Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1: Em hãy tìm những từ tượng hình, những từ tượng thanh trong các câu thơ dưới đây và hãy phân tích giá trị của chúng:
a. "Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo."
( Thu điếu - Nguyễn khuyến )
b. "Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe."
( Thu ẩm - Nguyễn Khuyến )
c. "Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Cần trúc lơ khơ gió hắt hiu."
( Thu vịnh - Nguyễn khuyến )
* Phân tích giá trị:
a. +) Lạnh lẽo: Lạnh đến mức cảm nhận thấy rất rõ
+) Trong veo: Rất trong, như có thể nhìn thấu suốt được
+) Tẹo teo: Lượng hết sức nhỏ, quá ít ỏi, coi như không đáng kể
b. +) Le te: Rất thấp và bé nhỏ
+) Lập loè: Có ánh sáng nhỏ phát ra, khi loé lên khi mờ đi, lúc ẩn lúc hiện, liên tiếp
c. +) Lơ khơ: Ở trạng thái nửa tỉnh nửa mê, không có gì rõ ràng, nửa như biết, nửa như không. Chưa nắm được vấn đề.
+) Hắt hiu: Ở trạng thái yếu ớt, mong manh, gây cảm giác buồn vắng, cô đơn, cảm giác của cái sắp lụi tàn
* In đậm: Tượng hình
* Nghiêng: Tượng thanh
Tượng hình:Tẹo teo, le te, lập lòe, lạnh lẽo, lơ thơ, lập lòe.
Không có từ tượng thanh.
Trả lời:
a) Dấu ngoặc đơn: Dùng để dánh dấu phần bổ sung.
Dấu hai chấm: Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép).
Dấu ngoặc kép: Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
b) Dấu hai chấm:
+ Thứ nhất: Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép).
+ Thứ hai: Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
Dấu ngoặc kép:
+ Thứ nhất: Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
+ Thứ hai: Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
Đây là một phần bài viết về sự lạc quan mình từng làm, bạn tham khảo cho ý bài viết của mình nhé:
Cuộc sống được tạo nên bởi những sợi giang đa màu sắc, tồn tại xen kẽ với nhau là những niềm vui và nỗi buồn luân phiên tìm đến. Dù bất cứ hoàn cảnh nào tôi luôn cho rằng lạc quan là liều thuốc tinh thần tốt nhất cho con người trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào. Khi trong trạng thái lạc quan, chúng ta sẽ luôn giữ cho mình một thái độ sống tích cực “nhìn đời bằng cả con tim”, tâm hồn thư thái. Lạc quan gìn giữ lại trong trái tim con người niềm tin, hy vọng dù trong hoàn cảnh nào. Nơi nào có lạc quan tồn tại, nơi đó có sự sống. Trở lại những trang thơ viết về người lính chiến đấu, dù họ là người lính trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp hay là những thanh niên “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai”, họ mang trong mình niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng của Tổ quốc. Tinh thần lạc quan chiến đấu của họ đã góp phần mang chiếc áo hoà bình ôm trọn dải đất hình chữ S hôm nay. Lạc quan còn là biểu hiện của một trí tuệ sáng suốt. Cuộc sống đặt ta trong những hoàn cảnh éo le ngang trái, nhưng với những người lạc quan họ luôn biết cách đổi chiều những bất khó khăn thành một phần kinh nghiệm để thành công. Nhà văn Ernest Hemingway buồn phiền vì bị mất va li bản thảo mà ông trân trọng nhất nhưng sau cuộc trò chuyện với người bạn Ezra Pound đã giúp ông có thêm lạc quan để viết lại tác phẩm của mình với tinh hoa sáng tạo mới và nền tảng được xây từ bản thảo trước đó. Và sau này chúng ta có đại văn hào người Mỹ Ernest Hemingway. Khi mỗi chúng ta có trong mình niềm lạc quan sẽ là con người có thể học được cách “sống chủ động trong thế giới bị động” tạo động lực để xây dựng xã hội phát triển,. Song không phải sự lạc quan nào cũng mang đến kết quả tốt. Helen Keller từng khẳng định “ Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu” nhưng cũng từng cảnh báo “Có một sự lạc quan nguy hiểm của sự ngu dốt và thờ ơ”. Đó là khi chúng ta để ý đến điều tốt mà bỏ qua những nguy cơ tai họa đang đến gần gây nên những nhận thức sai lầm về hoàn cảnh dẫn đến trả giá bằng thất bại lớn. Lạc quan cũng phải đi cùng nhận thức của lý trí. “Bầu trời không phải lúc nào cũng màu xám. Chỉ là nỗi buồn làm bạn muốn chối bỏ những ngày xanh”. Cuộc đời là một con đường bao phủ bởi đêm đen vô tận nhưng đâu đó vẫn có ánh sáng được thắp lên , hãy cứ lạc quan về hạnh phúc trước mắt mà bước đi bạn sẽ tìm được ánh sáng nơi cuối con đường.
Phép thế
(từ " ông " thế cho " Nguyễn Khuyến ")