Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
- Giống nhau: Đều khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc trên hai phương diện: lãnh thổ riêng, hoàng đế riêng.
- Khác nhau: Trong "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi bổ sung thêm 3 yếu tố: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử dân tộc. Sự sâu sắc thể hiện ở chỗ Nguyễn Trãi khẳng định văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất khẳng định sự tồn tại bền vững của một quốc gia độc lập. =)?
Tham khảo nha em:
Đọc Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi ta bỗng nhớ đến Cảnh khuya của Hồ Chí Minh và đọc Cảnh khuya của Hồ Chí Minh, ta liên tưởng đến Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi. Vì sao vậy? Phải chăng hai kiệt tác thi ca là nơi gặp gỡ của hai tâm hồn nghệ sĩ lớn?
Mở đầu hai tác phẩm nổi tiếng này là hai bức tranh thiên nhiên diễm lệ. Cả hai bức tranh ấy đều được phác hoạ bằng nét vẽ đầu tiên đầy ấn tượng: tiếng suối chảy rì rầm, êm đềm và thơ mộng, lãng mạn và quyến rũ:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
(Bài ca Côn Sơn )
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
(Cảnh khuya)
Trong cảnh thanh tĩnh của núi rừng, âm thanh của tiếng suối gợi bao cảm xúc. Nó tha thiết như chính thiên nhiên đang vẫy gọi. Nhà thơ của chúng ta bỗng thấy dạt dào cảm hứng. Họ lắng nghe và cảm nhận tiếng suối chảy không chỉ bằng thính giác mà bằng cả tâm hồn mình - một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao và lãng mạn. Tiếng suối chảy róc rách hay chính Đất Trời đang dạo nhạc để cho lòng người ngất ngây?
Hai hình ảnh so sánh thật đẹp, thật độc đáo. Nó giống như hai anh em sinh đôi vậy. Chỉ khác là với Nguyễn Trãi thì tiếng suối là tiếng đàn cầm, còn với Hồ Chí Minh thì tiếng suối lại là tiếng hát. Dù là tiếng đàn hay tiếng hát thì nó cũng là âm nhạc. Nhạc trời hay nhạc rừng? Hay chính bản nhạc yêu đời, yêu cuộc sống đang ngân lên trong tâm hồn thi nhân? Chẳng biết vì sao mà hai nhà thơ ở hai thời đại cách xa nhau như thế lại có chung một cảm nhận. Chao ôi, sự cảm nhận của thi nhân mới tinh tế làm sao! Phải yêu thiên nhiên biết chừng nào, phải hoà hợp, gắn bó sâu sắc với thiên nhiên biết nhường nào mới có thể có những liên tưởng thú vị như thế, mới viết được những câu thơ hay như thế.
Ta hãy du ngoạn tiếp vào hai bức tranh thiên nhiên để khám phá hết vẻ đẹp kì thú của nó.
Ở bức tranh Côn Sơn của Nguyễn Trãi, ta chiêm ngưỡng một miền khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ. Cùng với tiếng suối chảy rì rầm là hình ảnh của những rừng thông mơ màng, những rừng trúc xanh mát che ánh nắng mặt trời, tạo khung cảnh cho thi nhân ngâm thơ nhàn một cách thú vị:
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có trúc bóng râm,
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
(Bài ca Côn Sơn)
Ở bức tranh núi rừng Việt Bắc của Hồ Chí Minh, ta chứng kiến một cảnh nên thơ không kém: ánh trăng sáng lung linh, in bóng cây cổ thụ tạo thành một tấm thảm hoa:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Thật là hữu tình, nhất là cái tình của thi nhân. Đối với họ, thiên nhiên như là mảnh đất vẫy gọi, là khát khao trở về với chính mình. Chẳng thế mà Nguyễn Trãi viết:
Dưới núi bao giờ lều sẽ dựng
Đá kê đầu ngủ, suối pha trà
Và Hồ Chí Minh đã từng tâm sự: Phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá, trồng hoa.
Nguyễn Trãi trở về Côn Sơn như trở về nhà mình, tìm đến miền tự do khoáng đạt để cho lòng tĩnh lặng lại, thư thái lại sau bao nhiêu cay đắng của cuộc đời chông gai sóng gió mà ông nếm trải. Vì thế trong Bài ca Côn Sơn, ta bắt gặp một Nguyễn Trãi đang sống những giây phút thảnh thơi, đang thả hồn mình vào cảnh trí thiên nhiên, bầu bạn với thiên nhiên; một Nguyễn Trãi rất mực thi sĩ.
