[Bài văn số 1]

Nêu...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

* Suy nghĩ ngắn của em :

Đối với học sinh ngày nay, việc tự học không còn xa lạ bởi công nghệ ngày càng phát triển, những kiến thức không chỉ được truyền đạt từ các thầy cô giảng dạy trên lớp mà mỗi chúng ta đều có thể bổ sung thêm thông tin, tri thức qua các trang báo, mạng xã hội, các web học tập bổ ích,... Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid đang bùng phát trở lại gần đây, việc tự học đang là vấn đề được mọi người quan tâm, từ học sinh đến giáo viên, nhất là các bậc phụ huynh luôn muốn con em của mình học tập tốt trong điều kiện này. Việc này tùy thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân, nhưng qua khảo sát ta có thể thấy được một số hiện trạng tiêu biểu trong thời điểm này. Đối với nhiều bạn học sinh, đây là thời điểm thích hợp nhất và cũng là thời gian để tranh thủ ôn lại các kiến thức đã học trên lớp, đồng thời bổ sung thêm những kiến thức bằng cách tự ôn luyện, đọc sách, học thêm ở nhà. Những học sinh như này nên được mọi người học tập và noi theo bởi đó là tấm gương vượt khó trong học tập, chúng ta vừa không lãng phí được thời gian, vừa có thể ở nhà giãn cách xã hội góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Mặt khác, còn một số bạn học sinh chưa có ý thức khi lạm dụng thời gian này để dành cho những công việc "tiêu hao thời gian". Có thể các bạn sẽ thư giãn bằng những trò chơi sau những ngày tháng học tập ở trường, Nhưng không ! Các bạn đã quá phụ thuộc vào những trò chơi điện tử hay những cuộc vui chơi mà lơ đà, quên đi việc tự học tập. Bố mẹ không thể cai quản chúng ta trong suốt thời gian này, nên là cơ hội để học sinh "bộc phát" những điều xấu như : nghiện game, tệ nạn, gây mất trật tự trên mạng xã hội,... Có thể nói, trong tình hình đại dịch này, có rất nhiều điều cần lên án, phê phán về thái độ cũng như ý thức tự học của mỗi bạn học sinh. Bản thân mỗi người nên có một quyết định riêng, một nguyện vọng riêng để đạt được trong kì nghỉ dịch này. Có thể nó không quá to lớn nhưng nó đánh dấu một sự trưởng thành của cá nhân khi đã biết tự chủ trong công việc, trong học tập. Qua những lời trên, bản thân em cũng có ước muốn và kế hoạc hợp lí để ôn luyện cho thời gian sắp tới. Cuối cùng, chúc các bạn học sinh luôn có một cái nhìn tích cực về việc tự học để mỗi cá nhân là trở thành một công dân có ích cho đất nước Việt Nam.

       Đại dịch Covid đã đi qua nước ta và lấy đi rất nhiều các sinh mạng vô tội.Rất nhiều người dân sinh sống ở nước ngoài đã bị đại dịch quái ác này cướp đi mạng sống của bản thân.

      Là một công dân nước Việt em cảm thấy mình thật may mắn vì luôn có đội ngũ y bác sĩ tận tụy,hết lòng vì người dân luôn ở bên như xua đi bớt phần nào lo sợ.Có rất nhiều người bây giờ vẫn đang bị kẹt ở nơi xứ người nhưng chính phủ nước ta đã có những biện pháp kịp thời để đưa những công dân này về nước.Những người nhập cảnh trái phép hoặc là các vị khách từ nước khác tới mà có mang theo mầm bệnh sẽ được cách ly lấy mẫu xét nghiệm nếu như dương tính với loại virut nguy hiểm thì sẽ được chữa trị kịp thời.Trong thời điểm hiện tại nước ta đang xử lý dịch bệnh rất tốt,được các nước bạn bè đánh giá cao.Đa số người dân Việt Nam đã có ý thức đeo khẩu trang,và sát khuẩn tay trước khi ra khỏi nhà.Có thể nói em và các công dân Việt Nam khác rất may mắn khi được sinh ra trên mảnh đất chữ S tươi đẹp này.

      Mong sao các công dân khác vẫn còn đang bị kẹt lại nơi xứ người sẽ chấp hành tốt các quy định để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người.Mong rằng chính phủ Việt Nam sẽ duy trì tốt các công tác phòng dịch.

 

18 tháng 5 2021

cuộc sống này là một hành trình với nhiều con đường khác nhau,dẫn đến những vị trí khác nhau.nhưng thử hỏi,đã có ai luôn luôn đi đúng đường,hưởng thụ thành quả một cách nhàn nhã???bạn biết đấy,không ai trong cuộc đời có thể luôn đi đúng mọi con đường,kể cả khi một hành trình được coi là hoàn hảo đã được vạch ra tù trước.đôi khi,việc bị 'lạc' có thể khiến người ta 'dừng chân',mất hết hi vọng nhưng một số người lại cứ bước tiếp,đạp lên mọi chông gai chỉ để hướng về một tương lai tươi snags hơn.không ai trên trái đất này có thể sống một cuộc đời không một chút sia sót,ko ai là hoàn hảo.nhưng chỉ cần bạn tâm đắc câu nói này,tôi nghĩ bạn sẽ có nghj lực bước tiếp:đôi khi bạn có thể đi nhầm đường,nhưng nếu bạn vẫn cứ đi,có thể nó sẽ alf một con đường mới.

cuộc đời đối với bạn là gì?đối với tôi,nó là một chặng đua gồm rất nhiều con đường mà chỉ những người vững chí mới có thể về đích.trên chặng đua ấy,có thể đôi lúc bạn nhầm đường,lạc vào một con đường khác,hoàn toàn xa lạ, bạn sẽ làm gì?lúc đó bạn có 2 lựa chọn,một là dừng lại và chờ đợi một vận may mơ hồ nào đó sẽ đến với mình hay là bạn nghĩ theo chiều hướng tích cực và bắt đầu  bước tiếp.có thể con đường đó sẽ là một ngõ cụt nhưng có thể nó sẽ là một con đường mới,một con đường' tắt' mà bạn có thể vượt qua mọi ngươi khác?

vậy nên,đừng bao giờ từ bỏ hy vọng tiến về phía trước,hay là dừng lại chỉ vid bạn đi nhầm đường ,hãy cứ bước tiếp,vì có thể nó sẽ alf một con đường mowis,một thành công mới ,thậm chí là một hạnh phúc mới!!!

