Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một số giải pháp làm giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi nông hộ (gà, lợn, trâu, bò, ..) ở gia đình, địa phương em:
- Xây biogas để xử lí phân và tạo nguồn chất đốt.
- Thiết kế lắp máy ép phân để tách phần bã và chất lỏng: phần bã sản xuất phân vi sinh, chất lỏng đưa vào hầm biogas.
*Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loại vật nuôi phổ biến:
+ Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng:
- Chuồng nuôi: làm ở vị trí yên tĩnh và có thêm ổ đẻ phù hợp cho gà đẻ trứng; ổ đẻ bố trí chắc chắn, thu trứng thuận lợi, số lượng phù hợp.
- Mật độ: từ 3 đến 3,5 con/m2 chuồng.
- Thức ăn: đầy đủ thành phần dinh dưỡng.
- Cho ăn: 2 lần/ngày; bổ sung bột vỏ trứng, bột xương, vỏ sò, vỏ hến; uống nước sạch theo nhu cầu.
- Chăm sóc:
+ Vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, máng uống hàng ngày.
+ Nhiệt độ: 18oC đến 25oC, độ ẩm: 65% đến 80%.
+ Tiêm vaccine đầy đủ, theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời.
+ Thu trứng từ 3 đến 4 lần/ngày.
++ Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn thịt:
- Chuồng nuôi: làm nền xi măng hoặc nền xi măng kết hợp lớp độn chuồng.
- Thức ăn: phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
- Cho ăn: Theo 2 cách:
+ Tính lượng thức ăn theo khối lượng cơ thể.
+ Đổ đầy cám vào máng ăn tự động, hết lại đổ tiếp.
- Chăm sóc:
+ Đảm bảo ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè.
+ Vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, máng uống hàng ngày.
+ Tiêm vaccine đầy đủ, theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời.
* Liên hệ thực tế quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc bò sữa:
- Chuồng nuôi: thông thoáng tự nhiên
+ Bán công nghiệp
+ Công nghiệp
- Thức ăn: thức ăn thô, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung.
- Cho ăn: trộn lẫn thức ăn tinh với thức ăn thô.
- Chăm sóc:
+ Chống nóng cho bò sữa
+ Chiếu sáng hợp lí
+ Giảm thiểu tối đa các stress
+ Vệ sinh và quản lí sức khỏe
+ Khai thác sữa
tham khảo
Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.
Một số loại thức ăn: Ngũ cốc: lúa mì, ngô, lúa, mì, gạo,... Rau quả: cà rốt, bắp cải, cà chua, bí đỏ, táo, đào,...
Tham khảo:
1. Nếu chuồng nuôi (nuôi gà, vịt, lợn, trâu, bò, …) đặt cạnh nhà ở thì có thể gây ra những tác hại đối với vật nuôi, con người và môi trường như:
- Với vật nuôi: khó khăn cho việc vận chuyển, tiếng ồn nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi.
- Với con người: ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tiếng ồn gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.
- Môi trường: ô nhiễm môi trường xung quanh, làm giảm chất lượng cuộc sống.
2. Nên xây chuồng theo hướng nam hoặc hướng đông – nam để đón gió mát và ánh sáng mặt trời buổi sáng chiếu vào chuồng.
Tham khảo:
Chuồng nuôi lợn thịt công nghiệp:Chăn nuôi lợn thịt công nghiệp quy mô lớn thường sử dụng kiểu chuồng kín chia ô. Chuồng nuôi khép kín hoàn toàn, có hệ thống các cửa sổ kính để lấy ánh sáng. Cửa ra vào và các cửa sổ đều được thiết kế dạng khép kín phủ hợp với hệ thống điều hoà không khí trong chuồng. Một đầu chuống được lắp đặt hệ thống tấm làm mát, đầu kia là hệ thống quạt thông gió công nghiệp...
Chuồng nuôi lợn nái đẻ và nuôi con: Khu vực nuôi nái đẻ và lợn con theo mẹ thường chia thành ô cho lợn mẹ và ô cho lợn con để tránh lợn mẹ đè con khi nằm. Vì vậy, chuồng nuôi lợn nái đẻ thường được chia ô hoặc sử dụng cũi nái đẻ. Chuồng nái sử dụng cũi để có kích thước trung bình dải 2 m x rộng 0,6 - 0,7 m x cao 1 – 1,2 m. Chuồng chia ô gồm 1 ô cho nái đẻ và 1 ô cho lợn con, giữa hai ô có vách ngăn di động để thuận tiện cho lợn con bú mẹ. Diện tích ô cho lợn mẹ rộng 1,6–2 m, dài 2,2 – 24m, có máng ăn, mảng uống riêng. Ô cho lợn con năm có diện tích tối thiểu 1 mẻ, cũng có máng ăn uống riêng và có đèn sưởi...
