K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2017

Thế nào là chơi chữ ?

Trả lời : Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước ... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

1 số lối chơi chữ , 1 số câu ca dao chơi chữ :

- Chị Xuân đi chợ mùa hè
Mua cá thu về, chợ hãy còn đông .

-Anh Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua bến Nghé, ngồi nhai thịt bò .

- Sầu riêng ai khéo đặt tên,
Ai sầu không biết, riêng em không sầu!

" Sĩ đáo ngọai gia , thầm bất thầm , thì bất thì, thầm thì thầm thì ."

" " Sư ngọa trung phòng , ọt bất ọt ,ẹt bất ẹt , ọt ẹt ọt ẹt ! "

29 tháng 11 2017

chơi chữ là dùng phương thức diễn đạt đặc biệt , sao cho ở đó song song tồn tại hai lựơng ngữ nghĩa khác hẳn nhau đựơc biểu đạt bởi cùng một hình thức ngôn ngữ , nhằm tạo nên sự thú vị mang tính chất chữ nghĩa . Càng làm phong phú thêm ngôn ngữ , văn chương Việt Nam .

VD:

Nước chảy riu riu,
Lục bình trôi ríu ríu;
Anh thấy em nhỏ xíu, anh thương.

Duyên trúc trắc, nợ trục trặc;
Thiếp với chàng bất đắc vãng lai.
Sàng sàng lệ nhỏ càng mai
Dẫu không thành đường chồng vợ, cũng nhớ hoài nghĩa xưa

Riu riu, ríu ríu, xíu / trúc trắc, trục trặc, bất đắc...; có thể xếp vào loại điệp một bộ phận của âm tiết ( phần vần ). Tác dụng của cách điệp này là tạo nên một nét nghĩa nền tản cho toàn bài và nhấn mạnh sắc thái nghĩa cục bộ của từ ngữ được điệp.

VD:

Duyên duyên ý ý tình tình
Đây đây đó đó tình tình ta ta
Năm năm tháng tháng ngày ngày
Chờ chờ đợi đợi, rày rày mai mai.
a) Lối chơi chữ trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan và trong bài ca dao sau khác nhau như thế nào ? -Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia ( Qua Đèo Ngang ) -Trăng bao nhiêu tuổi trăng già, Núi bao nhiêu tuổi lại là núi non? ( Ca dao ) b) Phân tích cái hay của lối chơi chữ trong bài thơ và bài ca dao trên . Bài làm a)...
Đọc tiếp

a) Lối chơi chữ trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan và trong bài ca dao sau khác nhau như thế nào ?

-Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

( Qua Đèo Ngang )

-Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,

Núi bao nhiêu tuổi lại là núi non?

( Ca dao )

b) Phân tích cái hay của lối chơi chữ trong bài thơ và bài ca dao trên .

Bài làm

a) - Lối chơi chữ ở câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan :

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

- Lối chơi chữ ở bài ca dao:

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

b) Cái hay của lối chơi chữ trong bài thơ và bài ca dao:

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

g i ú p m ì n h v ớ i i k m . n

m a i k i ể m t r a r ồ i

1
15 tháng 12 2017

a.Qua đèo ngang dùng từ gần nghĩa,(quốc quốc=như tiếng chim của và quốc như đất nước,tổ quốc)

Cái hay là :qua đèo ngang+sử dụng từ đồng âm quốc quốc và gia gia

Quốc quốc tác giả đang mượn tiếng chim để nói thay lòng người không thể nào nói ra của kẻ đang nhớ về quê hương xa

Gia gia cũng là mượn tiếng chim để lòng người nỗi nhớ nhà khi người ta đang bên mái ấm gia đình còn bà đang ở chốn hiu quanh cô đơn.

b.Bài thơ sử dụng từ đồng âm non và già

Non:+đang còn tươi mới

+còn trẻ

Gìa:+đã cũ kĩ

+già yếu

từ trái nghĩa (già,trẻ)

Cái hay sử dụng như vậy thể hiện lời nói ý muốn trăng sẽ bao giờ mất đi,núi tươi mới là núi gì

tick nha

23 tháng 12 2016

a + b + d)

- Sánh với Na Va ’’ranh tướng’’ Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.

- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần

=> Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

- Con ’’cá đối’’ bỏ trong ’’cối đá’’,

Con ’’mèo cái’’ nằm trên ’’mái kèo’’,

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

(Ca dao)

Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái : + Cá đối nói lái thành cối đá

+ Mèo cái nói lái thành mái kèo Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)

Lối chơi chữ của đoạn thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :

+ Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+ Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

c) Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

2 tháng 12 2016

Bà già chủ động xem quẻ bói về chuyện thiệt hơn nếu mình lấy chồng. Chuyên lợi hay không lợi của việc lấy chồng không đặt ra đối với các cô gáỉ vì với họ, lấy chồng là tất nhiên; nhưng với bà già thì không được xã hội cho là bình thường nữa, ông thầy bói nói trắng giọng nước đôi của thầy bói: vừa có lợi, vừa không lợi (bởi mất răng).

 
3 tháng 12 2016

học giỏi quá ban ey

12 tháng 7 2021

THAM KHẢO NHA EM:

- Cách sử dụng thành ngữ:

+ Thành ngữ có cấu tạo từ một loại đơn vị là “từ”.

+ Thành ngữ là những tổ hợp từ cố định, kết hợp với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ, có thể có vần điệu và đối xứng (về số lượng tiếng).

+ Thành ngữ là một cụm từ cố định (cho nên không viết hoa từ đầu cụm), nêu ra một khái niệm một cách có hình ảnh, chẳng hạn: “đẹp như tiên”, “mẹ tròn con vuông”, “trăm năm hạnh phúc” ...

- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, … làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

VD: 

"Không răng đi nữa cũng không răng,
Chỉ có thua ngừơi một miếng ăn.
Miễn đựơc nguyên hàm nhai tóp tép,
Không răng đi nữa cũng không răng."

                                 (Tôn Thất Mỹ)

- Các lối chơi chữ thường gặp:

+ Dùng từ ngữ đồng âm (như bài thơ trên của Tôn Thất Mỹ)

+ Dùng lối nói trại âm (gần âm):

"Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương."

                                          (Tú Mỡ)

+ Dùng cách điệp âm:

" Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

 Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ."

                                         (Tú Mỡ)

+ Dùng lối nói lái:

"Con cá đối bỏ trong cối đá,

Con mèo cái nằm trên mái kè

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em."

                                                            (Ca dao)

+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa:

* Trái nghĩa:

"Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà."

                                              (Phạm Hổ)

* Đồng nghĩa:

"Chuồng gà kê sát chuồng vịt"

(kê, yếu tố Hán Việt, có nghĩa là “gà”)

* Gần nghĩa (cùng trường nghĩa):

 "Chàng Cóc ơi ! Chàng Cóc ơi !

Thiếp bén duyên chàng có thế thôi

Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé

Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi."

 

                                      (Hồ Xuân Hương)

(Các từ dùng trong bài đều là họ nhà cóc: nhái bén, chẫu chàng, nòng nọc, chẫu chuộc).

12 tháng 3 2017

(1) dựa vào hiện tượng gần âm để chơi chữ:

     + Danh tướng: vị tướng tài giỏi, có tài điều binh khiển tướng

     + Ranh tướng: kẻ ranh mãnh, ý thơ mỉa mai, chế giễu

(2) Mượn lối nói điệp âm: điệp phụ âm “m”tới 14 lần → Diễn tả mịt mùng của không gian tràn ngập màn mưa

( 3) Nói lái: Cá đối nói lái thành cối đá. Mèo cái nói thành mái kèo

→ Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa

(4) Dựa vào hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa

     + Sầu riêng: chỉ một loại trái cây Nam bộ

     + Sầu riêng: nỗi buồn chỉ một mình thấu hiểu.

1 tháng 12 2017

Chồng chổng chồng chông ;
Chồng bát, chồng đĩa, nồi hông cũng chồng !

Con mèo, con mẻo, con meo
Muốn ăn thịt chuột thì leo xà nhà.

Cô thỉ, cô thi,
Cô đang đương thì, cô kẹo với ai ?....

Bà già, bà giả, bà gia,
Bà ra kẻ chợ, con ma bắt bà.

Bác gì, bác xác bác xơ
Bác chết bao giờ, bác chả bảo tôi.

Muốn rằng tàu lặn tàu bay
Nên anh bỏ việc cấy cày anh đi.
Biết mà cu lít cu li,
Thà rằng ở vậy nhà quê với nàng.
Nhà quê có họ có hàng ;
Có làng, có xóm, nhỡ nhàng có nhau.Chồng chổng chồng chông ;

Chồng bát, chồng đĩa, nồi hông cũng chồng !

Con mèo, con mẻo, con meo
Muốn ăn thịt chuột thì leo xà nhà.

Cô thỉ, cô thi,
Cô đang đương thì, cô kẹo với ai ?....

Bà già, bà giả, bà gia,
Bà ra kẻ chợ, con ma bắt bà.

Bác gì, bác xác bác xơ
Bác chết bao giờ, bác chả bảo tôi.

Muốn rằng tàu lặn tàu bay
Nên anh bỏ việc cấy cày anh đi.
Biết mà cu lít cu li,
Thà rằng ở vậy nhà quê với nàng.
Nhà quê có họ có hàng ;
Có làng, có xóm, nhỡ nhàng có nhau.

1 tháng 12 2017

Đây đâu phải trại âm, đây là lặp từ.

leu

24 tháng 12 2021

" Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông"

A.Dùng từ đồng âm

B.Dùng cặp từ trái nghĩa

C.Dùng các từ cùng trường nghĩa

D.Dùng lối nói lái

2,Câu ca dao sau sử dụng lối chơi chữ nào:

           "Trăng bao nhiêu tuổi trăng già

           Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non ?"

A.Dùng từ đồng âm

B.Dùng cặp từ trái nghĩa

C.Dùng cách điệp âm

D.Hai ý a và b

27 tháng 11 2018

*BPTT:
Chơi chữ: "gia gia", "quốc quốc"
Ẩn dụ: "quốc quốc" => nhớ nước
" gia gia" => nhớ nhà
Đối: nhớ nước >< thương nhà
=> Thể hiện cảm xúc buồn sầu, cô đơn, hoài cổ

27 tháng 11 2018

Từ ngữ chơi chữ trong hai câu thơ là : "quốc quốc" , "gia gia "

Lối chơi chữ là : Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe vẳng vẳng tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quanh quẽ bồng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương. Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt.