách nói cho ông giáo an lòng :
- Ðược ạ ! Tôi đã liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong.

Tôi trở về nhà, con đường dường như ngắn hơn. Trên bầu trời, mây trắng vẫn nhẹ trôi bồng bềnh…(có thể thêm ý này hoặc không)

22 tháng 11 2021

Tham khảo!

Nhà tôi chỉ có một mình tôi với một con chó là cậu Vàng, vợ tôi chết rồi, con trai thì đi bằn bặt, ở nhà lủi thủi một mình tôi chỉ biết làm bạn với con Vàng. Thế nhưng sau trận ốm dài tôi yếu đi nhiều không thể làm được việc gì mà giá cả vật chất cứ tăng lên vùn vụt, lại phải nuôi thêm một con chó nữa nên tôi quyết định bán con Vàng đi để bớt được tiền ăn hàng ngày và thêm được đồng nào hay đồng nấy. Hôm trước tôi sang nhà ông giáo tâm sự việc định bán con chó Vàng, ngay hôm sau tôi gọi người bán nó đi. Hôm ấy tôi gọi nó về nhà cho ăn, nó có biết gì đâu thấy tôi gọi thì vui mừng chạy về, nó đang ăn thì mấy thằng bắt chó xúm vào bắt nó, chỉ một lát đã cột chặt bốn chân nó. Nhìn nó bị bắt đi mà lòng tôi đau thắt lại, nó cứ nhìn tôi bằng ánh mắt oán trách như thể tôi lừa nó, tôi tự cảm thấy bản thân thật tệ bằng này tuổi đầu rồi còn đi lừa một con chó. Tôi kể lại chuyện này cho ông giáo nghe, ông đã an ủi tôi để tôi có thể nguôi ngoai phần nào và coi như là tôi hóa kiếp cho cậu Vàng để nó có thể có một kiếp sống sung sướng hơn.

10 tháng 9 2017

1.Cơn gió mùa đông khẽ lùa qua làn tóc của Bé, có lẽ cảm giác lạnh lẽo này đã quá quen thuộc đối với Bé rồi. Bé sinh ra trong một gia đình giàu có, tiền của vật chất thì nhiều, cuộc sống của Bé không thiếu một thứ gì nhưng tình cảm gia đình trong Bé có lẽ đã bị mai một dần theo năm tháng. Giữa đêm đông lạnh giá, Bé lẳng lặng bước đi trên con đường cũ, Bé suy nghĩ về cuộc đời mình...

Cuộc đời của Bé thì có gì phải nghĩ chứ? Nhưng có đấy! Bé cố gắng nhớ lại khuôn mặt của người mẹ đã sinh ra mình, đã lâu lắm rồi Bé không gặp mẹ. Bé không thể hình dung được mẹ như thế nào nữa? Mẹ chỉ lo công việc làm ăn của mình mà không bao giờ quan tâm đến Bé. Mỗi lần mẹ đi công tác phải ba, bốn tháng mới về, có khi tới hàng năm. Mỗi lần về nhà, Bé luôn dành tặng cho mẹ những niềm vui bất ngờ nhưng niềm vui được cho đi lại không bao giờ được đáp lại. Mẹ chỉ nhìn Bé và nở một nụ cười rồi lại đi nghỉ ngơi để tiếp tục cho công việc ngày mai. Một cái ôm hay một nụ hôn lên má Bé, mẹ cũng không làm được. Có khi Bé bảo: “Mẹ thơm con đi”nhưng mẹ lại nhăn mặt: “Lớn rồi có phải trẻ con đâu, thôi ra ngoài đi để mẹ còn làm việc”. Bé buồn lắm! Mẹ lúc nào cũng chỉ có công việc, cho dù Bé là người lớn hay trẻ con đi chăng nữa nhưng một chút âu yếm vỗ về từ mẹ cũng không có. Bé vừa đi vừa nghĩ miên man mà không biết nước mắt đã lăn dài từ lúc nào. Bé thèm thuồng cái tình cảm ấy đến vô cùng, để có được nó sao khó khăn đến vậy, Bé đâu làm gì có lỗi. Bé lê chần dài trên con đường, từng cơn gió vẫn thổi. Lạnh lắm! Bé có thể đánh đổi tất cả để được mẹ yêu thương, vỗ về như mong muốn. Mỗi lần được điểm cao Bé chỉ muốn được khoe với mẹ thôi! Nhưng mẹ cũng đâu có thời gian để ý.

Nhìn qua khung cửa kính của một ngôi nhà, sao họ được hạnh phúc mà Bé lại không? Bé muốn được như thế nhưng bằng cách nào bây giờ?. Tại sao? Tại sao? Tại sao? Bé suy nghĩ miên man, nghĩ mãi, nghĩ mãi nhưng chẳng có ích lợi gì cả. Sự thật vẫn là sự thật, chẳng có gì thay đổi được. Bé chỉ biết buồn và... khóc.

Những suy nghĩ của bé hình như không có hồi kết. Bé chưa thực sự được làm con của một người mẹ - một người mẹ đúng nghĩa mà Bé mong ước. Gió vẫn cứ rét, gió rét lắm! Rét vào tận trong con tim bé bỏng yếu ớt của Bé! Gió càng thổi càng rét và cứ rét mãi, rét mãi, rét mãi... rét vào trong tâm hồn Bé. 2. Điều đầu tiên cũng là quan trọng nhất, mẹ chính là người sinh thành ra ta, không có mẹ dĩ nhiên không có ta xuất hiện trên đời. Suốt chín tháng mười ngày mang nặng mẹ đã phải kiêng hem, giữ gìn rất cẩn thận để bảo đảm sự an toàn cho con. Những thứ mà bản thân mẹ không thích nhưng vẫn cố gắng ăn để có đầy đủ sức khỏe. Mẹ phải đi đứng nhẹ nhàng cẩn thận xuyên đi bệnh viện để kiểm tra xem con có khỏe mạnh hay đau ốm gì không. Đó là những ngày tháng mẹ vô cùng vất vả, lo lắng cũng như tràn đầy hi vọng, niềm vui mong con sớm chào đời.
Không chỉ vậy, suốt thời gian thơ ấu không ai có thể thay thế vai trò của mẹ với con. Khi còn nằm trên nôi, mẹ vẫn thường ôm ấp vỗ về, ầu ơ ru ta bằng những ca khúc ngọt ngào. Lời ru tha thiết chứa chan tình yêu thương ấy đã đưa con vào giấc ngủ an lành, cho con cảm nhận được tình yêu bao la của mẹ. Hơn nữa, mẹ nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa thơm mát, ngọt ngào, dòng sữa mẹ như thứ nước thần nuôi sống con suốt những ngày thơ bé, tưởng như đã được chắt lọc và pha chế một cách thần kỳ.
Thật thiệt thòi cho những em bé không được một lần thưởng thức thứ nước thơm mát ấy. Các nhà khoa học đã chứng minh và khuyên các mẹ rằng: Sữa mẹ là thức ăn và chất dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ, bởi không chỉ mang theo lương dinh dưỡng cao mà còn có sức đề kháng, giúp em bé khỏe mạnh và chống chịu được nhiều loại bệnh.
Mẹ còn khiến tâm hồn ta thêm phong phú bởi tình yêu thương và lòng nhân ái, dù là khi trong bụng mẹ hay đã đi mẫu giáo, những câu chuyện cổ tích trước khi đi ngủ của mẹ là thứ mà ta yêu quý và mong chờ nhất. Từ chuyện cô Tấm bước ra từ quả thị đến chuyện Thạch Sanh thật thà dũng cảm rồi đến chuyện nàng công chúa có mái tóc dài bị nhốt trên lâu đài cao tít của mụ phù thủy..Tất cả những chuyện đó đều nhằm giáo dục uốn nắn nhân cách của chúng ta ngay từ khi còn nhỏ. Hơn thế nữa, mẹ còn tất tả ngược xuôi, làm đủ mọi việc không biết mệt mỏi để nuôi ta, bát cơm ta ăn, manh áo ta mặc, sách vở ta học tập… đều thẫm đẫm những giọt mồ hôi của mẹ và công sức của mẹ. Mẹ có thể hi sinh mọi thứ, tuổi xuân nhan sắc, bản thân mình chỉ vì ta.
Mẹ quan tâm, chăm sóc chu đáo như vậy mà ta đã nhiều lần làm mẹ buồn, thật đáng trách làm sao? khi ta đau ốm, mẹ thức trắng bao đêm để lo cho ta từng li từng tí, chỉ cần ta lên cơn sốt cao hay ho dai dẳng, lòng mẹ đã như thắt lại, đau đớn vô cùng. Đã bao đêm mẹ thức sửa chăn gối, thay khăn, đặt tay lên trán ta mà lòng bồn chồn, lo lắng. Mẹ đã bao lần gạt đi nước mắt đau buồn mà cầu mong cho ta chóng khỏe đươc bình an. Rất nhiều lần sau khi ốm dậy, ta bắt gặp gương mặt xanh xao, hốc hác và hằn rõ những vết nhăn trên chán của mẹ. Mẹ dành hết tình yêu thương , sự chăm sóc cho ta.
Mẹ kiên trì, nhẫn nại dạy ta từ những điều nhỏ nhất, từ lúc chập chững bước đi những bước đầu tiên, lúc bi bô gọi được tiếng bà, tiếng mẹ đến khi ta bắt đầu học bảng chữ cái, làm những phép tính đơn giản đều có bàn tay mẹ dẫn dắt, chỉ bảo tận tình. Mẹ còn dạy ta phải biết chào hỏi người lớn, biết mơi mọi người ăn cơm, hay lấy tăm cho ông bà sau bữa ăn. Bắt đầu những công việc nhỏ nhặt như vậy , ta mới dần làm được lớn hơn như trông em, quét nhà, nhặt rau, nấu cơm… Những lúc như vậy mẹ vừa là người thầy, người bạn của ta. Ngoài ra, mẹ còn nhen nhúm cho ta những ước mơ, hoài bão trong tương lai. Như vậy không một ai khác ngoài mẹ có thể theo dõi, gắn bó, chăm sóc ta suốt thời thơ ấu.
Khi ta đã trưởng thành, khôn lớn vai trò của mẹ cũng không hề bị mai một. Mẹ luôn dõi theo từng bước ta đi, từng chuyển biến trong cuộc đời ta và sự nghiệp của ta. Trong khi ta đang mải mê chạy đua với cuộc sống, dường như bản thân đã vô tâm quên rằng sau lưng mình luôn có mẹ già luôn âm thầm cầu nguyện, mong ước ta được thành công trên đường đời, khi ta quá mệt mỏi với sự bươn trải của cuộc sống, mẹ luôn sẵn sàng mở rộng vòng tay che chở cho ta, mẹ có thể hiện diện bất cứ lúc nào khi ta cần người an ủi hay vấp ngã, động viên khi bất hạnh. Cho dù ta tưởng mình đã trưởng thành, thậm chí đã có chỗ đứng vững chắc trong xã hội nhưng trong mắt mẹ ta mãi là đứa con bé nhỏ, vì thế nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con
Tóm lại, mẹ giữ vai trò to lớn trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Ta luôn luôn phải yêu quý, kính trọng và biết ơn mẹ. Mẹ chính là ngọn đèn, là ngôi sao soi sáng cho con trong bóng đêm tối tăm
Chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với công lao và sự hi sinh của mẹ đã bỏ ra, phải báo hiếu mẹ khi còn cơ hôi chứ đừng để:
Mẹ già như chuối chín cây
Giá lay mẹ rụng, con phai mồ côi. edu0edu1+1 nếu thích, -1 nếu không thích
Nguyễn Thị Hải Yến
Chủ nhật, ngày 19/03/2017 22:19:49
Tình mẫu tử - một chủ đề quen thuộc với những ai học văn trên khắp thế giới. Tình yêu thương là sự lo lắng của đấng sinh thành dành cho những đứa con của mình – đó có thể là tình cảm trong sáng nhất của con người.

