K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2019

Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển.

Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở vùng đồi núi.

– Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.

– Các hệ sinh thái nông nghiệp ở vùng nông thôn đồng bằng, trung du, miền núi.

5 tháng 4 2019

Khí hậu

Các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, gió và lượng mưa là điều kiện ảnh hưởng đến phạm vi diện tích khu vực rừng ngập mặn và kích thước phát triển của các loài thực vật trong rừng như đước, trang, vẹt, sú…

Địa hình

Địa hình bờ biển nông cạn, ít sóng là điều kiện lý tưởng để rừng ngập mặn phát triển. Còn đối với những khu vực có bờ biển hẹp, sâu và khúc khuỷu thì thường không có sự xuất hiện của rừng ngập mặn tự nhiên.

Thuỷ văn

Các điều kiện như thuỷ triều, dòng hải lưu và dòng nước ngọt không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp lên các loại thực vật trong rừng qua độ ngập nước, thời gian ngập nước, độ mặn… mà còn ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của các loài động thực vật trong rừng.

Độ muối

Đúng như tên gọi của nó, độ mặn trong nước đóng vai trò quan trọng ở các khu vực rừng ngập mặn. Độ mặn lớn hay nhỏ còn quy định sự phân bố khác nhau của các loài thực vật ngập mặn. Có nhiều loài cây chỉ phát triển được ở những độ mặn nhất định và lý tưởng nhất là khu vực có độ mặn từ 15 – 25‰.

28 tháng 10 2023

Hệ sinh thái rừng ngập mặn và đồi núi tại Việt Nam:

Hệ sinh thái rừng ngập mặn:

- Vị trí: Rừng ngập mặn thường nằm ở các vùng ven biển của các tỉnh miền Đông và Nam Bộ như Sóc Trăng, Cà Mau, và Quảng Ninh.
- Đặc điểm: Rừng ngập mặn có cây cối phải chịu sự biến đổi môi trường do nước biển thay đổi mặn độ và mực nước theo mùa. Các loài cây và động vật trong hệ sinh thái này thích nghi với điều kiện môi trường biến đổi liên tục.

Hệ sinh thái đồi núi:

- Vị trí: Đồi núi phân bố rộng rãi ở Việt Nam, bao gồm các vùng núi Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Đặc điểm: Đồi núi thường có độ cao và địa hình đa dạng, với nhiều loài cây cối và động vật sống trong môi trường núi rừng.
- Đặc điểm địa hình cao đồi và sườn núi khá dốc.
28 tháng 10 2023

Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn và đồi núi:

- Quản lý bền vững: Cần thiết lập kế hoạch quản lý bền vững cho các hệ sinh thái này, bao gồm việc hạn chế khai thác một cách hợp lý và bảo tồn các khu vực quan trọng.

- Giáo dục và nhận thức: Tăng cường giáo dục về giá trị và quan trọng của các hệ sinh thái này để tạo sự nhận thức và sự đóng góp của cộng đồng và du khách trong việc bảo vệ chúng.

- Bảo tồn di sản: Bảo tồn di sản tự nhiên, bao gồm việc xây dựng các khu vực bảo tồn và vườn quốc gia để bảo vệ các loài cây, động vật và cảnh quan độc đáo của hệ sinh thái.

- Giảm thiểu sự can thiệp xây dựng: Kiểm soát việc xây dựng và phát triển đô thị ở khu vực gần hệ sinh thái rừng ngập mặn và đồi núi để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường.

- Quản lý tài nguyên nước: Bảo vệ và quản lý tài nguyên nước một cách bền vững để đảm bảo rừng ngập mặn và đồi núi vẫn có nguồn nước cần thiết.

- Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức quốc tế và các quốc gia hàng xóm để bảo vệ các hệ sinh thái biên giới và khu vực ven biển.

12 tháng 3 2019

Đáp án: C. Sú, vẹt, đước,…

Giải thích: (trang 130 SGK Địa lí 8).

9 tháng 4 2021

Tây Ninh tương đối ôn hoà thuộc dạng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

Trâu.Bò
5 tháng 9 2017

Đáp án: D. Vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển, ven các đảo.

Giải thích: (trang 130 SGK Địa lí 8).

28 tháng 10 2023

Câu 1: Đặc điểm của đất Việt Nam:

- Đất Việt Nam có đa dạng về địa hình và đặc điểm địa hình quan trọng bao gồm đồng bằng, đồi núi, bán đảo và quần đảo.

- Có sự đa dạng về thổ nhưỡng và đất sét với nhiều loại đất khác nhau như đất phèn, đất andosol, đất đỏ, và đất alluvium.

- Thổ nhưỡng phong phú như nitơ, kali, và phốt pho làm cho đất nông nghiệp rất thích hợp cho trồng cây và sản xuất nông sản.