_angel with a shotgun_

                                           Bài làm

       "Đôi khi bạn có thể đi nhầm đường, nhưng nếu bạn vẫn cứ đi, nó có thể là con đường mới", câu nói này như giúp ta tìm thấy được những điều tốt đẹp hơn và mở ra một tia hy vọng mới vậy.

Cuộc đời mỗi chúng ta cũng như một con đường vậy, một con đường dài với biết bao gian nan và thăng trầm cần chúng ta thật mạnh mẽ để vượt qua. Đôi khi trên chính con đường đó bạn có thể sẽ vấp ngã nhưng đừng nản lòng bởi vì chính mỗi lần như vậy sẽ rút ra cho ta thêm kinh nghiệm, các bài học hay và đắt giá trong cuộc sống. Cuộc đời này sẽ chỉ mở ra cơ hội cho những người giám nghĩ, giám làm, khi vấp ngã ở đâu sẽ tự đứng dậy ở đó từng bước phá bỏ những giới hạn bên trong mỗi chúng ta. Bạn cũng nên nhớ rằng trên con đường này bạn không phải là người duy nhất mà sẽ còn rất nhiều người cũng sẽ ở bên bạn, đưa ra sự giúp đỡ những lúc bạn đang rơi vào tuyệt vọng để soi sáng bản thân bạn bằng những gì tốt đẹp nhất. Đừng chỉ vì những khó khăn trước mặt mà bỏ qua những hao quang của tương lai nhưng cũng đừng vì những thứ phù du ấy mà bỏ qua tuổi trẻ và những giới hạn của bản thân, bạn hãy mạnh mẽ lên và chứng minh cho những người xung quanh thấy rằng bạn có khả năng, bạn có thể làm được và điều quan trọng nhất là bạn đã chọn một lối đi đúng đắn trong só các con đường. Hãy dũng cảm và mạnh mẽ lên "Đôi khi bạn có thể đi nhầm đường, nhưng nếu bạn vẫn cứ đi, nó có thể là con đường mới". Hãy tạo nên sự bứt phá cho chính cuộc đời của bạn vì cuộc sống này sẽ chỉ ưu ái những người có sự sáng tạo, hết lòng theo đuổi mục đích và giấc mơ tuổi trẻ của bản thân, đôi khi bạn cũng cảm thấy mệt mỏi vô cùng vì những gánh nặng ở trên vai, bạn hãy bỏ đi những gánh nặng đó và hãy cố gắng lên nhé!

 Cuối cùng tôi xin được nhắc lại một điều, bạn xin đừng bỏ cuộc trước gian khổ mà bỏ qua tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của bản thân, có sai thì có sửa chỉ cần bạn tin tưởng vào bản thân và tương lai là quá đủ rồi.

28 tháng 2 2021
  

Mỗi chúng ta không phải đều được tạo nên từ những phần tươi đẹp, có những góc tối u ám mà mỗi người luôn cố gắng khắc phục. Và có lẽ, hai chữ “đố kỵ” là điều mà không ai mong muốn nhưng nó lại luôn hiện hữu mạnh mẽ trong ta. Trong bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học, ông đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Dù bức thư đã được viết hơn 200 năm trước nhưng dường như lời nhắn gửi của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Đố kỵ” là một thói xấu phổ biến trong xã hội. Đó là cảm giác ghen ghét, hậm hực, uất ức trước sự thành công, trước sự uy việt hoặc trước uy tín của người khác. Nhà văn Tạ Duy Anh đã nói “thói ghen tị là một thuộc tính của con người – luôn luôn ẩn náu trong chúng ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta…cái con rắn ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lý trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái”. Như vậy, tổng thống Lincoln không chỉ muốn nhắn gửi đến sự giáo dục – hãy dạy trẻ em tránh xa góc tối đố kỵ đó mà còn hướng đến tất cả mọi người, chúng ta cần chung tay để loại bỏ nó. Sự đố kỵ bắt nguồn từ đâu. Nó sẽ xuất hiện khi ta thấy xấu hổ bởi không thành công hay có được điều gì đó như những người khác. Nó cũng len lỏi khi ta muốn sở hữu thành công, danh vọng,…nhưng lại không chịu cố gắng, không học tập. Đã biết bao câu chuyện về sự đố kỵ. Trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em lấy được Sọ Dừa – khi chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình. Nhưng rồi chính họ lại phải gánh chịu hậu quả. Hay như sự việc, một loạt những “anh hùng bàn phím” đã ra sức để chỉ trích, bôi nhọ MC Phan Anh khi anh có được sự tin cậy của đông đảo người dân để đóng góp vào quỹ từ thiện của mình. Đố kỵ gây ra vô vàn những hậu quả. Đối với cá nhân, nó làm thui chột những tình cảm tốt đẹp, nhiều mối quan hệ thiêng liêng, làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí độc ác, ích kỉ. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển hay kéo lùi sự phát triển của lịch sử. Trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô A-mi-xi). Thay vì ghen ghét, hãy coi thành công của người khác là tấm gương để chúng ta học tập, noi theo, phấn đấu. Cuộc sống sẽ rạng rỡ, tươi đẹp hơn nếu không còn sự hiện hữu của “đố kỵ”.

