K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Khi sáng tác thơ, văn, cần sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để miêu tả sự vật, hiện tượng vì:

- Nhân hóa giúp cho các sự vật trở nên sinh động hơn trong suy nghĩ, đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thiết, dễ thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ.

- So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn, giúp cho người có thêm cái nhìn mới mẻ hơn về sự việc.

21 tháng 3 2022

A

Xuân! Xuân đã về-mùa của ước mơ,mùa của sức sống,khát khao đã về rồi . Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới tràn đầy những lá non,lộc biếc. Hoa khoe sắc, lộng lẫy trước nắng xuân.Trong các vòm cây,kẽ lá,những chú chim sơn ca cất vang lên bản nhạc chào xuân,rộn rã.Chỉ mới có vài hôm trước, mọi vật còn ủ rũ trong mùa đông mà giờ đã xanh tốt,tươi vui lạ thường.Trên nền trời,cánh én chao liệng vu vơ,từng đám mây bông trắng xốp nhẹ nhàng lững thững trôi,vui mừng.Ôi!thật là đẹp.Tất cả thật là đẹp.

4 tháng 2 2019

Đoạn văn tả mùa xuân:
Xuân! Xuân đến thật rồi.  Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Ôi ! thật là đẹp.

Trạng ngữ : Trong vườn
Câu đặc biệt :  Xuân !
Câu rút gọn : Ôi ! thật là đẹp.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

- Hai khổ thơ cuối đã đáp ứng được yêu cầu trên. 

- Lý giải: Ở hai khổ thơ cuối tác giả đã sử dụng hình ảnh thể hiện sự liên tưởng bất ngờ, thú vị. Màn sương biết ôm lấy dáng mẹ, chiếc áo choàng màu đỏ mẹ mặc lại giống như một đốm nắng đang trôi giữa không gian, mẹ bước chân về nhà thì giọt nắng hồng lại hiện lên trong nụ cười của mẹ. Những câu thơ ngoài hình ảnh độc đáo, liên tưởng thú vị còn là tình cảm yêu thương chân thành của tác giả dành cho mẹ của mình.

15 tháng 7 2019

a, Những từ chỉ màu xanh: mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt

b, Nghĩa của các từ xanh được sử dụng trong bài khác nhau về mức độ cũng như tính chất

     + Biếc: xanh lam pha xanh lục nhìn thích mắt. Màu xanh nhẹ nhàng

     + Xanh xanh: từ láy, diễn tả màu xanh nhạt hơi đậm, bao phủ trên diện rộng

     + Xanh ngắt: xanh thuần trên một vùng diện tích rộng

c, Mức độ của màu xanh tăng tiến dần nhằm:

- Màu gợi cảnh trời cao đất rộng, thăm thẳm, mênh mông, nơi gửi gắm và lan tỏa nỗi sầu ly biệt

- Diễn tả khoảng cách ly biệt của lứa đôi ngày càng lớn

- Nỗi buồn tới cao độ của người chinh phụ khi xa chồng

26 tháng 8 2018

Để bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng, ta phải nêu lên tính chất, đặc điểm cơ bản, nổi bật của con người, sự vật, hiện tượng đó. Ta có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tình cảm, tư tưởng, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng. Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực.

Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp (lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước), qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói. Trong Sống chêt mặc bay, tác giả đã kết hợp khéo léo phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét tính cách của nhân vật.Em hãy phân tích, chứng minh ý kiến trên bằng cách trả lời các...
Đọc tiếp

Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp (lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước), qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói. Trong Sống chêt mặc bay, tác giả đã kết hợp khéo léo phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét tính cách của nhân vật.

Em hãy phân tích, chứng minh ý kiến trên bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

a) Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của độ nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh vỡ đê vất vả, căng thẳng của người dân (trong đó có mức độ của tiếng trống đánh, ốc thổi, tiếng người gọi nhau sang hộ đê) là thế nào?

b) Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê bài bạc của tên quan như thế nào?

c*) Hãy nhận xét về tác dụng của sự kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất "lòng lang dạ thú" của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.

1
14 tháng 8 2017

Phép tăng cấp được thể hiện trong nhiều mặt:

- Cảnh hộ đê của dân: tăng cấp theo mức độ nguy cấp: mưa tầm tã, vẫn mưa tầm tã trút xuống, nước sông dâng lên to quá

- Cảnh quan lại nhàn hạ, sa hoa trên đình đối lập với cảnh khốn khổ của dân chúng chống chọi với mưa lũ

- Phép tăng cấp dùng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng dạ lang thú của viên quan:

   + Quan ngồi nơi vững chãi, an toàn, có kẻ hầu người hạ xung quanh

   + Quan la mắng, dọa dẫm đám người bẩm báo đê vỡ

   + Mức độ vô trách nhiệm, cáu gắt vô lí của quan được thể hiện rõ nét

c, Sự kết hợp của nghệ thuật tăng cấp đã tố cáo, phê phán sự thờ ơ, tắc trách của quan hộ đê.

   + Y vui mừng, sung sướng khi thắng ván bài trong khi dân khốn cùng, khổ cực.

→ Nghệ thuật đối làm tăng cao khả năng tố cáo, phê phán sâu sắc kẻ lòng lang dạ thú

24 tháng 8 2021

Tham khảo:

   a. Những từ ngữ thuộc trường từ vựng các từ ngữ chỉ sự vật hiện tượng tự nhiên để nói về một sự vật, hiện tượng xã hội:

    VD1: Theo các chuyên gia kinh tế, thế giới đang trải qua những đợt sóng thần về tài chính

    VD2: Một biển người đang tiến vào lễ hội

    VD3: Những ngày gần đây, thị trường chứng khoán đang bị đóng băng

    b. Giải thích: Đây là cách nói ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về đặc điểm của các hiện tượng

24 tháng 8 2021

a. Những từ ngữ thuộc trường từ vựng các từ ngữ chỉ sự vật hiện tượng tự nhiên để nói về một sự vật, hiện tượng xã hội:

VD1: Theo các chuyên gia kinh tế, thế giới đang trải qua những đợt sóng thần về tài chính

VD2: Một biển người đang tiến vào lễ hội

VD3: Những ngày gần đây, thị trường chứng khoán đang bị đóng băng

b. Giải thích: Đây là cách nói ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về đặc điểm của các hiện tượng

 

1- Cùng một bài ca dao , ở mỗi địa phương khác nhau có một vài sự thay đổi về từ ngữ .Đó là hiện tượng gì?2- Loài vật tượng trưng cho cuộc đời mờ mịt phiêu bạt của người nông dân.?3-Loài vật thường được ẩn dụ cho cuộc đời người lao động.4-Dựa vào cách gieo vần trong ca dao , hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu ca dao sau:Thân em như quả ớt chín cây     Càng tươi ngoài vỏ , càng ….....
Đọc tiếp

1- Cùng một bài ca dao , ở mỗi địa phương khác nhau có một vài sự thay đổi về từ ngữ .Đó là hiện tượng gì?

2- Loài vật tượng trưng cho cuộc đời mờ mịt phiêu bạt của người nông dân.?

3-Loài vật thường được ẩn dụ cho cuộc đời người lao động.

4-Dựa vào cách gieo vần trong ca dao , hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu ca dao sau:

Thân em như quả ớt chín cây     Càng tươi ngoài vỏ , càng ….. trong lòng .

5- Thân cò  được đặt trong sự đối lập với hình ảnh này để cực tả nỗi cô đơn vất vả của cò trong một bài ca dao than thân  đã học ?

6 – Thông qua những bài ca dao châm biếm , nhân dân lao động đã bày tỏ thái độ này với cái xấu , cái lạc hậu...

7-Một trong những tác dụng  đồng thời cũng là chức năng chung của bộ phận ca dao châm biếm .

8- Bài ca dao Con cò chết rũ trên cây gần giống thể loại truyện cổ dân gian này ?

9- Cụm từ được lặp đi, lặp lại ở nhiều bài ca dao nói về thân phận người phụ nữ ?

10-Từ này đựợc lặp lại 3 lần trong một bài ca dao châm biếm những kẻ lười biếng.?

11- Loại quả tượng trưng cho cuộc đời  nghèo , số phận nhỏ bé , bấp bênh của người phụ nữ  trong một bài ca dao than thân ?

12- Cụm từ được nhấc lại 4 lần trong một bài ca dao than thân?

13- Nhân vật nói nước đôi để lừa bịp trong một bài  ca dao châm biếm ?

14-Một bài ca dao châm biếm đã định nghiã về nhân vât này một cách cay độc ? (Theo Đinh Gia Khánh )

6
16 tháng 9 2021

1- Cùng một bài ca dao , ở mỗi địa phương khác nhau có một vài sự thay đổi về từ ngữ .Đó là hiện tượng gì?

-  đó là từ ngữ mỗi địa phương có nét văn hóa khác nhau (từ địa phương) 

16 tháng 9 2021

2- Loài vật tượng trưng cho cuộc đời mờ mịt phiêu bạt của người nông dân.?

Con Trâu