K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a) Lối chơi chữ trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan và trong bài ca dao sau khác nhau như thế nào ?

-Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

( Qua Đèo Ngang )

-Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,

Núi bao nhiêu tuổi lại là núi non?

( Ca dao )

b) Phân tích cái hay của lối chơi chữ trong bài thơ và bài ca dao trên .

Bài làm

a) - Lối chơi chữ ở câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan :

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

- Lối chơi chữ ở bài ca dao:

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

b) Cái hay của lối chơi chữ trong bài thơ và bài ca dao:

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

g i ú p m ì n h v ớ i i k m . n

m a i k i ể m t r a r ồ i

1
15 tháng 12 2017

a.Qua đèo ngang dùng từ gần nghĩa,(quốc quốc=như tiếng chim của và quốc như đất nước,tổ quốc)

Cái hay là :qua đèo ngang+sử dụng từ đồng âm quốc quốc và gia gia

Quốc quốc tác giả đang mượn tiếng chim để nói thay lòng người không thể nào nói ra của kẻ đang nhớ về quê hương xa

Gia gia cũng là mượn tiếng chim để lòng người nỗi nhớ nhà khi người ta đang bên mái ấm gia đình còn bà đang ở chốn hiu quanh cô đơn.

b.Bài thơ sử dụng từ đồng âm non và già

Non:+đang còn tươi mới

+còn trẻ

Gìa:+đã cũ kĩ

+già yếu

từ trái nghĩa (già,trẻ)

Cái hay sử dụng như vậy thể hiện lời nói ý muốn trăng sẽ bao giờ mất đi,núi tươi mới là núi gì

tick nha

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~CLB Ngữ Văn 7~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Câu hỏi 1. a, Lối chơi chữ trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan và trong bài ca dao sau khác nhau như thế nào? - Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. (Qua Đèo Ngang) - Trăng bao nhiêu tuổi trăng già, Núi bao nhiêu tuổi lại là núi non? (Ca dao) b, Phân tích cái hay của lối chơi chữ trong bài thơ và bài ca dao...
Đọc tiếp

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~CLB Ngữ Văn 7~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Câu hỏi 1. a, Lối chơi chữ trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan và trong bài ca dao sau khác nhau như thế nào?

- Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

(Qua Đèo Ngang)

- Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,

Núi bao nhiêu tuổi lại là núi non?

(Ca dao)

b, Phân tích cái hay của lối chơi chữ trong bài thơ và bài ca dao trên.

Câu hỏi 2. Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau đây: để, mà, dù, bởi, hay (là), cho.

Câu hỏi 3. Trong các từ ghép đẳng lập dưới đây, từ nào gồm các tiếng có nghĩa trái ngược nhau, từ nào gồm các tiếng đồng nghĩa hoặc gần nghĩa: đầu đuôi, lựa chọn, màu sắc, gần xa, yêu mến, đó đây, cứng rắn, to nhỏ, khó dễ, hư hỏng?

Câu hỏi 4. Hãy lấy ví dụ và so sánh về đại từ xưng hô trong tiếng Anh và tiếng Việt, hoặc tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác.

0
25 tháng 9 2016

Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưa thớt xa vắng hơn. Các từ đếm càng thấy rõ sự vắng vẻ nơi đây. Trong sự hiu quạnh đó bỗng vang lên tiến kêu của loài chim quốc quốc, chim gia trong cảnh hoàng hôn đang buông xuống.

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Nghe tiếng chim rừng mà tác giả thấy nhớ nước, nghe tiếng chim gia gia tác giả thấy nhớ nhà. Dường như nỗi lòng ấy đã thấm sâu vào nỗi lòng nhà thơ da diết không thôi. Lữ khách là một nữ nhi nên nhớ nước nhớ nhà nhớ chồng nhớ ơn là một điều hiển nhiên không hề khó hiểu. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó?Từ thực tại của xã hội khiến cho nhà thơ suy nghĩ về nước non về gia đình.

I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm)Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.1. Bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì?A. Hồi kèn xung trậnB. Khúc ca khải hoànC. Áng thiên cổ hùng vănD. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên2. Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào?A. Phò giá về kinhB. Bài ca Côn SơnC. Bánh trôi nướcD. Qua...
Đọc tiếp

I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm)

Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì?

A. Hồi kèn xung trận

B. Khúc ca khải hoàn

C. Áng thiên cổ hùng văn

D. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên

2. Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào?

A. Phò giá về kinh

B. Bài ca Côn Sơn

C. Bánh trôi nước

D. Qua Đèo Ngang

3. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.

C. Trần Quang Khải chống giặc Nguyên ở bến Chương Dương.

D. Quang Trung đại phá quân Thanh.

4. Bài thơ Sông núi nước Nam đã nêu bật điều gì?

A. Nước Nam là đất nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được.

B. Nước Nam là một đất nước có truyền thống văn hiến từ ngàn xưa.

C. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh, có thể sánh ngang với các cường quốc khác.

D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm.

5. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ sơn hà?