“Cha mẹ nuôi con chẳng mong ngày đền đáp”. Và trong cái khung cảnh lạnh lẽo, lầy lội của bức ảnh trước mắt khi mẹ dắt con đi trong mưa, tôi không hề cảm thấy sự cô đơn, lạc lõng. Bởi ở đây có hiện diện của tình mẫu tử trong hình dáng mộc mạc và đẹp nhất của nó.

Người đời vẫn nói: “Hổ dữ không ăn thịt con”. Làm mẹ là một thiên chức thiêng liêng của vạn vật, không riêng gì con người. Chính vì thế, dù trong hình thể của những con vật hiền lành hay tồn tại trong tâm của loài ác thú thì bản năng làm mẹ vẫn luôn giành phần chiến thắng.

Bản thân tôi không biết định nghĩa tình mẫu tử như thế nào bởi một đứa con trai ham chơi như tôi không thể đủ kinh nghiệm để diễn tả điều đó. Nhưng tôi có thể diễn tả lại cho các bạn cảm nhận của tôi về tình mẫu tử.

Không biết như thế nào và tại sao nhưng người đầu tiên mà ánh mắt tôi luôn tìm kiếm đó là má tôi. Cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu tại sao mỗi khi nhìn thấy hình ảnh của má tôi trong bếp, lòng tôi lại được trấn tĩnh lại.

Tôi sinh ra trong một gia đình “người Bắc điển hình” với người bố gia trưởng và khó tính. Cố nhiên một đứa con ương bướng và nghịch ngợm như tôi luôn phải chịu những trận đòn từ bố. Những lúc ấy, má tôi sẽ đóng vai một cô y tá để sơ cứu cho bệnh nhân là tôi. Bàn tay má nhẹ nhàng xoa lên những vết bỏng rát sao mà dễ chịu đến thế.

Những trận đòn roi vì nghịch ngợm trải dài khắp tuổi thơ tôi cho đến ngày vào lớp 10. Cũng có lẽ vì thế mà tôi thân với má hơn bố.

Rồi tôi nhớ có lúc phải vào viện (do ngày bé tôi hay tắm mưa nên viêm phổi triền miên), sốt cả tháng liền chỉ được ăn cháo má mang đến. Cháo má nấu dở lắm, vừa loãng lại vừa mặn. Sau này tôi mới biết cháo mặn do má trộn thuốc vào nhưng chẳng hiểu sao tôi lại chịu ăn. Từ đó đến nay, cứ mỗi lần bị bệnh, tôi lại được ăn món cháo ấy. Hương vị của nó có lẽ đi theo suốt cả cuộc đời tôi.

Nếu các bạn hỏi tình mẫu tử xuất phát từ đâu thì xin lỗi tôi cũng không thể giải nghĩa được. Có lẽ đó là nguồn sức mạnh tối thượng tồn tại trong mỗi người mẹ chăng?

Tình mẫu tử thiêng liêng là thế, cao quý là thế, ấy vậy mà vẫn có người dám vấy bẩn chỉ vì lợi ích cá nhân, chỉ vì đồng tiền? Những bà mẹ tuổi teen chẳng phải chỉ vì lỗi lầm mà đang tâm coi rẻ tình mẹ con, thậm chí vứt bỏ tình máu mủ ruột rà.

Lại thêm những đứa con bất hiếu chỉ vì tranh nhau mảnh đất mà đẩy mẹ ra đường. Lại cả những người con giả dối, khi mẹ còn sống thì lạnh lùng, khinh khỉnh, lúc mẹ mất mới ma chay long trọng.

Đó là chưa kể những người mẹ vì thương con mù quáng mà suốt đời o bế con cái, khiến chúng trở nên hư hỏng. Những chuyện như vậy vẫn đầy rẫy quanh cuộc sống chúng ta.
Nhưng may thay những điều trên chỉ là thiểu số, bởi đúng như bản chất tình mẫu tử là hướng về cái tốt. Những ông, bà, bố, mẹ thương con nhiều vô kể. Hành động luôn tốt hơn lời nói. Một cử chỉ bằng vạn lời “Mẹ yêu con”.

Tôi không cần kể thêm ví dụ nữa, bởi ngoài kia có biết bao người mẹ tuyệt vời, hãy bước ra đi và tự cảm nhận, các bạn của tôi.

Tôi không biết các bạn ra sao nhưng đối với tôi, tôi không dám nhận mình là một đứa con có hiếu. Bởi tôi chưa làm tròn được chữ hiếu với má tôi.

Từ nhỏ đến giờ, tôi vẫn là gánh nặng mà cả cuộc đời má tôi phải gánh lấy. Lúc nhỏ thì má luôn phải lo lắng cho sức khỏe của tôi, lớn lên má lại lo lắng cho tính ngang ngạnh của tôi.

Tôi và bố cãi nhau luôn. Những lúc ấy má lại là người giảng hòa. Má là người nín nhịn nên nào có cãi lại bố. Sau những lần cãi vã như thế, má tôi khóc suốt. Những lúc ấy tôi chỉ muốn chạy xuống nhà ôm má nhưng cái tôi trong tâm trí lại cản tôi lại. Sao tôi lại hèn yếu như vậy, sao tôi lại để má khóc?