Ganh tị (ghen tị, đố kị)  một cảm xúc xảy ra khi một người thiếu đặc điểm tốt đẹp, thành tích, vật sở hữu của người khác và mong muốn điều đó hoặc mong muốn người khác không có được điều đó.theo em nghĩ tổng thống Abraham Lincoln gửi lời nhăn đó để có ý muốn con của mình không đố kỵ với người khác , gần gũi với mọi người hơn. Ông ấy muốn con của mình không đố kỵ với bất kì một ai trong xã hội .em cx ko chác là đúng   
2 tháng 3 2021

Tối 28.2, tôi cầm lấy điện thoại xem clip cháu bé rơi từ ban công tầng 12 xuống mà lòng thắt lại. Khi đọc thêm thông tin từ clip, tôi mừng rỡ: Cháu bé không chết, có người cứu được rồi! Vợ tôi bật dậy, vừa tìm, đọc tin chi tiết các báo đăng vừa mừng mừng, tủi tủi trước thông tin về cháu bé xa lạ.

Điều kỳ diệu đã thực sự xảy ra, bởi một hành động anh hùng.

Hành động anh hùng đó đến từ một người bình thường – một anh lái xe tên là Nguyễn Ngọc Mạnh. Nếu không có chuyện khủng khiếp nhưng diệu kỳ này xảy ra, sẽ chẳng ai biết đến người thanh niên sinh năm 1990, làm nghề lái xe tải này. Anh chỉ là một trong số hàng triệu người đang lầm lũi mưu sinh trong thành phố ồn ã này, với những lo lắng quẩn quanh, đời thường: Tháng này có đủ tiền để nuôi các con ăn học, trang trải cho gia đình nhỏ của mình hay không?

Nhiều người đã gọi anh là "người hùng" – một danh xưng quá xứng đáng với hành động dũng cảm của anh. Có lẽ, anh chẳng mong trở thành "người hùng" trong hoàn cảnh như này. Có lẽ, chẳng đặng đừng anh mới trở thành "người hùng". Bởi, có "người hùng" đồng nghĩa với có những sự việc vô cùng hiểm nguy, khẩn cấp như chuyện cháu bé rơi từ tầng cao xuống này.

Có lẽ, anh trở thành người hùng bởi anh suy nghĩ bằng trái tim, mà trái tim lại có những lý lẽ mà lý trí không thể giải thích nổi. Trái tim ấy chắc hẳn mang trong nó đầy ắp lòng trắc ẩn, sự dũng cảm. Trong giây phút đưa ra quyết định cứu cháu bé, hẳn anh đã nghĩ đến đứa con bé bỏng của mình, nghĩ đến bố mẹ, người thân của cháu bé – những người sẽ phải trải qua sự ân hận, đớn đau dai dẳng như nào nếu cháu bé mất đi tính mạng của mình.

Giả sử, nếu lúc đó, trong đầu anh có những suy nghĩ: Chắc gì đã cứu được, vô ích thôi; thôi, có người khác lo, mình đang dở việc của mình; nhỡ mình tham gia chuyện này thì sẽ gặp rắc rối này nọ… thì chắc chắn đã không có điều kỳ diệu gần như chỉ xảy ra trong dòng phim như vậy.

Việc làm của anh đã khơi dậy cảm hứng cho rất nhiều người: Hãy có một trái tim thật yêu thương, thật dũng cảm, để khi cần, chúng ta có thể làm nên những điều kì diệu…

2 tháng 3 2021
  Tối ngày 28/2, câu chuyện người đàn ông "siêu nhân đời thực" cứu sống bé gái rơi từ tầng 12 của một tòa chung cư ở Hà Nội trong gang tấc đã lan tỏa khắp nơi.

Trên mạng xã hội, người người bàn tán về câu chuyện "thót tim" này với vô vàn cung bậc cảm xúc khác nhau. Có người thán phục trước sự nhanh trí, dũng cảm đúng lúc, kịp thời của anh Nguyễn Ngọc Mạnh - người đã cứu bé gái 3 tuổi rơi từ tầng cao. Nhiều người thì bày tỏ sự lo lắng trước sự nguy hiểm mà bé gái gặp phải, tự nhắc nhở bản thân và các vị phụ huynh khác cảnh giác trước những tình huống nguy hiểm mà con trẻ có thể gặp phải...

 Hầu hết mọi người đều chia sẻ cảm giác "bị ám ảnh" khi xem video em bé đang leo ra ngoài ban công tầng 12 bị rơi xuống và em cũng thế. Đối với những người làm cha mẹ và có con ở cùng độ tuổi với em bé trong video, hình ảnh đó khiến họ liên tưởng đến con cái của chính mình và cảm thấy "sởn da gà" bởi nó quá nguy hiểm. 

 Trước đó, vào khoảng 17h30 ngày 28/2, bé 3 tuổi ở tầng 12A của tòa nhà 60B Nguyễn Huy Tưởng (phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) bất ngờ bò từ trong nhà, trèo ra lan can ban công ở tầng 12A rơi xuống. Phát hiện ra sự việc, anh đã lập tức trèo lên mái che của sảnh và đỡ được bé gái.

Theo chia sẻ của anh-người cưu bé, thời điểm xảy ra sự việc, anh đang ngồi trong xe ô tô, đợi chuyển hàng cho khách ở tòa nhà đối diện. Khi nghe tiếng hô hoán, anh nhìn ra ngoài và lập tức lao ra khỏi xe, trèo qua tường bao để tới nơi có thể đón đỡ bé đang rơi xuống.

Anh kể: "Từ lúc tôi phát hiện vụ việc đến lúc đỡ bé gái chỉ khoảng một phút. Khi đỡ được bé, tôi thấy bé bị chảy máu ở miệng. Con gái tôi cũng 3 tuổi, bằng bé gái đó. Lúc đó, tôi nghĩ người đang cheo leo trên ban công tầng 12A kia là con gái mình."

Trên mạng xã hội, những bức tranh vẽ lại cảnh anh Mạnh đón đỡ được bé gái như một siêu anh hùng được lan tỏa. Nhiều người cùng gửi lời cảm ơn sự nhân hậu của anh và chúc anh có một công việc tốt, suôn sẻ trong cuộc sống.