28 tháng 10 2023

Câu 2: Sông ngòi Việt Nam:

- Sông ngòi là các dòng sông ở Việt Nam, thường chảy từ các vùng núi xuống các vùng đồng bằng và đổ ra biển.

- Vào mùa lũ, lượng nước trên các con sông tăng lên đáng kể do mưa lớn và sự tan chảy tuyết từ các dãy núi cao.
-  Các con sông trên lưu vực không trùng nhau do có nhiều hệ thống sông riêng biệt và phân bố không đồng đều.

12 tháng 7 2018

Các loài động - thực vật ở hệ sinh thái rừng ngập mặn:

- Động vật:các loại hải sản, chim, chăn, rắn, cá sấu,..

- Thực vật: sú, vẹt, đước, các loài tràm, mắm...

Chúc em học tốt!

3 tháng 7 2018

Rừng ngập mặn có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ môi trường và chống lại các tác động rủi ro trong xu thế biến đổi khí hậu, cụ thể:

Rừng làm chậm dòng chảy và phát tán rộng nước triều nhờ hệ thống rễ dày đặt trên mặt đất của các loài cây đước, vẹt, mắm, bần,…làm cản sóng, tích lũy phù sa, mùn bã thực vật tại chổ, có tác dụng làm chậm dòng chảy, sóng biển; làm chậm chảy tràn trên mặt đất, nước theo hệ thống rễ thấm vào đất, bổ cập vào nguồn nước dưới đất.

Rừng làm giảm mạnh độ cao của sóng khi triều cường và bảo vệ đê biển, theo Giáo sư Tiến sĩ khoa học Phan Nguyên Hồng, độ cao sóng biển giảm mạnh khi đi qua dải rừng ngập mặn với mức biến đổi từ 75% đến 85% (tức là từ độ cao sóng từ 1,3 m xuống còn 0,2-0,3m) từ đó đê biên được bảo vệ.

Rừng làm thay đổi tốc độ gió, khi gió vận động qua đai rừng, không khí hạ thấp dần ở phía đối diện và lại vận động theo bề mặt đất với sự giảm thấp tốc độ; rừng làm tăng lượng mưa của khí quyển nhờ vào quá trình thoát hơi nước của rừng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi gia tăng 10% độ che phủ của rừng thì lượng mưa sẽ tăng 2,5%. Sự gia tăng lượng mưa ở nơi có rừng có thể liên quan đến quá trình thoát hơi nước của rừng và quá trình đốt nóng tán rừng bởi bức xạ mặt trời (PGS.TS Nguyễn Văn Thêm, 2008). Vì thế, rừng có ý nghĩa to lớn đối với việc phòng chống gió hại cho đồng ruộng và khu dân cư.

Rừng điều hòa khí hậu, tích tụ cacbon, theo ông Blasco (1975) nghiên cứu khí hậu và khí hậu rừng, đã có nhận xét: các quần xã rừng ngập mặn và rừng phòng hộ là một tác nhân làm cho khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ tối đa và giảm biên nhiệt độ. Hệ sinh thái rừng giúp cân bằng O­2 và CO2 trong khí quyển, điều hòa khí hậu địa phương (nhiệt độ, lượng mưa) và giảm thiểu khí nhà kính, tham gia tích cực vào quá trình bảo vệ tầng ozon. Nhờ các tán lá hút CO2 mạnh nên hàm lượng khí CO2 nơi có rừng giảm mạnh.

Theo GS-TS Nguyễn Hoàng Nghĩa, thực tế cho thấy những cơn bão đổ bộ vào Việt Nam trong 3 năm vừa qua, những nơi nào có rừng ngập mặn được bảo vệ tốt thì đê biển mặc dù chỉ được xây dựng bằng đất nện không kiên cố vẫn đứng vững vàng. Ngược lại, các đê biển dù được xây dựng bằng bê tông hoặc kè đá ở những khu vực không có rừng ngập mặn hoặc rừng bị chặt phá vẫn bị phá vỡ. Mặt khác việc chặt phá rừng dẫn đến sự gia tăng tốc độ gió ở bề mặt đất, làm biến đổi chế độ nhiệt và ẩm ở lớp không khí gần mặt đất và làm tăng cường độ bốc hơi nước tổng số; phá hủy rừng còn dẫn đến sự biến đổi thời tiết trên không gian rộng lớn, gây ảnh hưởng xấu đến điều kiện sống của sinh vật. Kết quả sẽ dẫn đến sự gia tăng mức ngưng kết hơi nước, làm giảm lượng mưa rơi, làm mất nơi trú ẩn, sinh sản của sinh vật và làm tăng nhiệt độ,…

Tóm lại, rừng ngập mặn có vô cùng ý nghĩa lớn lao.