K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Có 3 nguồn chính sử đề cập đến vụ án Lệ Chi Viên là Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục và Lịch triều hiến chương loại chí.

  • Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư:

Ngày 27 tháng 7 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt quân ở thành Chí Linh, Hải Dương. Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4 tháng 8 (âm lịch) vua về đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia Định (nay thuộc thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy đã vào tuổi 40[8] được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sự xinh đẹp, có tài văn chương, luôn được vào hầu bên cạnh vua. Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất[5].

Các quan bí mật đưa về, ngày 6 tháng 8 (âm lịch) mới đến kinh sư, nửa đêm vào đến cung mới phát tang. Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Ngay sau khi thái tử Bang Cơ mới 2 tuổi lên nối ngôi (tức là Lê Nhân Tông), triều đình bắt Nguyễn Trãi tru di tam tộc vào ngày 16 tháng 8 (âm lịch) năm này[5].

  • Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục[3]:

Tháng 7 âm lịch, Lê Thái Tông tuần hành phía đông, duyệt võ ở Chí Linh, Nguyễn Trãi đón mời, nhà vua đến chơi chùa núi Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi.

Nguyễn Thị Lộ, vợ lẽ Nguyễn Trãi, người đẹp mà lại hay chữ. Nhà vua nghe tiếng, trước đây từng mời đến, phong làm Lễ nghi học sĩ, ngày đêm cho hầu ở bên, nhân đó, sàm sỡ với Thị Lộ. Trong đợt đi tuần phía đông, Thái Tông quay về đến trại Vải làng Đại Lại, huyện Gia Định, thì mắc chứng sốt rét. Thị Lộ vào hầu suốt đêm, nhà vua mất[9].

Trăm quan giấu kín việc này, lặng lẽ rước ngự giá về kinh đô mới phát tang. Người ta đều nói Thị Lộ giết vua, bèn bắt giết Thị Lộ. Ngay sau khi thái tử Bang Cơ mới 2 tuổi lên nối ngôi (tức là Lê Nhân Tông), triều đình bắt và giết Nguyễn Trãi, tru di cả họ. Người ta đều cho là oan[9].

  • Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí[10]:

Năm 1442, Nguyễn Trãi 63 tuổi, vợ Nguyễn Trãi là Thị Lộ, vào hầu vua, dùng chất độc giết vua, triều đình kết án phải giết ba họ.

Trong 3 sách chính sử nêu trên, Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục cùng thống nhất xác nhận Lê Thái Tông bị bạo bệnh mà qua đời, và sau khi thi hài Lê Thái Tông được đưa về kinh đô thì Nguyễn Thị Lộ bị mọi người đồng loạt buộc tội giết vua. Riêng Lịch triều hiến chương loại chí xác nhận Nguyễn Thị Lộ dùng thuốc độc giết vua.

7 tháng 10 2019

  Vụ án Lệ Chi Viên, tức Vụ Án Vườn Vải là một vụ án oan nổi tiếng thời Lê Sơ.Qua vụ án này quan đại thần hành khiển Nguyễn Trãi và vợ là lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ bị triều đình Lê Sơ kết tội giết vua Lê Thái Tông bắt tội chém đầu đến 3 họ nhà Nguyễn Trãi.Đến năm 1464, thời vua Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi được minh oan người con còn sống sót duy nhất của ông là Nguyễn Anh Vũ được cất làm quan huyện bản thân ông được truy tặng tước hiệu.

   Nếu bạn muốn biết chi tiết hơn thì lên google đánh Vụ án Lệ Chi Viên là ra

   Hk tốt!!

#Ly#

 là một vụ án oan nổi tiếng thời Lê sơ. Qua vụ án này, quan Đại thần Hành khiển Nguyễn Trãi và vợ là Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ bị triều đình Lê Sơ kết tội giết vua Lê Thái Tông, bắt tội chém đầu đến 3 họ nhà Nguyễn Trãi.[1]

Đến năm 1464, thời vua Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi được minh oan, người con còn sống sót duy nhất của ông là Nguyễn Anh Vũ được cất làm quan huyện, bản thân ông được truy tặng tước hiệu[2].

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần.

Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước tạ Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên , ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438 – 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442.

Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan.

Nhìn chung, ở cuộc đời Nguyễn Trãi nổi lên hai điêm cơ bản sau:

Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. O*? Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất.

Nhưng Nguyễn Trãi cũng là một người đã phải chiụ những oan khiên thảm khốc, do xã hội củ gây nên cũng tới mức hiếm có trong lịch sử.