Cảm ơn anh và đôi khi chính những câu chuyện và những người như anh làm thế giới có thêm cảm hứng để tạo ra những siêu anh hùng.

Cuộc sống cần lắm những người anh hùng dũng cảm như anh!"

     Dịch bệnh Covid-19 xảy ra trong thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Đây là thời điểm nhiều quốc gia phương Đông, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền. Trong khi người dân hồ hởi sắm Tết, đón xuân thì những người có trách nhiệm của đất nước dường như không nghỉ ngơi trước  tình hình dịch bệnh liên tục có những diễn biến phức tạp từ quốc gia láng giềng. Hàng loạt các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ được ban hành kịp thời, nhiều phương án, biện pháp được triển khai nhằm cảnh báo tới mọi người dân mức độ nguy hại của dịch bệnh, đồng thời nâng cao nhận thức và sự đồng thuận, thống nhất giữa các cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Với tiêu chí “Chống dịch như chống giặc”, cả hệ thống chính trị đã tích cực vào cuộc, dành mọi ưu tiên tốt nhất để bảo đảm sức khỏe, tính mạng của nhân dân, để không ai bị bỏ lại phía sau; đồng thời, giữ gìn sự ổn định, không để xảy ra những xáo trộn, lo lắng, hoang mang trong xã hội.

     Tuy nhiên. trong đại dịch, dịch bệnh chưa chắc đã làm chúng ta hoảng sợ nhưng thứ đáng sợ nhất trong lúc này lại chính là sự tự giác, tính trung thực của mỗi người dân. Có rất nhiều người đang ở vùng dịch nhưng tìm mọi cách trốn thoát vì những lý do cá nhân mà không để ý đến cộng đồng. Nếu may mắn trong người không có dịch thì bị nhà nước phạt tiền nhưng nếu trong người có dịch thì sao? Những con người đó có biết suy nghĩ cho mọi người không vậy? Họ là người lớn đó, những người lớn như vậy thật phải khiến cho chúng ta ngước mắt nhìn vì họ còn không bằng ý thức của một đứa trẻ.Thế nhưng, việc làm tưởng chừng rất đơn giản ấy lại có vẻ khó với một số người chỉ vì tính ích kỷ, tư tưởng hẹp hòi, coi lợi ích của bản thân là trên hết. Giá như bệnh nhân thứ 17 không gian dối khi dùng hai hộ chiếu để qua mặt cơ quan chức năng thì những người xung quanh họ đã không bị lây nhiễm, chính quyền và nhân dân Thủ đô không phải “gồng mình” tìm mọi cách khắc phục. Giá như bệnh nhân thứ 34 trung thực khai báo chi tiết về lịch trình di chuyển khi đã biết mình nhiễm bệnh, lực lượng chức năng sẽ không phải vất vả. Cả xã hội bất bình lên án những hành động ích kỷ, vô nhân khi biết rõ mình mang bệnh mà vẫn cố tình quanh co, che giấu, làm hại cho cộng đồng. Nhiều người đặt câu hỏi: Bệnh nhân “siêu lây nhiễm” này có cảm thấy ân hận vì đã làm khổ nhiều người, trong đó có những người thân, ruột thịt của mình cũng bị lây bệnh?.

     '' Tôi khỏe, tôi không sao, tôi không bị bệnh'' là một câu khá quen thuộc khi bộ y tế yêu cầu cách li hay xét nghiệm. Những người đó là những người có ý thức đặc biệt kém. Đó cũng chính là những nguyên nhân làm cho dịch bệnh trở nên phức tạp. Hành động đó là "tiếp tay cho giặc Covid", thể hiện sự coi thường mạng sống của đồng bào.

   Cuộc chiến với đại dịch vẫn chưa dừng lại, chúng ta vẫn phải tiếp tục cho đến ngày đại thắng.Cho nên dù bạn đang ở nơi đâu thì hãy thực hiện nghiêm túc các công tác phòng công dịch theo khuyến cáo của bộ y tế.Và đặc biệt là phòng cho các tỉnh chưa có ca lây nhiễm bởi "Phòng hơn chống".Cuối cùng,tôi thật sự rất biết ơn Đảng,Nhà nước,Bộ Y Tế cùng từng người chiến sĩ,từng người bác sĩ ,y tá ..đang miệt mài trong công tác phòng chống dịch,đối với người dân các bạn thật sự là những người hùng tuyệt vời.Hi vọng chúng ta sớm ngày chiến thắng đại dịch,hi vọng mỗi người dân đề cao cảnh giác chống dịch COVID-19.Và  tôi tin rằng,chỉ cần toàn dân ta đoàn kết một lòng thì chúng ta nhất định sẽ chiến thắng và đại dịch COVID-19 cũng chỉ là một phép thử thôi.Vậy nên "Hãy trở thành pháo đài chống dịch chứ đừng là kẻ dọn đường cho dịch, hãy có trách nghiệm với cộng đồng và chính bạn". Việt Nam quyết thắng!

   Trong thời buổi hiện nay đức tính trung thực là rất quan trọng,nó giúp cho đất nước ta có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này.

   Nhưng vẫn có một số cá nhân vẫn vẫn chưa thành thật,còn khai báo y tế sai gây ảnh hưởng rất nhiều đến bản thân và những người khác.Khi khai báo y tế thiếu trung thực,thì tất cả những người đã tiếp xúc gần với bản thân đều sẽ bị cách ly,sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến họ.Khi bạn trung thực thì có nghĩa là bạn đang giúp đỡ nhà nước,xã hội rất nhiều trong thời điểm này.Các trường hợp khai báo y tế gian dối đều sẽ bị các cơ quan chức năng xử phạt tùy theo mức độ vi phạm.Đất nước ta đang khó khăn nên các cá nhân cần có ý thức trung thực để giúp đất nước chúng ta khôi phục lại nền kinh tế vốn có.

   Mong sao mỗi người dân hãy có ý thức hơn với sức khỏe của bản thân,với cộng đồng chúng ta.

