K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2018

- Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh diễn ra mạnh mẽ.

- Diễn biến:

- Trước thảm họa của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản (đại hội VII),phong trào đấu tranh thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh đã lan rộng ở nhiều nước tư bản như Pháp, Italia, Tiệp Khắc, Hi Lạp, Tây Ban Nha...

- 5/1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi trong tổng tuyển cử, bảo vệ được nền dân chủ, Pháp thoát khỏi những hiểm họa của chủ nghĩa phát xít.

- 2/1936, ở Tây Ban Nha, Mặt trận nhân dân giành thắng lợi trong tổng tuyển cử nhưng các thế lực phát xít do Phrancô cầm đầu đã gây nội chiến, thủ tiêu nền cộng hòa.

- Kết quả: Phong trào giành được thắng lợi điển hình ở Pháp, nhưng ở nhiều nơi đã thất bại như Tây Ban Nha.

11 tháng 4 2017

Ngay từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản và các đảng cộng sản,phong trào đấu tranh chống phát xít, chống chiến tranh lan rộng ở nhiều nước. Những người cộng sản đã thiết lập được sự thống nhất hành động với các đảng xã hội dân chủ, các lực lượng yêu nước, thành lập Mặt trận Nhân dân chống chủ nghĩa phát xít ở Pháp, I-ta-li-a, Tiệp Khắc, Hi-Lạp, Tây Ban Nha và nhiều nước khác.

Thắng lợi của Mặt trận Nhân dân Pháp trong những năm 1936-1939 là sự kiện nổi bật trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5-1936. Mặt trận Nhân dân Pháp giành được thắng lợi và thành lập chính phủ do Lê-ông Bơ-lum đứng đầu. Phong trào Mặt trận Nhân dân đã được bảo vệ nền dân chủ, đưa Pháp vượt qua hiểm họa của chủ nghĩa phát xít.

Ở Tây Ban Nha, Mặt trận Nhân dân cũng giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 2-1936 và Chính phủ Mặt trận Nhân dân được thành lập. Tuy nhiên, trước ảnh hưởng ngày càng lớn của những người cộng sản trong Chính phủ và các biện pháp cải cách tiến bộ, các nước đế quốc đã tăng cường giúp đỡ thế lực phát xít do Phran-cô cầm đầu gây nội chiến nhằm thủ tiêu nền cộng hòa.

Cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân Tây Ban Nha (1936-1939) nhận được sự ủng hộ to lớn của phong trào cách mạng thế giới. 35 000 chiến sĩ từ 53 quốc gia trên thế giới đã tình nguyện chiến đấu bảo vệ nước Cộng hòa Tây Ban Nha. Tuy nhiên, do so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng quá chênh lệch, do sự can thiệp của phát xít Đức, I-ta-li-a và sự nhượng bộ của các nước tư bản, cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân Tây Ban Nha cuối cùng bị thất bại.

12 tháng 9 2018

Nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia ở Đông Dương:

  Tên cuộc khởi nghĩa Thời gian Nhận xét chung
Lào Ong Kẹo và Comanđam Kéo dài 30 năm

- Phát triển mạnh mẽ.

- Mang tính tự phát, lẻ tẻ.

- Chủ yếu ở địa bàn Bắc Lào phong trào cách mạng liên hệ chặt chẽ với Việt Nam.

  Chậu Pachay 1918 – 1922

- Phát triển mạnh mẽ.

- Mang tính tự phát, lẻ tẻ.

- Chủ yếu ở địa bàn Bắc Lào phong trào cách mạng liên hệ chặt chẽ với Việt Nam.

Campuchia Phong trào chống thuế. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Rôlêphan. 1925 - 1926

- Có sự liên minh chiến đấu của cả 3 nước.

- Phát triển thành đấu tranh vũ trang. Cũng mang tính tự phát, phân tán.

- Sự ra đời của ĐCS Đông Dương đã tạo nên sự phát triển mới của cách mạng Đông Dương

11 tháng 4 2017

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhãt, phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ ở do chính sách bóc lột, đàn áp của thực dân Pháp.

- Năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời mở ra một thời kì đấu tranh mới, đưa phong trào tiếp tục phát triển.

- Trong những năm 1936 — 1939, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã tập hợp đông đảo các lực lượng chống chủ nghĩa phát xít và bọn phản động thuộc Phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ phát triển mạnh mẽ.

- Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu...

- Nhận xét :

+ Phong trào phát triển mạnh mẽ, kéo dài.

+ Mang tính tự phát.

+ Có sự liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương.

+ Chưa giành được thắng lợi.



27 tháng 4 2017

Em cần nói rõ đây là phong trào đấu tranh ở nước nào nhé. Không trình bày một cách chung chung.

28 tháng 3 2017

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia chưa giành được thắng lợi là do phong trào còn mang tính tự phát nên thực dân Pháp dễ dàng tập trung lực lượng để đàn áp

Đáp án cần chọn là: A

28 tháng 7 2018

Đứng trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm thế giới, Quốc hội Mĩ thông qua hàng loạt đạo luật trung lập để giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài. Chính sách này của Mĩ cũng thể hiện thái độ khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động, gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án cần chọn là: B

8 tháng 3 2016

* Phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở các tỉnh Nam Kỳ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:

- Năm 1859, thực dân Pháp kéo quân vào Gia Định đánh chiếm thành Gia Định, song chúng đã vấp phải tinh thần kháng chiến mạnh mẽ của nhân dân ta. Các đọi nghĩa quân ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt địch, buộc quân Pháp phải rút xuống các tàu chiến. Kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhan" của Pháp hoàn toàn thất bại.

- Khi thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam Kì (1861-1862), nhan dân ta kháng chiến mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước, tiêu biểu như nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy đã chiến đấu anh dũng, lập được nhiều chiến công. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm cỏ làm nức lòng nhân dân ta.

- Sau hiệp ước 1862, mặc dù triều đình Huế ra lệnh bãi binh, chủ trương điều đình chuộc đất nhưng nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến bằng nhiều hình thức, vừa chống pháp vừa chống phong kiến đầu hàng tiêu biểu như phong trào tị địa, dùng văn thơ châm biếm (Nguyễn Đình Chiểu,...) hoặc tiếp tục bám đất bám dân, lãnh đạo nhân dân kháng chiến tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Trương Định...

- Năm 1867, thực dân Pháp xâm lược 3 tỉnh miền Tây Nam Kì, nhân dân 3 tỉnh miền Tây Nam Kì anh dũng đứng lên chống Pháp với tinh thần "người trước ngã xuống, người sau đứng lên" dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước, tiêu biểu như hoạt động của các nghĩa quân Trương Quyền (Tây Ninh), hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm (Bến Tre), nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chiếm và làm chủ Rạch Giá, khi bị bắt và bị xử tử, ông vẫn khẳng khái nói: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây", hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Hữu Luân (Mĩ Tho)...

* Đặc điểm:

- Phong trào kháng chiến của nhân dân các tỉnh Nam Kì dấy lên từ miền Đông rồi nhanh chóng lan rộng ra toàn miền.

- Phong trào diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt, bền bỉ với tinh thần "người trước ngã xuống, người sau đứng lên" dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước.

- Lúc đầu đơn thuần là phong trào đấu tranh chống Pháp, nhưng về sau còn có sự kết hợp với đấu tranh chống triều đình phong kiến đầu hàng.

- Phong trào đã thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, với hình thức đấu tranh phong phú song chủ yeus là đấu tranh vũ trang chống Pháp.

- Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại do bị triều đình bỏ rơi, so sánh lực lượng chênh lệch. Tuy nhiên, phong trào chỉ tạm thời lắng xuống chứ không chấm dứt. Phong trào vẫn tiếp diễn kéo dài làm cho thực dân Pháp phải lao đao, khó khăn trong việc tổ chức cai trị.

- Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì là biểu hiện cụ thể, sinh động của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta.

tham khảo 
phong trào vẫn diễn ra quyết liệt

 

31 tháng 5 2018

Dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản, phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nổi bật là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927) và phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ- Tĩnh

Đáp án cần chọn là: B