Không, tôi vẫn chưa xứng đáng là người đàn ông trong nhà. Má ơi con biết má phải chịu nhiều áp lực khi sống trong mái nhà như thế này. Má ơi, giá mà con có thể hiểu được điều ấy sớm hơn. Con không cần phải chứng tỏ mình với bố nữa, xin hãy là con người vui vẻ như ngày nào má nhé.

Bức ảnh mẹ dắt con trên xe qua nơi nước ngập gợi cho tôi nhiều suy nghĩ mà có lẽ người vụng về như tôi không nói hết được bằng lời.

Các bạn, đôi khi những người mẹ có thể cáu gắt và khó chịu. Xin hãy hiểu cho họ, đừng nhìn vào lời nói, hãy nhìn vào hành động của con người. Mẹ có thể cáu gắt nhưng trái tim mẹ luôn rộng mở ấm áp vì con. Lời nói của mẹ có thể khó nghe nhưng chúng ta luôn cảm nhận được những gì tốt đẹp nhất mẹ dành cho con. Tôi chẳng cần nói nữa có lẽ các bạn biết mình cần làm gì. Về phần tôi, có lẽ tôi vẫn là đứa con có lớn mà không có khôn. Má ơi đứa con bất hiếu này xin lỗi má".
10 tháng 9 2017

Đề 1 :

Cơn gió mùa đông khẽ lùa qua làn tóc của tôi, có lẽ cảm giác lạnh lẽo này đã quá quen thuộc đối với tôi rồi. Tôi sinh ra trong một gia đình giàu có, tiền của vật chất thì nhiều, cuộc sống của tôi không thiếu một thứ gì nhưng tình cảm gia đình trong tôi có lẽ đã bị mai một dần theo năm tháng. Giữa đêm đông lạnh giá, tôi lẳng lặng bước đi trên con đường cũ, tôi suy nghĩ về cuộc đời mình.

Cuộc đời của tôi thì có gì phải nghĩ chứ? Nhưng có đấy! Tôi cố gắng nhớ lại khuôn mặt của người mẹ đã sinh ra mình, đã lâu lắm rồi tôi không gặp mẹ. Tôi không thể hình dung được mẹ như thế nào nữa? Mẹ chỉ lo công việc làm ăn của mình mà không bao giờ quan tâm đến tôi. Mỗi lần mẹ đi công tác phải ba, bốn tháng mới về, có khi tới hàng năm. Mỗi lần về nhà, tôi luôn dành tặng cho mẹ những niềm vui bất ngờ nhưng niềm vui được cho đi lại không bao giờ được đáp lại. Mẹ chỉ nhìn tôi và nở một nụ cười rồi lại đi nghỉ ngơi để tiếp tục cho công việc ngày mai. Một cái ôm hay một nụ hôn lên má tôi, mẹ cũng không làm được. Tôi buồn lắm! Mẹ lúc nào cũng chỉ có công việc, cho dù tôi là người lớn hay trẻ con đi chăng nữa nhưng một chút âu yếm vỗ về từ mẹ cũng không có. Tôi vừa đi vừa nghĩ miên man mà không biết nước mắt đã lăn dài từ lúc nào. Tôi thèm thuồng cái tình cảm ấy đến vô cùng, để có được nó sao khó khăn đến vậy, tôi đâu làm gì có lỗi. Tôi lê chần dài trên con đường, từng cơn gió vẫn thổi. Lạnh lắm! Tôi có thể đánh đổi tất cả để được mẹ yêu thương, vỗ về như mong muốn. Mỗi lần được điểm cao tôi chỉ muốn được khoe với mẹ thôi! Nhưng mẹ cũng đâu có thời gian để ý.

Nhìn qua khung cửa kính của một ngôi nhà, sao họ được hạnh phúc mà tôi lại không? Tôi muốn được như thế nhưng bằng cách nào bây giờ?. Tại sao? Tại sao? Tại sao? Tôi suy nghĩ miên man, nghĩ mãi, nghĩ mãi nhưng chẳng có ích lợi gì cả. Sự thật vẫn là sự thật, chẳng có gì thay đổi được. Tôi chỉ biết buồn và... khóc.

Những suy nghĩ của bé hình như không có hồi kết. Tôi chưa thực sự được làm con của một người mẹ - một người mẹ đúng nghĩa mà tôi mong ước. Gió vẫn cứ rét, gió rét lắm! Rét vào tận trong con tim bé bỏng yếu ớt của tôi! Gió càng thổi càng rét và cứ rét mãi, rét mãi, rét mãi... rét vào trong tâm hồn tôi.

Đề 2:

Điều đầu tiên cũng là quan trọng nhất, mẹ chính là người sinh thành ra ta, không có mẹ dĩ nhiên không có ta xuất hiện trên đời. Suốt chín tháng mười ngày mang nặng mẹ đã phải kiêng hem, giữ gìn rất cẩn thận để bảo đảm sự an toàn cho con. Những thứ mà bản thân mẹ không thích nhưng vẫn cố gắng ăn để có đầy đủ sức khỏe. Mẹ phải đi đứng nhẹ nhàng cẩn thận xuyên đi bệnh viện để kiểm tra xem con có khỏe mạnh hay đau ốm gì không. Đó là những ngày tháng mẹ vô cùng vất vả, lo lắng cũng như tràn đầy hi vọng, niềm vui mong con sớm chào đời.
Không chỉ vậy, suốt thời gian thơ ấu không ai có thể thay thế vai trò của mẹ với con. Khi còn nằm trên nôi, mẹ vẫn thường ôm ấp vỗ về, ầu ơ ru ta bằng những ca khúc ngọt ngào. Lời ru tha thiết chứa chan tình yêu thương ấy đã đưa con vào giấc ngủ an lành, cho con cảm nhận được tình yêu bao la của mẹ. Hơn nữa, mẹ nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa thơm mát, ngọt ngào, dòng sữa mẹ như thứ nước thần nuôi sống con suốt những ngày thơ bé, tưởng như đã được chắt lọc và pha chế một cách thần kỳ.
Thật thiệt thòi cho những em bé không được một lần thưởng thức thứ nước thơm mát ấy. Các nhà khoa học đã chứng minh và khuyên các mẹ rằng: Sữa mẹ là thức ăn và chất dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ, bởi không chỉ mang theo lương dinh dưỡng cao mà còn có sức đề kháng, giúp em bé khỏe mạnh và chống chịu được nhiều loại bệnh.
Mẹ còn khiến tâm hồn ta thêm phong phú bởi tình yêu thương và lòng nhân ái, dù là khi trong bụng mẹ hay đã đi mẫu giáo, những câu chuyện cổ tích trước khi đi ngủ của mẹ là thứ mà ta yêu quý và mong chờ nhất. Từ chuyện cô Tấm bước ra từ quả thị đến chuyện Thạch Sanh thật thà dũng cảm rồi đến chuyện nàng công chúa có mái tóc dài bị nhốt trên lâu đài cao tít của mụ phù thủy..Tất cả những chuyện đó đều nhằm giáo dục uốn nắn nhân cách của chúng ta ngay từ khi còn nhỏ. Hơn thế nữa, mẹ còn tất tả ngược xuôi, làm đủ mọi việc không biết mệt mỏi để nuôi ta, bát cơm ta ăn, manh áo ta mặc, sách vở ta học tập… đều thẫm đẫm những giọt mồ hôi của mẹ và công sức của mẹ. Mẹ có thể hi sinh mọi thứ, tuổi xuân nhan sắc, bản thân mình chỉ vì ta.
Mẹ quan tâm, chăm sóc chu đáo như vậy mà ta đã nhiều lần làm mẹ buồn, thật đáng trách làm sao? khi ta đau ốm, mẹ thức trắng bao đêm để lo cho ta từng li từng tí, chỉ cần ta lên cơn sốt cao hay ho dai dẳng, lòng mẹ đã như thắt lại, đau đớn vô cùng. Đã bao đêm mẹ thức sửa chăn gối, thay khăn, đặt tay lên trán ta mà lòng bồn chồn, lo lắng. Mẹ đã bao lần gạt đi nước mắt đau buồn mà cầu mong cho ta chóng khỏe đươc bình an. Rất nhiều lần sau khi ốm dậy, ta bắt gặp gương mặt xanh xao, hốc hác và hằn rõ những vết nhăn trên chán của mẹ. Mẹ dành hết tình yêu thương , sự chăm sóc cho ta.
Mẹ kiên trì, nhẫn nại dạy ta từ những điều nhỏ nhất, từ lúc chập chững bước đi những bước đầu tiên, lúc bi bô gọi được tiếng bà, tiếng mẹ đến khi ta bắt đầu học bảng chữ cái, làm những phép tính đơn giản đều có bàn tay mẹ dẫn dắt, chỉ bảo tận tình. Mẹ còn dạy ta phải biết chào hỏi người lớn, biết mơi mọi người ăn cơm, hay lấy tăm cho ông bà sau bữa ăn. Bắt đầu những công việc nhỏ nhặt như vậy , ta mới dần làm được lớn hơn như trông em, quét nhà, nhặt rau, nấu cơm… Những lúc như vậy mẹ vừa là người thầy, người bạn của ta. Ngoài ra, mẹ còn nhen nhúm cho ta những ước mơ, hoài bão trong tương lai. Như vậy không một ai khác ngoài mẹ có thể theo dõi, gắn bó, chăm sóc ta suốt thời thơ ấu.
Khi ta đã trưởng thành, khôn lớn vai trò của mẹ cũng không hề bị mai một. Mẹ luôn dõi theo từng bước ta đi, từng chuyển biến trong cuộc đời ta và sự nghiệp của ta. Trong khi ta đang mải mê chạy đua với cuộc sống, dường như bản thân đã vô tâm quên rằng sau lưng mình luôn có mẹ già luôn âm thầm cầu nguyện, mong ước ta được thành công trên đường đời, khi ta quá mệt mỏi với sự bươn trải của cuộc sống, mẹ luôn sẵn sàng mở rộng vòng tay che chở cho ta, mẹ có thể hiện diện bất cứ lúc nào khi ta cần người an ủi hay vấp ngã, động viên khi bất hạnh. Cho dù ta tưởng mình đã trưởng thành, thậm chí đã có chỗ đứng vững chắc trong xã hội nhưng trong mắt mẹ ta mãi là đứa con bé nhỏ, vì thế nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con
Tóm lại, mẹ giữ vai trò to lớn trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Ta luôn luôn phải yêu quý, kính trọng và biết ơn mẹ. Mẹ chính là ngọn đèn, là ngôi sao soi sáng cho con trong bóng đêm tối tăm
Chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với công lao và sự hi sinh của mẹ đã bỏ ra, phải báo hiếu mẹ khi còn cơ hôi chứ đừng để:
Mẹ già như chuối chín cây
Giá lay mẹ rụng, con phai mồ côi.