 Trong 4 mùa, mùa xuân là mùa khởi đầu của một năm mới với mọi sụ hi vọng về những điều tốt hơn. Mùa xuân là mùa đẹp nhất. Lúc ấy, vạn hoa đua nhau nở, cây cối đâm chồi nảy lộc, chim hót líu lo, người người chuẩn bị sắm sửa cho năm mới. Mùa xuân, nó cũng giống tuổi trẻ của chúng ta vậy. Tuổi trẻ là tuổi của hi vọng, tuổi của khát khao, tuổi của những điều đẹp đẽ. Tuổi trẻ cũng là nơi khởi đầu cho một sự nghiệp to lớn, đầy thành công trong tương lai. Tuổi trẻ, đó chính là giai đoạn con người ta mang trong mình tất thảy sức mạnh, tất thảy vẻ đẹp, từ thể xác đến tinh thần và cả trí tuệ nữa. Và có lẽ bởi vậy nên trong chính những năm tháng ấy, con người luôn cháy hết mình với đam mê, với những ước mơ, khát vọng và hoài bão. Ở cái tuổi ấy, người ta tự đặt ra cho mình mục tiêu, lí tưởng để cống hiến, để biến nó thành sự thật dù biết rằng phía trước họ có thật nhiều khó khăn, thử thách và cả những thất bại nữa. Và có thể rằng, trong những năm tháng thanh xuân ấy họ sẽ vấp ngã, nhưng tuổi trẻ luôn cho phép người ta có quyền được thất bại, thất bại để đứng lên và để trưởng thành hơn. Để rồi, đến một lúc nào đó, khi đã đi qua quãng thời gian quý báu ấy, người ta nhìn lại và thầm cảm ơn, thầm trân trọng nó vì đã cho ta vỡ lẽ bao điều và trưởng thành hơn từ vấp ngã. Tuy nhiên, thật đáng buồn, đáng trách biết bao khi có những thanh niên đang lãng phí, thiêu rụi tuổi trẻ của mình vào những thú vui vô bổ, vào những tệ nạn xã hội. Và như vậy, tuổi trẻ là quãng thời gian tươi đẹp và quý báu nhất trong cuộc đời mỗi người. Vì vậy, chúng ta cần trân trọng và phát huy hết giá trị của nó, cần không ngừng cố gắng rèn luyện, cống hiến để những năm tháng thanh xuân trở thành quãng thời gian tuyệt diệu nhất trong cuộc đời của mình.

   Trong bốn mùa xuân,hạ,thu,đông thì mùa xuân là mùa sinh sôi của vạn vật,là khởi đầu mới cho một năm đầy ắp niềm vui,hạnh phúc,vạn vật như được khoác lên mình một tà áo mới,mọi vật xung quanh ta đều chở nên muôn màu,muôn vẻ.Tuổi trẻ cũng tựa như mùa xuân của đất nước vậy cứ trải qua một năm là lại chững chạc hơn,biết suy nghĩ cho bản thân nhiều hơn,tuổi trẻ cũng đang là giai đoạn đẹp  nhất của cuộc đời,tuổi trẻ còn là sự khởi đầu của những thành công trong tương lai,tuổi trẻ là cái lứu tuổi mà chúng ta cần chọn cho bản thân một mục tiêu,một lí tưởng riêng để bước tiếp trên con đường đến với tương lai rộng mở vẫn đang chào đón.Những người đang ở cái lứu tuổi tươi đẹp này ai cũng có trong mình một đam mê như ngọn lửu vẫn đang bùng cháy vậy.Dù có khó khăn hoài bão nhừ thế nào thì tuổi trẻ vẫn đang tiến bước để có thể trải qua những năm tháng thanh xuân ý nghĩa nhất trong cuộc đời.

8 tháng 5 2021

''Khóc giùm'' , theo em nghĩ nhan đề này hướng đến hai ý nghĩa. Thứ nhất , đó là hành động cao đẹp an ủi người bạn của cô bé , ta thấy dù không giúp được bạn nhưng cô bé đã có lòng giúp đỡ về cảm xúc cho người bạn . Dù mới còn là tuổi học sinh , nhưng suy nghĩ và hành động của em ấy đã nói lên sự chín chắn như ''người lớn'' trong hành động của mình. Có phải tất cả ai cũng dám níu lại để xoa dịu bớt nỗi buồn của người bạn như cô bé , có phải ai cũng có đủ lòng tốt để làm việc này. Suy cho cùng, em mến phục cô bé ấy với trái tim nhân hậu, đã nâng đỡ cho xúc cảm của người bạn mình thêm vững vàng. Tuy nhiên, có một suy nghĩ len lỏi trong đầu em không hiểu nổi , nếu như ''khóc'' ở đây giúp được có giúp cho sự việc trở nên tốt hơn ? Nó có làm người bạn hài lòng chăng , hay ta sẽ cảm thấy viên mãn khi chia sẻ sự cảm thông ? Chúng ta sẽ chẳng thể tránh khỏi những hoàn cảnh mà nước mắt cũng trở nên không còn hữu ích,khi mọi thứ trở nên vượt tầm kiểm soát của ta. Đó có lẽ chẳng còn là sự cảm thông,sẻ chia nữa , đó là bất lực, cảm giác như mọi thứ chỉ là hư vô , ta không thể nắm lấy, không làm được gì. Đoán xem , trong hoàn cảnh ấy,nếu người bạn không ngừng khóc, vậy là cô bé cũng sẽ sử dụng việc ''khóc giùm'' nữa  sao ? Theo em , với cái nhìn thực tế thì, ta hay cả cô bé kia nữa , hãy biến những giọt nước mắt và lời nói an ủi thành những hành động mang tính thiết thực cao hơn, em ấy có thể cùng bạn về cũng có thể đưa bạn đến quầy sửa xe. Qua câu truyện trên, nó đã đề cao sự sẻ chia, đồng cảm trong cuộc sống con người, một thứ từ trước đến giờ luôn là liều thuốc ảnh hưởng mạnh đến cảm xúc , đồng thời cũng nêu ra một hướng giải quyết khác thay vì '' nước mắt''.