1 tháng 2 2018
  1. Một câu chuyện về Nguyễn Trãi 17/08/2006 Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn vai đeo túi nải tới gần ngã ba đường chợt nghe thấy tiếng kêu khóc từ trong làng xa vọng tới. Vừa dừng lại, hai người đã thấy một toán giặc Minh hùng hổ khiêng lợn, gà, gạo từ trong làng đi ra. Mấy đám cháy rồi mấy đám cháy nữa xuất hiện. Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn tái người khi nghe thấy lẩn trong tiếng nổ có những tiếng kêu thảm thiết. Trần Nguyên Hãn bậm môi đưa mắt nhìn Nguyễn Trãi. Hiểu ý, Nguyễn Trãi khoát tay: - Hiện giờ ta chẳng giúp gì được cho dân mọn đâu. Đừng nóng mà hỏng việc. Hai người định quay đi thì lại có tiếng kêu thất thanh. Ngoảnh lại Nguyễn Trãi đã nhìn thấy không chỉ có một toán mà là nhiều toán giặc vừa đánh nhau với trai tráng trong làng vừa lùa vội đàn trâu, bò chạy xông ra đường. Chẳng đành lòng, nhưng nghĩ mình đang phải trốn giặc vào Lam Sơn tìm minh chủ dựng cờ phục quốc, nên Nguyễn Trãi thở dài nói với Nguyên Hãn: - "Chở thuyền làm lật thuyền cũng là dân". Nay giặc Minh tích điều ác, nghịch lòng dân thì chúng càng mau chết. Ta chẳng đang vì cuộc sống no lành của muôn họ đó sao? Thoáng thấy Nguyễn Trãi rơm rớm nước mắt. Trần Nguyên Hãn bối rối xốc túi nải, nét mặt đăm đăm: - Tình hình này ta chẳng thể theo lộ quan tới Lam Sơn được đâu. Đành phải xuyên sơn, chịu vất vả vậy. - Có xá gì! Miễn là tránh được mắt giặc. Ta cứ hướng theo con đường lai kinh mà đi. Rẽ vào đồi rồi Nguyên Hãn còn chưa hết bực: - Đường đất chưa đi được là bao mà bảy lần thấy giặc chặn đường cướp giật, hành hạ dân mình. Tiểu đệ những tưởng chỉ ở nơi hang ổ của giặc, chúng cậy đông mới lộng hành đến thế! Nguyễn Trãi cướp lời: - Trần huynh mãi đọc binh pháp không đi đây đó nên không thấy đó thôi. Tôi chẳng may phải mười năm luân lạc nên mắt thấy tai nghe đã nhiều. Ở đâu có giặc thì ở đó dân làng không được yên sống. Từ lâu vẫn muốn hỏi về việc làm của bạn trong mười năm xa cách nhưng chưa tiện. Nhân Nguyễn Trãi nhắc tới những năm luân lạc, Trần Nguyên Hãn lựa lời hỏi những điều còn băn khoăn: - Kể từ ngày đại huynh bị Trương Phụ bắt giam rồi được tha, người mình khởi binh chống giặc cũng nhiều mà sao đại huynh không theo phò ai cả. Ngay hai vị vương họ Trần dấy binh, thanh thế đã lớn mà nghe ngóng mãi cũng không thấy tiếng đại huynh? Nguyễn Trãi chậm rãi: - Kể về thanh thế thì không chỉ có cuộc dấy binh của Giản Định, Trùng Quang mới là lớn. Và không phải tôi không có ý theo phò. Ngặt vì khởi binh đánh giặc là làm một việc lớn. Mà phàm mưu việc lớn, phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu. Duy nhân nghĩa gồm đủ thì công việc mới thành
  2. được. Lẽ ấy tôi không tìm thấy trong các cuộc khởi binh đánh giặc mà tôi biết. Ngày hai vị vương họ Trần, dẫu có danh tướng Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân giúp rập, đã có lúc lấy được Nghệ An, Thuận Hóa. Nhưng thiếu chiến sách hay nội bộ chia rẽ, lại khôi phục cơ nghiệp nhà Trần, lòng nhân không mong thì nghiệp lớn sao thành? Trần Nguyên Hãn băn khoăn: - Đại huynh nói chí phải. Chính vậy mà tiểu đệ lo không biết hào trưởng Lê Lợi có đúng là người có chí lớn như ta hằng mong không. - Cứ phải mắt thấy tai nghe thì mới chắc. Nhưng cứ như cung cách làm việc của hào trưởng họ Lê thì ta có thể gởi chí mình được. Bắt đầu đường dốc, trời lại tối, hai người ngừng câu chuyện, đổi vai đeo nải vắng bước, người hơi ngả về phía trước. Trên kia, cao hơn cả những ngọn đồ cao nhất, là mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng xa xa, giữa bầu trời ngàn vạn ngôi sao lấp lánh. Nguyễn Trãi giật mình choàng dậy sau giấc ngủ mê mệt, hậu quả của những ngày đi bộ. Chỉ đến lúc nhìn thấy qua rặng cây thưa, dòng sông Bùi kéo thành một vệt dài lấp loáng, lượn giữa hai dãy rừng tối đen, Nguyễn mới nhận ra, mình đang ở trên một quả đồi thuộc vùng Tốt Động. Biết chẳng phải ngủ lại được. Nguyễn Trãi muốn đánh thức Trần Nguyên Hãn dậy để đi cho được đường đất, nhưng thấy bạn ngủ say nên không nỡ. Đêm tĩnh mịch quá. Nguyễn Trãi kêu lên se sẻ. Nguyễn chưa từng sống ở nơi này, trong hoàn cảnh này mà sao cảnh vật đêm nay thân thiết, quen thuộc như đã từng qua. Phải rồi Nguyễn Trãi thầm nhủ. Cũng vẫn những chòm sao tháng mười trên nền trời chuyển lạnh như thế này của hơn hai mươi năm trước, Nguyễn từ biệt Côn Sơn để trở về với cha ở Nhị Khê, sau khi mẹ rồi ông ngoại lần lượt từ trần. Tự dưng nhớ lại chuỗi ngày ấy. Nguyễn thấy thương nhớ cha da diết. Tiếng rằng cha đỗ tiến sĩ lại là con rễ một tể tướng thời Trần, nhưng trước khi đổi tên Nguyễn Ứng Long thành Nguyễn Phi Khanh ra làm quan cho nhà Hồ, cha vẫn phải sống cuộc sống nghèo bằng nghề dạy học. Rồi cũng vào mùa này gần hai mươi năm trước sau khi Nguyễn đỗ Thái học sinh, cùng làm quan một triều với cha, Nguyễn những tưởng được đem tài sức cùng cha giúp Hồ Quý Ly thực hiện những canh tân, làm cho dân giàu nước mạnh. Nhưng giặc Minh xâm lược, cha con Hồ Quý Ly, cùng các triều thần trong đó có cha, đều bị giặc bắt. Khi biết cha sắp bị giải sang Ngô và chuyến đi này không có ngày về, Nguyễn thương khóc cha khôn xiết. Ngày cha và vua tôi Hồ Quý Ly bị giải về Kim Lăng (Nam Kinh), Nguyễn và em là Nguyễn Phi Hùng theo đoàn tù lên tận ải Pha Lũy với ý định sang bên kia biên giới để hầu hạ cha cho đến lúc mảng chiều xế bóng. Bao nhiêu năm đã trôi qua, nhưng cảng vĩnh biệt đau lòng nơi địa đầu tổ quốc ấy, Nguyễn nào quên được. Nguyễn đã bắt gặp cái nhìn vừa âu yếm vừa nghiêm khắc của cha, khi nhân lúc vắng cha vẫy Nguyễn lại gần và bảo: "Con là người có học, có tài nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Như thế mới là đại hiếu. Lọ là cứ phải theo cha, khóc lóc như đàn bà mới là hiếu hay sao?". Nguyễn cứ ân hận mãi lúc đó không kịp giải bày tâm sự, hứa hẹn với cha. Nhưng lời giáo huấn của cha khiến Nguyễn thấu hiểu đạo làm con và bổn phận của người dân trong lúc đất nước bị giặc giày xéo. Thù nhà nợ nước đêm ngày thúc giục Nguyễn Trãi tìm phương nghĩ kế để rửa nhục cho nước nhà. Nhưng từ bấy đến nay việc lớn cứ canh cánh bên lòng mà nào Nguyễn đã làm được gì? Phải chăng Nguyễn đã để năm tháng trôi qua một cách vô ích, hay đã bỏ lỡ nhiều cơ hội gây dựng việc lớn? Nguyễn không tủi hổ với vong linh cha và bổn phận của một người dân; bởi vì hơn mười năm trời qua là hơn mười năm trời Nguyễn lênh đênh nơi góc biển chân trời, tìm người nghĩa khí, ôm ấp hy vọng đánh giặc, giải phóng non sông, đem lại thái bình cho muôn họ.
  3. Nguyễn nhớ lại bài thơ gởi chí mình làm từ ngày mới thoát khỏi tay Trương Phụ, Nguyễn đọc nhỏ: "Thần châu từ thuở nỗi can qua Rên xiết muôn dân đến thế mà Tử Mỹ ôn trung Đường xã tắc Bá Nhân chan lệ Tấn sơn hà Thu về đất lạ lòng nhiều cảm Đời biến lâu nay khách chóng già Ba chục năm trời danh tiếng hão Quay đầu muôn việc giấc nam kha" Kể từ ngày đến Lam Sơn, Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn phải làm những công việc về nghề nông do Lê Lợi cắt đặt. Nguyễn thấy rõ, Lê Lợi có tài điều khiển công việc, nhất là lòng độ lượng bao dung đối với mọi người. Nguyễn đã dày công để tâm dò xét động tĩnh của Lê Lợi nhưng ngoài mấy nhận xét: Lê Lợi thường mua dầu nhiều hơn rượu, đêm đêm hay vắng nhà, tính tình trầm ngâm, kín đáo. Nguyễn không còn biết gì hơn. Tuy chưa đến nỗi thất vọng về con người mà ngày đêm Nguyễn hy vọng gởi chí mình, nhưng rõ ràng trong đám lá xanh thắm của niềm tin ấy, đã điểm những chiếc lá vàng. Vì vậy, đêm nay Nguyễn phải quyết dò xem thực hư việc Lê Lợi dựng cờ phục quốc! Nguyễn không thể cứ sống nửa tin nữa ngờ trong lúc mối nhục mất nước, cảnh giặc nướng dân đen vùi con đỏ vẫn ngày đêm giày vò tâm can Nguyễn. Trời vừa tối, thấy Lê Lợi vắng nhà, Nguyễn Trãi bèn vào rừng trèo lên một cây cao, nhìn bao qusát bốn phía. Bỗng từ hang núi cách khá xa trang trại của Lê Lợi, thấp thoáng có ánh lửa hắc ra. Đoán Lê Lợi đang họp hội kín ở đó, Nguyễn Trãi hồi hộp lần mò tìm đến. Vừa tới cửa hang, Nguyễn đã nhìn rõ Lê Lợi cùng với chừng mười người nữa đang xúm quanh chiếc bàn đá, trên bàn bày biện nhiều sách mà Nguyễn nhận ra là các sách binh thư. Hồi hộp xen lẫn sung sướng. Nguyễn Trãi thấy Lê Lợi nói với mọi người: Thế là mọi việc đã cắt đặt đâu vào đó. Các ngươi hãy gắng vì nghĩa lớn để rửa nhục mối hờn mất nước. Không nén được niềm vui quá lớn và đột ngột, Nguyễn Trãi vừa tiến vào hang vừa nói, giọng xúc động: - Thưa chúa công! Bao năm nay đây mai đó tìm người nghĩa khí, tôn phò minh chủ, bàn kế cứu nước, tới nay tôi mới gặp. Lê Lợi giật mình tuốt gươm xông tới phía Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi ngỡ ngàng dừng lại: - Tôi đến đây xin làm nông phu chính là vì công việc phục quốc của chúa công. Nghe ra Lê Lợi vất gươm, mời Nguyễn Trãi ngồi hỏi chuyện. Khi biết người mới vào là danh sĩ Nguyễn Trãi, con Trung thư thị lang, Hàn lâm viện học sĩ Nguyễn Phi Khanh. Lê Lợi và mọi người mừng vui khôn xiết. Lê Lợi nắm tay Nguyễn Trãi, cung kính nói: - Thật là trời đã đem đến cho ta một lương phụ. Lê Lợi lần lượt giới thiệu những người xung quanh với Nguyễn Trãi. Lại một lần nữa, Nguyễn Trãi sửng sốt nhận ra tên tuổi nhiều người đã từng nghe nhưng chưa biết mặt. Nhưng nhớ ra điều gì hệ trọng, sau một phút tần ngần, Nguyễn Trãi rút từ trong tay áo tập sách đưa đến trước mặt Lê Lợi: - Nhân đọc binh thư, lại phần nào thấu được lòng dân, xét được địch tình trong những năm luân lạc, tôi làm ra
  4. Bình Ngô sách này, mong có ngày dùng đến. Nay dâng chúa công xem xét. Trong lúc Lê Lợi trân trọng đón lấy Bình Ngô sách, Lý Triện, Phạm Văn Xảo, Đinh Lễ kéo Nguyễn Trãi đến gần mình vui vẻ nói: - Anh em tôi vẫn đoán sẽ có ngày tiên sinh tìm đến và dâng diệu kế. Nguyễn Trãi mỉm cười: - Trãi này nghe chúa công chiêu hiền đãi sĩ, mưu dấy binh thư lại mười lăm đạo nước ta đã mất, nên cùng Trần Nguyên Hãn tìm đến. - Cả Trần tiên sinh đã tới rồi ư Lê Lợi đột ngột quay phắt về phía Nguyễn Trãi, hỏi: - Thưa chúa công, người nông phu vừa đến với tôi chính là Trần huynh đó. Lê Lợi giọng vui hẳn lên: - Trời đã cho ta quân sư lại thêm một danh tướng. Có nhân tài giúp rập, việc lớn ắt mau thành. Từ đấy, mừng vì tìm được minh chủ, lại được minh chủ chấp nhận Bình Ngô sách, giữ luôn bên mình bàn đại sự, Nguyễn Trãi phấn chấn để hết tâm trí giúp Lê Lợi trong mọi việc. Một hôm nhân dân Lam Sơn xôn xao có nhiều người nhặt được lá rừng ghi tám chữ: "Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần". Tin kỳ lạ đó được kể lại, truyền đi như lệnh trời truyền xuống, gây nên những chấn động mạnh mẽ trong nhân dân. Nghĩa quân đem lá nộp cho các tướng. Các tướng nộp cho Lê Lợi. Lê Lợi lúc đầu cũng ngạc nhiên. Nhưng sau khi xem xét thấy rõ có người dùng mỡ viết lên lá, kiến ăn mỡ hiện lên thành chữ thì biết ngay là kế của ai rồi. Cầm một chiếc lá đặt trước mặt Nguyễn Trãi, Lê Lợi mỉm cười nói: - Chẳng hay "Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần" là ý trời đã định thực chăng? Nguyễn Trãi bình thản trả lời: - Thưa chúa công! Cho là ý trời cũng đúng vì giặc thì dùng chính lệnh khắt khe, hình phạt tàn khóc, làm việc bạo tàn, khiến thần dân đều căm giận. Ta khởi binh chống giặc, giải thoát cho dân là làm theo lòng dân. Thuận lòng dân thì sống, nghịch lòng dân thì chết. Ý dân là ý trời. Cho nên cho là ý trời đã định thì cũng thế. Lê Lợi gật gù: - Ta có lời khen ngợi diệu kế của của quân sư đó. Cũng từ đó, hào trưởng các nơi tìm đến ngày một nhiều. Trai tráng trong vùng đến xin theo nghĩa quân ngày càng đông. Núi rừng Lam Sơn náo động tiếng reo hò của nghĩa quân, đang ngày đêm luyện tập võ nghệ. Thấy cuộc dấy binh đã thuận lợi, ngày mồng hai tháng giêng năm Mậu Tuất theo yêu cầu của Nguyễn Trãi và các tướng, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương và xuất quân dẹp giặc cứu dân. Chiếc lầu trúc cao ngất được dựng lên vội vã ngay trên bãi đất trước làng Bồ Đề. Trên tầng lầu thứ hai, trước
  5. chiếc kỷ thấp, giấy bút, nghiên mực bày biện sẵn sàng, Nguyễn Trãi đang đăm chiêu suy nghĩ về việc vào thành Đông Quan dụ hàng Vương Thông ngày hôm sau. Nguyễn biết, vào gặp tên giặc cáo già, lắm quỷ kế trong lúc hắn còn hy vọng trông chờ viện binh, không phải không nguy hiểm. Nhưng Nguyễn có chính nghĩa, có lẽ phải, và Nguyễn nào quản đến tính mạng mình. Điều Nguyễn đang bận tâm là phải tìm một đối sách thích hợp: Vừa cứng rắn, vừa mềm mỏng cốt làm cho Vương Thông nhận rõ điều hơn lẽ thiệt. Nay quân giặc tâm trí đã nản, kế đã cùng, nhưng Vương Thông đường đường là một tên đại tướng, hắn cần giữ thể diện. Nếu không mở mắt cho hắn thấy vua Tuyên Đức nhà hắn đang bận cuộc chiến tranh với Thát Đát, nhất là để hắn thấy rõ lòng nhân nghĩa cao cả của vua ta, thì không dễ hắn đầu hàng. Nhớ tới những lần đã vào thành giặc dụ hàng, Nguyễn thấy rõ, mỗi lần giáp mặt với chúng, tuy nguy hiểm, nhưng đễ cảm hóa được chúng hơn. Ý nghĩ ấy củng cố thêm quyết định của Nguyễn lần vào Đông Quan này. Bỗng tự trong làng, tiếng trẻ nhỏ hát vọng lên lầu nghe rõ mồn một: "Nhong nhong ngựa ông đã về Cắt cỏ Bồ đề cho ngựa ông ăn". Câu hát ngộ nghĩnh lặp đi lặp lại, khiến Nguyễn bất giác mỉm cười. Nguyễn rời chiếc kỷ, bước ra hiên lầu, hướng về phía lũ trẻ vừa hát vừa cắt cỏ. Tiếng hát trẻ thơ lại được cất lên trên mảnh đất này, mảnh đất mà tháng trước còn rên xiết đau thương nằm trong tay giặc. Và, không phải chỉ có cái làng nhỏ bé này, mà là cả một vùng non sông rộng lớn đã như sống lại từ khi nghĩa quân của Lê Lợi và Nguyễn Trãi trùng điệp kéo về, vây chặt lấy Đông Quan, căn cứ lớn cuối cùng của giặc. Phải, Nguyễn Trãi xúc động thầm nhủ, nghĩa quân đã về. Nghĩa quân đã về trong sự đón tiếp ân cần ruột thịt của nhân dân suốt các ngả đường hành quân và cả trong tiếng hát ngộ nghĩnh nở trên môi các bé. Nhưng để có được chiến thắng này thật không dễ dàng. Nguyễn Trãi bỗng nhớ lại cuộc hành quân thần tốc, táo bạo của nghĩa quân Lam Sơn tiến ra Bắc mấy tháng trước. Lúc ấy cả miền đất rộng lớn từ Hải Vân đến Tam Điệp, quân giặc chỉ còn cố thủ ở các thành Tây Đô, Diễn Châu, Nghệ An và Thuận Hóa. Chúng đang ngày đêm trông chờ viện binh ở Đông Quan vào cứu. Thấy sức mình đã mạnh, Lê Lợi có ý định đem quân ra Bắc đánh thẳng vào Đông Quan, thì lại được tin vua Minh cử Thành Sơn hầu Vương Thông, đốc xuất mười vạn tinh binh sang tăng viện và trao Vương Thông quyền thống lĩnh toàn quân thủy bộ thay Trần Trí. Thấy quân giặc tăng viện, nhiều tướng nghĩa quân ngần ngại chưa muốn tiến quân ra Bắc. Lê Lợi phân vân hỏi Nguyễn Trãi: - Khi trước quân sư nói, thấy giặc mạnh thì phải tránh trong sự đánh nhau, thấy đánh lâu mới thắng thì nhục đồ binh khí. Ta đã nghe quân sư chỉ vậy không cốt hạ thành Nghệ An để chia quân đi đánh các nơi sơ hở của giặc. Đó là diệu kế. Nhưng nay mười vạn tinh binh của Vương Thông đã ngạo nghễ vào đất Bắc. Chẳng hay nếu ta tiến quân ra đó là đánh vào chỗ mạnh của giặc chăng? Hiểu được tâm trạng của Lê Lợi, Nguyễn Trãi đáp: - Tâu Vương thượng! Trong lúc giặc tăng viện cho thành Nghệ An ta lấy Diễn Châu, Thanh Hóa là tránh chỗ thực, đánh chỗ hư, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu! Nhưng trong cách dụng binh cũng có lúc phải mau chóng như thần, máy then đóng cửa như bánh xe chuyển, như đám mây bay, trong khoảng chốc lát chợt nóng chợt rét, thay đổi khôn lường thì mới dành được thắng lợi. Nay tiến ra Bắc, giặc Minh đông, ta phải ở thế lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh. Nhưng nếu dùng kỳ binh đánh quân hăng, lừa quân mệt, được thời có thế, hợp với lòng dân thì yếu hóa mạnh. Dám mong Vương thượng cứ cho quân tiến đánh. Lê Lợi không dấu được niềm vui: - Quân sư nói chính hợp ý ta.
  6. Rồi ngay đêm ấy, trái với phán đoán của nhiều tướng, Lê Lợi cho hội binh ở Lỗi Giang rồi cữ ba đạo quân theo ba đường khác nhau do các tướng Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Trịnh Khả, Bùi Bị, Lưu Nhân Chú, Đinh Lễ, Nguyễn Xí đem tám ngàn quân và ba thớt voi rầm rộ tiến ra Bắc. Khuyên Lê Lợi tiến quân nhưng thấy quân mình quá ít so với giặc, nên dù tin vào chiến thắng, Nguyễn Trãi vẫn không khỏi lo lắng từng ngày trông chờ tin tức. Chỉ hơn nửa tháng sau, tin đạo quân Phạm Văn Xảo đốc xuất đã thắng lớn ở Ninh Kiều diệt hai ngàn giặc truyền về khiến cho Lê Lợi và Nguyễn Trãi thêm vững tin vào chiến sách của mình. Rồi trận Cầu Mới, Xa Lộc; đặc biệt trận thắng lẫy lừng ở Tốt Động, Chúc Động làm cho Nguyễn Trãi xúc động đến cả đêm không ngủ. Thế là chỉ mấy nghìn quân của Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Đinh Lễ, Nguyễn Xí đã cả phá mười vạn tinh binh của Vương Thông, giết đến năm vạn quân địch, bắt sống đến một vạn tên, làm tiêu tan mọi quỷ kế của Vương Thông. Khao quân sau trận đại thắng ấy, Lê Lợi liền rời đại bản doanh từ Lỗi Giang ra Bắc, và đội binh do Lê Lợi, Nguyễn Trãi thân đốc xuất đã đánh thẳng tới Đông Quan, dồn giặc Minh như lũ chuột chạy vào thành. "Nhong nhong ngựa ông đã về Cắt cỏ Bồ đề cho ngựa ông ăn". Tiếng hát của các em bé lúc xa, lúc gần lại cất lên. Tiếng hát kéo Nguyễn Trãi trở về thực tại. - Thưa quân sư, Vương thượng cho lệnh triệu quân sư, Nguyễn Trãi giật mình quay lại thấy người nghĩa quân đang đứng ở bậc lên xuống của từng lầu. Nguyễn Trãi trìu mến nhìn người nghĩa quân: - Ngươi đi về. Ta sẽ lên ngay. Nguyễn Trãi đi lên tầng lầu thứ nhất. Theo hướng đó, Nguyễn nhìn rõ thành Đông Quan hiện còn trong tay giặc, nằm phơi mình run rẩy. Vừa trông thấy Nguyễn Trãi, Lê Lợi đứng dậy đón và vui vẻ nói: - Lưu Thanh đem quân thành Tam Giang ra hàng. Thế là chỉ hai tuần trăng ta đã thu được các thành Nghệ An, Điêu Diêu, Diễn Châu, Thị Cầu, Tam Giang không tốn một mũi tên. - Thế còn các thành Tây Đô, Tân Bình, Thuận Hóa, Khâu Ôn, Xương Giang thần cũng đã có thư dụ? - Chỉ cần Xương Giang, Khâu Ôn chưa hàng mà thôi. Ta có lời khen mừng quân sư đó. - Người Ngô hình nặng chính ác, mất hết lòng người. Vương thượng thì lấy nhân thay bạo, lấy trị thay loạn, bởi vậy, sĩ dân thỏa tấm lòng trung nghĩa, gắng rửa cái hổ lớn cho đất nước. Còn công của thần đâu đáng kể. Rồi đổi giọng, Nguyễn Trãi tiếp. Hiện Vương Thông xin hòa, hẹn ngày đầu hàng, nhưng quân giặc trong thành vẫn đào bới, khiêng vác nhốn nháo. Rõ là chúng chưa thật bụng. Lê Lợi giận dữ: - Đồ phản trắc! Quân sư hãy viết cho nó bức thư nữa, nói rõ điều hay lẽ thiệt cho nó biết. Bằng không, ta đã
  7. động binh thì quân chúng sẽ không còn mảnh giáp. Bỗng tầng lầu rung lên tiếng chân người vội vả. Xoay người về phía cửa, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã thấy một nghĩa quân mồ hôi đẫm áo vừa thở gấp, vừa rút từ tay áo cuộn giấy bọc sáp, cung kính đưa cho Lê Lợi. - Tâu Vương thượng! Có tin cấp báo từ Pha Lũy gửi về. Chuyển bức thư đã xem xong cho Nguyễn Trãi, Lê Lợi nói qua hàm răng nghiến chặt: - Thằng nhãi Tuyên Dức! Mi lại sai mười lăm vạn viện binh cố tình gây thảm họa binh đao với ta. Lập tức, Lê Lợi cho triệu các tướng đến lầu Bồ Đề ngay đên ấy. Trong buổi họp, nhiều tướng xin hạ gấp thành Đông Quan rồi dốc toàn lực ra đánh quân cứu viện của giặc. Nhưng y theo kế của Nguyễn Trãi, Lê Lợi nói với các tướng: - Đánh thành là hạ sách, ta đánh thành vững hàng tháng, hàng năm không hạ nổi, quân ta sức mệt, khí nản. Nếu viện binh của giặc đến thì mặt trước mặt sau lưng đều bị giặc đánh, đó là con đường nguy. Sao bằng nuôi lấy sức quân, giữ lấy nhuệ khí để đợi viện binh của giặc. Viên binh của giặc bị phá thì quân trong thành tất phải hàng. Làm một việc được cả hai, đó mới là toàn kế vậy! Nguyễn Trãi nói tiếp những điều đã bàn với Lê Lợi: - Trong hai đạo viện binh của giặc thì đạo của Kiềm Quốc công Mộc Thạnh có tuổi, trải việc đời đã nhiều, đường đi lại hiểm trở, tất hắn không chịu tiến binh một cách sốc nổi. Còn đạo của An Viễn hầu Liễu Thăng cậy có quân lắm, ngựa nhiều, hắn ỷ thế khinh thường ta mà tiến quân ào ạt. Vậy ta phải dốc sức diệt đạo viện binh này. Diệt được đạo quân này thì đạo quân Mộc Thạnh không đánh mà tan; Vương Thông cùng kế phải xin hàng. Ngừng một lát, Nguyễn Trãi tiếp hướng về phía Lê Lợi: Còn lẽ nữa, theo ý thần, muốn chắc thắng đạo binh mười vạn của Liễu Thăng trước, phải hạ kỳ được thành Xương Giang đã. Bởi vì thành Xương Giang nằm trên lộ Lạng Sơn đến Đông Quan đánh Xương Giang là đánh thông đường để đại binh ta lên tận Lạng Sơn chặn giặc. Một nghĩa quân phóng ngựa vun vút vào danh trại. Nhảy từ trên mình con chiến mã đã sủi bọt mép xuống đất, người nghĩa quân vội lên chiếc lầu vút cao nhất. Tâu Vương thượng, thưa quân sư, người nghĩa quân vừa thở gấp vừa nói, quân ta đã đại thắng: Liễu Thăng bị chém ở núi mã An cùng với hơn vạn đầu giặc. Thôi Tụ, Hoàng Phúc bị lừa đến Xương Giang rồi bị bắt sống. Tiểu thần được lệnh đi gấp về báo tin và nộp các ấn tín của bọn tướng giặc. Lê Lợi, Nguyễn Trãi vui mừng khôn xiết. Rồi, sau khi thân mặt phủi lớp bùn trên tà áo chẽn của người nghĩa quân và tiễn ra tới cửa, Nguyễn Trãi trở lại nói với Lê Lợi: Vận nước thế là đã định đoạt. Thần kính mừng Vương thượng! Lê Lợi cảm động: - Nếu ta nghe lời các tướng dốc sức đánh Vương Thông trước rồi mới cự với Liễu Thăng hoặc không gấp hạ thành Xương Giang thì ta đâu thắng lợi nhanh chóng dường này. Chiến thắng này là nhờ chiến sách của quân sư. Không có quân sư ta không có ngày nay.
  8. Tiếng reo hò mừng tin thắng lớn của nghĩa quân làm náo động cả quân doanh. Hòa trong niềm vui đó, Lê Lợi mỉm cười với Nguyễn Trãi: - Bây giờ quân sư định liệu thế nào? Như đã lường trước sự việc, Nguyễn Trãi đáp: - Mộc Thạnh chưa chịu tiến binh. Vương Thông quỷ quyệt phản trắc là trông vào toán viện binh của Liễu Thăng. - Bây giờ ta gửi cho mỗi tên tướng giặc ít tù binh cùng với sắc thư, phù tín, ấn chương của Liễu Thăng, Lê Lợi tươi cười ngắt lời Nguyễn Trãi, thì Mộc Thạnh chỉ có chạy, Vương Thông chỉ có hàng. Ý quân sư định thế chứ gì? - Tâu Vương thượng Nguyễn Trãi phấn chấn đáp: Quả là ý thần định thế. Nhưng "Chó cùng rứt giậu" nên vẫn phải đề phòng chúng liều chết. Vương thượng nên mật sai Phạm Văn Xảo một phen ra tay đánh Mộc Thạnh. Còn thần xin hạ lệnh cho các tướng vây chặt Đông Quan, một mặt dụ hàng, một mặt sẵn sàng giáp chiến. Lê Lợi trầm ngâm: - Lòng nhân nghĩa của quân sư cảm hóa được cả cỏ cây, muôn vật. Nhưng lần này Vương Thông còn tráo trở thì chúng không còn được tha tội chết. Đêm đã gần sáng mà Nguyễn Trãi vẫn chong đèn ngồi trước kỷ cắm cúi viết. Nguyễn không còn nhớ là Nguyễn đã thức mấy đêm như thế, và không phải Nguyễn không khỏi cảm thấy mệt mỏi. Song, niềm vui thắng trận, mong ước sắp rửa được nợ nước thù nhà, đã tiếp sức cho Nguyễn. Không vui sao được, khi mấy hôm trước, tin đạo viện binh của Mộc Thạnh bị đánh tan, Mộc Thạnh phải một mình một ngựa chạy tháo thân về nước. Còn Vương Thông, dẫu có cứng cổ chưa hàng, nhưng trước sau hắn sẽ phải đầu hàng. Nguyễn đang viết thơ thảo Bình Ngô đại cáo theo ủy thác của Lê Lợi. Nguyễn say sưa sống lại từng chặng gian nan của cuộc kháng chiến với tất cả sự rung động sâu sắc của tâm hồn mình. Nguyễn dừng bút, ngả người trên thành ghế cầm lấy bản thảo, đọc lại mấy đoạn đã viết từ đêm trước: "... Xét như nước Đại Việt ta Thật là một nước văn hiến... Trải Triệu Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương. Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Mà hào kiệt không bao giờ thiếu..." Nguyễn đọc lại hai lần đoạn văn và hài lòng vì nó đã lột tả được lòng tự hào về non sông đất nước; đặc biệt tuyên ngôn được dụng ý; nước Đại Việt và nước Ngô đều từng làm chủ một phương như nhau. Đọc lại, nhưng có lúc Nguyễn Trãi phải nghiến răng lại, có lúc muốn đứng vùng lên y như Nguyễn tận mắt nhìn giặc Minh hành hạ dân mình: "... Thui dân đen trên lò bạo ngược Vùi con đỏ dưới hố tai ương Dối trời lừa người, kế gian đủ muôn nghìn khóe Cậy binh gây hấn ác chứa gần hai chục năm..." Nguyễn đọc tiếp:
  9. "...Chính lúc nghĩa binh mới nổi. Là lúc thế giặc đang hăng..." Nguyễn buông tập giấy, đắm mình trong suy tưởng. Mười năm trời! Mười năm nằm gai nếm mật: "... Khi Linh Sơn lương cạn mấy tuần: Lúc Khôi Huyện quân không một lữ..." Nhưng cũng là mười năm bền bỉ, dẻo dai, mưu trí và dũng cảm, quyết tâm chống giặc để những chiến công chói lọi nở hoa và ghi khắc mãi vào sử sách, vào lòng người. Hào hứng ôn lại từng trận chiến thắng của nghĩa quân; nhớ lại lúc nghĩa quân bị tổn thất nặng nề, phải rõ nước mặt thịt voi trận mà nay nghĩa quân đã trùng trùng, điệp điệp đang xiết chặt lấy Đông Quan, Nguyễn tưởng như mình đang đi giữa hàng quân, giẫm lên xác giặc. Nguyễn ghi vội những ý mới nảy. "... Voi uống nước, nước sông phải cạn. Gươm mài đá, đá cũng phải mòn Tổ kiếm hỏng làm toang đê vỡ Trận gió rung rụng trúc lá khô..." Nguyễn lại ngả người vào thành ghế, căng óc tìm ý rồi lại viết. Cho đến lúc phải lên đèn, Nguyễn mới viết những câu cuối, lòng phấn chấn lạ thường: "... Ôi một gươm đại định tạo thành công nghiệp vô song Bốn biển lặng yên, rộng ban duy tân tuyên cáo. Báo cáo xa gần mọi người cùng nghe". Lê Lợi cho mời Nguyễn Trãi vào đại bản doanh Bồ Đề để cùng tiếp sứ của Vương Thông, Sơn Thọ đến "Xin hòa" và rút quân về nước. Nghe Nguyễn Trãi, Lê Lợi ưng thuận cho hòa. Nhưng lúc ấy, các tướng lĩnh vì hờn căm sự tàn ngược của giặc nên đã khẩn khoản xin đánh. Một lần nữa, Lê Lợi lại hỏi ý kiến Nguyễn Trãi, nhân thể để Nguyễn nói với các tướng, Nguyễn Trãi tâu: - Giặc Minh hung tàn, lòng người chứa oán đã sâu, nay muốn giết hết bọn chúng đi để trả thù xưa không phải là không có lẽ. Tình hình quân giặc lúc này, mình muốn phá vào xào huyệt, ăn gan uống máu để rửa mối thâm thù không phải là một sự khó khăn. Nhưng thần trộm nghĩ như vậy sẽ kết mối thù với triều Minh quá sâu... Chi bằng ta thừa lúc này, kẻ kia lâm vào thế cùng, mà cùng họ hòa hiếu để tạo phúc cho cả sinh linh hai nước. Lê Lợi và các tướng đều nghe theo. Ngày 22-11-1427, ở ngoại cửa Nam thành Đông Quan, một đài cao được dựng lên vội vã. Bọn Vương Thông mở cửa thành lúc nhúc chui ra làm lễ tuyên thệ trước mặt Lê Lợi, Nguyễn Trãi và các tướng nghĩa quân xin nộp thành để bảo toàn tính mạng rút về nước. Tám vạn quân giặc sống sót sau đó lủi thủi ra đi. Trong lễ chiến thắng tưng bừng ấy, Lê Lợi, Nguyễn Trãi dẫn đầu đoàn quân rầm rộ tiến vào Đông Quan. Đã được trở lại tự do nhưng Nguyễn Trãi buồn lắm. Dù Nguyễn Trãi vẫn được phong tước Quan phục hầu; về quan chức, Nguyễn vẫn giữ chức Nhập nội hành khiển làm bộ thượng thư, kiêm quản công khu mật viện như
