K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4 2019

1 , Tôi thích việt nam

2 , Nhà tôi là việt nam

28 tháng 4 2019

1. 

=> Tôi thích Việt Nam.

2.

=> Nhà tôi là Việt Nam.

Hok tốt

" Chạy " là nghĩa gốc !!!!

Câu hỏi: Dấu gạch ngang trong câu “Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn - một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều” có tác dụng gì?
Đáp án:

Đánh dấu phần chú thích trong câu

29 tháng 8 2020

"Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở; Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn". Ba năm Trung học phổ thông. Ba năm – một khoảng thời gian quá ngắn, song ba năm ấy là một đoạn đời đẹp nhất trong cuộc đời một con người. Bởi, cái hồn nhiên trong trẻo của thời áo trắng mới đẹp làm sao; "Lơ đễnh nhìn ai qua cửa lớp; Vô tư nhặt ép cánh hoa xinh"!

Ngoài kia phượng rơi chưa? Mà sao nắng nồng nàn trên lá; mà sao nụ cười vẫn tươi, nhưng sao mềm đến lạ? Hạ đến rồi ư?! Những năm tháng ấy chất chứa bao nhiêu kỉ niệm, những lúc không làm vừa ý thấy, cô để rồi bị rầy la; những lúc cùng nhau chụm đầu giải bài toán khó; những lúc nô đùa giành nhau cánh phượng rơi xuống sân trường. Thế rồi: ve, nắng, phượng, và thi,... nghĩa là hạ đến!

Hạ đến rồi ư?! Những sắc màu của hạ rạng rỡ, lung linh.

Hạ đỏ là hạ của chia xa: những cái bắt tay hẹn tương lai rạng rỡ. Hạ tím là hạ của bâng khuâng, cổng trường khép – những lời chưa kịp ngỏ. Hạ vàng là hạ của mùa gặt hái những thành công qua bao tháng ngày gian khó. Hạ xanh là hạ của những bước chân lên rừng xuống bể: tay đắp đất, tay dựng nhà, tay chắp bút cho em thơ từng con chữ — hạ của những sẻ chia, đồng cảm với mọi người. Nước da có thể đen thêm, nhưng đen đẹp, đen duyên. Bàn tay có thể chai thêm mà tự hào cứng cáp. Thử thách có thể cao thêm mà chẳng hề chùn bước. Cuộc đời có thể rộng thêm, nhưng ta đã trưởng thành.

Ba năm chắt chiu, gom góp hành trang được trao từ thầy cô, giờ chúng ta đã lên đường bước vào cuộc sống mới. Cái quy luật khắc nghiệt của cuộc sống là vậy, làm sao ta cưỡng lại được. Lá xa cành đâu phải vì cơn gió kia cuốn đi, cũng đâu phảỉ là lá chẳng cần cây, mà đơn giản chỉ là đến lúc lá phải bay đi – bay đi đến những nơi xa, với những điều mới lạ: với mộng tưởng nên thơ về tương lai phía trước. Giờ chia tay đã đến! Những buồn vui hiện lên trong ánh mắt trìu mến của thầy cô, những nụ cười của bạn bè sẽ đi vào kỉ niệm. Góc sân, ghế đá, chiếc bàn của thầy cô và cái bảng đen sao hôm nay dội vào mình ta những điều thật lạ: bâng khuâng, bùi ngùi, xao xác cả nỗi lòng! Chợt nhớ câu thơ của Pháp "Đi là chết trong lòng một ít". Chết! Bởi khi ta đi, ta đã gởi lại nơi ấy một phần hồn. Ve sầu gọi, nắng vàng rơi, phượng rơi, tiếng ai gọi rơi thầm trong tâm tưởng, cổng trường khép — những lời chưa kịp ngỏ. Ánh mắt ai xa vắng u buồn,... nghĩa là hạ đến' — nghĩa là xa thầy xa cô!