*Cảm ơn mọi người đã đọc bài của em*

 

8 tháng 5 2021

  Qua câu chuyện trên, ta lại rút ra được bài học cho chúng ta: Cần biết yêu thương lẫn nhau. Tình yêu thương có thể là thứ tình cảm được vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài, nhưng cũng có thế chỉ là một niềm thương cảm chợt trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó. Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận nó. Người cho đi yêu thương được nhận một cảm giác ngọt ngào, êm dịu và bình yên. Và hầu như là họ cũng sẽ nhận lại được tình thương từ người mình vừa trao tặng. Người được nhận yêu thương thì có thể nhận được rất nhiều. Cũng có thể là sức mạnh cảm hóa, bến bờ quay lại đối với một bước chân lầm lỡ.

            Nếu cuộc sống không có yêu thương thì mối liên kết sẽ vô cùng lỏng lẻo, có thể đứt gãy bất kì lúc nào. Và sẽ thật là một thảm họa nếu như thế giới ở trong tình trạng ấy. Rất có thể sẽ là chiến tranh, là chết chóc, bởi một khi yêu thương không tồn tại thì lòng nhân đạo có thể bắt nguồn được từ đâu nữa? Khi ấy hạnh phúc sẽ ko thể tồn tại được nữa!

            Tuổi trẻ hiện nay đang ngày càng vô cảm, vì thế cần giáo dục, dạy dỗ họ biết mở lòng như cách gia đình đã dạy dỗ cô bé trong câu chuyện trên. Đó là động lực để chúng ta hợp tác cùng nhau nâng cao hiểu biết, tích cực cải thiện cuộc sống con người, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những bất đồng tư tưởng, và cùng nhau tạo ra một thế giới hòa bình, hạnh phúc, văn minh và giàu mạnh.

13 tháng 5 2021

Nice. Em sẽ cố gắng để trả lời câu hỏi có giá trị chứ không nên spam.

13 tháng 5 2021

có vẻ ai cũng biết đến Albert Einstein . Nếu là người của thời đại mới thì sẽ đc người của thời đại cũ kể về ông .ông  là một nhà vật lý lý thuyết người Đức, được công nhận là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại.một trong những phát minh ra công thức E= mc2. Và ông cx có 1 câu nói rất hay mà ai cx biết đến đó là:"Đừng cố gắng để thành công, hãy cố gắng để sống có giá trị.".Theo em câu nói này mang hàm ý là không phải ai sinh ra cx có 1 bộ não thiên tài . vì vậy bạn có thể không thành công trong cuộc sống nhưng cuộc sống của bạn phải có giá trị , có giá trị cho xã hội và có giá trị cho gia đình của mình.

mặc dù chỉ là 1 đoạn văn thôi nhưng mong cô đọc được và nhân xét

6 tháng 2 2021

               Gia đình là tập hợp những người quen thuộc, thân thương gần gũi với chúng ta, gia đình chính là một cách thức tổ chức sống nhỏ nhất trong xã hội, trong gia đình có mối liên kết với nhau từ quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Gia đình, một khái niệm rất quen thuộc, gắn liền với cuộc sống hằng ngày của chúng ta , nó giúp chúng ta nhớ về nơi chôn rau cắt rốn ,nơi có nhiều sự yêu thương mà từng thành viên trong gia đình giành cho nhau . Nó còn là nơi mà bố mẹ em dạy cho em điều hay lẽ phải , nâng niu từng đồng tiền cho chúng ta ăn ,học.  Chúng ta rất may mắn khi ở gần bố , mẹ của mình vì trong khi đó những người "anh hùng thầm lặng" phải làm việc và "giải cứu" cho những người bị mắc Covid-19, điều đó khiến họ không được về nhà thăm gia đình của mình , vì vậy hãy tận hưởng những thời gian quý báu của bạn bên gia đình mình,và bạn phải tôn trọng nó .