  10. khi luận công ban thưởng sau chiến thắng giặc Minh, Nhưng Nguyễn không được vua Lê Thái Tổ tin dùng nữa. Nguyễn không lạ gì Hàn Tín trước khi bị Hán Cao Tổ giết đã biết rằng, những kẻ dùng mình khi sẽ không dùng mình khi đế nghiệp đã thành. Nguyễn còn hiểu về cuối đời Lê Lợi lâm bệnh, thái tử Nguyên Long còn nhỏ, lại ham chơi bời nên rất lo ngại uy tín của một số công thần. Nguyễn chưa gặp phải nạn lớn là vì trong tay Nguyễn không có binh quyền; có lẽ còn vì đời Nguyễn quá trong trắng, đến nỗi vua khó gán tội cho Nguyễn. Nguyễn vẫn còn làm quan. Nhưng làm quan mà như đi ở ẩn. Nỗi khổ tâm bị Lê Lợi bạc đãi; cảnh sống nghèo túng giày vò khiến Nguyễn phải bậm môi, kìm nước mắt khi gửi nỗi lòng vào bài thơ mới viết. Nguyễn ngậm ngùi đọc lại: "Góc thành Nam lều một gian No nước uống thiếu cơm ăn Con đòi trốn dường ai quyến Bầy ngựa gầy thiếu kẻ chăn Ao bởi hẹp hòi không thả cá Nhà quen xú xứa ngại nuôi vằn. Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải Góc thành Nam lều một gian" Tuy nhiên, Nguyễn không cực lòng vì phải sống trong cảnh nghèo túng. Nguyễn bao giờ chẳng tự nhủ: "Bữa ăn dù có dưa muối Áo mặc nài chi gấm là". "Hài cỏ đẹp chân đi đủng đỉnh Áo bô quen cật vận xênh xang" Điều khiến cho Nguyễn đau đớn, thất vọng là hoài bão trị nước, an dân, giúp nghiệp trị bình thế là không làm được. Từ những ngày còn đọc binh thư, Nguyễn đã ước rằng, sau khi đánh đuổi được giặc Minh, sẽ xây dụng một xã hội thịnh trị như vua Nghiêu, vua Thuấn. Xã hội mà Nguyễn muốn kiến lập sau khi đuổi giặc Minh là xã hội mà vua phải xứng đáng làm vua. Người làm vua "Phải trọng nhân nghĩa" làm điều nhân nghĩa, phải "Thích nghe, thích xét", phải "Rũ lòng thương yêu muôn dân", "Chớ thưởng bậy vì tư ân", "Chớ phạt bừa vì tư nộ". Sau vua, Nguyễn chú ý đến những người "Cư quan nhiệm chức". Nguyễn muốn "Người có chức vụ coi quân trị dân", phải theo đạo nhân nghĩa của vua. Người đó không được "Che ác với vua" không "Kết lập bè đảng", không "Vụ ích cho riêng mình". Người "Cư quan nhiệm chức còn phải là người rất thẹn thùng" về "đẹp cung thất, cao đài tạ", và cũng "Thẹn thùng" về những việc làm "Theo ý mình, ức lòng người". Họ phải luôn nhớ rằng "Những quy mô to lớn, cao lồng lộng đều là sức lao khổ của nhân dân", khi "Ăn lộc" phải "đền ơn kẻ cấy cày", không được "Sưu cao thế nặng, vơ vét của dân cho nhiều". Khuyên răn của người khác, trước hết Nguyễn tự răn mình: "Cơm kẻ bất nhân ăn, ấy chớ Áo người vô nghĩa mặc, chẳng thà" Nguyễn luôn tự nhủ lòng: "Lòng thề bạc đen dầu nợ biến Ta thì nhân nghĩa chớ loàn đan".
  11. Sống giữa triều đình phong kiến, Nguyễn chưa bao giờ mưu cầu cuộc sống giàu sang phú quý. Nguyễn luôn vui với cuộc sống giản dị, thanh cao và khuyên mọi người sống giản dị, thanh cao, Nguyễn nhớ Đỗ Mộng Tuân, bạn đỗ cùng khoa với Nguyễn, có lần đi Côn Sơn phải nói: "Nhà quan tri tam quán sự mà lạnh lẽo như một dòng nước; bốn vách trống trải xác xơ nhưng rất giàu sách vở". Nguyễn lặng đi ngồi suy tưởng. Nguyễn cũng không nhớ Nguyễn ngồi như thế từ bao giờ, Nguyễn chỉ thấy càng suy tưởng càng thấy chản nản. Nguyễn tự hỏi: Phải chăng, ước muốn một xã hội thịnh trị, mọi người đều no đủ, thư thái "Mặt trời mọc thì đi làm, mặt trời lặng thì đi ngủ, đào giếng mà uống, cày ruộng mà ăn" là trái với ý vua Thái Tổ. Lại nữa, cuộc sống thanh đạm, vui với cái nghèo của Nguyễn, cũng là một cớ để bọn Lê Sát, Lê Vân ghen ghét, kéo bè đảng chống lại Nguyễn? Không thể khác được, Nguyễn Trãi quyết định trở về Côn Sơn với tâm sự u uất: "Ngoài năm mươi tuổi chân thế Ất đã tròn bằng nước ở bầu". Trở về Côn Sơn vui với rặng thông, rừng trúc, lánh xa triều đình bội bạc, Nguyễn Trãi thấy tâm hồn thư thái đôi chút. Chưa lúc nào Nguyễn làm nhiều thơ như là lần trở về Côn Sơn này. Làm thơ để nói ý mình về nhiều lẽ đời, đã thực sự trở thành niềm vui của Nguyễn. Mang theo tâm sự của con người thất vọng trước những hoài bão lớn, Nguyễn biết dù thơ vẫn có cái hùng, cái đẹp của tạo vật, nhưng không giấu được nỗi buồn trải ra mênh mông. Nguyễn đọc lại bài "Côn Sơn ca" vừa làm hôm trước mà lòng còn xúc động: "Côn Sơn có khe Tiếng nước chảy rì rầm Ta lấy làm đàn cầm Côn Sơn có đá Mưa xối rêu xanh đậm Ta lấy làm chiếu thảm Trong núi có thông Muôn dặm rờn rờn biếc một vùng Ta tha hồ nghỉ ngơi ở trong Trong rừng có trúc Nghìn mẫu in biếc lụa Ta tha hồ ngâm nga bên gốc..." Nguyễn dừng lại thở dài ngao ngán. Nguyễn đã muốn đắm mình trong muôn màu hoa lá để làm kẻ "Di thần di lão" mà cảnh như sinh tình, nhắc nhở: "... Người sao còn chửa đi về Nửa đời bụi bặm còn lăn lóc Muôn chung nghìn đỉnh có làm gì Nước lã cơm rau miễn tri túc..." Nguyễn Trãi lướt qua để đọc phần cuối, lòng băn khoăn như khi hạ bút làm thơ: "... Người đời trăm tuổi Rốt cuộc như thảo mọc Vui buồn lo sướng đổi thay nhau Một tuổi một héo vẫn tương tục
  12. Cồn hoang lầu đẹp cũng ngẫu nhiên Chết rồi ai vinh với ai nhục? Nhân gian nếu có bọn sao do Khuyên hãy nghe ta ca một khúc. " Trở về Côn Sơn vùng ra khỏi vòng vây ngột ngạt của bọn Lê Sát, Lê Vân, Nguyễn không muốn nhắc đến chúng nữa. Nhưng Nguyễn không làm được điều ấy. Nguyễn vẫn thấy được bọn tham quan như loài cỏ xấu, cứ mọc lên xanh tươi mà Nguyễn thì bất lực chưa chặn chúng lại được, Nguyễn cầm bút ghi ý thơ: "... Lòng người một sự yêm chưng một Đèn khách mười thu lạnh hết mười. Phượng những tiếc cao, diều hãy lượn Hoa thì hay héo cỏ thường tươi". Có lúc Nguyễn định yên tâm với việc "Cày nhàn câu vắng" nhưng Nguyễn nào hết băn khoăn: " Còn một lòng âu lo việc nước Đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung " Vì vậy, sau khi Lê Lợi chết, được vua Lê Thái Tôn vời đến, Nguyễn Trãi lại sẵn lòng ra giúp nước. Ngay từ những ngày trở lại triều đình, thấy vua còn trẻ lại ham chơi bời, mặc cho bọn Lê Sát lộng hành Nguyễn không khỏi băn khoăn. Nhưng tin vào sự trong sạch của mình, lo đến dân đến nước, Nguyễn yên lòng gánh vác công việc. Nhưng bọn tham quan đâu có để cho Nguyễn làm việc. Năm 1434, vua Lê Thái Tôn sai Nguyễn Trãi viết biểu văn để sang nhà Minh cầu phong. Tờ biểu viết xong, viên nội mật viện Nguyễn Thúc Huệ và viên học sĩ Lê Cảnh Xước muốn đổi mấy chữ. Vốn đã biết bọn này dốt nát lại hay đục khoét dân, bè đảng của đại tư đồ (Tể tướng) Lê Sát, Nguyễn trãi nổi giận mắng chúng: - Đổi với chác gì? Các ông giỏi sao không viết thay tôi? Hiện nay trong đương hạn hán mà sở dĩ có tai nạn ấy chính là tự lũ các ông. Các ông chỉ là đồ thích sưu cao thuế nặng vơ vét của dân cho nhiều, nên trời mới giáng tai tỏ ý trừng phạt. Thúc Huệ đem lời Nguyễn mách với Lê Sát, Lê Vân. Bị chỉ trán vạch tên, bọn chúng lồng lộn tức tối. Theo lệnh của Lê Sát, Lê Vân tức tốc gặp Nguyễn Trãi, mặt tái đi vì tức giận: - Gây ra tai nạn không phải là lội tự bọn ty thuộc, mà chính bởi vua và tướng, sao ông quở trách nặng nề như vậy? Nguyễn Trãi nghĩ bụng: Bọn này đem vua ra dọa mình đây. Nhưng Nguyễn không nao núng, trả lời: - Thúc Huệ là kẻ tài thì rất tầm thường, mà lại có thói bòn vét, hắn ở vào địa vị then chốt, mỗi khi có việc tâu bày chỉ thấy bàn sự đục khoét của dân cho nặng để làm giàu cho công khố, cốt làm vui lòng Vương thượng. Hằn thù cũ chưa qua thì Nguyễn Trãi lại đụng đầu ngay với Lê Sát. Cũng năm 1434, có bảy tên trộm tái phạm đáng tội chết, vua Thái Tôn hỏi ý Nguyễn, Nguyễn tâu: - Hình phạt không bằng nhân nghĩa là rõ ràng rồi. Bây giờ một lúc giết bảy mạng người thì e không phải việc làm có đức cao.
  13. Lê Thái Tôn nghe ra. Thấy vậy, Lê Sát bảo Nguyễn Trãi, giọng mỉa mai: - Ông là người nhân nghĩa, có thể cảm hóa kẻ ác trở nên người thiện thì đây xin giao bọn trộm cho ông. Nguyễn Trãi đáp ngay, không lộ sự khó chịu: Bọn chúng là đồ hung ác gian xảo. Pháp luật và chế độ của triều đình còn không răn chữa được chúng nữa là Trãi này có đức độ gì mà cảm hóa nỗi. Về sau, vua nghiêng theo ý Nguyễn Trãi, chỉ khép tội chém hai tên cầm đầu, còn năm tên khác khép vào tội phát lưu. Từ đấy, bọn Lê Sát, Lê Vân, Lê Ngân càng thêm căm thù Nguyễn Trãi và chúng tìm mọi cách để hãm hại Nguyễn, nhổ cái gai làm chúng ngày đêm khó chịu ở trong triều. Biết vậy, Nguyễn càng giữ mình cho sạch và không bỏ sót hành vi tội lỗi nào của chúng, làm điều nhân nghĩa cho muôn họ. Đầu năm 1437, thấy Nguyễn Trãi có tài và trước sau giữ trọn tấm lòng trung, Lê Thái Tôn lại sai Nguyễn Trãi và hoạn quan Lương Đăng trông coi việc làm xe loan và thẩm định nhã nhạc. Thấy rõ vua có chiều hướng ăn chơi xa xỉ trong lúc dân mọn đang đói khổ, Nguyễn Trãi lựa lời tâu: Thời loạn dùng võ, thời bình dùng văn. Ngày nay định ra lễ nhạc chính là phải thời lắm. Song cây không có gốc không thể đứng vững, không có văn không thể lưu hành. Hòa bình là gốc của nhạc, âm thanh là văn của nhạc. Thần vâng theo chiếu chỉ thẩm định nhã nhạc không dám không hết lòng: Song học vấn sơ sài, nông cạn sợ trong ánh thanh luật khó làm được cho hài hòa. Dám mong bệ hạ rũ lòng yêu thương và chăn nuôi muôn dân, khiến trong thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu... Đó tức là cái gốc của nhạc. Vua Thái Tôn ban khen và nhận lời tâu của Nguyễn. Câu chuyện về "Lễ nhạc" tưởng đã yên ổn. Nào ngờ cuối năm ấy, Lương Đăng lại dâng kiến nghị về nghi thức các buổi coi chầu hoặc yến tiệc trong những ngày sinh nhật của vua hay tết nguyên đán. Thấy nghi thức của Lương Đăng soạn ra có nhiều chỗ lố lăng, Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Truyền, Đào Công Soạn, Nguyễn Liễu tâu với vua: - Lễ nhạc là cốt ở người mới đặt ra được. Phải là bậc tài đức như Chu Công rồi sau mới không chê trách được việc đặt lễ, chế nhạc. Nay nhà vua để cho bọn bầy tôi hèn mọn ở trong cung chuyên việc xếp đặt lễ nhạc. Như vậy chẳng tủi nhục cho nước nhà lắm sao? Vả lại việc làm của Lương Đăng đều là dối vua lừa dưới, không căn cứ vào đâu cả. Lương Đăng gượng gạo tâu: - Thần là kẻ vô học, không biết chế độ thời xưa ra sao. Những việc bây làm đó chỉ là biết thế nào làm thế ấy mà thôi. Nguyễn Liễu vốn bọn tay chân của Lê Sát nên không kiềm được sự tức giận, nói cho hả: - Muôn tâu bệ hạ! Từ xưa tới nay chưa có bao giờ hoạn quan lại được tự chuyên làm nát thiên hạ như vậy. Vừa lúc đó tên hoạn quan Đinh Thắng, vốn là bộ hạ của Lê Sát, từ trong nội đi ra, nghe thấy, mắng lớn rằng:
  14. - Hoạn quan làm gì mà nát thiên hạ? Nếu nát thiên hạ thì phải chém đầu mày. Quá nghe lời xúi xỉn, dèm pha của bọn Lê Sát, vua Thái Tôn bắt giam Nguyễn Liễu giao cho hình quan xét xử. Liễu bị kêt tội chém đầu. Nhưng vua xuống chiếu, giảm xuống tội thích vào mặt và bắt đày đi xa. Biết ở lại triều đình cũng không "Cứu cho khắp" được muôn họ, Nguyễn Trãi cáo quan trở về Côn Sơn. Đó là năm 1438. Sau ngày 2-2-1442, trước điện Hội Anh, các sĩ nhân bốn phương trẩy kinh đi Hội đã lều chõng sẵn sàng, đứng thành hàng theo lệnh viên quan giám thị chờ đợi. Ở hàng đầu của đám sĩ nhân, Nguyễn Trực làm ra bộ quan trọng nói với bạn bên cạnh: - Kỳ thi này do quan Nhập nội hành khiển Nguyễn Trãi chủ sự đấy! Người bạn tỏ ra hiểu biết: - Quan hành khiển mới từ Côn Sơn hồi triều ba hôm trước. Thấy quan trẩy kinh, anh em mình phấn chấn lắm. Được người liêm khiết, đức độ lại là bậc văn chương siêu việt như vậy chủ sự, thì chẳng còn ai cho là không công bằng. Nghe được câu chuyện, một sĩ nhân ở hàng sau, ngạc nhiên hỏi: - Tôi nghe rằng quan hành khiển đã xin cáo quan mấy năm trước rồi mà. - Ô quan anh chẳng biết gì cả, Nguyễn Trực đáp, quan về Côn Sơn được một năm thì đức vua lại vời ra giúp nước. Lúc ấy quan đã sáu mươi mốt tuổi và mấy lần khước từ không được. - Thế ra đức vua đã tin dùng quan chứ không như tiên đế. Nguyễn Trực sôi nổi nói thêm, cố làm ra hiểu thời cuộc: - Bây giờ đức Thái Tôn đã nhìn thấy triều chính đổ nát nên nắm lấy mọi quyền hành và trừng trị bọn quan xu nịnh. Vua đã cách chức tể tướng Lê Sát, giết Hạ Đằng Đắc, giáng chức bọn tay chân của Lê Sát là Lê Văn Linh, Lê Hy, rồi cuối cùng giết cả Lê Sát và Lê Ngân. - À ra thế! Nếu không được quan anh chỉ bảo, ở chốn rừng xanh, tôi đâu biết. Câu chuyện chấm dứt bằng một hồi chuông lanh lảnh cất lên. - Hoàng đế ngự giá, tiếng viên quan nội giám tuần xước thét lớn. Các sĩ nhân nín thở, cúi rạp mình hồi lâu. Vừa được bình thân, Nguyễn Trực giọng vui vẻ, nói thầm với bạn: - Đấy, quan hành khiển, người có bộ râu bạc, đứng sau đức vua ấy. Có nhiều tiếng suýt xoa: - Trong quan điềm đạm mà quắc thước quá nhỉ! Lại một hồi chuông hiệu dóng dả.
  15. Các sĩ nhân đứng như hóa đá. Vua Thái Tôn thân ra đầu bài văn sách: "Luận về phép trị nước của các đế vương". Xong thủ tục, vua lui về cung. Nguyễn Trãi cùng quan giám khảo cũng lần lượt về chỗ ở theo sự sắp đặt của viên quan giám thị. Khi đã ngồi trước kỷ sơn phủ gấm, một lần nữa Nguyễn Trãi suy nghĩ về đề thi do Nguyễn thảo ra và được vua chấp thuận. Thâm ý của Nguyễn là muốn cho các sĩ nhân biết lĩnh hội phép trị nước của tổ tiên, nhân thể cũng là cách hướng các sĩ nhân phải đem học vấn ứng dụng cho đời, biết kiến giải thời cuộc, mong giúp cho việc hưng quốc an dân. Rồi Nguyễn lan man nhớ lại kỷ niệm ngày Nguyễn đi thi và cảnh Nguyễn hiện tại. Nguyễn vẫn thầm mừng lần này trở về triều nhận chức cũ kiêm trung thư sảnh tam quán sự và coi cả quân dân hai đạo Đông Bắc mà vua mới gia phong, là thời kỳ Nguyễn bằng lòng nhất. Và, vua Thái Tôn cho nắm lấy triều chính đã bắt đầu nghe lời tâu bày về chủ trương của Nguyễn. Hơn thế nữa, ông vua mười bảy tuổi này cũng đã nảy sinh tấm lòng tưởng mộ Nghĩa Thuấn, khoan nới việc hình ngục. Cứ đà ấy, Nguyễn Trãi sẽ có cơ thi triển tài năng, dựng cho nước được nền thịnh trị thái bình. Nguyễn mãi suy nghĩ cho đến lúc có hiệu lệnh giục các sĩ nhân nộp quyển chấm và làm thủ tục cho đề thi khác. Mấy ngày sau cùng các bậc văn bá ngồi chầu vua nghe đọc các quyển thi để định cao thấp, vua Thái Tôn đã y theo Nguyễn Trãi lấy Nguyễn Trực đỗ trạng. Nguyễn Trãi đã chuẩn bị xong chuyến đi kinh lý dài ngày ở Bắc Đạo. Côn Sơn vốn đã đẹp, nhưng chưa bao giờ Nguyễn thấy đẹp như sáng nay. Rừng trúc, rừng thông nhuốm nắng sớm trông như tâm thảm lụa vàng óng. Cũng chưa bao giờ Nguyễn phấn chấn như lần đi kinh lý này. Nguyễn vui vì hơn tuần trăng trước, vua Thái Tôn nhân đi duyệt võ ở Chí Linh (Hải Dương) đã ngự giá tới Côn Sơn thăm Nguyễn. Cuộc đón rước định theo nghi lễ vua tôi, nhưng trái với lệ thường, vua cho được thân mật như người nhà. Vua mới đi được một tuần trăng. Cả Nguyễn Thị, người vợ yêu của Nguyễn, cũng được vua cho theo xa giá hồi triều. Lưu luyến xen lẫn mừng vui. Nhưng trước hết là vui vì Nguyễn thấy rõ vua Thái Tôn ngày càng tin dùng và kính trọng Nguyễn. Nguyễn Thị cũng được vua phong chức lễ nghi nữ học sĩ, cho ra vào nơi cung cấm, dạy dỗ các cung nhân. Thay đôi hài cỏ bằng đôi giày trận, Nguyễn thong dong lên yên ngựa, cùng toán lính hầu cận. Ngựa chạy gằn để lại đằng sau căn nhà lá ấm cúng. Rừng thông nhấp nhô, nô giỡn với nắng, với tiếng nhạc ngựa tản nhanh trong gió sớm. Ngựa qua một chỗ ngoặt, Nguyễn bỗng thấy một kỵ sĩ đang phóng con chiến mã chạy ngược chiều với Nguyễn. Vừa kịp nhận ra người lính cấm vệ quen thuộc của triều đình, thì người đó đã phóng từ trên mình ngựa xuống đất, mặt tái đi: - Thưa quan hành khiển! Vua Thái Tôn đã băng hà ở vườn Lệ Chi sau khi đi duyệt võ ở Chí Linh về. Và Tôn phu nhân đã bị bắt giam từ đó. Nguyễn Trãi đánh rơi sợi cương đang cầm trongtay, giọng lạc đi: - Vua Thái Tôn băng hà, Thị Lộ vợ ta bị bắt. Căn nguyên bởi đâu? Người lính cấm vệ run run đáp: - Quan phụ chính nói rằng Tôn phu nhân đã đầu độc vua do quan chủ mưu. Ngày hôm nay quan Thái phó Lê Khả theo mệnh vua để lại, sẽ lập hoàng tử Bang Cơ lên nối ngôi. Đã có lệnh bắt quan và quý quyến ba tộc.
  16. Nghe tin dữ, con lén đi từ đêm báo quan để quan định liệu. - Ta có ngờ đâu đến nông nỗi này. Nguyễn Trãi nói, giọng đau đớn. Cả bọn chúng đã đồng mưu để hãm hại ta! Rồi, sau phút bàng hoàng, nét mặt Nguyễn Trãi rắn đanh lại. - Cảm ơn người đã vì ta mà không kể đến tính mạng. Nguyễn nắm lấy cương ngựa, cổ nhân từng nói: Ngọc tuy ngọc vọn nhưng không hủy được sắc trắng. Trúc đốt cháy được nhưng không hủy được gióng thẳng. Ta dù phải chết oan theo mệnh trời nhưng lòng ta ngay, người đời sẽ chứng rõ. Nói xong, Nguyễn Trãi cho toán lính hầu cận trở về, còn Nguyễn thúc ngựa gióng thẳng tới Kinh. Vốn yêu Nguyễn như cha, toán lính hầu cận nài nỉ xin theo Nguyễn hồi triều. Họ không kiềm được nước mắt khi biết Nguyễn đang đi vào cõi chết. Nửa tháng sau, một trong những người lính hầu cận của Nguyễn Trãi trở lại Côn Sơn kể lại cho dân ở đó rằng: Ngày hôm quan hành khiển tới Kinh (15-9-1442), lập tức quan bị bắt và bị tống ngục tối. Ngày hôm sau, bà Nguyễn Phi (Nguyễn Thị Anh) người có tư thù với quan hành khiển, ngồi sau rèm trông nom việc nước thay con mới hai tuổi vừa được nối ngôi vua đã sai hình quan đem vụ án "Nguyễn Trãi chủ mưu đầu độc vua" ra xử trước Đình Cúc. Không ai cầm được nước mắt, người lính nói khi thấy Tôn phu nhân bị giải ra trước, đầu tóc rũ rượi, máu mồm, máu mũi loang lỗ trên mặt, trên cổ. Còn quan hành khiển thì bị trói quặt cánh khủyu, tóc đã bạc trắng, người gầy tọp hẳn đi bị giải ra sao. Trong khi cha Tôn phu nhân, hình quan trước sau chỉ gặng hỏi một điều: - Có phải mày đã tiến độc cho đại đức hoàng đế và cứu mưu thí nghịch ấy là do Nguyễn Trãi chủ sự không? Nghe hỏi Tôn phu nhân trước sau như một kêu oan. Nhưng mỗi lần như thế, hình quan lại thét lên lính xúm vào đánh đập tàn nhẫn. Bị đánh đau có lúc Tôn phu nhân lặng đi chết ngất. Cuối cùng, không chịu được cực hình, Tôn phu nhân phải nhận như lời hình quan hỏi. Thế là quan hình khiển phải khép vào tội tru di tam tộc. Ngừng lại để lau những giọt nước mắt vừa tràn ra, người lính kể tiếp: - Ba ngày sau trên pháp trường dày đặc lính cấm vệ, sau khi viên quan đề hình tuyên đọc bản án, lần lượt quan hành khiển và Tôn phu nhân và tất cả các con cháu đều bị chém. Phải nhìn cái chết thê thảm của quan hành khiển. Người lính nói, giọng trầm hẳn đi, tất cả người xem đều khóc than khôn xiết. Hai viên hoạn quan lỡ miệng than oan cho quan hành khiển cũng bị đem chém đầu. Còn đây nữa, người lính lục tìm trong túi áo, tờ giấy gấp vuông vắn đưa ra trước mặt mọi người nói, tôi còn sao được bài thơ cảm thán của quan hành khiển làm trước khi chết. Một thanh niên tự nhận là học trò của Nguyễn Trãi tay run run đón lấy bài thơ rồi đọc to cho mọi người cùng nghe: "Cuộc đời chìm nổi mấy mươi năm Núi cũ khe xưa ướt đã lầm Danh giá bỗng mang vòng họa thực
  17. Lòng ngay khôn gỡ miệng quân phàm Tự văn chưa mất lòng còn đoái Định mệnh thôi đành chết cũng cam Khó gửi nửa lời lên bệ ngọc Tỏ lòng oan tuổi buổi tù giam". Đọc xong bài thơ, người thanh niên òa lên khoc nức nở. Những người xung quanh cũng vừa khóc theo vừa ngậm ngùi kể cho nhau nghe những kỷ niệm êm đẹp về Nguyễn Trãi mà năm tháng đã khắc sâu vào lòng dạ họ. Vua Lê Nhân Tông một hôm cùng các văn quan trong triều lên Bí thư các xem di bản của Nguyễn Trãi, đã xúc động nói với quầng thần: - Nguyễn Trãi là người trung thành giúp đức Thái Tổ dẹp giặc, giúp đức Thái Tôn sửa sang thái bình. Văn chương và đức nghiệp của Nguyễn Trãi, các danh tướng của bảng triều không ai sánh bằng. Không may bị kẻ phụ gây biến mà người lương thiện mắc oan, thật rất đáng thương. Hai mươi năm sau, kể từ khi Nguyễn Trãi bị hại, vua Lê Thánh Tôn xuống chiếu tẩy oan cho Nguyễn Trãi và cấp cho con cháu Nguyễn một trăm mẫu ruộng để dùng vào việc thờ cúng vị "Khai quốc công thần" chết oan. Trong khúc "Quỳnh uyển ca", vua Thánh Tông nhận rằng: "Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo" (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê) Nguyễn Trãi, ngôi sao Khuê của văn hóa Việt Nam Nguyễn Trãi , hiệu là Ức Trai , 1380–1442, là đại thần nhà Hậu Lê, một nhà văn chữ Nôm. Ông được xem là một anh hùng dân tộc của Việt Nam, một danh nhân văn hóa thế giới. Nguyễn Trãi, sinh ở Thăng Long trong gia đình ông ngoại là quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán. Cha ông là Nguyễn ứng Long, hiệu ức Trai (tức là Nguyễn Phi Khanh). Mẹ ông là Trần Thị Thái, con gái Trần Nguyên Đán. Quê gốc Nguyễn Trãi là làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương nhưng sinh ra ở Thăng Long trong dinh ông ngoại là quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, về sau dời về sống ở làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông là con trai của Nguyễn Phi Khanh (trước đây có tên là Nguyễn Ứng Long), vốn là học trò nghèo thi đỗ thái học sinh và bà Trần Thị Thái - con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quý tộc nhà Trần. Năm Nguyễn Trãi lên 5 tuổi, mẹ ông mất. Sau đó không lâu, Trần Nguyên Đán cũng mất. Ông về ở với cha tại quê nội ở làng Nhị Khê. Năm 1400, để cứu vãn chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần và tiếp tục thi hành các cải cách như chính sách hạn nô, hạn điền, tổ chức lại giáo dục, thi cử và y tế. Cũng năm 1400, sau khi lên ngôi Vua, Hồ Quý Ly mở khoa thi. Nguyễn Trãi ra thi, ông đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm ông 20 tuổi. Hồ Quý Ly cử ông giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng. Còn cha ông là Nguyễn Phi Khanh đỗ bảng nhãn từ năm 1374, được Hồ Quý Ly cử giữ chức Đại lý tự khanh Thị lang tòa trung thư kiêm Hàn lâm Viện học sĩ tư nghiệp Quốc Tử Giám.
  18. Năm 1406, Minh Thành Tổ sai Trương Phụ mang quân sang xâm lược Việt Nam. Nhà Hồ đem quân ra chống cự, nhưng bị đánh bại. Cha con Hồ Quý Ly và một số triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh bị bắt và bị đưa về Trung Quốc. Nghe tin cha bị bắt, Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng khóc theo lên tận cửa Nam Quan với ý định sang bên kia biên giới để hầu hạ cha già trong lúc bị cầm tù. Nhân lúc vắng vẻ, Nguyễn Phi Khanh bảo Nguyễn Trãi: - Con là người có học, có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Như thế mới là đại hiếu. Lọ là cứ phải đi theo cha, khóc lóc như đàn bà mới là hiếu hay sao? Nguyễn Trãi nghe lời cha quay trở lại tìm con đường đánh giặc, cứu nước. Về đến Thăng Long, ông bị quân Minh bắt. Thượng thư nhà Minh là Hoàng Phúc biết Nguyễn Trãi là một nhân vật có tài, tìm cách dụ dỗ, nhưng ông kiên quyết không theo giặc. Sau một thời gian bị giam lỏng ở Đông Quan (tức Thăng Long), Nguyễn Trãi vượt được vòng vây của giặc vào Thanh Hóa theo Lê Lợi. Ông gặp vị thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn ở Lỗi Giang. Ông trao cho Lê Lợi bản chiến lược đánh đuổi quân Minh mà sử sách Việt Nam gọi là Bình Ngô sách. Trong bài tựa ức Trai di tập, Ngô Thế Vinh cho biết: Bình Ngô sách "hiến mưu trước lớn không nói đến việc đánh thành, mà lại khéo nói đến việc đánh vào lòng người". Lê Lợi khen chiến lược của Nguyễn Trãi là đúng. Và ông đã vận dụng chiến lược này để đánh quân Minh. Từ đây, ông thường giữ Nguyễn Trãi gần bên mình để cùng bàn mưu tính kế đánh quân Minh. Cuối năm 1426, Lê Lợi lập bản doanh ở bến Bồ Đề (Gia Lâm). Tại đây, ông cho dựng một cái chòi cao ngang bằng tháp Báo Thiên ở Đông Quan. Lê Lợi ngồi tầng thứ nhất của chòi, Nguyễn Trãi ngồi tầng thứ hai. Hai nhân vật luôn luôn trao đổi ý kiến với nhau. Trong kháng chiến, Nguyễn Trãi chủ trương phải dựa vào dân thì mới đánh được giặc, cứu được nước. Khi kháng chiến đã thắng lợi, ông cũng thấy rằng phải lo đến dân, thì mới xây dựng được đất nước. Trong tờ biểu tạ ơn được cử giữ chức Gián nghị đại phu tri tam quân sư, ông đã viết: "Chí những muốn, việc cố nhân đã muốn: để tâm dân chúng, mình lo trước điều thiên hạ phải lo". Năm 1437, khi vua Lê Thái Tông cử ông định ra lễ nhạc, ông cũng nói cho vua biết những điều mà vua phải làm trước hết là chăn nuôi nhân dân: - Dám mong Bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăn nuôi muôn dân khiến cho trong thôn cùng xóm vắng, không có một tiếng hờn giận oán sầu. Đó tức là giữ được cái gốc của nhạc. Do luôn luôn "lo trước điều thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ", Nguyễn Trãi lúc nào cũng sống một cuộc đời giản dị, cần kiệm liêm chính. Nhà của ông ở Đông Kinh (Thăng Long) chỉ là một túp nhà tranh (góc thành Nam lều một gian). Khi ông cai quản công việc quân dân ở hải đảo Đông Bắc, nhà của ông ở Côn Sơn "bốn mặt trống trải, xác xơ chỉ có sách là giàu thôi" (thơ Nguyễn Mộng Tuân, bạn Nguyễn Trãi).
  19. Bài Bình Ngô đại cáo của ông là một "thiên cổ hùng văn". Đó là một thiên anh hùng ca bất hủ của dân tộc. Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi là những thư từ do ông viết trong việc giao thiệp với quân Minh. Những thư này là những tài liệu cụ thể chứng minh đường lối ngoại giao vào địch vận hết sức khéo léo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi làm cho quân Lam Sơn không mất xương máu mà hạ được rất nhiều thành. Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tác phẩm xưa nhất bằng Việt ngữ mà chúng ta còn giữ được. Tác phẩm này rất quan trọng cho công tác nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam và lịch sử ngôn ngữ Việt Nam. Năm 1442, cả gia đình ông bị hãm hại (tru di tam tộc) khiến cho người đương thời vô cùng thương tiếc. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông hạ chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng quan tước và tìm hỏi con cháu còn sót lại. Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. ông là anh hùng dân tộc, là nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nước ta. Tâm hồn và sự nghiệp của ông mãi mãi là vì sao sáng như Lê Thánh Tông truy tặng "Ưc Trai tâm thượng quang Khuê Tảo".