30 tháng 11 2016

Tớ ko tự tin về môn Văn lắm nhưng cậu đọc tham khảo nhé ^^! ok

"Giá như những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ,tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.........." , 11h hơn, mắt tôi nặng trĩu, khép dần, quyển hồi kí Những ngày thơ ấu của tác giả Nguyên Hồng trên tay dần gấp lại, tôi gục đầu xuống bàn thiếp đi lúc nào không hay....... trong đêm hôm ấy, tôi đã trải qua 1 giấc mơ kì lạ, ấn tượng và khó quên- Tôi gặp cậu bé Hồng.

Trước mắt tôi là một buổi chiều đầy nắng trong bối cảnh Việt Nam những năm 40, Hà Nội khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính và thơ mộng, rảo bước trên con đường rộng chốn Hà Thành, tôi gặp 1 cậu bé đang thu mình vào 1 góc khuất nhỏ nơi con phố thưa người. Tôi đến gần cậu lân la hỏi thăm:

- Cậu bé sao lại ngồi một mình ở đây thế? Em tên gì? (nghe như kiểu bắt cóc trẻ em ý ^^! oaoa)

Cậu bé kia ngẩng mặt nhìn tôi, gương mặt uất ức vẫn hằn những vệt nước mắt lấm lem, cậu đáp lời tôi cộc lốc, vẻ không quan tâm:

- Tên Hồng.

Bấy giờ tôi mới nhận ra cậu bé này có gương mặt na ná tấm ảnh nhà văn Nguyên Hồng ở bìa cuốn hồi kí Những ngày thơ ấu. Khoảng cách của sự xa lạ, ngại ngùng dường như bị xóa đi từ lúc nào. Tôi ngồi xuống cạnh cậu bé, thân thiết, gần gũi như người anh (bạn là nam hay nữ? Thay vào cho phù hợp nhé banhqua) trò chuyện cùng đứa em trai:

- Có tâm sự à? Kể anh nghe đi, dấu trong lòng không dễ chịu gì đâu.

Hồng ngước đôi mắt sáng nhìn tôi vẻ ngạc nhiên khó hiểu, nhưng rồi cậu bé dần cởi mở hơn, cậu kể cho tôi nghe về hoàn cảnh gia đình cậu, về cái không khí lạnh lẽo vắng tình thương mà cậu lớn lên từ nhỏ. Từ cái đám cưới ép buộc không tình yêu của cha mẹ cậu đến những lời cay độc, sự ghẻ lạnh, những rắp tâm tanh bẩn của họ nội, đến tình yêu thương dành cho người mẹ trẻ trung có trái tim khao khát yêu đương song đành chôn tuổi thanh xuân của mình bên người chồng nghiện ngập. Rồi gia đình sa sút, mẹ của Hồng phải bỏ cậu ở lại mà đi tha hương cầu thực..v.v.... Cuộc nói chuyện kéo dài đến lúc mặt trời khuất bóng sau những ngôi nhà hai tầng tráng lệ cô kính, cậu bé đứng dậy:

- Tối rồi, em phải về, cảm ơn anh vì tất cả.

Tôi cười:

-Tạm biệt em. Hy vọng có ngày gặp lại em. Mạnh mẽ lên nhé, chúc may mắn, hạnh phúc. ( S-ÊN-SÊN-SẮC-SẾN oe)

Tôi vẫy tay chào tạm biệt Hồng đến khi dáng người nhỏ bé của cậu khuất vào bóng tối. Một làn gió nhẹ thoáng qua, tôi lặng người thấy gò má mình buốt lạnh. Giọt lệ trên mi bất giác rơi xuống, thấm vào khóe môi mặn đắng. Phải ít phút sau tôi mới rời những suy nghĩ về cuộc gặp lúc chiều mà rảo từng bước trên đường phố Hà Nội, nhưng những lời tâm sự của Hồng vẫn quẩn quanh, đứt đoạn, bủa vây đầy suy tư: " Mợ em làm gì sai cơ chứ? Tại sao họ cứ đào bới, xỉa xói, hành hạ tinh thần mợ em?...........Phải chi những cổ tục đã đày đọa mợ là hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, em quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi....... Em yêu mợ, em sẽ không đời nào để những rắp tâm tanh bẩn đó xâm phạm đến.....Mợ đi cũng ngót 1 năm rồi, em nhớ mợ, ước gì mợ về thăm em...." .

Từng câu từng chữ em nói như xoáy vào tim của bất kì người nào nghe được. Tình yêu thương ấy thật bao la, thật cao cả, trong sáng và đẹp đẽ biết bao...phải chi những cô tục lạc hậu ấy không tồn tại.....Hà Nội có lẽ đẹp nhất về đêm, một vẻ đẹp xen lẫn giữa vui và buồn, nỗi buồn ẩn chứa biết bao nhung nhớ, tủi cực, mơ ước của những con người bất hạnh chịu sự vùi dập của chế độ xã hội cũ.

Reee....eeng! Tiếng đồng hồ báo thức xé nát hình ảnh nhộn nhịp buồn của phố đêm Hà Nội. Cả người mỏi nhừ, tôi mở đôi mắt 1 cách nặng nề, sao bỗng thấy vị mặn nơi đầu lưỡi, bồi hồi nhớ lại giấc mơ vừa qua thấy thương mẹ của mình, thấy yêu cuộc sống này vô cùng. Hồng-cậu bé trong giấc mơ kì lạ ấy đã cho tôi thấy được giá trị cuộc sống, giá trị của tình yêu thương.

Cuối cùng cũng xong. Oh my time khocroi. Buổi tối iu dấu đã bay theo Hà Nội và Nguyên Hồng ! Thank you for your reading ^^! Thật ra thì tớ cảm thấy chưa ưng ý với bài này lắm vì phần dẫn lời nói chuyện trực tiếp giữa "tôi" và "Hồng" tớ vẫn chưa đưa được chi tiết Hồng nói về mẹ vào bài T_T!!!! limdim

*CHÚ THÍCH: Phần in nghiêng và trong ngặc không phải là nội dung có trong bài viết. Cảm ơn vì đã đọc bài này^^!

30 tháng 11 2016

Nhìn ngán quá nhỉ, mà thôi, ráng đọc nha ANH DINH khocroi!!!