Hồ Chí Minh lại khác, Bác đến Việt Bắc tuy vẫn là trở về nhà mình, nhưng không phải là về để thảnh thơi uống rượu đánh cờ, thưởng nguyệt vịnh thơ, mà về để bận rộn hơn, lo toan, gánh vác giang sơn xã tắc, dựa vào núi rừng để xây dựng chiến khu lãnh đạo kháng chiến:
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Dù trở về thiên nhiên với tư cách nào đi chăng nữa nhưng ở họ vẫn chói ngời lên vẻ đẹp của nhân cách và tâm hồn, nhất là tâm hồn thi sĩ để ngàn đời sau vẫn còn được chiêm ngưỡng những toà tháp nghệ thuật mà họ xây nên.
Câu 1: Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền Văn học trung đại Việt Nam. Tên là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du đã được sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về Văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sự của giai thoại cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự ngiệp văn học của ông gồm những tác phẩm rất có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như '' Thanh Hiên thi tập '', '' Đoạn trường tâm thanh '', ....
- Việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp, của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nói nghĩa quan trọng cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng:
+) Giúp chúng ta hình dung rõ nét được về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Du đó là: thể hiện tư tưởng, tình cảm, tính cách của tác giả.
+) Hơn thế nữa, các tác phẩm đặc biệt nhất là Truyện Kiều đều đã thể hiện được tất cả những tư tưởng nhân đạo rõ nét.
+) Qua đó, chúng ta hiểu được nguyên nhân sâu sắc tại sao các tác phẩm mà ông đưa đến cho những độc giả đều thu hút và thành công đến thế.
Câu 3: Đối với bản thân tôi, sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc là vô cùng mãnh liệt. Bởi lẽ mặc dù Truyện Kiều đã được ra đời từ cách đây rất lâu rồi nhưng hiện giờ, trong cuộc sống nhộn nhịp cùng thời kì hội nhập quốc tế khiến cho con người ta vô tình quên đi mất những giá trị tinh hoa của các tác phẩm Văn học, thơ ca thì '' Truyện Kiều '' vẫn còn ở đó, còn lại và đọng lại mãi trong người dân đất Việt. Hơn thế nữa, sức sống của nó không chỉ ở biên giới của một quốc gia mà còn có ở khắp tất cả mọi nơi trên các đất nước thế giới.
- Theo tôi, chúng ta cần phải làm những việc sau đây để giữ gìn và phát huy những giá trị của Truyện Kiều - Nguyễn Du trong tình hình/ hoàn cảnh hiện nay: Phát huy giá trị của Truyện Kiều ra khắp các nước ở trên thế giới bằng cách dịch nó ra nhiều thứ tiếng khác nhau.
+) Tuyên truyền những ý nghĩa to lớn mà tác phẩm này mang lại cho chúng ta.
+) Gìn giữ nó, tuyệt đối không thể để nó bị đánh cắp, sao chép bản quyền và bị vùi lấp bởi những hạt bụi của thời gian.
Câu 4: Theo tôi nghĩ, nó có ý nghĩa rất to lớn đối với các thế hệ sau. Nó nhắc nhở học sinh chúng ta về nét đẹp văn hóa của cả dân tộc Việt Nam, đó là một điều rất đáng để tự hào. Nó còn nhắc nhở ta về công lao của đại thi hào Nguyễn Du, dã có công đưa tác phẩm Truyện Kiều trở thành một kiệt tác lớn. Truyện Kiều là thể hiện của Nguyễn Du về một ước mơ - cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người. Qủa thật, tác phẩm là tiếng lòng, nỗi niềm của tác giả đã hi vọng đến mai sau để lại cho hậu thế nhiều niềm xúc động đồng cảm thật tha thiết làm sao! Cuộc thi này thật sự có rất nhiều ý nghĩa lớn trong việc nhắc nhở thế hệ mai sau về một kiệt tác, đỉnh cao tinh hoa của Văn học dân tộc.
Đâu là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đâu là thanh nam châm thu hút mọi thế hệ? Đó chẳng phải là văn học hay sao. Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao đẹp gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại. Tất cả những giá trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà thơ Nguyễn Khiến ở tác phẩm " Bạn đến chơi nhà" trải qua biết bao nhiêu năm thì bài thơ vẫn còn vấn vương trong trái tim biết bao bạn đọc.