Cuồng Minh tứ khích, nhân dĩ độc ngã dân;
Nguỵ đảng hoài gian, cánh dĩ mãi ngã quốc.
Hân thương sinh ư ngược diệm,
Hãm xích tử ư họa khanh.
Khi thiên võng dân, quỷ kế cái thiên vạn trạng;
Liên binh kết hấn, nẫm ác đãi nhị thập niên.
Bại nghĩa thương nhân, càn khôn ky hồ dục tức;
Trọng khoa hậu liễm, sơn trạch mỹ hữu kiết di.
Khai kim trường, tắc mạo lam chướng nhi phủ sơn đào sa,
Thái minh châu, tắc xúc giao long nhi hoàn yêu thộn hải.
Nhiễu dân thiết huyền lộc chi hãm tịnh,
Điễn vật chức thúy cầm chi võng la.
Côn trùng thảo mộc giai bất đắc dĩ toại kỳ sinh,
Quan quả điên liên câu bất hoạch dĩ an kỳ sở.
Tuấn sinh linh chi huyết dĩ nhuận kiệt hiệt chi vẫn nha;
Cực thổ mộc chi công dĩ sùng công tư chi giải vũ.
Châu lý chi chinh dao trọng khốn,
Lư diêm chi trữ trục giai không.
Quyết Đông Hải chi thủy bất túc dĩ trạc kỳ ô,
Khánh Nam Sơn chi trúc bất túc dĩ thư kỳ ác.