3 tháng 1 2017

Mỗi dịp tết đến xuân về, người Việt xưa thường có thói quen xin chữ để gửi gắm những mong ước, khát vọng cho năm mới. Đó là chữ nho, thứ chữ tượng hình giàu ý nghĩa. Học, hiểu được chữ nho đã khó, viết được cho thật đẹp lại càng khó hơn. Người có hoa tay, viết chữ mà tưởng như vẽ bức tranh. Đầu thế kỉ XX, trên các phố phường Hà Nội còn lưu giữa lại hình ảnh những cụ đồ nho cặm cụi đậm tô từng nét chữ “tròn, vuông tươi tắn” (chữ dùng của Nguyễn Tuân) trên giấy điều để bán cho dân Hà Thành đón Tết. Hình ảnh ấy đã in sâu vào tâm trí Vũ Đình Liên và hiện hình thành bức tranh thơ giản dị mà sinh động:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Trên phố đông người qua

[phan-tich-bai-tho-ong-do]
Cấu trúc “mỗi…lại” cho ta thấy sự lặp đi lặp lại đã trở thành nếp, thành quy luật quen thuộc. Hoa đào từ lâu đa xtrơe thành sứ giả báo tin xuân. Bởi vậy nói “hoa đào nở” cũng là nhắc ta cái thời khắc chuyển giao thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới đang đến gần. Cứ khi hoa đào nở là lại thấy ông đồ già xuất hiện cùng mực tàu, giấy đỏ bên phố nhộn nhịp người đi lại sắm tết.Lời thơ từ tốn mà chứa bao yêu thương. Dẫu chỉ chiếm một góc nhỏ thôi “trên phố” nhưng trong bức tranh thơ này, ông đò lại trở thành tâm điểm. điềm đạm và lặng lẽ, ông đồ hoà nhập vào sự náo nức, rộn ràng của cuộc đời bằng chính những cái quý giá nhất mà ông có. đoạn thơ hai mươi chữ giới thiệu được trọn vẹn không gian, thời gian, nhân vật, tạo tiền đề cho câu chuyện tiếp tục ở những khổ thơ sau:
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.
Từ phố đông, không gian được thu hẹp lại quanh chỗ ông đò ngồi viết chữ.Câu thơ ấm ran sự sống bởi từ chỉ số lượng có tính chât phiếm định “bao nhiêu” và tính từ “tấm tắc”biểu đạt sự thán phục, ngợi cn, trân trọng. Ngươì xưa quan niệm chữ nho là thứ chữ thánh hiền. Học chữ ấy không phải đê kiếm sống mà mục đích cao nhất là để làm người, để có thể phò vua, trợ nước, giúp đời. Đầu thế kỉ XX, tình hình đất nước Việt Nam có sự biến động sâu sắc trên mọi lĩnh vực.Tình trạng “Âu học chưa vin được ngọn ngành mà Hán học đã đứt cả cội rễ” rồi khoa thi cuối cùng của triều đình phong kiến đã làm tiêu tan bao giấc mộng vinh quy bái tổ của các đệ tử của Khổng sân Trình. Để tìm kế sinh nhai, họ chỉ còn một cách duy nhất là đi bán chữ như hoàn cảnh của ông đồ trong bài thơ. Dẫu việc đánh đổi chữ thánh hiền để lấy miếng cơm manh áo chỉ là việc cùng bất đắc dĩ, chẳng phải vui sướng, danh giá gì nhưng cái tấm tắc ngợi khen của người đời cũng an ủi được phần nào nỗi niềm của những kẻ sinh bất phùng thời.Họ súm sít thuê ông viết chữ, trầm trồ trước cái tài hoa của ông cũng có nghĩa là còn biết trân trọng tài năng và cái đẹp.Hai câu tiếp theo, nhà thơ miêu tả cận cảnh, đặc tả nét bút tài hoa của ông đồ:
Hoa tay thảo những nét
Như phượng mua rống bay

Câu thơ gợi ta nhớ đến một hình ảnh tương tự mà Đoàn Văn Cừ ghi lại được trong phiên chợ tết:
Một thầy khoá ò lưng trên cánh phản
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân
Người đọc tưởng như nhìn thấy trước mắt bàn tay có những ngón thon dài nhỏ nhắn của ông đồ uốn lượn cây bút.Theo đà đưa đẩy của bút lông từng nét chữ còn tươi màu mực dần dàn hiện ra mềm mại như “phượng múa rồng bay”.Dường như trongnét chữ ấy ông đồ gửi gắm tất cả cái anh hoa, khát vọng và lí tưởng của mình.Chính linh hồn và tâm huyết của người đã làm con chữ sống dậy.Câu thơ của vũ Đình Liên như cũng muốn bay lên với niềm hân hoan trong thời kì hoàng kim của ông đồ.

Nếu cứ tiếp tục nhủ thế thì nhà thơ cũng chẳng có gì để nói. Bất ngờ là đặc trưng cảu cuộc đời. Khổ thơ thứ ba bắt đầu bằng một từ “nhưng” dự báo biết bao thay đổi:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Hai từ “mỗi” điệp lại trong một câu thơ diễn tả bước đi cảu thời gian.Nếu như trước đây : “Mỗi năm hoa đào nở” lại đưa đến cho ông đồ già “bao nhiêu người thuê viết” thì giờ đây “mỗi năm” lại “mỗi vắng”. Nhịp đi của thời gian bao hàm cả sự mài mòn, suy thoái.Thanh “sắc” kết hợp với âm “ắng” khép lại câu thứ nhất như một sự hẫng hụt, chênh chao, như đôi mắt nhìn lên đầy băn khoăn. Để rồi một cách tự nhiên, câu thứ hai phải bật ra thành câu hỏi: Những người thuê ông đồ viết chữ khi xưa nay đâu cả rồi? Câu hỏi buông ra không bao giờ có lời đáp nên cứ chạp chớn, cứ ám ảnh mãi. Người thuê viết không còn, giấy đỏ, mực thơm không được dùng đến nên:
Giáy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Nỗi buồn của con người khiến các vật vô tri vô giác cũng như buồn lây. Mực ssầu tủi đọng lại trong nghiên, giấy điều phôi pha buồn không muốn thắm.Biện pháp nhân hoá góp phần nhấn mạnh tâm trạng của con người. Bởi chẳng phải mực và giấy là những đồ vật gắn bó thân thiết nhất với ông đồ hay sao? Quả là:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đau bao giờ
(Nguyễn Du-Truyện Kiều)
Nếu như trước kia, sự xuất hiện của ông đồ làm không gian và lòng người thêm náo nức.Người ta đón nhận ông bằng tất cả sự trân trọng, kính yêu. Thì giờ đây:

Ông đồvẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay

“Vẫn ngồi đấy” nghĩa là ông vẫn đến theo tín hiệu của hoa đào, vẫn “bày mực tàu giấy đỏ” trên con phố dông người lại qua sắm tết. Ông chờ đợi cái súm sít, tấm tắc của người đời nhưng đáp lại chỉ là sự thờ ơ đến đáng sợ. Nghệ thuật đảo ngũ cùng kết hợp phủ định “không ai” thể hiện rõ nét cái lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm đến đáng sợ cảu người đời. Họ cứ đi lại, vui vẻ nói cười mà không có chút ý thức nào về sự tồn tại của ông đồ. ông đã bị họ lẵng quên, bị đẩy ra bên lề cuộc sống. Tình cảnh của ông đồ có khác gì những ông cống, ông nghề trong thơ Tú Xương:

Nào có ra gì cái chữ nho
Ông nghè ông cống cũng nằm co

Đã đau đớn chôn vùi giấc mộng vinh quy, bán dần chữ thánh hiền để kéo dài thêm kiếp sống vậy mà lại bị lãng quên ngay trong lúc đang còn tồn tại. Câu thơ có cái già đắng đót cho bi kịch được nhân tới hai lần của ông đồ. Người đọc bỗng nhói lòng bởi dáng ngồi như hoá đá của ông giữa một trời mưa bui bay bay và những chiếc lá vàng đậu trên trang giấy:

Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Ai đó đã nói: Khi con người lui bước thì thiên nhiên chế ngự. Bởi không còn được dùng đến, bởi sự chờ đợi trong yên lặng quá lâu nên lá vàng tha hồ thả mình trên giấy. Ở đây cũng là mưa xuân nhưng nó không “phơi phới bay” như trong thơ thi sĩ lãng mạn Nguyễn Bính sau này. Ông đồ hình như cứ bị chìm lấp, mờ nhạt dần trong màn mưa. Để rồi đến khổ cuối thì bóng hình ông hoàn toàn không còn nữa:

Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đò xưa

Khổ thơ chơi vơi trong cảm giác thiéu vắng, mất mát. Hoa đào vẫn nở, một năm mới lại đến nhưng không còn đượng vẹn nguyên như xưa nữa. Ngôn ngữ thơ có sự chuyển đổi tinh tế từ “ông đò già” đơn thuần chỉ tuổi tác thành “ông đồ xưa”, biến nhân vật vĩnh viễn thành ‘cái di tích tiều tuỵ, đáng thương của một thời tàn” (lời Vũ Đình Liên). Văn minh, Âu hoá kông chấp nhận ông, không cho ông một con đường sống nên ông phải lỗi hẹn với hoa đào.