A. Giang sơn

B. Sông núi

C. Đất nước

D. Sơn thuỷ

6. Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Sông núi nước Nam là gì?

A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc

B. Sử dụng điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp

C. Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hoà trộn giữa ý tưởng và cảm xúc

D. Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng

7. Trong các bài thơ sau, bài nào là thơ Đường?

A. Phò giá về kinh

B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

C. Cảnh khuya

D. Rằm tháng giêng

8. Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình?

A. Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm.

B. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc.

C. Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.

D. Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả.

9. Thành ngữ trong câu "Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con." giữ vai trò gì?

A. Chủ ngữ

B. Vị ngữ

C. Bổ ngữ

D. Trạng ngữ

10. Lối chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu sau:

"Con cá đối bỏ trong cối đá
Con mèo cái nằm trên mái kèo"

A. Từ ngữ đồng âm

B. Cặp từ trái nghĩa

C. Nói lái

D. Điệp âm

II. Tự luận (7, 5 điểm)

11. (2 điểm): Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ ta với ta trong hai bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến).

12. (5,5 điểm): Viết bài văn biểu cảm (có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự) theo một trong hai chủ đề sau:

  • Một kỉ niệm tuổi thơ.
  • Tình bạn tuổi học trò.

 

4

Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình
Khác nhau:
- Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:
+ Ta: Tác giả (Nguyễn Khuyến)
+ Ta: Khách (bạn)
=> Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
- trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan:
+ Ta: Đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
=> Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng
Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: Tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Giống: Cụm từ ta với ta đều được đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
* Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
* Bạn đến chơi nhà:
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi

27 tháng 10 2016

Giúp mình với mọi người ơi! khocroi

Đề cuối học kì trường mình, tham khảo nha bạn ! :) Môn Ngữ Văn : Câu 1 : (3,0 điểm) : a. Anh em nào phải người xa ........................................... Chép tiếp những câu thơ tiếp theo của bài ca dao trên. Nêu ngắn gọn ý nghĩa của bài ca dao ấy. Cho biết bài ca dao trên thuộc chủ đề nào của ca dao đã học ở lớp 7 ? b. Tìm 1 bài ca dao cùng chủ đề với bài ca dao đó. Câu 2 : (2,0...
Đọc tiếp

Đề cuối học kì trường mình, tham khảo nha bạn ! :)

Môn Ngữ Văn :

Câu 1 : (3,0 điểm) :

a. Anh em nào phải người xa

...........................................

Chép tiếp những câu thơ tiếp theo của bài ca dao trên. Nêu ngắn gọn ý nghĩa của bài ca dao ấy.

Cho biết bài ca dao trên thuộc chủ đề nào của ca dao đã học ở lớp 7 ?

b. Tìm 1 bài ca dao cùng chủ đề với bài ca dao đó.

Câu 2 : (2,0 điểm) :

a. Tìm và giải thích nghĩa của thành ngữ trong bài thơ sau :

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

(Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)

b. Em hãy chỉ rõ lối chơi chữ trong bài ca dao sau :

Trăng bao nhiêu tuổi trăng già ?

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non ?

(Ca dao)

Câu 3 : Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.

lê ngọc thảo linh

4
10 tháng 1 2017

Thank you very much!haha

10 tháng 1 2017

cảm ơn bạn nhiều

27 tháng 11 2018

*BPTT:
Chơi chữ: "gia gia", "quốc quốc"
Ẩn dụ: "quốc quốc" => nhớ nước
" gia gia" => nhớ nhà
Đối: nhớ nước >< thương nhà
=> Thể hiện cảm xúc buồn sầu, cô đơn, hoài cổ

27 tháng 11 2018

Từ ngữ chơi chữ trong hai câu thơ là : "quốc quốc" , "gia gia "

Lối chơi chữ là : Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe vẳng vẳng tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quanh quẽ bồng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương. Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt.

31 tháng 12 2018

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Cái hay của bốn câu này là giản dị, không phức hợp các mệnh đề. Đắt giá nhất phải kể đến nghệ thuật đảo trật tự cú pháp, lom khom, lác đác được sử dụng như những động từ mà lại đặt ở đầu câu, còn các chủ từ đặt cuối câu. Điều này nhăm nhấn mạnh sự vắng vẻ, tiêu điều của cuộc sống và con người chốn đèo Ngang. Ta hãy so sánh với cách viết thông thường:

Vài chú tiều lom khom dưới núi

Mấy nhà chợ lác đác bèn sông

Câu thơ trở nên thật tầm thường, mất hẳn cái hay, nét đặc sắc. Do vậy hai câu sau từ nhờ và thương được đặt lên đầu câu. Việc đưa hai từ đó lên đầu câu giúp cho người đọc đồng cảm ngay với cái tình của tác giả.

Ta nghe trong hai câu thơ đó có tiếng của thiên nhiên, của cuộc sông hay chính là tiếng lòng của thi nhân. Tiếng lòng ấy lại gặp chính nó ta với ta.