Đây là 1 vài câu thơ nói lên tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta

LỊCH SỬNguyễn Trãi (chữ Hán: 阮廌, 1380 – 19 tháng 9 năm 1442), hiệu là Ức Trai (抑齋), là người đã tham gia tích cực Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự xâm lược của nhà Minh (Trung Quốc) với Đại Việt. Khi cuộc khởi nghĩa thành công vào năm 1428, Nguyễn Trãi trở thành khai quốc công thần của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê trong Lịch sử Việt Nam.[2]Nguyễn Trãi...
Đọc tiếp

LỊCH SỬ

Nguyễn Trãi (chữ Hán: 阮廌, 1380 – 19 tháng 9 năm 1442), hiệu là Ức Trai (抑齋), là người đã tham gia tích cực Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự xâm lược của nhà Minh (Trung Quốc) với Đại Việt. Khi cuộc khởi nghĩa thành công vào năm 1428, Nguyễn Trãi trở thành khai quốc công thần của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê trong Lịch sử Việt Nam.[2]

Nguyễn Trãi có cha là Nguyễn Phi Khanh, con rể của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, nhà Trần. Khi nhà Trần bị Hồ Quý Ly lật đổ lập nên nhà Hồ, Nguyễn Trãi tham gia dự thi, thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi làm quan dưới triều Hồ với chức Ngự sử đài chính chưởng. Khi nhà Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh và ông đầu hàng rồi bị bắt giải về Trung Quốc. Sau khi nước Đại Ngu rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự thống trị của nhà Minh. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn chiến lược cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh.[3] Ông tiếp tục phục vụ dưới triều đại vua Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông với chức vụ Nhập nội hành khiển và Thừa chỉ.

Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị kết án tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông.[3] Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc Việt Nam.

Mục lục

  • 1Nguồn gốc và giáo dục
  • 2Sự nghiệp
  • 3Cái chết
  • 4Di lụy và hồi phục
  • 5Gia đình
  • 6Tư tưởng Nguyễn Trãi
  • 7Sự nghiệp văn chương
  • 8Nhận định
  • 9Tuyên truyền và Tưởng niệm
  • 10Hình ảnh trong văn hóa
  • 11Tên đường phố
  • 12Chú giải
  • 13Chú thích và tham khảo
  • 14Liên kết ngoài

Nguồn gốc và giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm: Nguyễn Ứng Long

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, Hà Đông (nay là xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thủ đô Hà Nội) là con của Nguyễn Phi Khanh [4], tiến sĩ cuối đời Trần, cháu ngoại tư đồ Chương Túc Quốc thượng hầu Trần Nguyên Đán[2]. Dưới thời nhà Trần, cha ông là Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Hán Anh được Tư đồ Trần Nguyên Đán mời về dạy hai người con gái, con trưởng tên là Thái, con thứ tên Thai. Nguyễn Phi Khanh dạy Thái, nhân gần gũi, đã làm thơ quốc ngữ khêu gợi Thái, có quan hệ nam nữ với Thái, Hán Anh cũng làm thơ quốc ngữ bắt chước Phi Khanh. Rốt cuộc Thái có thai, Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Hán Anh bỏ trốn, đến ngày Thái đẻ, Trần Nguyên Đán mới hỏi Nguyễn Phi Khanh ở đâu, người nhà bảo Nguyễn Phi Khanh đã trốn đi. Trần Nguyên Đán cho gọi hai người về gả con gái cho Nguyễn Phi Khanh, sinh ra Nguyễn Trãi. Sau đó Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Hán Anh thi đỗ nhưng vua Trần Nghệ Tông bỏ không dùng, cho rằng "Bọn chúng có vợ giàu sang, như thế là kẻ dưới mà dám phạm thượng.'' [5]

Theo nghiên cứu sử gia hiện đại Trần Huy Liệu, Nguyễn Phi Khanh và Trần Thị Thái có với nhau 5 người con theo thứ tự là Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Báo, Nguyễn Phi Ly, Nguyễn Phi Bằng và Nguyễn Phi Hùng[6]. Mẹ ông mất sớm, bố ông ở rể ở nhà ngoại, anh em Nguyễn Trãi ở ông ngoại là Trần Nguyên Đán, đến năm 1390 thì Trần Nguyên Đán mất. Nguyễn Phi Khanh phải một mình nuôi các con.[7].

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kì làm quan cho nhà Hồ và quân Minh xâm lược Đại Ngu[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm: Chiến tranh Đại Ngu–Đại Minh

Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần Thiếu Đế, lật đổ nhà Trần, thành lập nhà Hồ. Ông ngoại của Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán, là một tôn thất, lại là đại thần triều Trần, không chống lại Hồ Quý Ly mà gửi gắm con cháu mình cho Hồ Quý Ly. Trần Nguyên Đán đem con là Mộng Dữ ký thác cho Quý Ly. Hồ Quý Ly đem công chúa gả cho. Sau khi lên làm hoàng đế, Hồ Quý Ly cho Mộng Dữ làm Đông Cung phán thủ, em của Mộng Dữ là Trần Thúc Dao và Trần Thúc Quỳnh đều làm tướng quân.[8]Thượng hoàng Nghệ Tôngthường ngự đến nhà riêng của ông để thăm bệnh và hỏi việc sau này. Nhưng Nguyên Đán đều không nói gì, chỉ thưa: "Xin bệ hạ kính nước Minh như cha, yêu Chiêm Thành như con, thì nước nhà vô sự. Tôi dầu chết cũng được bất hủ". Về sau, con cháu Trần Nguyên Đán đều được Hồ Quý Ly bảo toàn.[9]

Năm 1400, nhà Hồ mở khoa thi Nho học, Nguyễn Trãi tham dự và đỗ Thái học sinh, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: Quý Ly thi Thái học sinh, cho bọn Lưu Thúc Kiệm 20 người đỗ; Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên...đều dự đỗ[10]Sau đó, ông được làm Ngự sử đài Chính chưởng. Nguyễn Phi Khanh năm 1401 được Hồ Hán Thương lấy làm Hàn Lâm viện học sĩ[11][12]

Năm 1407, Minh Thành Tổ phái Trương Phụ đem quân xâm lược nước Đại Ngu, nhà Hồ kháng chiến thất bại, Hồ Quý Ly cùng nhiều triều thần bị bắt và bị đem về Trung Quốc. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, nhiều người kinh lộ không ủng hộ nhà Hồ nên hầu hết đầu hàng quân Minh. Cha ông là Nguyễn Phi Khanh cùng một số quan lại nhà Hồ đã đầu hàng trước đó. Sách Đại Việt sử ký toàn thư không chép gì về Nguyễn Trãi ở thời gian này. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: Ngày 12, đầu mục bộ hạ của Mạc Thúy là bọn Nguyễn Như Khanh bắt được Hán Thương và thái tử Nhuế ở núi Cao Vọng. Bọn Hồ Đỗ, Phạm Lục Ngạn, Nguyễn Ngạn Quang, Đoàn Bồng đều bị bắt. Còn bọn Trần Nhật Chiêu, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Cẩn, Đỗ Mãn đã hàng quân Minh trước rồi.[9][13]

Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí, sau cuộc Chiến tranh Minh – Đại Ngu, Đại Ngu rơi vào ách Minh thuộc. Lúc này, Nguyễn Trãi đang chạy trốn để thoát khỏi sự truy bắt của quân Minh. Tổng binh Trương Phụ ép Nguyễn Phi Khanh viết thư gọi ông, ông bất đắc dĩ phải ra hàng. Trương Phụ biết ông không chịu ra làm quan hợp tác với quân Minh, muốn giết đi, nhưng Thượng thư Hoàng Phúc thấy mặt mũi khác thường, tha cho và giam lỏng ở thành Đông Quan.[14]

Theo Trần Huy Liệu, khi Nguyễn Phi Khanh bị giải sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đã theo cha lên cửa ải và tỏ ý muốn đi theo hầu hạ, nhưng Nguyễn Phi Khanh không đồng ý và khuyên ông nên về lo cứu nước báo thù nhà.[15]

Ngoài ra, anh em đàng ngoại của Nguyễn Trãi, các con của ông ngoại Trần Nguyên Đán, cậu ruột của Nguyễn Trãi là Trần Thúc Dao, Trần Nhật Chiêu cũng đầu hàng quân Minh, được phong tước, cho giữ đất Diễn Châu. Đến năm 1408, nhà Hậu Trần nổi lên đánh quân Minh, khi đến Nghệ An đã giết Trần Thúc Dao, Trần Nhật Chiêu cùng 600 người khác.[16]

Mười năm phiêu dạt[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc đời Nguyễn Trãi từ sau năm 1407 đến khi vào yết kiến Lê Lợi ở Lỗi Giang để tham gia khởi nghĩa Lam Sơn vẫn còn là một ẩn số. Cho tới nay, chưa thấy được những tài liệu chính xác, đầy đủ về Nguyễn Trãi trong thời kỳ đó. Sử sách không chép cũng như chép không thống nhất và bản thân Nguyễn Trãi cũng không ghi lại điều gì cụ thể [17]. Nguyễn Trãi nói nhiều đến thập niên phiêu chuyển (mười năm phiêu dạt) lênh đênh ở nơi chân trời góc biển trong một số văn thơ của ông, áng chừng là để chỉ khoảng thời gian này. Tất nhiên con số mười năm chỉ mang tính tương đối[18].

  • Theo Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, sau khi ra hàng quân Minh, Trương Phụ muốn dụ dỗ ông ra làm quan nhưng Nguyễn Trãi từ chối. Trương Phụtức giận, muốn đem Nguyễn Trãi giết đi nhưng Thượng thư Hoàng Phúc tiếc tài Nguyễn Trãi, tha cho và giam lỏng ở Đông Quan, không cho đi đâu.. Ông lòng giận quân Minh tham độc, muốn tìm vị chân chúa để thờ nhưng chưa biết tìm ở đâu, bèn trốn đi. Đêm ngủ ở quán Trấn Vũ cầu mộng, được thần báo cho tên họ Lê Thái Tổ, bèn vào Lam Sơn tham gia khởi nghĩa.
  • Trần Huy Liệu trong sách Nguyễn Trãi cũng ghi lại tương đối giống vậy, nhưng dè dặt hơn, ông nhận xét Hiện nay vẫn chưa đủ tài liệu để khẳng định dứt khoát rằng trong khoảng thời gian từ năm 1407 đến năm 1417, Nguyễn Trãi ở luôn Đông Quan hay có đi đâu không ?. Theo ý kiến khác của Trần Huy Liệu dựa theo các bài thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi đã sang Trung Quốc ở thời gian này, dựa vào các địa điểm trong thơ ông viết:[15], dựa trên một số bài thơ của ông có nhắc đến các địa danh ở Trung Quốc như Bình Nam[a] dạ bạc (Đêm đỗ thuyền ở Bình Nam), Ngô Châu[b]Giang TâyThiều Châu Văn Hiến miếu[c](Thăm miếu thờ ông Văn Hiến ở Thiều Châu), Đồ trung ký hữu (Trên đường gửi bạn)...
  • Theo Nguyễn Lương Bích trong sách Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước, dựa trên văn thơ của Nguyễn Trãi để lại và một vài ghi chép của Lê Quý Đôn trong Toàn Việt thi lục nói Nhà Hồ mất, ông về ở ẩn và Phạm Đình Hổ trong Tang thương ngẫu lục viết Nhà Hồ mất, ông tránh loạn ở Côn Sơn, Nguyễn Lương Bích khẳng định sau cuộc kháng chiến thất bại của Hồ Quý Ly, Nguyễn Trãi đã đi lánh nạn trong một khoảng thời gian khá dài chứ không hề bị quân Minh bắt giữ. Ông đã từng lánh ở Côn Sơn và sau đó còn chu du ở nhiều nơi khác nữa[19]. Theo Nguyễn Lương Bích:Những tư tưởng chính trị, quân sự ưu tú cùng nhiều quan điểm đạo đức, triết học của ông đã được củng cố và phát triển tốt đẹp trong thời kỳ này. Trên cơ sở của thực tiễn cuộc sống và những kinh nghiệm chiến đấu của các thời đại, đồng thời cũng rút ra từ tư tưởng nhân nghĩa của ông, Nguyễn Trãi đã xây dựng cho mình những quan điểm đúng đắn về khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược.[20].

Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm: Lê Thái Tổ

Yết kiến ở Lỗi Giang[sửa | sửa mã nguồn]

Các tài liệu, Lịch triều hiến chương loại chí, Ức Trai thi tập Bài thơ Minh Lương của Lê Thánh Tông, Chế văn của vua Tương Dực Đế, Kiến văn tiểu lục, Việt sử thông giám cương mục, Sơn Nam lịch triều đăng khoa khảo và Lịch triều đăng khoa bi khảo chép rằng Nguyễn Trãi yết kiến Lê Lợi tại địa điểm Lỗi Giang, nhưng không ghi năm nào.[21].

  • Theo Lê Quý Đôn trong Đại Việt thông sử, Nguyễn Trãi gia nhập lực lượng của Lê Lợi trước thời điểm khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ (đầu năm 1418)[22]
  • Theo Trần Trọng Kim viết trong Việt Nam sử lược thì Nguyễn Trãi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn vào năm 1420. Việt Nam sử lược, chương XIV (Mười năm đánh quân Tàu), đoạn số 6 viết: "Khi Bình Định Vương về đánh ở Lỗi Giang, thì có ông Nguyễn Trãi, vào yết kiến, dâng bài sách bình Ngô, vua xem lấy làm hay,dùng ông ấylàm tham mưu". Trước đó, đoạn số 5 viết rằng " Năm Canh Tí (1420), Bình Định Vương đem quân ra đóng ở làng Thôi... Vương lại đem quân đóng ở Lỗi Giang"
  • Theo Hoàng Xuân Hãn, Đặng Nghiêm Vạn, Phan Huy Lê cho rằng Nguyễn Trãi đã có mặt trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ hội thề Lũng Nhai vào năm 1416[23].
  • Theo Trần Huy Liệu, Nguyễn Trãi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn vào năm 1420[24] hoặc 1421 hay sau đó một chút[18][25].
  • Theo Nguyễn Diên Niên căn cứ vào Đại Việt sử ký toàn thưLam Sơn thực lục, những tư liệu được chép cùng thời thì thời kỳ Lê Lợi hoạt động buổi đầu ở vùng Thượng du Thanh Hóa (1418-1424) chưa có sự tham gia của Nguyễn Trãi. Các sách trên đều có đoạn rằng: Nguyên trước Nhà vua kinh-doanh việc bốn phương, Bắc đánh giặc Minh, Nam đuổi quân Lào, mình trải trăm trận, đến đâu được đấy, chỉ dùng có quan võ là bọn Lê Thạch, Lê Lễ, Lê Sát, Lê Vấn, Lê Lý, Lê Ngân, ba mươi lăm người; quan văn là bọn Lê văn Linh, Lê quốc Hưng; cùng những quân thân như cha, con; hai trăm thiết-kỵ, hai trăm nghĩa-sĩ, hai trăm dũng-sĩ và mười bốn thớt voi. Còn bọn chuyên-chở lương-thảo, cùng già yếu đi hộ-vệ vợ con, cũng chỉ hai nghìn người mà thôi... Địa điểm Lỗi Giang mà Nguyễn Trãi ra mắt là năm 1426.[26].
  • Theo sách Sơn Nam lịch triều đăng khoa khảo và Lịch triều đăng khoa bi khảoNhị Khê xã nhân, niên nhị thập thất, trưng Hồ Quý Ly, Canh Thìn, nguyên niên Thái học sinh, quan Ngự sử đài chính chưởng. Hồ mạt, Minh nhân Nam xâm, Lê Thái Tổ khởi nghĩa, tiến binh Tây đô. Bính Ngọ thu, công niên tứ thập thất, yết vu Lỗi Giang, hành dinh, hiến Bình Ngô sách, toại tham mưu duy ác, lũy tiến Hàn lâm thừa chỉ học sĩ. dịch ra là Người xã Nhị Khê, năm 21 tuổi đỗ tiến sĩ khoa Canh Thìn đầu triều Hồ Quý Ly (1400) làm chức Ngự sử đài chính chưởng. Cuối đời Hồ, nhà Minh xâm lược nước ta, Lê Thái Tổ khởi nghĩa tiến binh Tây đô, mùa thu năm Bính Ngọ (1426) ông 47 tuổi đến dinh Lỗi Giang và dâng Bình Ngô sách, bèn được làm việc trong Bộ tham mưu, tiến lĩnh chức Hàn lâm viện Thừa chỉ học sĩ.[27]
  • Việc ra mắt Lê Lợi, các sách sử cùng thời đại đó như Đại Việt sử ký toàn thưLam Sơn thực lục không chép; thời hiện đại, một số nhà nghiên cứu đã trích dẫn từ sách Toàn việt thi lục của Lê Quý Đôn, từ phần họ gọi là Tiểu chú về Nguyễn Trãi, trích rằng Nguyễn Trãi trao cho Lê Lợi Bình Ngô sách, trong đó Nguyễn Trãi vạch ra ba kế sách đánh quân Minh, sách nay không còn.[28] mà chủ yếu là tâm công, đánh vào lòng người để đi đến chiến thắng[29] Sau khi xem Bình Ngô sách, Nguyễn Trãi được Lê Lợi phong cho chức Tuyên phong đại phu Thừa chỉ Hàn Lâm viện, ngày đêm dự bàn việc quân.