                                                           ~~~~~~ Chân thành ~~~~~

    Ba mẹ thân mến ❤

 Hôm nay là ngày 25 / 1 rồi nhỉ ? Con cũng không để ý đến ngày nữa ! Nhưng con đoán  chắc rằng dù nay có phải là ngày 25 hay không đi nữa thì bố mẹ vẫn ở nhà chăm chút từng cây hoa đào , từng cành hoa mai và hơn hết là chắc bố  và mẹ chăm sóc rất kỹ cây táo sau vườn nhỉ ? Cây đào con nhớ nó ở trước vườn và nó đã rất mạnh mẽ khi bốn năm qua nó nên chậu cây có lúc con còn thấy nó héo khô trên chậu tưởng như nó đã chết rồi ! Nhưng lúc đó nó như thể mạnh mẽ nên vì một điều gì đó bố đã tính bỏ đi nhưng con bảo bố để lại và ngờ đâu vào tết nó nở hoa tươi đẹp làm sao ! Con còn nhớ mẹ bảo :" Cây đào nó muốn con về nên nó nở nhiều hoa chào đón con ấy ! " Vào lúc ấy con không hiểu tại sao mẹ nói vậy cả và con cứ cho qua mà bây giờ nghĩ lại con mới nhận ra rằng mẹ nói thế ý là bây giờ ba mẹ cũng như chính cây đào kia tuổi cao sức yếu có thể không gặp lại con bất cứ lúc nào nhưng vì con mà ba mẹ có thể vượt qua qua tất cả chỉ để gặp con , chỉ để yêu thương con ,.... Con còn nhớ 2 năm nay học đại học con còn không lỡ về với ba mẹ chắc ba mẹ buồn lắm , con còn nhớ vào năm ấy cây mai gãy cành nhưng ba mẹ cũng không lỡ để cho con phải đi mua cây khác chắc tại ba mẹ thương con và nghĩ cảnh nhà khó khăn để con đi học phải tự lo liệu tiền học phí , tiền sinh hoạt,... Nên không muốn con phải mua giúp ba mẹ cây "mai " và thật may qua hôm sau có cậu mợ lên tặng cho cây mai vàng và trong lúc ấy con còn nhớ vẻ mặt vui vẻ của ba của mẹ bây giờ nghĩ lại con vui đến nhường nào ! Năm nay mẹ sắm tết đĩa trên bàn thơm ngon một mùi táo , nghĩ đến giờ mùi vị cây táo ấy vẫn còn trong lòng con .Cây táo ấy như một mối liên kết của gia đình ta dù đi đâu cũng không thể quên được cả , con còn nhớ những ngày con cùng ba mẹ ngồi lại gốc táo thấy những quả táo đang tươi cười thấy những cành táo đang vẫy tay chào đến bây giờ như thể con đang thấy cây táo nhìn mình . Ôi , thật hạnh phúc làm sao ! Giờ đây ước gì con sẽ về được , gặp được ba mẹ đang chào đón đang tươi cười chờ đợi con , được vậy thì tốt biết mấy nhưng ba mẹ biết đấy ở Hà nội đây đại dịch covid-19 đang bùng phát rất mạnh con ghét nó lắm nó khiến con phải xa ba xa mẹ tại nó mà con phải nghỉ học ,..... Nhưng nó cũng là cơ hội để con hiểu được nỗi lòng của một người xa quê, nỗi lòng của ba mẹ và ba mẹ hãy đừng buồn lòng vì con nhé . Tuy con giờ đây không thể về nhưng con hứa với ba mẹ một ngày nào đó con sẽ về . Tết này đã cận kề rồi ba mẹ ạ ! Nhưng ba mẹ hãy tuân thủ quy tắc 5k và các điều khác để phòng dịch nhé ! ba mẹ cũng phải giữ gìn xức khỏe cho tốt tránh lo âu phiền muộn về con .Chúc ba mẹ có một cái tết thật hạnh phúc sức khỏe dồi dào và ba mẹ hãy thay con gửi lời chúc tết đến cây táo nha mẹ !

                     Con yêu của ba mẹ 

 

23 tháng 3 2021

Một trong những bài học dạo đức mà mỗi người cha, người mẹ, mỗi thày cô giáo đều truyền dạy cho các con, cho học trò của mình là lòng vị tha, là sự chia sẻ giữa người với người. Và thực tế đã có rất nhiều câu chuyện cảm động ngợi ca đức tính đó. Câu chuyện về đứa trẻ biết quan tâm đến người khác nhâ't mà diễn giả Lê-Ô Bu- sca-gli-a đã kể cho chúng ta trong cuốn “Phép nhiệm màu của đời” thêm lần nữa khắc sâu hơn trong ta bài học về một nét đẹp trong cách ứng xử của con người.

Một cậu bé bốn tuổi được bình chọn là đứa trẻ quan tâm đến người khác nhất chỉ từ hành động rất đơn giản của em. Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: “Không có gì đâu ạ. Con chỉ đề ông ấy khóc”. Cậu bé không hề cất một lời an ủi, không hề lấy khăn lau nước mắt cho ông lão. Điều đó dễ hiểu bởi cậu chưa phải là một người lớn để biết có những cử chỉ quan tầm như vậy. Nhưng hành động ngồi im trong lòng ông lão, để ống lão được khóc đã thể hiện sâu sắc được sự đồng cảm, chia sẻ ngây thơ của em. Người già cũng dễ khóc như con trẻ. Có thể em bé chưa ý thức được rằng ông lão hàng xóm đang vô cùng đau khổ vì mất đi người bạn đời của mình. Có thể em nghĩ rằng ông khóc cũng như em đã từng khóc, vì mẹ mắng, vì không được chơi thứ đồ chơi mà mình thích. Và bằng kinh nghiệm của một cậu bé bốn tuổi, em đã đồng cảm và an ủi ông lão bằng cách riêng của mình.

Theo tôi, điều mà diễn giả Lê-Ô Bu-sca-gli-a muốn nhấn mạnh, đề cao trong câu chuyện kể lại là sự đồng cảm, chia sẻ, là lòng vị tha giữa những con người với nhau. Kể lại hành vi đáng khích lệ của một cậu bé con chỉ là cách để ông khắc sâu hơn giá trị của đức tính cao đẹp.

Nhà thơ Tố Hữu từng viết:

“Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người với người sống để yêu nhau’

Lẽ sống lớn nhất trong cuộc đời mỗi người là tình yêu thương. Một trong những biểu hiện của lòng yêu là sự quan tâm, động viên nhau. Tại sao con người lại phải thấu hiểu, đồng cảm với nhau? Tại sao điều đó lại cần thiết trong cuộc sống của chúng ta?

Mỗi người sống giữa cuộc đời không phải chỉ biết vun đắp cho cuộc sống của riêng mình. Nếu chỉ biết đến cái “tôi”, nếu chỉ chăm chút cho bản thân mình được no ấm, đủ đầy, con người đó không bao giờ biết đến hạnh phúc đích thực. Và tất yếu, những kẻ như vậy sẽ bị cô lập giữa cộng đồng, xã hội. Mọi người xung quanh chắc chắn cũng không bao giờ để tâm đến loại người này. Cuộc sống đó có khác nào cuộc sốsng tù đày cô độc?

Trong cuộc sống, con người luôn cố gắng phấn đấu để vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, nhưng đâu phải lúc nào dòng đời của chúng ta cũng êm ả, “xuôi chèo mát mái”. “Sự đâu sóng gió bất kì” (Truyện Kiều), có ai dám khẳng định mình không bao giờ phải đối mặt với thất bại, mất mất, với những giờ khắc tuyệt vọng đến cùng cực? Ớ hoàn cảnh đó ai không cần được quan tâm, chia sẻ? Con người dẫu can đảm, nghị lực đến mấy cũng có phần yếu đuôi trong mình. Một ánh mắt, một lời động viên, một nắm tay xiết chặt, một bờ vai để tựa nương... là những điều quí giá nhất chúng ta cần bấy giờ.

