K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 4 2017
Điều chỉnh chế độ ăn uống giúp điều trị rối loạn nội tiết

+Uống đủ nước mỗi ngày

+Đảm bảo cung cấp đầy đủ, đa dạng các loại dưỡng chất cho cơ thể

Tránh xa các loại thức ăn nhanh: Như xúc xích, thịt nguội, bánh mì kẹp, gà rán

Tránh xa những thực phẩm chứa nhiều tinh bột: Như bánh mì, gạo, các loại ngũ cốc,….. vì chúng làm tăng lượng cortisol trong cơ thể;

Tránh các chất quá béo, ngọt, hay quá mặn, hạn chế thức ăn ướp lạnh, cũng như chế độ ăn uống quá kiêng khem

Taọ trang thái tâm lí thoải mái

Tập luyện điều độ để điều trị bệnh rối loạn nội tiết

tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày

19 tháng 3 2017

Rối loạn nội tiết là bệnh khá phổ biến mà nhiều phụ nữ thường gặp. Rối loạn nội tiết hay mất cân bằng nội tiết là tình trạng hoạt động không điều hòa của cả hệ trục vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng hoặc do trục trặc ở các khu vực như: vùng hạ đồi, tuyến yên hoặc buồng trứng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết ở người phụ nữ, trong đó phổ biến nhất là nhóm các nguyên nhân như có hàm lượng estrogen cao; thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng, stress; chế độ ăn uống không lành mạnh.

Nội tiết tố nữ đóng một vai trò rất quan trọng và có mối liên hệ mật thiết đối với sức khỏe của phụ nữ. Do đó, nếu bị rối loạn nội tiết, chị em có thể phải đối mặt với những mối nguy hại nghiêm trọng về sức khỏe:

Làm suy giảm chức năng hoạt động của buồng trứng và tử cung

Tình trạng suy giảm chức năng hoạt động của buồng trứng, tử cung thường xảy ra ở những phụ nữ sau tuổi dậy thì và trước tuổi 40. Đây là một trong những nguyên nhân làm bạn bị tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm về phụ khoa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh con.

Gây các bệnh về da

Rối loạn nội tiết cũng là nguyên nhân gây nám và các bệnh về da khác vì khi nội tiết tố nữ ổn định, nó sẽ duy trì độ đàn hồi, tăng cường độ ẩm cho da, điều tiết bã nhờn, làm da trở nên đẹp hơn. Nhưng ngược lại khi mắc phải bệnh rối loạn nội tiết tố thì da sẽ bị khô, sạm đồng thời xuất hiện các vết nám ngày càng đậm.

Tâm lý tiêu cực

Hàm lượng estrogen trong cơ thể sẽ quyết định quá trình sản sinh serotonin – loại hormon ảnh hưởng tới tinh thần, cảm xúc, trạng thái tâm lý của phụ nữ. Vì vậy khi hormon serotonin suy giảm thì phụ nữ dễ bị rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực, trầm cảm kéo dài.

Tăng cân

Tình trạng mất cân bằng hormone trong cơ thể phụ nữ làm họ dễ bị tăng cân hơn. Cụ thể, nếu mức độ hormone cortisol và insulin trong cơ thể cao sẽ kích thích cảm giác thèm ăn, khiến bạn ăn nhiều hơn và tất yếu là tăng cân nhanh hơn. Đặc biệt, tăng cân còn có thể kéo theo những sự thay đổi lớn các hormone sinh dục như estrogen và testosterone. Sự mất cân bằng này khiến tình trạng thừa cân trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là ở giai đoạn sau khi phụ nữ mãn kinh.

Suy giảm ham muốn tình dục

Ham muốn tình dục, cảm giác khoái cảm ở người phụ nữ do hormone estrogen và progesterone mang lại. Vì vậy khi hàm lượng các loại hormone này bị giảm đi hoặc bị rối loạn do chức năng của buồng trứng giảm và tuyến thượng thận không duy trì được tốc độ sản xuất hormone sinh dục, sẽ dẫn đến hiện tượng khô âm đạo đồng thời làm suy giảm ham muốn tình dục.

Ảnh hưởng đến tuyến vú

Tuyến vú đóng một vai trò quan trọng trong việc bài tiết estrogen để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. Khi nội tiết tố của người phụ nữ mất cân bằng sẽ dễ bị đau tuyến vú, hình thành tăng sản tuyến vú hoặc bệnh ung thư vú.

Huyết áp cao

Nếu cơ thể mất cân bằng hormone aldosterone thì bạn sẽ tăng nguy cơ bị huyết áp cao. Aldosterone là hormone quyết định tỷ lệ ổn định giữa natri và nước trong cơ thể của bạn. Loại hormone được sản xuất tại tuyến thượng thận. Trong trường hợp thận của bạn có vấn đề, lượng kali và natri sẽ không cân bằng, ổn định. Tình trạng dư thừa natri sẽ dẫn đến lượng nước trong cơ thể tăng lên, từ đó dẫn đến tăng huyết áp.

Rối loạn chu kì kinh nguyệt

Nếu lượng estrogen buồng trứng bài tiết ra ở mức độ quá cao hoặc quá thấp, sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của phụ nữ, dẫn đến hiện tượng đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt hoặc bị vô kinh.