Hạ đến rồi ư! Chợt hiểu, đời là những chuyến đi dài trong vô tận. Không muốn thầy là người chèo đò lam lũ trong quạnh quẽ u buồn, cũ kĩ thầy phải là một dải phù sa. Bởi lẽ, phù sa âm thầm bồi đắp cho những bãi bờ, những châu thổ, bến sông ngày một tốt tươi, xanh cành trĩu quả. Phù sa tự ngàn đời vẫn lặng lẽ chảy trôi mà chẳng đợi được vinh danh. Nhưng, phù sa đã hoá thân vào những mùa màng bội thu, đã nhuận sắc cho biết bao ngọt ngào hoa trái...!

29 tháng 8 2020

-> Có những khoảnh khắc trôi đi không trở lại, có những điều dù níu giữ lại cũng chỉ ở trong tim. Có những mùa hè xa rồi còn gặp lại nhau khi năm học mới đến. Nhưng có một mùa hè, mùa hè cuối cùng của thời áo trắng mãi mãi đứng đó, không trở lại. Mùa hè năm học lớp 12 khép lại, mỗi đứa mỗi nơi, một con đường đi mới, nhiều khó khăn và thử thách hơn. Nhưng mùa hè đó còn neo giữ lại bao nhiêu kỉ niệm bao nhiêu buồn vui lẫn lộn. Mùa hạ cuối, mùa hạ chia li và mùa hạ hội ngộ ở những chặng đường mới.

Chắc hẳn rằng tâm trạng của cô cậu học trò nào học lớp 12 cũng sẽ bồi hồi, xúc động khi nghĩ đến mùa hè năm nay. Đây là giai đoạn nước rút để chuẩn bị cho hai kì thi căng thẳng là tốt nghiệp và đại học. Mùa hạ vẫn cứ trôi qua, những tiếng cười, tiếng nói vẫn còn văng vẳng đâu đây nhưng cảm xúc trong mỗi người dừng như đang nghẹn lại.

Suốt 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, vô tư, hồn nhiên, không phải lo lắng, băn khoăn hay nghĩ ngợi quá nhiều ngoài chuyện học tập. Nhưng sau mùa hè này, các bạn sẽ phải định hướng con đường đi trong tương lai cho mình. Con đường đi đó sẽ được quyết định ở năm 12 này một phần, sự nỗ lực và cố gắng sẽ được đền đáp xứng đáng.

Mỗi lần tiếng ve kêu lên râm ran trên những tán hoa phượng nở đỏ rực một góc sân, lũ học trò lại nhao nhao lên vì vui sướng. Có lẽ vui vì được nghỉ hè, được thư giãn, không phải bận rộn với sách vở, với trang viết, với phép tính. Nhưng mùa hè năm học lớp 12 có lẽ là mùa hè chưa bao giờ được mong đợi. Bởi rằng sau mùa hè này, mỗi một thành viên sẽ có một con đường đi riêng, có sự chia li, có nước mắt, có những lời hẹn áo trắng.

Mùa hè đang đến gần thì thời gian cho hai kì thi cũng không còn xa nữa. Lo âu, hồi hôp hiện hữu trên từng gương mặt. Không ai mong mình phải trải qua mùa hè của năm học lớp 12, bởi rằng đó là mùa hè cuối cùng của thời áo trắng mộng mơ.

Chúng ta ai rồi cũng sẽ trưởng thành, sẽ phải đối mặt với chia li, đối mặt với rất nhiều thử thách, đối mặt với không ít chông gai đang chờ phía trước.

Có những cô bạn trong buổi lễ tổng kết năm học ở lớp 12 đã ôm mặt khóc rưng rức vì nghĩ đến chặng đường 3 năm học cùng với nhau, chơi đùa cùng nhau, tâm sự cùng nhau. Ấy vậy mà sau mùa hè này, liệu rằng có được học chung dưới một mái trường nữa hay không? Câu hỏi ấy cứa vào trái tim mong manh và dễ vỡ, để rồi những tiếng nấc cứ thế, cứ thế vang lên nghe chua xót.

Vẫn biết rằng chia tay nhau, mai này mình còn gặp lại ở một con đường mới, môi trường mới nhưng kỉ niệm còn vương mùi thời gian, vừa mới xảy ra hôm qua sao nỡ bỏ.

Ai dù mạnh mẽ nhưng cũng sẽ có lúc yếu lòng. Có không ít cậu con trai đã đứng sau gốc cây phượng thân quen, nhìn lần lượt từng chỗ ngồi từng đến, những đứa bạn từng cốc đầu nhau mỗi giờ ra chơi cũng bật khóc ngon lành. Bởi ai cũng biết rằng mùa hè không trở lại, thời gian không trở lại để chúng ta có thể vô tư như thế này nữa. Chúng ta ai rồi cũng sẽ phải lớn, phải trưởng thành...

Có lẽ những kỉ niệm suốt 3 năm học trên ghế trung học phổ thông sẽ là những điều tươi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người về sau. Vì đó là bước ngoặc, là những suy nghĩ của một người sắp phải lớn.

Lớp học, thầy cô và bạn bè là tất cả những gì mà chúng ta có được, còn lưu giữ cho đến khi không còn học ở đây nữa. Dù buồn, dù nuối tiếc nhưng cuộc đời là vậy. Trân trọng những gì đã qua, để đón nhận những điều chắc sẽ tốt đẹp ở phía trước. Những gì mà bản thân có được khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông sẽ là hành trang đáng quý nhất trong cuộc đời về sau.

Những lần không học bài cũ bị cô giáo phạt, những lần trốn học đi chơi, những lần nói dối cô vì đến muộn và rất nhiều lần khác nữa... Tất cả, tất cả là một miền kí ức tươi đẹp nhất ở tháng năm tươi đẹp nhất.

Mùa hạ năm 12 đến rồi, chúng ta sẽ trân trọng những điều đã qua. Để mỗi khi nhớ về mỉm cười hạnh phúc vì những điều đã có với nhau.

Thế ày được chưa zậy???

Tui làm ko hay cho lém

8 tháng 1 2021

Ý nghĩa: 1 phút suy tư bằng một năm không ngủ
VÌ:

1'=1 phút.

4 trong tiếng Hán là tư.

5 trong tiếng Hán là ngũ đọc lái thành ngủ.

ĐỐ ZUI GHÊ

8 tháng 1 2021

Một phút suy tư bằng một năm ko ngủ (ngũ đọc lái thành ngủ)

Các thành viên của OLM thân mến, hãy chung tay tạo ra một cộng đồng học tập vui vẻ, bổ ích và hiệu quả. Nếu phát hiện gian lận, các bạn hãy gửi thông tin và dẫn chứng qua tin nhắn cho các admin, hoặc gửi mail về địa chỉ a@olm.vn.Hình thức xử phạt thời điểm hiện tại như sau: +) TK bị >=10 tài khoản khác tố cáo gian lận -> Bị quản lý điều tra:  Nếu đúng là điểm SP cao đột biến và...
Đọc tiếp

Các thành viên của OLM thân mến, hãy chung tay tạo ra một cộng đồng học tập vui vẻ, bổ ích và hiệu quả. Nếu phát hiện gian lận, các bạn hãy gửi thông tin và dẫn chứng qua tin nhắn cho các admin, hoặc gửi mail về địa chỉ a@olm.vn.

Hình thức xử phạt thời điểm hiện tại như sau: 

+) TK bị >=10 tài khoản khác tố cáo gian lận -> Bị quản lý điều tra:  Nếu đúng là điểm SP cao đột biến và các câu hỏi quá dễ + Copy nhiều => Lần 1:  Cảnh báo bằng tin nhắn ;  Lần 2: Reset điểm hỏi đáp về 0; Lần 3: Khóa nick

 +) Team: Bị >15 tài khoản khác tố cáo có sự auto tick điểm => Bị quản lý điều tra:  Nếu đúng là có sự buff điểm => Lần 1:  Cảnh báo bằng tin ghim trên đầu trang Hỏi đáp ;  Lần 2: Các thành viên trong team không thể tick đúng các câu trả lời.

-------------------

Câp nhật mới: Mỗi ngày, quản lý sẽ thống kê những tài khoản trên BXH. Một ngày, nếu bạn tăng 50SP thì tương ứng bạn phải trả lời được ít nhất 10 câu trả lời chất lượng (Tức là nếu bạn tăng 100SP/ngày thì bạn phải trả lời được ít nhất 20 câu chất lượng, ...). Các quản lý của OLM sẽ kiểm soát và đánh giá chất lượng câu trả lời của các bạn. Nếu đc quản lý tick, điểm GP của tài khoản sẽ tăng lên trên BXH.

Nếu các tài khoản không đủ điều kiện trên sẽ bị reset điểm hỏi đáp hôm đó về 0.

+ Đặc biệt với môn Văn, mỗi tài khoản chỉ được đăng tối đa 1 bài văn cho câu hỏi đó. Các câu trả lời không hợp lệ phía sau của tài khoản đó sẽ bị xóa và trừ điểm. Vì thế OLM rất khuyến khích các bạn tự lập dàn ý hoặc viết văn theo suy nghĩ của mình để có một câu trả lời hay và có ích. Những bài văn copy sẽ không được coi là câu trả lời chất lượng.

 ------------------

Mặt khác, BQT cũng tích cực thống kê các tài khoản hỏi và trả lời có trách nhiệm và thực sự chất lượng để tặng điểm GP cũng như tặng nhiều phần quà thú vị từ OLM.VN. Nếu tích cực đóng góp cho trang, chắc chắn tài khoản của các bạn sẽ được xếp hạng cao và nhận được thưởng từ BQT. Trang web luôn chào đón và vinh danh các bạn học sinh có tinh thần đóng góp và xây dựng cộng đồng học tập lớn mạnh và hiệu quả. Tất nhiên, các team học tập và hoạt động hiệu quả cũng sẽ được vinh danh trên trang web.

-------------------

Một lần nữa, các OLMers hãy thực hiện nghiêm túc nội quy, cùng nhau xây dựng diễn đàn Hỏi đáp ngày một lớn mạnh và hiệu quả. Cám ơn tất cả các bạn!

 

1
18 tháng 2 2021

thanks bn nha nhưng TK , SP, BXH là j vậy ạ

15 tháng 5 2016

-Lá cây màu xanh.

-Quả này còn xanh lắm!

15 tháng 5 2016

1. Chiếc áo này có màu xanh( nghĩa gốc)

2.  Khá thương thay, những mái đầu bạc lại khóc thương cho lứa đầu xanh ( nghĩa chuyển)

18 tháng 2 2021

thưởng gì thế chị

18 tháng 2 2021

thưởng gì thế bn???

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật...
Đọc tiếp

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?

Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).

Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay ?

Pls help me :(

 

1

 Câu 1:Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng, tại Thăng Long. Tổ tiên ông vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (thuộc Hà Tây và nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

Nguyễn Du thuộc về một gia đình khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan.

Đến thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận Công dưới triều Lê… Ngoài là một đại thần, ông Nghiễm còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu sử học. Ông Nghiễm có cả thảy tám vợ và 21 người con trai. Người con trưởng là Nguyễn Khản (1734-1786) đỗ Tam giáp tiến sĩ, làm quan tới chức Tham Tụng, tước Toản Quận Công (con bà chính, rất mê hát xướng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm), người con thứ hai là Nguyễn Điều đỗ Hương cống, từng làm trấn thủ Sơn Tây. Nếu kể theo thứ tự này, thì Nguyễn Du đứng hàng thứ bảy, nên còn được gọi là Chiêu Bảy.

Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần (1740-1778), con gái một người thuộc hạ làm chức câu kế, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, trẻ hơn chồng 32 tuổi. Bà sinh được năm con, bốn trai và một gái.

Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi)).

Năm 1780, khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã.

Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở Thái Nguyên, không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.

Năm 1786, Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà.

Năm 1789, Nguyễn Huệ, một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến chiếm Đại Việt. Nguyễn Du cũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp, đành trở về quê vợ, quê ở Quỳnh Côi ở Thái Bình, sống nhờ nhà người anh vợ là danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?).

Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ huy, bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian dài cho đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn.

Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).

Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau: Năm 1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.

Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ.

Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.

Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình.

Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.

Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.

Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9 năm 1820

Lúc đầu (1820), Nguyễn Du được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh).

 Tác phẩm bằng chữ Hán:

Tính đến tháng 5 năm 2008, giới chuyên môn đã sưu tập được 249 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, được chia ra như sau:

  • Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
  • Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.
  • Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

     Tác phẩm bằng chữ Nôm

  • Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đan đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc.Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812). Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm.
  • Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.
  • Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.
    Còn lại thì mình chịu=)