Một nhà văn Pháp đã nói : " Đọc 1 câu thơ hay là ta đã bắt gặp tâm hồn 1 con người" . Quả thực đúng như thế , đọc lên 1 câu thơ: ( e dẫn vào câu thơ nào mà e muốn trong bài nhé) thì ta liền như bắt gặp được ngay tâm hồn của tác giả . Qua câu thơ :(.....) tác giả gần như đã thể hiện ra được những tâm tư , cảm xúc và suy nghĩ trong lòng mình . Câu thơ ấy đã gây vấn vương lên trái tim cảm nhận thành thật của biết bao nhiêu người đọc , đã thể hiện lên sự hòa hợp về tâm hồn của 2 người bạn với nhau. Hơn hết , vật chất không có nhưng tác giả vẫn còn cái tình nghĩa giữa bạn bè với nhau để tiếp đãi bạn mình . Câu thơ cuối và riêng cụm từ “ta với ta” là giá trị tư tưởng của bài thơ, nó khẳng định tình bạn chân thực, tri âm tri kỉ không quan trọng vật chất, lễ nghĩa.Quả thực, tình bạn của Nguyễn Khuyến rất chân thật, rất quan tâm khi nhà thơ biết lo nghĩ mọi thứ, đặc biệt là rất trọng tình cảm bạn bè . Những gì khó nói ra chẳng phải người ta vẫn thường dùng thơ để bày tỏ ra hay sao , bày tỏ ra một tình cảm chôn giấu trong lòng người , dùng thơ để tỏ những tâm ý được giấu dưới sâu đáy tâm can một con người . Ta dùng thơ , ta viết thơ là để bày tỏ những điều thầm lặng nhất , điều cao đẹp ý nghĩa nhất . Chẳng phải mỗi bài thơ đều có một ý nghĩa hay sao , đều có một nội dung sâu sa và một thông điệp đáng nhớ? . Đúng vì thế đọc 1 câu thơ thì chính là ta đã bắt gặp được tâm hồn của 1 con người . 1 câu thơ và tâm hồn 1 con người , 1 thứ là thực 1 thứ là trừu tượng nhưng nó gần như là thể hiện cho nhau .
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lời mẹ, trong bài chuyện cổ tích về loài người
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lời mẹ trong bài chuyện cổ tích về loài người
a) Hồ Chí Minh là nhà chính trị, nhà thơ, danh nhân văn hóa thế giới và là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Tác phẩm "Cảnh khuya" được sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dan Pháp.
b) - thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
- Đặc điểm: Mỗi bài có 4 dòng, mỗi dòng 7 chữ. Hiệp vần ở chữ cuối cùng của các dòng 1,2,4, ngắt nhịp ở câu 1, nhịp 3/4.
c)
- Dùng nghệ thuật so sánh ví von, tiếng suối như tiếng hát xa. Đồng thời lồng ghepstrawng và cây cổ thụ vào thành 1
→ Cho thấy sự giao hòa với thiên nhiên → tác giả yêu thiên nhiên.
→ Cho ta thấy 1 bức tranh thiên nhiên lung linh, có âm thanh, hìn ảnh đậm chất thơ.
d)
- 2 câu thơ cuối là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Song, 2 câu cuối còn khắc họa 1 phương diện khác của Bác, Bác chưa ngủ bởi " chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
- Cụm từ "chưa ngủ" được nhấn mạnh và nhắc lại 2 lần gắn vỡi nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác.
Hết rồi đó, chúc bạn học tốt.
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Hồ Chí Minh là vì lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam , ông là một danh nhân văn hóa thế giới và là một nhà thơ lớn . Bài Cảnh khuya được Bác viết năm 1946-1954 , tronh những năm đầu trong cuộc kháng chiên chống thực dân Pháp
Cuồng Minh tứ khích, nhân dĩ độc ngã dân;
Nguỵ đảng hoài gian, cánh dĩ mãi ngã quốc.
Hân thương sinh ư ngược diệm,
Hãm xích tử ư họa khanh.
Khi thiên võng dân, quỷ kế cái thiên vạn trạng;
Liên binh kết hấn, nẫm ác đãi nhị thập niên.
Bại nghĩa thương nhân, càn khôn ky hồ dục tức;
Trọng khoa hậu liễm, sơn trạch mỹ hữu kiết di.
Khai kim trường, tắc mạo lam chướng nhi phủ sơn đào sa,
Thái minh châu, tắc xúc giao long nhi hoàn yêu thộn hải.
Nhiễu dân thiết huyền lộc chi hãm tịnh,
Điễn vật chức thúy cầm chi võng la.
Côn trùng thảo mộc giai bất đắc dĩ toại kỳ sinh,
Quan quả điên liên câu bất hoạch dĩ an kỳ sở.
Tuấn sinh linh chi huyết dĩ nhuận kiệt hiệt chi vẫn nha;
Cực thổ mộc chi công dĩ sùng công tư chi giải vũ.
Châu lý chi chinh dao trọng khốn,
Lư diêm chi trữ trục giai không.
Quyết Đông Hải chi thủy bất túc dĩ trạc kỳ ô,
Khánh Nam Sơn chi trúc bất túc dĩ thư kỳ ác.
Đây là 1 vài câu thơ nói lên tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta