Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
hế giới trẻ thơ có bao điều mà người lớn chúng ta phải khám phá. Trẻ thơ luôn hồn nhiên vô tư và trong sáng. Những lúc vui, lúc buồn của trẻ dường như chúng ta đều có thể cảm nhận rõ nét qua những đôi mắt thơ ngây. Vâng, đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, và với trẻ thơ thì nó nó là những cánh cửa đơn giản và mở toang với tất cả mọi người. Đặc biệt là với những ai tiếp xúc nhiều với con trẻ như cha mẹ, các thầy, cô giáo. Vẻ thơ ngây của các thiên nhần nhí được bộc lộ rõ nhất qua đôi mắt to tròn, lúc khóc lúc cười, lúc làm nũng khiến ai cũng phải yêu.
Có lúc nào bạn nhìn vào đôi mắt trẻ thật lâu rồi giật mình biết rằng mình đang mỉm cười trong vô thức? Có khi nào bọn trẻ con làm bạn tức giận, bạn lại gọi nó đến giơ tay để đánh cho nó 1 trận, nhưng rồi nhìn vào đôi mắt chúng thì tay bạn lại buông xuống? Vâng, đôi mắt của trẻ có một sức mạnh rất lớn, nó không thể không làm chúng ta yêu quý, nâng niu. Nhìn vào đôi mắt ấy, lòng người lớn chúng ta ngập tràn bao cảm xúc mà quy tụ lại là tình cảm vô bờ chúng ta dành cho các bé!
Đôi mắt bé những ngày đầu tiên tới lớp biểu đạt sự run sợ trước người lạ. Có những bé cảm xúc không thể kìm nén đã òa khóc khi bố mẹ đưa đi học. Khi đó, đôi mắt trẻ như muốn van xin bố mẹ “Hãy để con ở nhà”… Chính ánh mắt của sự lo lắng hoang mang đã được các cô giáo vuốt ve, nâng đỡ để rồi sẽ chẳng còn những ánh mắt sợ hãi nữa mà thay vào đó là những ánh mắt hồn nhiên trở lại khi mà các em đã quen với môi trường mới, cuộc sống mới.
Mỗi lần được vui chơi, ánh mắt của trẻ rạo rực lên một niềm vui, trẻ sung sướng khi được thỏa thích đùa nghịch cùng bạn bè, đôi mắt sáng lên như tinh hơn để có thể chơi tốt. Tiếng cười đùa hòa lẫn vào ánh mắt rạo rực niềm vui đó làm cho các cô giáo cũng cảm thấy vui hơn,thương yêu những “đứa con” của mình hơn.
Việc các bé hào hứng với các trò chơi, các hoạt động của cô giáo đưa ra thể hiện rõ nhất qua ánh mắt hào hứng, náo nức chờ đợi. Ánh mắt luôn hướng về cô giáo, mong ngóng một điều gì đó mà chỉ có cô giáo - người mẹ thứ 2 của các bé mới hiểu được. Đẹp biết bao những ánh mắt xoe tròn dõi theo đôi môi của cô mà không hề chớp mắt khi bé được lắng nghe những câu chuyện cổ tích.
.
Đã biết bao lần người lớn chúng ta tức giận trước những hành động sai trái của trẻ, nhưng rồi sự tức giận đó cũng dần dịu xuống khi chúng ta nhìn vào đôi mắt của trẻ. Đôi mắt thể hiện sự lo sợ, sự hối lỗi, long lanh giọt nước mắt, để rồi người lớn chỉ muốn ôm chúng vào lòng.
Những cô giáo như chúng tôi hông thể diễn tả được cảm xúc của mình khi nhìn thấy những đứa trẻ của mình sau giấc ngủ trưa! Ánh mắt ngơ ngác! Ánh mắt không buồn, vui! Trong phút chốc những ánh mắt ấy nhìn nhau trông thật đáng yêu! Và rồi lại rực lên những ánh mắt vui tươi, hồn nhiên trong các trò chơi buổi chiều sau giấc ngủ trưa yên bình. Sự hồn nhiên, ngây thơ ánh lên trong đôi mắt trẻ khiến người lớn chúng ta ao ước được trở về tuổi thơ, ngày mà con người được vô tư một cách đáng yêu. Thế nhưng, ai cũng chỉ có một thời thơ ấu, một thời được làm đứa trẻ với đôi mắt trong veo mà mỗi khi ai nhìn vào nó cũng yêu thương tha thiết. Chính vì vậy, chúng ta hôm nay phải biết nâng niu con trẻ. Mong cho ánh mắt kì diệu của con trẻ chúng ta luôn sáng ngời.
Có lẽ hoa Hồng đã trở thành biểu tượng cho tình yêu trong sáng, vẻ đẹp của hoa được tô lên bởi những đường nét cánh hồng mịn màng. Nổi bật giữa những bông hoa là những cái lá có răng cưa. Hoa thì nói về người con gái dịu dàng còn lá hoa như tấm chắn không cho ai đụng vào những cánh hoa đó. Đúng vậy! Hoa hồng mang trên mình vẻ đẹp sắc hương thơm. Vì thế mà hoa được mọi người nói là Nữ Hoàng của những loài hoa. Hoa không chỉ đẹp mà còn quyến rũ lòng người bởi bức tranh hoa hồng lãng mạng.Ôi chao! mỗi khi nhắc tới vẻ đẹp ấy tôi lại nhớ đến Thung Lũng Tình Yêu - Đà Lạt. Cảnh sắc thiên nhiên 4 mùa, khí trời êm dịu say đắm lòng người. ...... ( em tự thêm vào nhé )
Gợi ý :
+ Vào mùng một hoặc ngày đặc biệt ( ngày 20-11, 20-10 ,....) Những bó hoa dành tặng mẹ
+ Hình ảnh, cảm nghĩ của mình về loài cây đó
+ Lồng thêm các từ ( chao ôi, lắm.....)
Kết bài : Hoa không chỉ dùng để trang trí mà còn dùng để nói lên vẻ đẹp thùy mị của người con gái Việt Nam. Tôi yêu Hoa hồng không đơn giản chỉ mang trên mình vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn mang những ý nghĩa sâu sắc hình ảnh của người con gái Việt nam.
Trung thu là tết đoàn viên. Đêm trung thu không chỉ là ngày hội của trẻ em, mà nó còn là ngày của gia đình, của sự đoàn tụ. Trung thu là ngày rằm tháng tám âm lịch hàng năm. Đêm trung thu là thời khắc ánh trăng, vầng trăng đẹp nhất của một năm. Vào ngày này, trẻ con chúng tôi được rước đèn, phá cỗ và các hoạt động văn hóa văn nghệ khác. Chính vì thế, đêm trung thu luôn là đêm náo nhiệt và tưng bừng nhất ở làng tôi. Sau khi ăn tối, trẻ con chúng tôi rủ nhau tập trung ở sân đình để chuẩn bị đi rước đèn. Thường niên, chúng tôi đi rước đèn ngay khi trăng lên. Bởi vậy mà chúng tôi tập trung từ rất sớm. Nghe theo lời chỉ dẫn của các anh chị bí thư đoàn, chúng tôi nhanh chóng xếp thành hàng lối ngay ngắn. Đứa tay xách lồng đen, đứa cầm đèn ông sao, đứa thì đội vương miện thắp sáng óng ánh, đứa thì mặt nạ, hay thanh kiếm phát sáng dài. Chúng tôi đi đến đâu náo nhiệt ồn ào đến đấy, vừa đi vừa hát vang bài "đêm trung thu". Vầng trăng cũng đã tỏ, dường như chúng tôi đi đến đâu, trăng theo đến đó, rót ánh sáng bàng bạc xuống đường soi sáng bước tôi đi. Vầng trăng lúc mới lên to tròn vành vạnh, có màu hồng hồng bao quanh. Mặt trăng to rõ và gần hơn mọi khi. Tôi có thể nhìn thấy rõ những vết lồi lõm trên mặt trăng hệt như bóng dáng chú cuội chị Hằng ngồi gốc cây đa như sự tích bà kể năm nào. Một vòng rước đèn, chúng tôi lại trở về vị trí tập trung ban đầu. Đến nơi, các anh chị trong đoàn xã đã dựng trại, bày mâm ngũ quả cho chúng tôi. Khi nghe hiệu lệnh xếp hàng và ngồi xuống, chúng tôi được phát quà, bánh kẹo và bắt đầu thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc. Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, chúng tôi ai nấy trở về nhà. Lúc này trăng đã lên cao lắm rồi, không còn cái màu hồng hồng như lúc trước nữa. Về đến nhà, ba mẹ vẫn đang chờ tôi, cặp bánh dẻo, bánh nướng đã được để sẵn trên bàn cùng trà uống mẹ vừa mới pha. Về đến nhà, tôi kể lại cho ba mẹ nghe tôi đã làm những gì rồi ba mẹ lại nói chuyện vui vẻ. Cả nhà ngập tràn tiếng cười. Ánh trăng soi sáng khắp sân nhà chiếu cả vào nơi gia đình tôi đang quây quần vui vẻ.
Mở bài: Giới thiệu vài nét về nhà văn Nguyễn Thành Long. Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. Trong đó có đoạn trích được dẫn ở đề bài mang lại cho người đọc nhiều cảm nhận về nhân vật anh thanh niên. Thân bài:Phần 1 : Cảm nhận nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích
+ Một người yêu mến công việc dù làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn trong khung cảnh vắng vẻ nhưng anh không cảm thấy lẻ loi vì công việc mang lại cho anh niềm vui và nhận thức về ý nghĩa của công việc làm. Cho nên với anh: ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?
+ Một người có lòng yêu mến con người. Sống đơn độc nên anh rất khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Chính anh đã khẳng định với bác tài xế xe khách: Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác?.
+ Một người ham học hỏi, rất quan tâm đến đời sống nội tâm. Sống một mình trên đỉnh núi, anh không cảm thấy cô đơn vì lúc nào bên cạnh anh cũng có sách. Ngoài giờ làm việc, ngoài lúc phải chăm sóc vườn hoa, đàn gà, anh dành thời gian để đọc sách. Khi cô kĩ sư, ông họa sĩ… đến phòng ở của anh và quyển sách anh đang đọc dở vẫn còn để mở trên bàn. Chính anh cũng đã khẳng định với cô kĩ sư: Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. Cái cách đọc sách của anh tinh tế, nghiêm túc và đúng đắn biết bao.
+ Một người sống có lý tưởng, có trách nhiệm. Anh ý thức một cách rất rõ ràng: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?. Nhận thức đó cho thấy anh trẻ nhưng không hời hợt. Anh sống một mình nhưng không cô đơn vì lúc nào trong tư tưởng của anh mục đích sống, lẽ sống vẫn luôn luôn tồn tại và nhắc nhở. Làm một công việc đơn độc, phải dậy vào lúc nửa đêm, phải ra ngoài trời lúc mưa bão, lạnh lẽo, anh có thể nằm ở trong nhà, lấy số liệu cũ mà gọi bộ đàm về để báo cáo. Nhưng anh không làm điều đó. Vì anh có trách nhiệm và anh hiểu rõ việc anh làm ở đây có liên quan, có ảnh hưởng đến cuộc sống lao động và chiến đấu của rất nhiều người lúc bấy giờ. Việc phái đoàn không quân – phòng không đến thăm và khen ngợi anh đã cho thấy rõ điều đó.
+ Nhân vật anh thanh niên được xây dựng bằng một nghệ thuật đặc sắc. Nó được miêu tả và thể hiện qua cuộc gặp gỡ đặc biệt với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ; được bộc lộ qua lời đối thoại của nhân vật; nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có tên gọi theo kiểu chung, phiếm chỉ.
+ Vì thế, hình ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu; thể hiện cảm hứng của Nguyễn Thành Long khi sáng tác: “SaPa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”, hy sinh, yêu thương và mơ ước. Hình ảnh này gợi cho người đọc đến hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mĩ nói riêng và theo dòng chảy thời gian nói chung.
Phần 2: Nó gợi đến hình ảnh những người như cô Phương Định, Nho, Thao trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).
+ Những cô thanh niên xung phong làm công tác trinh sát mặt đường trên đường mòn Trường Sơn trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ gian khổ, ác liệt và đầy nguy hiểm.
+ Nhưng họ là những người rất lạc quan, thích đùa tếu, mỗi người một vẻ. Trong đó tiêu biểu nhất là Phương Định. Đó là một cô gái Hà Nội xinh đẹp, có tâm hồn nhạy cảm, lao động và chiến đấu gan góc, dũng cảm và cũng là người có ý thức, có tình cảm đẹp về tình đồng đội của những người thanh niên: Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ / Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
Phần 3: So sánh hai hình ảnh đã nêu trên
+ Họ là những nhân vật khác nhau trong những tác phẩm văn học khác nhau. Họ khác nhau về giới tính, về môi trường sống, về công việc cụ thể. Nhưng họ là những người thanh niên của cùng một thời kì chiến tranh, cùng thể hiện vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong một thời kì lịch sử đầy khốc liệt của Tổ quốc và cùng để lại những ấn tượng sâu đậm đối với người đọc ở các giai đoạn sau.
Kết bài:
Đây là một đoạn văn ngắn nhưng biểu hiện được những nét tiêu biểu cho nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, của nhân vật anh thanh niên. Tác giả Nguyễn Thành Long đã thành công trong việc khắc họa nét đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh cũng như trong giai đoạn hiện nay.