Gấp trang sách lại mà tâm hồn ta còn đang bâng khuâng cùng nữ sĩ. Thời gian cứ trôi đi vô tận, nhưng bài thơ Qua Đèo Ngang vẫn sẽ mãi mãi lắng đọng trong tâm hồn chúng ta.



31 tháng 12 2018

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

16 tháng 12 2018

a, - là từ láy

-td: tăng hiệu quả cho diễn đạt

      giúp ng đọc hình dung dc khung cảnh hoang sơ, vắng vẻ của Đèo Ngang

16 tháng 12 2018

Còn câu b, ai giúp với :(((

Trong việc xây dựng tứ thơ của bài thơ Tĩnh dạ tứ , Lí Bạch đã tiếp thu ảnh hưởng của bài dân ca sau đây: Thu phong nhập song lí La trướng khỏi phiêu dương Cử đầu khán minh nguyệt Kí tình thiên lí quang. ( Tí dạ thu...
Đọc tiếp

Trong việc xây dựng tứ thơ của bài thơ Tĩnh dạ tứ , Lí Bạch đã tiếp thu ảnh hưởng của bài dân ca sau đây:

Thu phong nhập song lí

La trướng khỏi phiêu dương

Cử đầu khán minh nguyệt

Kí tình thiên lí quang.

( Tí dạ thu ca)

Dịch nghĩa:

Gió thu vào trong cửa sổ

Màn lụa bay tứ tung

Nghẩng đầu nhìn trăng sáng

Gửi tình theo ánh sáng nghìn dặm.

( Bài ca thu lúc nửa đêm)
Tạm dịch thơ:

Luồng gió thu thổi ào qua cửa

Vào phòng the,màn lụa bay tung.

Ngẩng đầu nhìn ngắm vầng trăng

Gửi tình theo ánh sáng ngàn dặm xa...

Hãy so sánh bài Tĩnh dạ tứ với bài dân ca nói trên để chỉ ra một số điểm sáng tạo của Lí Bạch

a) Chỉ ra 1 số điểm giống nhau giữa 2 bài thơ: về thể thơ, về bố cục, về hình ảnh " Ngẩng đầu nhìn trăng sáng"...

b) Chỉ ra những điểm khác nhau giữa 2 bài thơ, từ đó nêu ra 1 số sáng tạo của Lí Bạch trong việc học tập dân ca

Bài làm

a) Những sự giống nhau giữa 2 bài thơ:

-........................................................................................

-.......................................................................................

-............................................................................................

b) Những sự sáng tạo của Lí Bạch thể hiện trên các mặt:

-.................................................................................................

..................................................................................................

-............................................................................................

................................................................................................

1
4 tháng 6 2017
a, Giống :+ đều tả trăng.
+ Đều gửi gắm tình cảm của mình vào việc miêu tả trăng .
b, Tính sáng tạo của Lí Bạch thể hiện qua mặt :
+ Có cách miêu tả so sánh rất đặc biệt (miêu tả ánh trăng như sương trên mặt đất)
29 tháng 11 2017

Thế nào là chơi chữ ?

Trả lời : Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước ... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

1 số lối chơi chữ , 1 số câu ca dao chơi chữ :

- Chị Xuân đi chợ mùa hè
Mua cá thu về, chợ hãy còn đông .

-Anh Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua bến Nghé, ngồi nhai thịt bò .

- Sầu riêng ai khéo đặt tên,
Ai sầu không biết, riêng em không sầu!

" Sĩ đáo ngọai gia , thầm bất thầm , thì bất thì, thầm thì thầm thì ."

" " Sư ngọa trung phòng , ọt bất ọt ,ẹt bất ẹt , ọt ẹt ọt ẹt ! "

29 tháng 11 2017

chơi chữ là dùng phương thức diễn đạt đặc biệt , sao cho ở đó song song tồn tại hai lựơng ngữ nghĩa khác hẳn nhau đựơc biểu đạt bởi cùng một hình thức ngôn ngữ , nhằm tạo nên sự thú vị mang tính chất chữ nghĩa . Càng làm phong phú thêm ngôn ngữ , văn chương Việt Nam .

VD:

Nước chảy riu riu,
Lục bình trôi ríu ríu;
Anh thấy em nhỏ xíu, anh thương.

Duyên trúc trắc, nợ trục trặc;
Thiếp với chàng bất đắc vãng lai.
Sàng sàng lệ nhỏ càng mai
Dẫu không thành đường chồng vợ, cũng nhớ hoài nghĩa xưa

Riu riu, ríu ríu, xíu / trúc trắc, trục trặc, bất đắc...; có thể xếp vào loại điệp một bộ phận của âm tiết ( phần vần ). Tác dụng của cách điệp này là tạo nên một nét nghĩa nền tản cho toàn bài và nhấn mạnh sắc thái nghĩa cục bộ của từ ngữ được điệp.

VD:

Duyên duyên ý ý tình tình
Đây đây đó đó tình tình ta ta
Năm năm tháng tháng ngày ngày
Chờ chờ đợi đợi, rày rày mai mai.