Tham gia Khởi nghĩa Lam Sơn[sửa | sửa mã nguồn]

Các sử gia Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bích đã dùng cuốn Tang thương ngẫu lục, cuốn sách mang tính truyền kỳ trong dân gian để nghiên cứu. Sách chép rằng Nguyễn Trãi đề xuất một kế nhằm tuyên truyền thanh thế cho nghĩa quân Lam Sơn. Ông dùng nước cơm trộn mật[30] (hoặc mỡ) viết vào lá cây tám chữ Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần (黎利為君, 阮廌為臣)[31], nghĩa là Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi, với ý đồ khiến kiến ăn mỡ khoét thành chữ trên mặt lá, rồi lá theo dòng nước trôi đi các ngả như tin báo từ trên trời xuống. Tuy vậy, một số tướng lĩnh khác như Lê Sát, Phạm Vấn, Lê Thụ bất bình vì cho rằng Nguyễn Trãi quá cao ngạo và coi thường họ, những người đã chịu nhiều lao khổ từ khi cuộc khởi nghĩa còn trong trứng nước. Đinh Liệt hoà giải mâu thuẫn bằng cách đề nghị Nguyễn Trãi đổi lại thành Lê Lợi vi quân, bách tính vi thần (黎利為君, 百姓為 臣), nghĩa là Lê Lợi làm vua, trăm họ làm tôi. Thế là tin Lam Sơn khởi nghĩa truyền đi khắp nơi, khiến cho mọi người hết sức tin tưởng vào tương lai của nghĩa quân.[32]

Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, Lam Sơn thực lục, từ năm 1418 cho đến năm 1426 sách không chép gì về Nguyễn Trãi[33].Tháng 9 năm 1426, Lê Lợi chia một bộ phận nghĩa quân Lam Sơn chia làm ba hướng, tấn công ra bắc và thắng quân Minh ở Tốt Động - Chúc Động.Lê Lợi nghe báo tin thắng trận, bèn mang đại quân theo đường thủy, bộ tiến gấp ra Đông Quan. Lê Lợi lúc mới ra Bắc, đóng dinh ở Đông Phù Liệt, do số lượng người theo quân Minh làm ngụy quan ở miền Bắc rất lớn, đến nay hào kiệt ở kinh lộ và các tù trưởng ở biên trấn tập nập kéo đến cửa quân xin gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Lê Lợi đã khen ngợi về việc họ bỏ nghịch theo thuận.[34]

Đầu năm 1427, Lê Lợi phong cho Nguyễn Trãi làm Triều liệt Đại phu Nhập nội Hành khiển Lại bộ Thượng thư, kiêm chức Hành Khu mật viện sự, đây là lần xuất hiện đầu tiên của sách Đại Việt sử ký toàn thư về Nguyễn Trãi khi ông tham gia Khởi nghĩa Lam Sơn. Lê Lợi sai dựng một toà lầu nhiều tầng ở dinh Bồ Đề, trên bờ sông Hồng, cao ngang tháp Báo Thiên, hàng ngày ngồi trên lầu trông vào thành Đông Quan xem xét hoạt động của quân Minh; Nguyễn Trãi ngồi hầu ở ngay tầng dưới để bàn luận quân cơ và thảo thư từ đi lại[35]. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép nguyên văn như sau:

Bấy giờ, vua dựng lầu nhiều tầng ở dinh Bồ Đề trên bờ sông Lô (Khi ấy, có hai cây bồ đề ở trong dinh, nên gọi là dinh Bồ Đề), cao bằng tháp Báo Thiên, hằng ngày vua ngự trên lầu nhìn vào thành để quan sát mọi hành vi của giặc, cho Trãi ngồi hầu ở tầng hai, nhận lệnh soạn thảo thư từ qua lại
— Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ.

Sách Đại Việt thông sử chép nguyên văn như sau:

Phong cho viên Hàn Lâm Viện Thừa chỉ học sĩ là Nguyễn Trãi chức “Triều liệt đại phu nhập nội hành khiển, Lại bộ Thượng thư, kiêm Cơ Mật viện”. Hoàng đế sai dựng một cái lầu mấy tầng trong dinh Bồ Đề, hằng ngày ngài ngự tại từng lầu trên cùng, để trông vào thành bên địch, cho Nguyễn Trãi ngồi ở tầng lầu dưới, để bàn luận cơ mưu hầu ngài, và thảo những thư từ gởi tới.[36]

Tại đây, Nguyễn Trãi đã viết hàng chục bức thư gửi vào thành Đông Quan chiêu dụ Vương Thông, gửi đi Nghệ An chiêu dụ Thái Phúc cũng như dụ hàng các tướng lĩnh nhà Minh ở Tân Bình, Thuận Hoá và một số thành trì khác. Kết quả đạt được rất khả quan: các thành Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá ra hàng đầu năm 1427[37]. Bản thân Nguyễn Trãi cũng đã từng cùng với viên chỉ huy họ Tăng vào dụ hàng thành Tam Giang, khiến Chỉ huy sứ thành này là Lưu Thanh ra hàng vào khoảng tháng 4 năm 1427. Ông cũng đã đem thân vào dụ hàng thành Đông Quan năm lần[38] Quân Minh ở Giao Chỉ càng bị cô lập nhanh chóng, chỉ còn cố thủ được ở một số thành như Đông Quan, Cổ Lộng, Tây Đô... mà thôi[39].

Cuối năm 1427, Minh Tuyên Tông xuống chiếu điều binh cứu viện Vương Thông, sai Liễu Thăng đem 10 vạn quân từ Quảng Tây, Mộc Thạnh đem 5 vạn quân từ Vân Nam, cùng tiến quân sang Việt Nam. Với trận Chi Lăng - Xương Giang, hai đạo viện binh của nhà Minh với số lượng lên tới hơn 10 vạn quân đã bị quân Lam Sơn tiêu diệt hoàn toàn.[40]

Tháng 11, năm 1427, tổng binh Vương Thông và nội quan Sơn Thọ nhà Minh sai viên thiên hộ họ Hạ mang thư đến giảng hoà, xin mở cho đường về. Lê Lợi chấp nhận, lại gởi tặng thổ sản và hải sản. Dẫu vậy, Vương Thông vấn do dự, chưa quyết, đem quân ra đánh, bị nghĩa quân đánh bại, suýt bị bắt sống.[41] Ngày 22, tháng 11, năm 1427 (Đinh Mùi), Vương Thông và Lê Lợi tiến hành Hội thề Đông Quan ở cửa nam thành, hẹn đến ngày 12, tháng 12 năm Đinh Mùi sẽ rút hết quân về nước. Lúc bấy giờ, một số tướng sĩ đến yết kiến và khuyên Lê Lợi nên đánh thành Đông Quan, giết hết quân Minh để trả thù cho sự bạo ngược mà người Minh đã gây nên ở Đại Việt. Nhưng ý kiến của Nguyễn Trãi thì lại khác. Sách Đại Việt sử ký Bản kỉ thực lục, quyển X, tờ 44a-44b ghi rằng:

Duy có hành khiển Nguyễn Trãi ở nơi tham mưu, được xem thư bọc sáp của [Vương] Thông gửi về nước nói "Chớ tham chỗ đất một góc mà làm nhọc quân đi muôn dặm; giả sử dùng quân được như số quân đi đánh khi đầu, lại được sáu, bảy, tám đại tướng như bọn Trương Phụ thì mới có thể đánh được; tuy nhiên có đánh được cũng không thể giữ được", nên biết rõ thế mạnh yếu của giặc, mới chuyên chủ mặt chủ hoà. Vua [Lê Thái Tổ] nghe theo và hạ lệnh cho các quân giải vây lui ra[41][42].

— Đại Việt sử ký toàn thư

Lê Lợi nghe theo cho quân giải vây rút ra. Khi quân Minh sắp rút đi, một số tướng khuyên Lê Lợi nên đánh thêm một trận để cho giặc không dám sang nữa nhưng Lê Lợi không đồng ý, quân Minh rút về nước an toàn. Năm 1428, nhà Hậu Lê hình thành.[43]

Phong thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Vua Lê Thái Tổ có 2 đợt phong thưởng chính, lần một vào tháng 2, năm Thuận Thiên thứ nhất (1428) cho những Hỏa thủ và quân nhân Thiết đột ở Lũng Nhai, gồm 121 người. Lần 2, vào tháng 5, năm Thuận Thiên thứ 2 (1429), ban biển ngạch công thần cho 93 viên. Đợt phong thưởng lần 2 có tên của Nguyễn Trãi.[44]

Vào tháng 3, năm 1428, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: Đại hội các tướng và các quan văn võ để định công, ban thưởng, xét công cao thấp mà định thứ bậc. Lấy thừa chỉ Nguyễn Trãi làm Quan phục hầu; tư đồ Trần Hãn làm Tả tướng quốc; Khu mật đại sứ Phạm Văn Xảo làm Thái Bảo; đều được ban quốc tính.

Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1429, Lê Thái Tổ sai khắc biển công thần, ông được phong tước Quan phục hầu.[45].

Phong thưởng có tất cả chín bậc, Thứ nhất: Huyện thượng hầu; Thứ hai: Á thượng hầu; Thứ ba: Hương thượng hầu; Thứ tư: Đình thượng hầu; Thứ năm: Huyện hầu; Thứ sáu: Á hầu; Thứ bảy: Quan nội hầu; Thứ tám: Quan phục hầu; Thứ chín: Trước phục hầu. Nguyễn Trãi ở bậc thứ 8.

Văn thần triều Lê[sửa | sửa mã nguồn]

Triều vua Lê Thái Tổ[sửa | sửa mã nguồn]

Bình Ngô đại cáoBình Ngô đại cáoBình Ngô đại cáoBình Ngô đại cáo
Nguyên văn "Bình Ngô đại cáo" 
Trích trong Hoàng Việt Văn Tuyển phát hành năm 1825, bản lưu trữ tại thư viện Quốc gia Việt Nam

Đầu năm 1428, ngay cả khi chưa chính thức lên ngôi vua, Bình Định Vương đã đại hội các tướng và các quan văn võ, định công ban thưởng. Nguyễn Trãi được ban cho quốc tính (họ Lê) và tước Quan phục hầu, tiếp tục giữ chức Nhập nội Hành khiển như cũ, được khắc tên trên biển Khai quốc công thần[46][47][48]. Ngày 29 tháng 4 năm 1428, Lê Lợi làm lễ lên ngôi ở điện Kính Thiên tại Đông Kinh, đại xá thiên hạ, giao cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo để bố cáo với cả nước về việc chiến thắng quân Minh[49].

Năm 1433, Lê Thái Tổ mất, an táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn. Lê Thái Tông xuống sắc chỉ sai Nguyễn Trãi, với tư cách là Vinh lộc Đại phu Nhập nội Hành khiển tri Tam quán sự, soạn văn bia Vĩnh Lăng thần đạo bi[50].

Triều vua Lê Thái Tông[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 21 tháng 2 năm 1434, Lê Thái Tông bổ nhiệm 156 quan viên lớn nhỏ, trong số đó có Nguyễn Trãi[51]..[52]. Năm 1435, Nguyễn Trãi dâng lên vua sách Dư địa chí, trong đó ông ghi chép khá đầy đủ về bờ cõi hành chính nước Đại Việt thời đó[53].

Tháng 5, năm 1434 Nguyễn Trãi đang giữ chức Hành khiển, soạn xong tờ tâu để Nguyễn Tông Trụ mang sang đưa lên vua Minh, bị Nội mật viện Nguyễn Thúc Huệ, Học sĩ Lê Cảnh Xước, Đại tư đồ Sát và Đô đốc Phạm Vấn phản đối và trách cứ và đòi sửa chữa. Nguyễn Trãi kiên quyết giữ chủ kiến của mình, cuối cùng Lê Thái Tông vẫn theo như bản tâu của ông, không thay đổi.[54] Tháng 12, năm 1434, Nguyễn Trãi cùng các đại thần theo vua Lê Thái Tông làm lễ rước thần chủ mới của Thái Tổ và Quốc thái mẫu vào thờ ở Thái miếu[55].

Năm 1435, tháng 6, Đại tư đồ Lê Sát tiến cử Nguyễn Trãi và một số viên quan khác vào dạy học cho Lê Thái Tông ở toà Kinh Diên nhưng vua Lê Thái Tông không chấp thuận[56][57]

Trong vụ án bảy tên trộm vào tháng 3 năm 1435, ông tranh cãi với Lê Sát và Lê Ngân về việc xử lý bảy tên ăn trộm ít tuổi can tội tái phạm. Ông khuyên Lê Thái Tông nên nhân nghĩa, nhưng khi Lê Sát và Lê Ngân đề nghị ông dùng nhân nghĩa cảm hóa kẻ trộm thì ông từ chối. Cuối cùng xử chém 2 tên, còn lại thì xử đi đày.[58]

Trước đây, Lê Thái Tổ đã sai Nguyễn Trãi định ra quy chế mũ áo nhưng chưa kịp thi hành. Tháng 2 năm 1437, vua Lê Thái Tông lại sai Nguyễn Trãi cùng với Lương Đăng sửa định nhã nhạc và quy chế lễ nghi trong triều đình. Nguyễn Trãi đã dâng lên bản vẽ khánh đá và biểu tâu, vua Thái Tông khen ngợi và tiếp nhận sai thợ đá huyện Giáp Sơn lấy đá ở núi Kính Chủ để làm[58]. Nhưng đến tháng 5, năm 1437, Lương Đăng dâng sớ thư về quy chế có nhiều ý kiến khác với Nguyễn Trãi ở những chỗ bàn về số lượng, trọng lượng các nhạc khí. Vua Thái Tông lựa chọn đề nghị của Lương Đăng, nên Nguyễn Trãi tâu xin trả lại việc đã được giao phó[58]. Tháng 11 năm 1437, vua Lê Thái Tông cho ban bố các nghi thức lễ đại triều do Lương Đăng soạn định với triều đình, Nguyễn Trãi cùng một nhóm văn thần như Đào Công Soạn, Nguyễn Văn Huyến, Nguyễn Liễu, Nguyễn Truyền dâng sớ phản đối, nhưng không có kết quả.

Khoảng cuối năm 1437, đầu năm 1438, Nguyễn Trãi xin về hưu trí ở Côn Sơn[59]- nơi trước kia từng là thái ấp của ông ngoại ông - chỉ thỉnh thoảng mới vâng mệnh vào chầu vua.

Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí, sau khi không hợp với Lương Đăng về việc nhạc, ông đã xin về quê hưu trí. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cũng không chép ông làm gì sau thời gian này, đến năm 1442, sách mới chép việc ông mời vua Lê Thái Tông về ngự ở Côn Sơn. Theo nghiên cứu của Trần Huy Liệu, căn cứ vào biểu tạ ơn của Nguyễn Trãi, năm 1439, Lê Thái Tông mời ông ra làm quan, ban cho chức tước là Vinh lộc Đại phu, Nhập nội Hành khiển Môn hạ sảnh Tả ty Hữu Gián nghị Đại phu kiêm Hàn Lâm viện Học sĩ Tri Tam quán sự Đề cử Côn Sơn Tư Phúc tự[60]. Ông cũng được giao cho việc coi giữ sổ sách, xét án kiện quân dân ở Tây đạo và Bắc đạo[61]. Nguyễn Trãi nhận mệnh vua, dâng biểu tạ ơn với sự hả hê thấy rõ. Trần Huy Liệu cho rằng đây là những năm đắc chí nhất của Nguyễn Trãi. Trong khoa thi Hội năm 1442, Nguyễn Trãi với danh nghĩa là Hàn Lâm viện Học sĩ kiêm Tri Tam quán sự ra làm Giám khảo và lấy đỗ Trạng nguyên Nguyễn Trực.

Cái chết[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Vụ án Lệ Chi Viên

Tháng 9 năm 1442, vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông[62]. Ngày 1 tháng 9 năm 1442, sau khi nhà vua duyệt binh ở thành Chí Linh, Nguyễn Trãi đón Lê Thái Tông đi thuyền vào chơi chùa Côn Sơn. Khi trở về Đông Kinh, người thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ theo hầu vua. Ngày 7 tháng 9 năm 1442, thuyền về đến Lệ Chi Viên[e] thì vua bị bệnh, thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất. Các quan giấu kín chuyện này, nửa đêm ngày 9 tháng 9 năm 1442 về đến Đông Kinh mới phát tang. Triều đình qui tội Nguyễn Thị Lộ giết vua, bèn bắt bà và Nguyễn Trãi, khép hai người vào âm mưu giết vua. Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi bị giết cùng người thân 3 họ, gọi là tru di tam tộc.

Di lụy và hồi phục[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Nguyễn Trãi chết, đa phần những di cảo thơ văn và trước tác của ông đều bị tiêu hủy. Bản khắc in sách Dư địa chí bị Đại Tư đồ Đinh Liệt sai hủy[63] (năm 1447)[64]. Nhiều trước tác mất vĩnh viễn đến nay như Luật thư[65]Ngọc đường di cảoGiao tự đại lễ,... Gia quyến Nguyễn Trãi cũng lưu tán khi biến cố Lệ Chi Viên xảy đến. Theo gia phả họ Nguyễn Nhị Khê, em trai Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Hùng chạy về Phù Khê, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Nguyễn Phù - một người con của Nguyễn Trãi - chạy lên Cao Bằng, đổi họ sang họ Bế Nguyễn. Bà vợ thứ năm của Nguyễn Trãi là Lê thị, đang mang thai, phải trốn về Phương Quất, huyện Kim Môn, Hải Dương. Đặc biệt, bà vợ thứ tư của Nguyễn Trãi là Phạm Thị Mẫn, lúc đó cũng đang mang thai, được người học trò cũ của chồng là Lê Đạt giúp chạy trốn vào xứ Bồn Man, sau về thôn Dự Quần, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Tại Đây, bà sinh ra Nguyễn Anh Vũ. Để tránh sự truy sát của triều đình, Nguyễn Anh Vũ đổi sang họ mẹ là Phạm Anh Vũ.

Tháng 8 năm 1464, sau 22 năm, vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu chiêu tuyết cho Nguyễn Trãi[Nhận định 1], truy tặng ông tước hiệu là Tán Trù bá, bãi bỏ lệnh truy sát của triều đình với gia quyến Nguyễn Trãi và ra lệnh bổ dụng con cháu ông làm quan. Nguyễn Anh Vũ khi ấy đi thi đỗ Hương cống, bèn được nhà vua bổ nhiệm làm Tri huyện[66].

Năm 1467, Lê Thánh Tông ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi. Sau khi Nguyễn Trãi bị nạn 70 năm, ngày 8 tháng 8 năm 1512, vua Lê Tương Dực truy tặng Nguyễn Trãi tước Tế Văn hầu, chế văn truy tặng có câu

Long hổ phong vân chi hội, do tưởng tiền duyên

Văn chương sự nghiệp chi truyền, vĩnh thùy hậu thế

Dịch là:

Gặp gỡ long hổ phong vân, còn ghi duyên cũ

Truyền tụng văn chương sự nghiệp, để mãi đời sau[67]

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Trãi có 5 bà vợ và 7 người con trai

Vợ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bà Trần Thị Thành
  • Bà Phùng thị
  • Bà Lê thị
  • Bà Nguyễn Thị Lộ
  • Bà Phạm Thị Mẫn

Con[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nguyễn Khuê (con bà Trần Thị)
  • Nguyễn Ứng (con bà Trần Thị)
  • Nguyễn Phù (con bà Trần Thị)
  • Nguyễn Bảng (con bà Phùng Thị)
  • Nguyễn Tích (con bà Phùng Thị)
  • Nguyễn Anh Vũ (con bà Phạm Thị)
  • Ông tổ chi họ Nguyễn ở Quế Lĩnh, Phương Quất, huyện Kinh Môn, Hải Dương (con bà Lê Thị)

Tư tưởng Nguyễn Trãi[sửa | sửa mã nguồn]

Thời hiện đại, một số nhà làm sử ở Việt Nam như Doãn Chính, Phan Huy Lê, Nguyễn Khắc Thuần... đã viết các sách với nội dung mà họ gọi là Tư tưởng Nguyễn Trãi, nay trích lại dưới đây:

Nguyễn Trãi được coi là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam[68], tư tưởng của ông là sản phẩm của nền văn hóa Việt Nam thời đại nhà Hậu Lê khi mà xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển[69], đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.

Tư tưởng Nguyễn Trãi không được ông trình bày thành một học thuyết có hệ thống hay chứa đựng trong một trước tác cụ thể nào mà được thể hiện rải rác qua các tác phẩm của ông, được phát hiện bằng các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học xã hội hiện đại. Nét nổi bật trong tư tưởng Nguyễn Trãi là sự hòa quyện, chắt lọc giữa tư tưởng Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo[70] (trong đó Nho giáo đóng vai trò chủ yếu), có sự kết hợp chặt chẽ với hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam lúc đó.

Ảnh hưởng của Nho giáo với tư tưởng Nguyễn Trãi[sửa | sửa mã nguồn]

Tư tưởng Nguyễn Trãi xuất phát từ Nho giáo, mà cụ thể là Nho giáo Khổng Tử. Ông đã vận dụng xuất sắc các tư tưởng Nho giáo vào công cuộc khởi nghĩa, chống lại sự thống trị của nhà Minh lên Việt Nam cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước thời kì đầu nhà Hậu Lê.

  • Tư tưởng nhân nghĩa: Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là nội dung cốt lõi trong toàn bộ hệ thống tư tưởng triết học – chính trị của ông. Tư tưởng ấy có phạm vi rộng lớn, vượt ra ngoài đường lối chính trị thông thường, đạt tới mức độ khái quát, trở thành nền tảng, cơ sở của đường lối và chuẩn mực của quan hệ chính trị, là nguyên tắc trong việc quản lý, lãnh đạo quốc gia[71]. Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với tư tưởng nhân dân, tinh thần yêu nước, tư tưởng hòa bình là một đường lối chính trị, một chính sách cứu nước và dựng nước. Nhân nghĩa còn được thể hiện ước mơ xây dựng xã hội lý tưởng cho nền thái bình muôn thuở: xã hội Nghiêu Thuấn của Nguyễn Trãi. Tất nhiên mơ ước ấy của ông là không tưởng[72].
  • Mệnh trời: Nguyễn Trãi tin ở Trời và ông coi Trời là đấng tạo hóa sinh ra muôn vật. Cuộc đời của mỗi con người đều do mệnh trời sắp đặt. Vận nước, mệnh vua cũng là do trời quy định. Nhưng Trời không chỉ là đấng sinh thành, mà còn có tình cảm, tấm lòng giống như cha mẹ. Lòng hiếu sinh và đạo trời lại rất hòa hợp với tâm lý phổ biến và nguyện vọng tha thiết của lòng người, đó là hạnh phúc, ấm no và thái bình. Nếu con người biết tuân theo lẽ trời, mệnh trời, thì có thể biến yếu thành mạnh, chuyển bại thành thắng. Và ngược lại, theo Nguyễn Trãi, nếu con người không theo ý trời, lòng trời, thì có thể chuyển yên thành nguy và tự rước họa vào thân.
  • Tư tưởng nhân dân: Nguyễn Trãi đầy lòng thương dân, yêu dân và trọng dân. Ông khẳng định nhân dân là lực lượng sản xuất ra vật chất của xã hội và động lực quyết định sự suy vong của triều đại, đất nước. Ông được coi là nhân vật lịch sử có tư tưởng nhân dân cao quý nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam[73]
  • Quan điểm sống: Nguyễn Trãi khuyên con người ta nên tu thân theo các tiêu chuẩn Nho giáo: sống trung dung, tuân theo tam cương ngũ thường, đặc biệt là đạo hiếu và đạo trung.

Về ảnh hưởng của Nho giáo với tư tưởng Nguyễn Trãi, Trần Đình Hượu cho rằng

Về hệ thống, tư tưởng nhân sinh của Nguyễn Trãi vẫn thuộc Nho giáo nhưng là một Nho giáo khoáng đạt, rộng rãi, không câu nệ và vì vậy không chỉ là gần gũi mà còn là phong phú hơn, cao hơn lối sống thuộc dân tộc trước đó
— Trần Đình Hượu

Ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo với tư tưởng Nguyễn Trãi[sửa | sửa mã nguồn]

Ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi chủ yếu qua các tác phẩm thơ văn của ông với nội dung khuyên răn luân lý. Ông khuyên con người ta không coi trọng vật chất mà nên sống với chữ đức, hiểu được giá trị bền vững của đạo đức, coi trọng danh dự và sự giàu có về tâm hồn hơn là sự giàu có về tiền bạc. Danh lợi là sắc không, đạo đức mới là của chầy. Muốn có đạo đức thì phải làm điều thiện, sống có hiếu, có khí tiết, không uốn mình, không cầu xin danh lợi, không oán thán, biết tha thứ cho người khác, sống trong sạch, lành mạnh, thanh tịnh, luôn nhận phần thiệt thòi về mình. Tư tưởng Lão - Trang thể hiện ở quan niệm sống phủ nhận danh lợi, ung dung tự tại, vô vi và hòa hợp với thiên nhiên[74].

Một số ý kiến cho rằng, ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo, dù chỉ giữ vị trí thứ yếu trong tư tưởng Nguyễn Trãi, chính là ảnh hưởng của tam giáo đồng nguyên trong hệ tư tưởng Lý - Trần. Nguyễn Trãi sống trong một thời kỳ quá độ, thời kỳ bản lề của hai chặng đường lịch sử văn hoá Việt Nam. Trước Nguyễn Trãi là một văn hoá Đại Việt được cấu trúc theo mô hình Phật giáo, sau Nguyễn Trãi là một văn hoá Đại Việt được cấu trúc theo mô hình Nho giáo từ Trung Quốc. Nguyễn Trãi chủ trương xây dựng một nền văn hóa dân tộc, Nho giáo trong tư tưởng của ông có thể gọi là tư tưởng Nho giáo dân gian. Sự thất bại của Nguyễn Trãi trong việc chế định nhã nhạc và việc Lương Đăng hoàn toàn mô phỏng nhã nhạc triều Minh trong việc soạn nhạc cung đình triều Lê đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự tiến triển của tình trạng nhị nguyên văn hoá giữa cung đình và dân gian. Sức sống của nền văn hoá dân tộc giờ đây phải tìm về kho tàng văn hoá dân gian, ở đó các cương lĩnh Nho giáo đã bị lật ngược lại, còn trong triều đình thì về chính trị là chế độ trung ương tập quyền theo hướng chuyên chế, về tư tưởng - văn hóa thì theo hướng độc tôn Nho giáo, bài xích Phật giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian[75].

Sự nghiệp văn chương[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Lê Quý Đôn chép trong sách Đại Việt thông sử, phần Văn tịch chí, thời nhà Minh xâm lược Đại Việt, Trương Phụ thu thập hầu hết sách vở của Đại Việt gửi theo đường sông về Kim Lăng, Trung Quốc. Khi Lê Lợi giành lại độc lập cho Đại Việt, ông mới ra lệnh thu thập sách vở, các bậc danh nho như Lý Tử Tấn, Phan Phu Tiên, Nguyễn Trãi,...cùng nhau sưu tập. Nhưng sau cuộc binh hỏa, sách vở mười phần nay chỉ còn được 3, 4 phần, Lê Quý Đôn có thống kê đầy đủ ở sách Đại Việt thông sử.[76]

Đến thời hiện đại, khi biên soạn sách những tác giả như Nguyễn Hữu Sơn, Phan Huy Lê,...không rõ căn cứ vào đâu khi họ cho rằng sau vụ Lệ Chi Viên, Đinh Liệt cho hủy các sách của Nguyễn Trãi như Luật thư, Dư địa chí, Ngọc đường di cảo, Giao tự đại lễ...

Văn chính luận[sửa | sửa mã nguồn]

  • Quân trung từ mệnh tập là tập sách gồm những văn thư do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Thái Tổ gửi cho các tướng tá nhà Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và văn răn tướng sĩ, từ năm 1423 đến năm 1427. Bản khắc in năm 1868 chỉ ghi lại được 46 văn kiện. Năm 1970, nhà nghiên cứu Trần Văn Giáp phát hiện thêm 23 văn kiện nữa do Nguyễn Trãi viết gửi cho tướng nhà Minh[77].
  • Bình Ngô đại cáo
  • Một số bài chiếu, biểu viết dưới thời Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông (1433 - 1442)

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

  • Lam Sơn thực lục là quyển lịch sử ký sự ghi chép về công cuộc 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn, do vua Lê Thái Tổ sai soạn vào năm 1432. Vấn đề tác giả của trước tác phẩm này vẫn còn chưa rõ ràng[78], dù cho đến nay nhiều người khẳng định rằng Lam Sơn thực lục là tác phẩm do Nguyễn Trãi nhưng điều đó vẫn chỉ mang tính phỏng đoán[79].

Văn bia Vĩnh Lăng do Nguyễn Trãi soạn năm 1433

  • Vĩnh Lăng thần đạo bi là bài văn bia ở Vĩnh Lăng - lăng của vua Lê Thái Tổ, kể lại thân thế và sự nghiệp của Lê Thái Tổ.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

  • Dư địa chí.

Thơ phú[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ức Trai thi tập là tập thơ bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi, gồm 105 bài thơ, trong đó có bài Côn Sơn ca nổi tiếng. Theo Lê Quý Đôn sách gồm 3 quyển, Nguyễn Trãi Soạn, Trần Khắc Kiệm biên tập.
  • Quốc âm thi tập là tập thơ bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi, gồm 254 bài thơ, chia làm 4 mục: Vô đề (192 bài), Thời lệnh môn (21 bài), Hoa mộc môn (34 bài), Cầm thú môn (7 bài). Theo Trần Huy Liệu đây là tập thơ Nôm xưa nhất của Việt Nam còn lại đến nay[80]. Bằng tập thơ này, Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho văn học chữ Nôm của Việt Nam[81]
  • Chí Linh sơn phú là bài phú bằng chữ Hán, kể lại sự kiện nghĩa quân Lam Sơn rút lên núi Chí Linh lần thứ ba vào năm 1422.
  • Băng Hồ di sự lục là thiên tản văn bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi làm vào năm 1428, kể về cuộc đời Trần Nguyên Đán.
  • Sách Luật thư, 6 quyển, nay không còn, được Nguyễn Trãi soạn vào khoảng thời gian 1440-1441.

Nhận định[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sách Khâm định việt sử thông giám cương mục có những nhận định về Nguyễn Trãi như sau: Theo nhận định của sử quan: Ông Trãi giúp Lê Thái Tổ khai quốc, rồi lại giúp Lê Thái Tông, tài trí, phép tắc, mưu mô, đạo đức, đều vượt hơn hết mọi người lúc bấy giờ[82] Theo lời phê của Tự Đức: Đời Lê Thái Tông, vua thì buông tuồng, bầy tôi thì chuyên quyền. Trãi nếu là người hiền, thì nên sớm liệu rút lui, ẩn náu tung tích để cho danh tiếng được toàn vẹn. Thế mà lại đi đón trước ngự giá, thả lỏng cho vợ làm việc hoang dâm, vô liêm sỉ. Vậy thì cái vạ tru di cũng là tự Trãi chuốc lấy. Như thế sao được gọi là người hiền?[83]
  • Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Lê Thánh Tông chú thích rằng:Ức Trai tiên sinh, đương lúc Thái Tổ mới sáng nghiệp theo về Lỗi Giang, trong thì bàn kế hoạch nơi màn trướng, ngoài thì thảo văn thư dụ các thành; văn chương tiên sinh làm vẻ vang cho nước, lại được vua yêu tin quí trọng.

[84]

  • Hà Nhậm Đại Người thế kỷ XVI:

Công giúp hồng đồ cao nữa (tựa) núi

Danh ghi thanh sử sáng bằng gương [85]

  • Theo Đỗ Nghi: Nhà Lê sở dĩ lấy được thiên hạ đều do sức ông cả và Đỗ Nghi tiếc rằng: Tiếc thay trời chưa muốn bình trị thiên hạ, cho nên cuối cùng ông vẫn chỉ làm chức hành khiển Đông đạo, không được giở hết hoài bão của mình; việc đó không phải là không may cho ông, mà chính là không may cho sinh dân đời Lê vậy.[86]
  • Theo Dương Bá Cung:công lao của ông trùm khắp trên đời [87]
  • Lê Quý Đôn trong Kiến Văn tiểu lục nhận định về ông: Khi vào yết kiến Bình Định vương ở Lỗi Giang liền được tri ngộ, viết thư gửi tướng súy nhà Minh, thảo hịch truyền đi các lộ, đứng vào bậc nhất một đời, chức vị Thượng thư, cấp bậc công thần. Cứ xem ông giúp chính trị hai triều vua hết lòng trung thành, tuy dâng lời khuyên răn thường bị đè nén mà không từng chịu khuất... nhưng vì tối nghĩa về "chỉ, túc" thành ra cuối cùng không giữ được tốt lành, thật đáng thương xót!... Người có công lao đứng đầu về việc giúp rập vua, thì ngàn năm cũng không thể mai một được"[88].
  • Theo Nguyễn Năng Tĩnh: Nước Việt ta, từ Đinh, Lê, Lý, Trần, đời nào sáng lập cơ nghiệp đế vương, tất cũng đều phải có các tướng tá giúp sức, nhưng tìm được người toàn tài toàn đức như Ức Trai tiên sinh, thật là ít lắm[89]
  • Ở thế kỷ XX, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá: Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn; văn là chính trị: chính trị cứu nước, cứu dân, nội trị ngoại giao "mở nền thái bình muôn thủa, rửa nỗi thẹn nghìn thu"; võ là quân sự: chiến lược và chiến thuật, "yếu đánh mạnh ít địch nhiều... thắng hung tàn bằng đại nghĩa"; văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm đao... Thật là một con người vĩ đại về nhiều mặt trong lịch sử nước ta[90].
  • Theo Keith Weller Taylor, một sử gia người Mĩ nghiên cứu về lịch sử Việt Nam:Lúc đó phần nhiều người ở các vùng xung quanh Hà Nội tức là Đông Kinh theo chính trị của người Minh. Nguyễn Trãi là người Bắc thường, và ông phải chạy đến Thanh Hóa. Hơn 9.000 người Đông Kinh đã làm việc cai trị cho người Minh. Nguyễn Trãi viết thư cố thuyết phục họ bỏ người Minh theo Lê Lợi... Nguyễn Trãi là một nhà thơ tài năng, nhưng vai trò của ông về mặt chính trị và quân đội thì khá mờ nhạt. Lê Lợi và các tướng lĩnh khác chỉ muốn dùng tài năng thơ văn của Nguyễn Trãi để tuyên truyền và vận động dân chúng đứng về phía mình.[91]
  • Theo Nguyễn Diên Niên:Hành trạng của Nguyễn Trãi ở triều Lê không thể cho ta cái nhận thức ông là một lãnh tụ, linh hồn của Khởi nghĩa Lam Sơn. Ở ông, ông chỉ là một viên quan triều đình như bao viên quan khác. Ông nổi tiếng là ở tài văn chương được người đời ca ngợi trong chức vụ Thừa chỉ mà Thái Tổ ban cho. Lê Thánh Tông cũng đã có một câu đánh giá tài năng văn chương của ông:Văn chương Nguyễn Trãi làm vẻ vang cho nước.Theo tác giả này sách Tang thương ngẫu lục viết vào thế kỷ XVIII đã tạo nên truyền thuyết dân gian về vai trò Lê Lợi số 1, Nguyễn Trãi số 2. Sau này các nhà sử học ở Viện sử học như Phan Huy Lê cũng đã dựa vào truyền thuyết này để viết sách giáo khoa giảng dạy ở các trường học ở Việt Nam.[92]
  • Theo một tác giả hiện đại Nguyễn Lương Bích: Công lao sự nghiệp của Nguyễn Trãi rõ ràng là huy hoàng, vĩ đại, Nguyễn Trãi quả thật là anh hùng, là khí phách, là tinh hoa của dân tộc. Công lao quý giá nhất và sự nghiệp vĩ đại nhất của Nguyễn Trãi là tấm lòng yêu nước yêu dân tha thiết và sự nghiệp đánh giặc cứu nước vô cùng vẻ vang của ông. Ông đã đem hết tâm hồn, trí tuệ, tài năng phục vụ lợi ích của dân tộc trong phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Tư tưởng chính trị quân sự ưu tú và tài ngoại giao kiệt xuất của ông đã dẫn đường cho phong trào khởi nghĩa Lam Sơn đi tới thắng lợi.[93] Tố chất thiên tài của Nguyễn Trãi là sản phẩm của phong trào đấu tranh anh dũng của dân tộc trong một cao điểm của lịch sử. Thiên tài ấy đã để lại một sự nghiệp lớn về nhiều mặt mà chúng ta còn phải tiếp tục tìm hiểu thêm mới có thể đánh giá đầy đủ và chính xác được. Dầu sao, nếu chỉ xét về mặt văn hóa thì cũng có thể khẳng định rằng Nguyễn Trãi đã cắm một cột mốc quan trọng trên con đường tiến lên của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực văn học.