Bài thơ khép lại bằng tiếng “gọi hồn” thao thiết của tác giả:
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đau bây giờ?

“Những người muôn năm cũ” ấy là ai?Là ông đồ, là những ngơừi thuê ông đồ viết chữ hay là một thời đã đi qua nay chỉ còn “vang bóng”(chữ dùng của Nguyễn Tuân)? Dãu là gọi ai thì câu thơ cũng kết đọng bao tiếc nuối, xót xa cho sự phôi pha, tàn tạ của những nét đẹp trong văn hoá cổ truyền của dân tộc.Nhà thơ gọi để tiêc nuối và gọi để thức tỉnh hãy giữ lấy những giá trị truyền thống ngàn đời mà cha ông đã bao công bồi đắp. Tiếng gọi hồn ấy có giống với tiếng gọi đò u hoài của ông Tú Thành Nam vang trên sông Lấp khi xưa không?

Sử dung thể thơ ngũ ngôn và ngôn ngữ gợi cảm, giàu sức tạo hình, Vũ Đình Liên đã khiến cho tác phẩm của mình có dáng dấp một câu chuyện, kể vè cuộc đời một ông đò từ lúc còn được người đời trân trọng, cảm phục tới khi bị lãng quên. Qua hình tượng ông đồ, tác giả đã bày tỏ thật xuất sắc “lòng thương người” và “tình hoài cổ” của mình.

19 tháng 9 2018

Đề 1 :

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng chợt nhìn thấy những em học sinh lớp một nắm tay bố mẹ dẫn đến trường, làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay đầy tình thương của mẹ tôi.

Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là một buổi sang cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt – mùa thu miền Trung – không se lạnh như ở miền Bắc hay quá nóng nực như ở miền Nam. Nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho người ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường? Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay mẹ sẽ là người đưa tôi đến trường. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng quê mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, tôi thấy có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt họ, trong đó có cả mấy đứa thường đi chơi với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như mẹ tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa dịu đi cái bồi hồi của tâm trạng.

Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Mẹ xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Con yêu, trường học của con đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cho con”. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của mẹ. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào mẹ và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Mẹ an ủi tôi cùng những lời nói ngọt ngào, làm tôi lấy lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Chị cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của em” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Cô bảo: “Lớp mình ở đây. Tý nữa ra tập trung khai giảng xong thì về đây học”. Bỗng có hồi trống cái vang lên làm tôi giật nảy mình ôm chầm lấy cô giáo. Cô giáo cười, xoa đầu tôi bảo: “Đấy là tiếng trống trường. Trống báo đã đến giờ tập trung rồi”. À, thế ra đấy là tiếng trống trường. Từ trước tôi vẫn chỉ nghe tiếng trống cơm bung bung nhỏ bé của những đêm rằm Trung thu nào đã được nghe tiếng trống trường bao giờ. Sáng ấy, lần đầu tiên tiếng trống trường dội vào lòng tôi – tiếng trống rộn ràng, giục giã, nao nức khiến tim tôi cũng muốn nhảy nhót và lòng tôi hồi hộp muốn khóc lên. Tiếng trống đầu đời đi học ấy – ai ngờ sẽ là nguồn cảm xúc đi theo tôi suốt cuộc đời học tập. Rồi chúng tôi xếp hàng trước lá cờ đỏ sao vàng. Một thầy giáo hô chào cờ rất to. Chúng tôi đứng im phăng phắc mà không hát vì lúc đó hầu hết đều chưa biết bài hát Quốc ca. Chỉ sau đấy vào lớp, tiết học đầu tiên cô giáo mới dạy bài hát Quốc ca. Chúng tôi hát rất say sưa, hát hào hùng, thuộc rất nhanh vì cô giáo bảo để sau này mỗi lần chào cờ chúng tôi sẽ hát dưới cờ chứ không đứng im như hôm nay.

Tôi chẳng rõ mình ngồi trong lớp học từ khi nào, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của mẹ tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Mẹ cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Con cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa mẹ đón về”. Câu nói ấy của mẹ khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo. Các bạn đã hết bỡ ngỡ, bắt đầu đùa nghịch và làm quen với nhau. Bàn ghế thơm mùi gỗ mới, bảng đen, bục giảng, cô giáo, ảnh Bác Hồ… tất cả đều làm tôi tò mò, háo hức. Người bạn ngồi cạnh tôi béo tròn nhưng trắng trẻo và có nụ cười tươi làm quen với tôi. Bạn khoe đã đọc được mấy chữ cô giáo ghi trên bảng. Chúng tôi líu lo nói chuyện được một lúc thì giờ học đã bắt đầu. Cô dặn dò nhiều, đi kiểm tra sách vở và dạy cách cầm bút cho cả lớp. Giọng nói cô trầm ấm và khỏe khoắn làm tôi tin tưởng. Rất tự nhiên, tôi cảm thấy gắn bó với lớp mới. Tôi tròn mồm đọc những chữ a, b, c bằng cả tấm lòng tôi, bằng tình yêu thương của gia đình, bố mẹ và cô giáo. Nắng ghé qua cửa lớp xem chúng tôi học. Những tia nắng ấm như trong truyện cổ tích bà kể hàng đêm.

Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được “thưa cô giáo”, lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Tâm hồn tôi sẽ nghèo đi biết chừng nào. Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi!

15 tháng 8 2019

Trong cuộc đời mỗi người, hẳn ai cũng dành cho mình mọt khoẳng lặng, dù là nhỏ thôi, để dành cho những kí ức tuyệt vời không dễ dàng gì có thể xóa nhòa trong tâm trí mình. Tôi cũng vậy, trong cuộc đời tôi, những kỉ niệm trong những tháng năm được ở bên ông ngoại là những hồi ức đáng trân trọng với tôi nhất. Tôi luôn luôn nhớ về ông, luôn mong muốn được cùng ông chia sẻ cả niềm vui lẫn nỗi buồn trong cuộc đời.

Ngày tôi còn nhỏ, bố mẹ tôi rất bận, thật sự là vậy. Tôi còn mơ hồ loáng thoáng nhớ về chuyện ngày xưa với những lời ông nói với bố mẹ tôi, rằng các con hãy còn trẻ, bởi vậy, hãy cứ cố gắng hết mình phấn đầu cho sự nghiệp, chuyện ở nhà, chuyện chăm sóc tôi, ông nói sẽ phụ cùng ba mẹ tôi chăm sóc. Và cứ thế, suốt thời niên thiếu của mình, người gần gũi với tôi nhất, ngoài ba mẹ, đó chính là ông ngoại của tôi. Chính vì vậy, cả quãng đường trưởng thành của tôi luôn có sự hiện hữu của ông và cũng chính vì thế ông trở thành một trong người quan trọng nhất cuộc đời tôi, người mà tôi vô cùng yêu thương, trân quý.

Những gì tôi còn nhớ về người ông của mình, đó là ông tôi đã rất già, mái tóc ông bạc trắng, da nhăn nheo, nhưng ông có nụ cười vô cùng vô cùng ấm áp. Ông tôi là bộ đội về hưu, bởi vậy, với ông những dòng kí ức về một thời vàng son, một thời hào hùng mà ông cùng với các đồng đội của mình đã sống, chiến đấu và cống hiên cho Tổ quốc luôn là những hoài niệm mà ông trân trọng nhất. Vì tôi còn quá nhỏ nên tôi cũng không hiểu rõ mọi chuyện là ra sao nhưng tôi chắc rằng ông tôi đã từng là một người lính rất cừ khôi, bằng chứng là trong không gian ngôi nhà nhỏ của ông bà chật ních những bằng khen, huân huy chương cống hiến của ông. Ông rất hay kể cho tôi nghe về những chuyện ngày xưa ấy với tình cảm trân quý nhất. Ông thường nhìn về một phía với ánh mắt xa xăm, khi kể về những năm tháng khó khăn, tôi thấy ông có chút chạnh lòng nhưng ánh mắt ấy vẫn đầy bồi hồi xúc động, ông kể, cuộc sống ngoài chiến địa gian khổ và hiểm nguy vô cùng, nhưng các ông có tình cảm đồng đội, tình cảm quân dân đoàn kết, yêu thương, gắn bó nên đã vượt qua tất cả. Còn mỗi khi nhắc đến những đồng đội đã cùng mình vào sinh ra tử, ông thường không giấu được xúc động, ông rất thương yêu và trân quý những người bạn chiến hữu của mình. Hồi đó tôi còn nhỏ, vẫn chưa thấm thía hết được những tình cảm ông kể trong câu chuyện của mình, nhưng bây giờ lớn hơn, hiểu chuyện hơn, tôi cũng thấy thấu hiểu hơn rất nhiều.