Vô sinh

Nếu bị mất cân bằng nội tiết, phụ nữ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt... Các bệnh này có thể tác động đến quy trình sản xuất, phát triển, rụng trứng và thụ tinh ở người phụ nữ, làm giảm cơ hội mang thai thành công hoặc gây vô sinh.

Ung thư

Rối loạn nội tiết dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ mắc phải các căn bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phụ khoa.

Để có thể nhanh chóng ổn định lại tình hình sức khỏe, tránh những tác hại nguy hiểm đến sức khỏe, bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn và có những phương hướng điều trị thích hợp

19 tháng 3 2017

NHỮNG TÁC HẠI CỦA BỆNH RỐI LOẠN NỘI TIẾT TỐ !!!

Nội tiết tố nữ đóng một vai trò rất quan trọng và có mối liên hệ mật thiết đối với sức khỏe của phụ nữ. Nếu bị rối loạn nội tiết, chị em có thể gặp phải tình trạng suy giảm chức năng hoạt động của buồng trứng, tử cung, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm về phụ khoa, ảnh hưởng đến khả năng sinh con đó là chưa kể đến những ảnh hưởng của nó đến vẻ đẹp làn da, tạo nên tâm lý tiêu cực, dễ bị stress kéo dài…

Rối loạn nội tiết cũng là nguyên nhân gây nám và các bệnh về da khác vì khi nội tiết tố nữ ổn định, nó sẽ duy trì độ đàn hồi, độ ẩm cho da, điều tiết bã nhờn… nhưng ngược lại khi mắc phải bệnh rối loạn nội tiết tố thì da sẽ bị khô, sạm, xuất hiện các vết nám ngày càng đậm. Ngoài ra, rối loạn nội tiết tố còn gây ra nhiều tác hại khác đối với sức khỏe của chị em như:

- Giảm ham muốn tình dục: Ham muốn tình dục, cảm giác khoái cảm ở người phụ nữ do hormone estrogen và progesterone mang lại, do đó khi hàm lượng các loại hormone này bị thay đổi, rối loạn sẽ dẫn đến hiện tượng giảm ham muốn tình dục.

- Tâm lý tiêu cực: Hàm lượng estrogen trong cơ thể quyết định quá trình sản sinh serotonin – loại hormon ảnh hưởng tới cảm xúc, trạng thái tâm lý, tinh thần của phụ nữ, do đó khi Serotonin giảm thì người phụ nữ dễ rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực kéo dài.

- Đau tuyến vú, tăng sản tuyến vú, u xơ tử cung: Tuyến vú đóng một vai trò quan trọng thông qua sự bài tiết của estrogen thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của họ, khi bị rối loạn nội tiết sẽ dễ hình thành tăng sản tuyến vú, ung thư vú, u xơ tử cung.

- Ung thư: Nhiều phụ nữ bị ung thư là do vấn đề về rối loạn nội tiết dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch.

- Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, vô kinh: Nếu lượng kinh của mỗi tháng của người phụ nữ có sự chênh lệch lớn, sẽ dẫn đến việc bài tiết estrogen buồng trứng quá cao hoặc quá thấp, điều này gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của phụ nữ.

Bạn nên điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh chóng ổn định lại tình hình sức khỏe của mình, tránh những tác hại nguy hiểm đến sức khỏe. Và đừng quên kết hợp tập luyện thường xuyên nhé !

Chúc bạn vui khỏe!

3 tháng 4 2017

Cường giáp, suy giáp,suy tuyến yên, suy tuyến thượng thận,viêm tuyến giáp, suy sinh dục, tiểu đường,.......

27 tháng 4 2019

cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp, suy tuyến thượng thận, suy tuyến yên,...

Học tốtok:))

7 tháng 7 2017

Chọn đáp án A

24 tháng 12 2019

Chọn đáp án A

28 tháng 7 2017

Đáp án D

Để phòng ngừa các bệnh về mắt do vi sinh vật gây ra, chúng ta cần lưu ý:

- Nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lí 0,9%

- Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh

- Hạn chế sờ tay lên mắt, dụi mắt

23 tháng 4 2018

Đáp án : B.

23 tháng 6 2020

* Rối loạn hoạt đông nội tiết tuyến tụy gây ra bênh tiểu đường (bệnh đái đường).

- Bệnh tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến.

- Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp.

21 tháng 12 2016

*) Khi trẻ sinh ra người ta thường tiêm cho trẻ 6 mũi cơ bản đó là : lao, sởi, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt đó bạn. Còn về sau nếu có nhu cầu hoặc để phòng tránh thì người ta cũng tiêm thêm cho trẻ nhiều loại vaccine khác nữa.

*) Vì đây là loại miễn dịch nhân tạo chủ động: khi tiêm vào cơ thể những vi khuẩn đã được làm yếu đi hoặc chết thì bạch cầu tạo ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bênh. Kháng thể được tồn tại trong cơ thể và có tác dụng phòng bệnh (Sởi, lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B ....)

20 tháng 4 2017

vũ duy hưng tiêm vacxin là miễn dịch nhân tạo chủ động vì cơ thể tự tiết kháng thể