Về văn chương[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Trãi được đánh giá là một nhà văn chính luận kiệt xuất[94]. Đời sau có nhiều người ca ngợi văn chương của ông:

  • Nguyễn Mộng Tuân xem ông là "bậc văn bá"
  • Lê Quý Đôn đánh giá ông là "văn thư thảo hịch giỏi hơn hết một thời"
  • Tô Thế Nghi ca ngợi ông là "sông Giang sông Hán trong các sông và sao Ngưu sao Đẩu trong các sao"
  • Phạm Đình Hổ xem văn chương của ông "có khí lực dồi dào... đọc không chán miệng"
  • Theo Dương Bá Cung, văn Nguyễn Trãi "rõ ràng và sang sảng trong khoảng trời đất"
  • Theo Phan Huy Chú: "văn chương mưu lược gắn liền với sự nghiệp kinh bang tế thế"
  • Phạm Văn Đồng nhìn nhận văn chương Nguyễn Trãi "đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, đều hay và đẹp lạ thường"

Riêng những tác phẩm văn chính luận của ông mang tính chiến đấu xuất phát từ ý thức tự giác dùng văn chương phục vụ cho những mục đích chính trị, xã hội, thể hiện lý tưởng chính trị - xã hội cao nhất trong thời phong kiến Việt Nam[95]. Ngoài ra, các tác phẩm này còn phản ánh tinh thần dân tộc đã trưởng thành, điều này được đánh giá là một thành tựu lịch sử tư tưởng và lịch sử văn học Việt Nam[96].

Về nhận định của Lê Thánh Tông trong thơ ca[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Thánh Tông trong bài "Quân minh thần lương" (君明臣良) của tập thơ "Quỳnh uyển cửu ca" (瓊苑九歌) có câu: "Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo" (抑齋心上光奎藻). Trong một thời gian dài, nhiều sách giáo khoa lịch sử và văn học dịch câu này là: "Tâm hồn Úc Trai trong sáng như sao Khuê buổi sớm". Nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân khẳng định đây là một cách dịch sai lầm và lý giải nguồn gốc như sau:

Cách dịch câu thơ trên của Lê Thánh Tông như mọi người thường biết bắt đầu từ năm 1962, khi nhà sử học Trần Huy Liệu đưa ra bản dịch câu thơ đó trong bài viết nhân dịp kỷ niệm 520 năm ngày mất của Nguyễn Trãi, mà Bùi Duy Tân khẳng định là dịch sai: "Ức Trai lòng sáng như sao Khuê"[97]. Bùi Duy Tân phân tích, trong câu dịch này, chữ "tảo" không được dịch, chữ "Khuê" bị hiểu sai nghĩa về văn cảnh. Các nhà xuất bản, trường học lần lượt sử dụng lời dịch sai này, xem đây là lời bình luận về nhân cách Nguyễn Trãi. Hệ quả là sau đó nhiều tác phẩm văn học, ca kịch... nói về Nguyễn Trãi dùng "sao Khuê" làm cách hoán dụ để nói về ông ("Sao Khuê lấp lánh", "Vằng vặc sao Khuê"...).

Trong giới nghiên cứu, giảng dạy văn học cổ đã từng có nhiều ý kiến nói về cách dịch sai này, nhưng ít tác giả làm rõ vấn đề[98]. Cần xem câu thơ của Lê Thánh Tông trong toàn bộ bài "Quân minh thần lương" để làm rõ nghĩa:

Nguyên văn chữ Hán:

高帝英雄蓋世名

文皇智勇撫盈成

抑齋心上光奎藻

武穆胸中列甲兵

十鄭第兄聯貴顯

二申父子佩恩榮

孝孫洪德承丕緒

八百姬周樂治平

Phiên âm Hán Việt:

Cao Đế anh hùng cái thế danh

Văn Hoàng trí dũng phú doanh thành

Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo

Vũ Mục hung trung liệt giáp binh

Thập Trịnh đệ huynh liên quý hiển

Nhị Thân phụ tử bội ân vinh

Hiếu tôn Hồng Đức thừa phi sự

Bát bách Cơ Chu lạc trị bình

Bài thơ này ca ngợi sự nghiệp nhà Hậu Lê. Bản dịch thơ của Hoàng Việt thi văn tuyển xuất bản năm 1958 (xuất bản trước thời điểm Trần Huy Liệu đưa ra bài viết có câu dịch được phổ biến năm 1962) được các nhà nghiên cứu đính chính câu thơ trên cho rằng đã dịch đúng:

Cao Đế anh hùng dễ mấy ai

Văn Hoàng trí dũng kế ngôi trời

Văn chương Nguyễn Trãi lòng soi sáng

Binh giáp Lê Khôi bụng chứa đầy[99]

Mười Trịnh vang lừng nền phú quý[f]

Hai Thân sáng rạng vẻ cân đai[f]

Cháu nay Hồng Đức nhờ ơn nước

Cơ nghiệp Thành Chu vận nước dài

Một dị bản khác là Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn, câu thứ 4 không dùng "liệt" mà dùng "uẩn" mang nghĩa chất chứa, được nhìn nhận là chuẩn xác hơn, và do đó đối chỉnh nghĩa với câu 3 về Nguyễn Trãi hơn. Theo nghĩa đen, "khuê" là một trong 28 vị tinh tú, biểu tượng của văn chương; tảo là loài rong biển, nghĩa rộng là màu vẻ đẹp đẽ, không phải mang nghĩa "sớm"[100].

"Khuê tảo" đi với nhau chỉ văn, đối với "giáp binh" ở câu dưới chỉ võ. Cách dùng "khuê" để chỉ văn chương khá quen thuộc, ngay cả Lê Thánh Tông trong "Quỳnh uyển cửu ca" cũng có viết "...thổ hồng nghê chí khí, quang khuê tảo chi văn" (nghĩa là: "nhả cái khí vồng mống, rạng cái vẻ văn chương..."). Do đó "khuê tảo" trong câu thơ của Lê Thánh Tông là ca ngợi văn chương Nguyễn Trãi chứ không phải ca ngợi nhân cách của ông[101].

Tuyên truyền và Tưởng niệm[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1956, Bộ Văn hoá Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tổ chức lần đầu tiên lễ kỷ niệm Nguyễn Trãi nhân 514 năm ngày mất của ông[102]. Sau đó, vào các năm 1962, 1967, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều đặn kỉ niệm 520 năm và 525 năm ngày mất của Nguyễn Trãi và đã phát hành một bộ tem về ông vào năm 1962[103]. Năm 1980, Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phát hành một bộ tem về Nguyễn Trãi nhân kỉ niệm 600 năm ngày sinh của ông[104].

Đền thờ Nguyễn Trãi ở Nhị Khê, Hà Nội vốn là từ đường của họ Nguyễn Nhị Khê, được xây dựng sau khi vua Lê Thánh Tông chiêu tuyết cho ông. Đền còn lưu giữ bức chân dung Nguyễn Trãi cổ vẽ trên lụa và nhiều bức hoành phi nêu bật công lao và đức độ Nguyễn Trãi. Nhân dịp kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, nhà thờ đã được tôn tạo mở rộng, có thêm phòng trưng bày về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi và tượng đài Nguyễn Trãi. Đền được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá vào tháng 1 năm 1964.

Đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, Hải Dương được khởi công xây dựng vào năm 2000 và khánh thành vào năm 2002. Toạ lạc tại khu vực động Thanh Hư, đền có mặt bằng rộng 10.000m2, xoải dốc dưới chân dãy Ngũ Nhạc kề liền núi Kỳ Lân, chia thành nhiều cấp, tạo chiều sâu và tăng tính uy nghiêm. Nghệ thuật trang trí mô phỏng phong cách Lê và Nguyễn. Đền đã được công nhận di tích nghệ thuật kiến trúc năm 2003. Ngoài ra, Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ cũng được thờ ở làng Khuyến Lương, nay là phường Trần Phú, quận Hoàng Mai và ở xã Lệ Chi Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Hình ảnh trong văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi đã trở thành cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật.

  • Bí Mật Vườn Lệ Chi (kịch,tác giả:Hoàng Hữu Đản.đạo diễn:Nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc)
  • Nguyễn Trãi ở Đông Quan (Kịch, Nguyễn Đình Thi)
  • Đêm của bóng tối (Kịch, Lê Chí Trung)
  • Vạn xuân (tiểu thuyết, Yveline Feray)
  • Đêm Côn Sơn (thơ, Trần Đăng Khoa)
  • Nguyễn Trãi (tiểu thuyết, Bùi Anh Tấn)
  • Thiên mệnh anh hùng (phim dựa theo tiểu thuyết Nguyễn Trãi - quyển 2, Bức huyết thư - đạo diễn Victor Vũ).

Tên đường phố[sửa | sửa mã nguồn]

Tại thành phố Hà Nội, từ thời Pháp thuộc đã có một con đường nhỏ và ngắn ở khu vực trung tâm mang tên đường Nguyễn Trãi (nay là đường Nguyễn Văn Tố). Cuối năm 1945, chính quyền Cách mạng tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho đổi tên con đường này, đồng thời đặt tên đường Nguyễn Trãi cho một con đường dài hơn ở khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm (nay là đường Lò Sũ). Tuy nhiên, sau đó đến đầu năm 1951, chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp trong đợt đổi tên đường cũ thời Pháp sang tên danh nhân Việt Nam với quy mô lớn thì vẫn duy trì tên đường Nguyễn Trãi vốn đã có từ Pháp thuộc này. Sau năm 1954, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban đầu vẫn duy trì đường Nguyễn Trãi cũ của các chính quyền đối phương. Tuy nhiên đến năm 1964 trên cơ sở cho rằng con đường Nguyễn Trãi ngắn và nhỏ như vậy hoàn toàn không phù hợp với công lao to lớn của ông đối với đất nước, chính quyền Hà Nội lại cho đổi tên đường Nguyễn Trãi cũ thành đường Nguyễn Văn Tố và giữ nguyên cho đến ngày nay; còn tuyến quốc lộ 6 đoạn từ Ngã Tư Sở đến vùng giáp ranh thị xã Hà Đông thuộc tỉnh Hà Đông cũ thì cho đặt tên là đường Nguyễn Trãi. Hiện nay, ở Hà Nội có 2 đường phố Nguyễn Trãi. Đường Nguyễn Trãi chạy qua quận Đống Đa, Thanh Xuân và Nam Từ Liêm. Phố Nguyễn Trãi chạy qua phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông

Tại đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn, từ năm 1954 chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa) cũng cho đặt tên một con đường mang tên là đường Nguyễn Trãi tại khu vực thành phố Chợ Lớn cũ. Tuy nhiên một năm sau, vào năm 1955 do thấy không phù hợp nên chính quyền này lại cho đổi tên đường Nguyễn Trãi cũ thành đường Trần Nhân Tôn và giữ nguyên cho đến ngày nay; còn tuyến đường Quang Trung cũ đoạn đi qua khu vực quận 5 ngày nay (cũng nằm trong khu vực thành phố Chợ Lớn cũ) vốn dài khoảng 4 km thì cho đặt tên là đường Nguyễn Trãi. Đến năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiếp tục cho nhập chung và đổi tên đường Võ Tánh cũ ở khu vực quận 2 cũ (nay là quận 1) vốn dài khoảng 2 km thành đường Nguyễn Trãi. Như vậy đường Nguyễn Trãi hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh dài khoảng 6 km.

Tại thị xã Cần Thơ thuộc tỉnh Cần Thơ cũ (nay là thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương), từ năm 1954, một phần quốc lộ 4 cũ (nay gọi là quốc lộ 1, nhưng phần này đã trở thành đường chính nội bộ, không còn là một phần của đường quốc lộ) đoạn từ vòng xoay trung tâm đến cầu Cái Khế cũng được đặt tên là đường Nguyễn Trãi. Sau năm 1975, chính quyền mới tiếp tục cho nhập chung và đổi tên đường Hai Bà Trưng cũ (đoạn từ cầu Cái Khế tới vòng xoay Ngã tư bến xe) thành đường Nguyễn Trãi, giữ nguyên cho đến ngày nay. Bên cạnh đó từ trước năm 1975 tại thị trấn Cái Răng cũ (nay là phường Lê Bình, quận Cái Răng) cũng có một con đường quan trọng mang tên đường Nguyễn Trãi.

Chú giải[sửa | sửa mã nguồn]

• a)^ Một huyện xưa ở phủ Tầm Châu, Quảng Tây, Trung Quốc

• b)^ Một châu quận ở Quảng Tây, Trung Quốc

• c)^ Thiều Châu: là một châu quận thuộc Trung Quốc. Văn Hiến là Trương Cửu Linh

• d)^ Lỗi Giang: tên một địa điểm nằm ở trên bờ sông Mã, giữa huyện Cẩm Thủy, Bá Thước và Quan Hóa (Thanh Hóa)

• e)^ Nay thuộc thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

• f)^ Mười Trịnh là mười anh em họ Trịnh, con của Trịnh Khả đều làm quan trong triều, hai Thân là cha con Thân Nhân Trung và Thân Nhân Vũ.

0
19 tháng 10 2018

Tháng 7/1442, vua Lê Thái Tông đi duyệt binh ở Chí Linh đã về ngự ở chỗ Nguyễn Trãi trên chùa Côn Sơn. Đến ngày 4/8/1442, vua về đến Lệ Chi Viên thì đột ngột qua đời. Mọi người đều nói người giết vua là Nguyễn Thị Lộ, vợ Nguyễn Trãi. Cả gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, ngay sau việc này, nhiều người đã cho rằng Nguyễn Trãi bị oan.

Vua Lê Nhân Tông từng khẳng định công lao sự nghiệp của Nguyễn Trãi như sau: "Nguyễn Trãi là người trung thành giúp đức Thái Tổ dẹp yên giặc loạn, giúp đức Thái Tông sửa sang thái bình. Văn chương và đức nghiệp của Nguyễn Trãi, các danh tướng của bản triều không ai sánh bằng". Tuy nhiên, ông vua này chưa minh oan cho Nguyễn Trãi.

Phải đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới chính thức ban chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước Tán Trù Bá, ban cho con trai Nguyễn Trãi, người sống sót duy nhất trong gia đình sau vụ án Lệ Chi Viên, là Nguyễn Anh Vũ chức huyện quan. Sau đó, Lê Thánh Tông còn ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi, nhờ đó mà một phần quan trọng các di sản văn hóa của Nguyễn Trãi còn tồn tại đến ngày nay.

Mặc dù vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, nhưng Nguyễn Thị Lộ, vợ Nguyễn Trãi, người bị nghi là hung thủ chính, chưa được vua minh oan. Sử sách không nhắc gì đến việc này.

30 tháng 9 2018

Mấy ngày hôm nay, chẳng hiểu sao trong nhà bé Mây xuất hiện một lũ chuột. Chúng tinh quái phá phách, nghịch ngợm đồ đạc khắp nơi. Mọi người vô cùng bực mình và khó chịu. Phải tốn công lắm, bé Mây mới nghĩ ra một kế.

Thế là chiều hôm ấy, một buổi chiều mát mẻ và dễ chịu, Mây rủ mèo con cùng nhau đặt bẫy chuột. Bé chuẩn bị rất cẩn thận và chu đáo: nào cá nướng thơm lừng, chiếc cạm sắt mới tinh, rồi từ từ đổ cá vào bẫy. Đêm hôm đó, nằm trên giường, cơn gió mùa thu dịu mát lùa vào ô cửa sổ. Bên ngoài trăng sáng vằng vặc, xung quanh là trăm ngàn ngôi sao kỳ diệu đang làm sáng cả bầu trời trông như những ánh nến lung linh huyền ảo, bé Mây nằm và suy nghĩ, tưởng tượng. Chắc hẳn giờ này, lũ chuột kia không kìm nén được sự tham lam đã chui vào bẫy của ta đánh chén món cá rồi đây. Bé Mây tự nhủ và lại thì thầm tâm sự với mèo con. Mèo ta thích chí, tán thành ý tưởng của cô chủ. Nó khẽ rung rung bộ ria mép, gật gù tán thưởng. Thế rồi, bé Mây đã chìm sâu vào giấc ngủ với giấc mơ về một lồng đầy chuột mắc bẫy rồi cô cùng người bạn chí thân Mèo con, đem chúng ra xét tội. Nhất định bọn phá hoại này phải bị trừng trị thích đáng dù chúng có khóc ròng xin tha!

Sáng sớm, khi những ánh nắng ban mai rực rỡ chiếu qua chiếc giường nhỏ bé xinh xắn, bé Mây vùng dậy, bừng tỉnh, chạy vội xuống bếp xem tình hình. Ôi thôi! Cái bẫy đã sập, cá cũng hết, chẳng thấy con chuột tinh quái nào mà kẻ sa bẫy bây giờ lại chính là Mèo con. Bé Mây sững sờ và ngỡ ngàng nhưng rồi cô chợt hiểu ra rằng cô đã quá ngây thơ. Thì ra nụ cười và sự đồng tình của Mèo con hôm qua đã ẩn chứa một âm mưu của Mèo. Đúng thế, với Mèo còn gì thích hơn cá nướng? Đó là món ăn sở trường của chú ta! Bé Mây cảm thấy rất tiếc cho kế hoạch của mình đã đổ bể nhưng hơn hết, qua chuyện này, cô bé cũng tự rút ra cho mình một kinh nghiệm, một bài học quý giá trong cuộc sống.

30 tháng 9 2018

bn mo link hoc tot ngu van nha ko thi kb mih tu van cho me mih la giao vien vsn

7 tháng 8 2018

bởi vì là vợ của Nguyễn Trãi làm người hầu cho vua rồi lúc mà vua bị bệnh chết thì hòng đổ oan cho vợ Nguyễn Trãi là có ý muốn ám sât vua nên giết vợ và cả Nguyễn Trãi giết cả 3 đời luôn

8 tháng 8 2018

đúng rùi

hiha