Tôi luôn cảm nhận được những tình cảm sâu sắc từ nơi ông, tôi còn nhớ, sáng nào cũng vậy, mẹ thường đưa toi sang với ông ngoại rất sớm để mẹ còn kịp đi làm vì nơi mẹ công tác phải đi một quãng đường rất xa. Lần nào sang với ông, kể cả tôi đã ăn sáng, ông cũng pah cho tôi thêm ly sữa nóng để tôi uống thêm, khỏe thêm. Sau đó, ông đưa tôi đi học, trên đường đi, ông luôn hỏi chuyện tôi, kể về những chuyện xảy ra ở trường, mối quan hệ bạn bè. Ông khuyến bảo tôi làm người phải giữ cho tâm hồn mình sự chính trực, luôn luôn phải biết yêu thương hòa đồng với cộng đồng, kính trên nhường dưới, biết ơn những người đã giúp đỡ mình…Những bài học của ông đối với tôi đều vô cùng hữu ích và tôi trân trọng những bài học đó rất nhiều.

Tôi nhớ ông và nhớ đến những kỉ niệm mà hai ông cháu có với nhau, đó là những buổi trưa hè hai ông cháu nằm cùng nhau trò chuyện, tâm sự, những buổi chiều mùa thu cùng ông ra đồng thả diều, chơi sáo….Ôi những kí ức tuổi thơ bên ông cũng là những kí ức tươi đẹp và thanh bình nhất của cuộc đời tôi.

Tôi rất yêu thương ông và luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với người ông kính yêu của mình.


21 tháng 10 2019

Tham khảo:

Mới đó mà đã ngót bảy năm trôi qua kể từ ngày tôi phẫn trí, bỏ quê đi phu đồn điền mãi tận Phú Riềng. Suốt những năm tháng đó, tôi đã phải sống cuộc đời cay cực, lầm than để bòn từng cắc bạc. Tương lai mờ mịt, tưởng chừng chẳng bao giờ còn được về lại quê hương. Cách mạng tháng Tám nổ ra, tôi cùng các dân phu tham gia Việt Minh đánh lại bọn chủ đồn điền và bọn thực dân để giải phóng dân tộc, giải phóng mình. Và hôm nay, tôi đã có thể trở lại quê xưa để gặp người cha già thân yêu sau bao năm cách biệt.

Trên suốt chặng đường về quê, tôi bâng khuâng ngắm nhìn từng cảnh vật. Khung cảnh làng quê tuy vẫn nghèo với những vườn cây vàng võ, những mái tranh tiêu điều, những mảnh ruộng cằn khô nhưng vẫn cảm nhận được khí thế cách mạng thể hiện qua nét mặt hân hoan của mọi người. Tôi miên man nghĩ về thầy tôi, không biết giờ này thầy đang làm gì, mắt đã mờ, chân đã chậm nhiều chưa? Tôi thấy mình có lỗi vì một phút nông nổi đã bỏ lại người cha già yếu mà đi. Bất giác, tôi ước mình có đôi cánh để bay nhanh về ngôi làng nhỏ bé, thân thuộc, nơi ấy có một người thân yêu đang ngóng đợi tôi về.

Mải suy nghĩ, tôi ngỡ ngàng khi nhận ra mình đã bước về làng cũ. Vẫn còn đó cây đa, bến nước, sân đình,… Tất cả vẫn thân thuộc, gần gũi làm sao! Rồi những hồi ức, kỉ niệm của những tháng ngày sống kham khổ với rau chuối, củ riềng, củ ráy nhưng ấm áp hương vị quê hương lại ùa về nguyên vẹn trong tôi. Tôi hối hả bước về ngôi nhà tranh với bờ rào râm bụt đỏ quen thuộc, trong lòng vang lên tiếng gọi tha thiết: “Thầy ơi! Con đã về rồi!”.

Nhưng đáp lại tiếng kêu thảng thốt của tôi là cảnh im vắng của khu vườn rộng thênh, cỏ vườn tốt um, căn nhà heo vắng, không thấy bóng dáng của thầy, Cậu Vàng đâu, sao không chạy ra đón?... Sự ngạc nhiên cùng tâm trạng bồn chồn lo lắng cùng lúc xuất hiện trong lòng tôi. Tôi khẽ khàng đẩy cánh cửa. Trời ơi! Một cảnh tượng thê lương đập vào mắt khiến tôi khuỵu xuống. Trên ban thờ cũ kĩ có thêm một bát hương mới. “Có lẽ nào, cha tôi đã…” Tôi đã không dám nghĩ tiếp, vội chạy sang nhà ông giáo, người mà trước đây thầy tôi vẫn hay tâm sự, truyện trò để hỏi thăm.

Ông giáo đón tôi với vẻ mặt trầm buồn, rồi ông chậm rãi kể cho tôi nghe những ngày tháng cuối cùng của thầy tôi trước khi rời xa thế giới này. Thì ra, suốt những năm qua, thầy tôi sống tằn tiện, chắt chiu, cực khổ, bòn từng hào lẻ để dành dụm cho tôi. Ông trời lại khéo trêu cợt khiến thầy gặp phải trận ốm thập tử nhất sinh, tiền bạc dành dụm bấy lâu cũng đội nón ra đi. Bồi thêm trận bão làm cho hoa màu trong vườn điêu tàn khiến cuộc sống của thầy tôi lại càng cơ cực. Cuối cùng thầy đã bán con Vàng - niềm vui tuổi già của thầy trong tột cùng đau xót và chọn một cái chết tức tưởi, đớn đau nhằm chấm dứt tình trạng sống mòn để giữ cho tôi chút tài sản cuối. Tai tôi ù đi, lòng tôi tê tái khi nghe câu nói của ông giáo: “Đây là văn tự mảnh vườn mà ông cụ đã cố để lại cho anh trọn vẹn. Cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào”.

Cầm tờ văn tự trong tay, tôi như người mộng du theo chân ông giáo ra bãi tha ma cuối làng. Khung cảnh nghĩa địa buồn hiu hắt dưới ráng chiều chạng vạng. Trên mộ thầy tôi cỏ mọc xanh tốt như thể được chăm chút thường xuyên. Liệu có phải ông trời thương xót thầy tôi mà độ cho không?

“Đốt nén hương thơm mát dạ người. Con đã về đây ơi thầy ơi!”. Tôi nghẹn ngào gọi thầy trong tâm tưởng. Thầy ơi! Đứa con bất hiếu đã trở về bên thầy đây. Thầy ơi! Con vô cùng hối hận vì trong lúc phẫn chí đã bỏ quê đi, bỏ lại thầy một mình, thân già quạnh quẽ, cô đơn không người nương tựa. Những khi trái gió, ốm đau, một mình thầy chịu đựng mà không một lời trách cứ về con. Thầy ơi! Con đã hiểu công ơn, tình cảm yêu thương vô bờ thầy đã thầm lặng dành cho con bao lâu nay. Thầy đã ngày đêm thương nhớ, lo lắng, mong ngóng con trở về. Mọi suy nghĩ, việc làm của thầy đều hướng về con. Thầy sống tằn tiện, kham khổ, làm việc chăm chỉ, chẳng quản nắng mưa cũng là để vun vén cho con. Thầy đã hi sinh cả điểm tựa tinh thần, niềm vui của tuổi già, cả mạng sống của chính mình cũng là vì hạnh phúc của con. Con cũng hiểu và căm giận vô cùng cái xã hội thực dân nửa phong kiến tối tăm, ngột ngạt, bất công đã đẩy thầy và những người có nhân cách cao đẹp vào cảnh đói nghèo, bế tắc, phải chọn cái chết thảm thương. Nếu có thể cho thời gian quay trở lại, con nguyện sẽ không bao giờ rời bỏ thầy trong cô đơn, hiu quạnh mà đi. Nhưng giờ đây, mọi sự hối hận đều đã muộn màng, con xin thầy tha thứ cho con và ở nơi suối vàng, xin thầy hãy bình an yên nghỉ! Thầy hãy yên tâm về con thầy nhé! Con sẽ sống một cuộc sống tốt đẹp, lương thiện, ngay thẳng, trung thực như thầy đã từng sống. Mảnh vườn thầy đã giữ lại bằng chính mạng sống, con sẽ vun xới, chăm chút để cho ra nhiều hoa thơm, trái ngọt dâng thầy.