Chuồng gà nuôi nền: Gà được nuôi tập trung trên nền. Nền chuồng có thể là bê tông, xi măng, nền gạch hoặc nền đất nện. Chuồng nuôi nền thường sử dụng đệm lót với trấu dày 5 – 10 cm hoặc sử dụng tấm nhựa có rãnh giúp thoát phân để giữ chuồng nuôi sạch sẽ. Mật độ nuôi trung bình 5 – 7 con/m2. Đối với hệ thống chuồng kín có hệ thống chiếu sáng, thông khí và làm mát tự động. Đối với chuồng hở thông thoáng khí tự nhiên, có rèm, hoặc bạt che linh hoạt.
Chuồng gà đẻ nuôi lồng: Chuồng gà đẻ nuôi lồng được thiết kế giống như chuồng gà nuôi nền chỉ khác hệ thống lồng nuôi. Lồng nuôi được thiết kế bằng thép không gỉ. Mỗi lồng đơn có chiều dài 40 cm, rộng 40 cm, cao phía sau 40 cm và phía trước 45 – 47 cm để tạo đáy nghiêng 10° để trứng lăn ra máng trứng. Máng trứng rộng 10 - 15 cm đặt phía trước lồng. Lồng kép thường có chiều dài 120 cm, mỗi lồng gồm 3 ngăn, mỗi ngăn nuôi 4 con gà. Máng ăn, máng uống là loại máng dài bằng tôn hoặc nhựa đặt phía trước lồng.
Chuồng nuôi bò: Chuồng nuôi bò được thiết kế theo kiểu chuồng kín hai dãy hoặc chuồng hở có một hoặc hai dãy. Chuồng nuôi bò cần được bố trí phù hợp để tránh mưa tạt, gió lùa, đảm bảo thoáng mát và thoát nước tốt. Nền chuồng phải cao hơn mặt đất 40 - 50 cm. Trong chuồng nên chia ô cá thể để tránh bỏ tranh giành thức ăn hay húc nhau. Rãnh thoát nước tiểu, phân được bố trí chạy dọc phía sau chuồng. Nền chuồng có thể lát gạch hoặc bê tông, tránh láng xi măng trơn trượt. Trên nền chuồng rãi cát hoặc rơm, rạ băm nhỏ cho bỏ nghỉ ngơi thoải mái.
Các bước bảo quản thức ăn (rơm) cho trâu, bò bằng phương pháp kiềm hóa và làm khô:
- Bước 1: Lựa chọn rơm khô, đánh giá chất lượng.
- Bước 2: Ngâm rơm khô với nước vôi (1%).
- Bước 3: Rửa sạch nước vôi.
- Bước 4: Phơi, sấy rơm.
- Bước 5: Đánh giá chất lượng, bảo quản và sử dụng.
Tham khảo:
1. Bệnh viêm vú có xuất hiện ở bò sữa tại địa phương em.
2. Tần suất: Thỉnh thoảng mới xuất hiện
3. Biện pháp phòng bệnh: giữ chuồng trại sạch sẽ, khô ráo. Vệ sinh bầu vú sạch sẽ, tránh tác động cơ học vào bầu vú. Biện pháp trị bệnh: Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ thú y. Việc phòng trị bệnh như vậy khá hiệu quả và đảm bảo an toàn cho con người và môi trường.
Bệnh | Nguyên nhân | Phòng bệnh | Đặc điểm |
Lở mồm, long móng | Do virus lở mồm, long móng có vật chất di truyền là RNA thuộc họ Picornaviridae gây ra. | - Kiểm dịch ở biên giới. - Vệ sinh, tiêu độc chuồng trại đúng quy trình, cách li triệt để gia súc bị bệnh, điều trị tích cực, đảm bảo cách li trước khi tái nhập đàn. - Giết mổ gia súc phải thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh thú y. - Tiêm phòng đầy đủ Chưa có thuốc đặc trị. | - Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, mạnh, rộng. |
Tụ huyết trùng | Do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteuralla multocida gây ra. | - Định kì bổ sung sản phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng. - Giữ chuồng trại, bãi chăn thả khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kì. - Tiêm phòng vaccine đầy đủ. - Khi phát hiện gia súc bệnh, kịp thời báo cho thú y địa phương. - Phát hiện sớm bệnh và điều trị bằng thuốc kháng sinh. - Kết hợp tiêm thuốc trợ tim, trợ sức. | Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây tụ huyết từng mảng và xuất huyết ở một số vùng như niêm mạc mắt, miệng, mũi, da. |
Cám, thóc, gạo, cỏ ,...