Chúng ta cũng không khó khăn gì, cũng không mất mát, tổn hại nhiều lắm khi tỏ ra quan tâm, đồng cảm với nỗi đau khổ của người khác. Tình cảm, những rung động chân thành tự trong sâu thẳm trái tim mới là thứ quí giá, mới là chất vàng ròng có sức mạnh an ủi, nâng đỡ cho những đau thương, mất mất kia. Hãy nghĩ rằng chúng ta vẫn may mắn, hạnh phúc hơn họ. Hãy luôn ý thức rằpg dẫu có đồng cảm đến đâu, dẫu chân thành mong muôn cùng họ gánh vác, chịu đựng nỗi đau đó đến đâu, chúng ta cũng không thể giúp họ lấy lại được những gì đã mất. Vậy nên đừng bao giờ nhăn mặt khi tháng này phải ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, đừng bao giờ ngoảnh mặt làm ngơ trước những người ăn xin, đừng bao giờ cười trên nỗi đau khổ của người khác...

Tại sao nhà văn Nguyên Hồng lại khóc rưng rức khi nhân vật Gái Đen của mình phải chết? Tại sao nhân vật Giăng Van giăng (Những người khốn khổ) lại giúp đỡ một cách nhiệt tình những người khốn khổ như Phăng-tin, như chú bé Ga-vơ-rôt? Tại sao những người chiến thắng trong các trò chơi trên truyền hình lại luôn trích một phần trong giải thưởng của mình để ủng hộ quĩ chất độc màu da cam, quĩ tình thương? Tại sao những người nổi tiếng lại hăng hái làm công tác từ thiện xã hội?... Một câu trả lời có thể làm đáp án chung nhất cho tất cả những câu hỏi ấy là: Bởi vì họ có tấm lòng vị tha, có lòng yêu thương đồng loại.

Sự đồng cảm, sẻ chia là điều quí giá nhất con người có thể mang tặng con người. Nhưng cần ý thức rằng, cách biểu hiện, thể hiện tình cảm đó cũng là vấn đề quan trọng vô cùng. Cách cậu bé an ủi ông lão hàng xóm là ngồi gọn vào lòng ông và im lặng. Lúc này, “im lặng lặ vàng”, im lặng là cách hữu hiệu nhất để cậu bé tỏ rõ tình cảm của mình. Cậu im lặng để ông lão khóc cho vơi đi nỗi đau. Nước mắt sẽ đổi lại sự thanh thản, dịu lắng cho tâm hồn ông. Lẽ dĩ nhiên, đó chỉ là một cách an ủi và là cách an ủi của cậu bé bốn tuổi. Bằng sự trải nghiệm trong cuộc sống, chúng ta có thể có những phương thức khác thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia của mình. Đô'i với những người đang trải qua nỗi đau mất mát người thân, chúng ta không nên gợi nhắc đến hình ảnh của người đã khuất trước mặt họ. Trước thất bại củá cậu học sinh trong kì thi đại học, chúng ta nên động viên cậu hướng vào tương lai phía trước, tin tưởng vào sự thành công của mình ở ngày mai, khơi sâu vào lòng quyết tâm và ý chí phấn đâu. Một điều cũng đáng lưu ý trong “nghệ thuật dộng viên" là cần chú ý đến tâm lí, tính cách của đối tượng mình đang bày tỏ tình cảm. Với đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi, cần hiểu rằng chúng rất dễ bị tổn thương nếu ta không tinh tế, cẩn trọng trong hành động hay lời ăn tiếng nói. Chúng cần sự dịu dàng, cần những cử chỉ vỗ về, che chở. Một hành động vuốt nhẹ lên mái tóc cũng có thể khiến chúng xúc động đến run lên. Một quyển truyện tranh nhiều màu sắc, hình hoạ cũng đủ khiến những em bé này thích mê. Đừng bao giờ tỏ ra khó chịu với gương mặt lấm lem, với bộ dạng nhếch nhác của các em. Hãy để các em cảm nhận hết lòng yêu thương của chúng ta...

Tôi vẫn băn khoăn một điều là tại sao Lê-Ô Bu-sca-gli-a lại để chúng ta chiêm nghiệm về giá trị của sự cảm thông, yêu thương, chia sẻ thông qua câu chuyện của một cậu bé bốn tuổi. Phải chăng ông muốn nói rằng lòng vị tha là bẳn chất vốn có trong mỗi con người? Và đức tính cao quí đó phải được vun đắp từ khi con người còn là một đứa trẻ? Tôi nghĩ, cách hiểu nào cũng có cái hay của nó. “Nhân chi sơ tính bản thiện”, lòng yêu thương người khác cũng chính là một tính thiện sẵn có trong con người. Việc gìn giữ và phát huy đức tính đó trong cuộc sống là rất cần thiết. Trẻ con như trang giấy trăng tinh khôi, chúng ta hãy viết lên trên đó những bài học yêu thương để mỗi đứa trẻ khi lớn lên sẽ trở thành những người có tấm lòng nhân ái. Đức vị tha cần được gieo mầm trong chính tâm hồn các cô bé, cậu bé đó. Và cuộc bình chọn như Lê-Ô Bu-sca-gli-a cùng nhiều giám khảo khác đã làm là cần thiết để phát hiện và ngợi ca những tấm lòng cao cả.

Quanh ta hôm nay còn biết bao những trái tim giàu tình yêu như cậu bé trong câu chuyện kia. Hãy lắng nghe và chiêm ngưỡng chúng để thây rằng Trái đất này luôn được sưởi ấm bằng tình yêu, bằng sự cảm thông chia sẻ tuyệt vời giữa những con người với nhau.

24 tháng 3 2021

nguồn: https://vanmau.com.vn/...cau-chuyen-sau-dien-gia-le-o-bu-sca-gli-a-khong-co-gi-dau-a-con...