Chợt một bàn tay nhẹ nhàng khẽ đặt trên vai tôi, giọng nói ông giáo ôn tồn: “Thôi! Anh về thế này chắc cụ mãn nguyện rồi. Người chết đã chết. Người sống vẫn phải sống. Anh phải sống sao cho xứng với sự hi sinh của cụ”.

Vâng! Cháu hiểu lời ông nói: "Trong cuộc đời cũ, hạnh phúc chỉ là cái chăn quá hẹp. Người này co thì người kia hở ". Và thầy cháu, vì tình thương con sâu nặng đã chấp nhận giá lạnh của cuộc đời để nhường chút hơi ấm của tấm chăn hạnh phúc cho người con xa nhà. Vì thế cháu quyết sẽ không bao giờ để thầy cháu phải hổ thẹn vì cháu.

22 tháng 10 2019

đóng vai con trai của as mobile kể về một thời livestream của anh ấy==)))))))))

7 tháng 9 2021

BN THAM KHẢO:

Tôi là Hồng ,tôi mồ côi cha,mẹ thì bỏ đi tha hương cầu thực .Tôi phải sống nhờ vào người bà cô độc ác và cay nghiệt.Một hôm cô gọi tôi đến bên cười bảo :''Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?'' Tôi định trả lời có nhưng lại nhận ra ý nghĩa cay độc của người bà cô lên tôi không muốn vào .Rồi liên tục người bà cô kể những chuyện không hay về mẹ cho tôi nghe .Nhằm gieo giắcvào đầu tôi những hoài nghi khinh biệt mẹ rồi rời bỏ mẹ tôi.Nhưng tôi vẫn kiên quyết bảo vệ và dành tình yêu thương cho mẹ.Đến ngày dỗ đầu của cha thì mẹ tôi đã về .Tôi rất sung sướng và hạnh phúc khi được nằm trong vòng tay của mẹ.

9 tháng 10 2022

Lm giúp ak

4 tháng 10 2018

Thực ra lần đầu tiên tôi nghe đến câu nói này, tôi không hiểu vì sao "ngày chúng ta biết tại sao chúng ta ở trên cuộc sống này" lại là ngày quan trọng.

Chẳng phải khi sinh ra chúng ta đều biết chúng ta là một thành viên trong gia đình và rộng hơn chúng ta một công dân của một xã hội. Và điều quan trọng mà chúng ta được dạy bởi cha mẹ là không được phá vỡ những quy tắc, những luật lệ trong gia đình cũng như trong xã hội ấy. Vậy không phải là tất cả chúng ta đều biết ta sinh ra để làm gì ư?

Có lẽ với nhiều bạn, câu hỏi “sinh ra để làm gì?” hay sứ mệnh cuộc đời ta là gì khá đơn giản. Chúng ta cứ đi theo guồng quay mà cha mẹ, xã hội đặt ra: được sinh ra, đi học, có một công ăn việc làm, có một gia đình, có con, nuôi con và cuối cùng là trở về với đất mẹ - kết thúc một kiếp người.

Nhưng liệu bạn có bao giờ tự hỏi câu chuyện cuộc đời bạn cũng y như bao câu chuyện khác hoặc bạn có nghĩ “tôi sẽ viết câu chuyện cuộc đời của tôi thành một câu chuyện mà rất nhiều người có thể nhìn vào và ngưỡng mộ”?

Chuyện kể rằng có anh nọ, lấy bằng Tiến sỹ từ Mỹ. Sau khoảng 10 năm làm việc bên đó, mức lương tương đối cao, cuộc sống gia đình vợ con hoàn toàn thoải mái. Vậy mà anh bạn ấy quyết định trở về Việt Nam trong sự ngỡ ngàng của rất nhiều người, thậm chí có người còn cho rằng anh “ngông”.

Hỏi anh vì sao anh lại về nước, anh nói rằng “Đi xa Việt Nam một thời gian, dù cuộc sống bên kia rất tốt nhưng cảm giác lạc lõng của một người Việt vẫn ở đâu đó trong anh. Anh muốn về VN để viết tiếp câu chuyện cuộc đời mình.”

Tôi không hiểu cái câu chuyện anh muốn viết là gì nhưng rõ ràng là mỗi chúng ta đều có những định hướng, những suy nghĩ về sứ mệnh mà mình muốn làm, để khi nằm xuống, chúng ta có quyền tự hào về một cuộc sống mà chúng ta là tác giả kiến tạo ra nó.

Tôi chắc chắn rằng mỗi người sẽ có riêng một câu chuyện về cuộc đời của chính họ - họ có thể viết nó bằng tất cả sự trải nghiệm, bằng cả những thành công và va vấp, bằng cả nhiệt huyết và cả sự gửi gắm đâu đó cho con cháu của họ. Tuy nhiên để “đặt bút viết” ra câu chuyện, bạn cần xác định mình viết gì.

Ai cũng sẽ có một cuộc đời để sống, thế nên hãy viết những gì bạn muốn. Nếu bạn tìm thấy niềm vui ở những công việc làm bánh, hãy dành thời gian tìm hiểu và làm nó. Có thể lần đầu làm bánh, bạn làm không ngon, nhưng qua những lần rút kinh nghiệm, bạn sẽ tạo ra sản phẩm ưng ý. Cũng đừng vì gia đình hay ai khác cho rằng “bạn may đồ mới đẹp” mà từ bỏ đam mê hay sứ mệnh mà bạn muốn theo đuổi.

Hãy đặt mục tiêu, hãy theo đuổi mục tiêu ấy, hãy thực hiện nó bằng tất cả sự nhiệt tình và lý tưởng. Bất kể mục tiêu ấy không đem lại thành công như mong muốn thì nó cũng đem lại cho bạn những trải nghiệm mà chỉ có bạn mới thấu hiểu tường tận.

Cách đây hai hôm, có sinh viên hỏi tôi “Em nên chọn theo đam mê của em là theo đuổi và thực hiện những chương trình truyền hình thực tế hay ký vào offer của một ngân hàng mà em vừa kết thúc đợt thực tập? Gia đình em mắng em quá chừng vì em nói rằng em muốn thử sức bên truyền hình. Em hoang mang quá!”.

Để trả lời câu hỏi của em, chúng ta vẫn cần rất thực tế rằng, em có phải là trụ cột kiếm tiền trong nhà không. Ở góc độ đam mê của em, em có thật sự dám liều hay đánh đổi nếu em theo ngành truyền thông truyền hình và gặp thất bại. Em có dám đối diện với gia đình và thuyết phục họ ủng hộ em trên con đường mới.

Nếu tôi là em, nếu tôi hoàn toàn ý thức rằng tôi rất thích truyền hình thì tôi sẽ đi theo nó, bởi chúng ta còn quá trẻ để cứ đi theo khuôn mẫu gia đình sắp đặt. Tôi không có ý khuyến khích các bạn mù quáng chạy theo những thứ ảo tưởng mình tự vẽ nhưng nếu đã suy nghĩ và tìm hiểu nghiêm túc về ngành nghề đó thì em hãy cứ sống hết mình đi, tuổi trẻ qua đi sẽ không quay lại và đừng để đến khi ta nghỉ hưu mà vẫn dằn vặt mình về câu nói “giá như”.

Trở lại với “câu chuyện cuộc đời”, tôi nhìn thấy hình ảnh của mình qua câu chuyện của em sinh viên. Nhưng điều may mắn là gia đình tôi vẫn luôn ủng hộ mọi quyết định, cho dù tôi cũng gặp một số thất bại trên con đường tôi chọn.

Tôi cảm thấy rằng cuộc đời thật đáng sống.

4 tháng 10 2018

Tôi có một người bạn là bác sĩ. Một lần anh làm phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư, sau khi mổ ra mới phát hiện chỗ bị viêm cắt bỏ không được, anh đành phải may lại, rồi đi giải thích tình huống với bệnh nhân. Bệnh nhân đó đến từ vùng quê, nghe không hiểu thuật ngữ y khoa, thế nên nghe xong thì vững tin rằng phẫu thuật xong rồi thì bệnh sẽ khỏi.

Bác sĩ không còn cách nào khác, đành phải để ông xuất viện.

Một năm sau tái khám, bệnh quả nhiên đã khỏi hẳn, các tế bào ung thư đã hoàn toàn biến mất.

Gợi ý nhỏ:

Tâm thái vui vẻ lạc quan chính là phương thức phẫu thuật tốt nhất vậy.