K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2016

Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-téc (1547-1616) là một kiệt tác văn chương của thời đại Phục hưng. Tác phẩm đã ghi lại bao chiến tích của người hùng Đôn Ki-hô-tê mà đỉnh cao là cuộc phiêu lưu đánh nhau với cối xay gió. Sự ngông cuồng của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê là đỉnh cao của sự mê muội.

Sau trận đánh nhau với bọn lái buôn, vì họ không công nhận công nương Đuyn-xi-nê-a là đẹp nhất trần gian, Đôn Ki-hô-tê bị nện một trận nhừ tử, bị bắt đưa về làng một thời gian, giờ đây lão ta lại ra đi với mộng chiến công. Lần này có thêm quan giám mã Xan-chô Pan-xa theo hầu.

Trận đánh diễn ra vào lúc ban trưa. Từ xa nhìn thấy bốn chục cối xay gió giữa đồng, hiệp sĩ xứ Man-tra reo lên vì vận may đã tới. Quân địch là ba bốn chục tên khổng lồ ghê gớm, mỗi tên có cánh tay dài tới gần hai dặm. Lão quyết tiêu diệt lũ khổng lồ yêu quái này, trước là để thu chiến lợi phẩm mà trở nên giàu sang, sau nữa là để quét sạch lũ xấu xa này khỏi trái đất và để phụng sự Chúa! Mặc dù đã nhìn gà hóa cáo, nhưng mục tiêu chiến đấu của Đôn Ki- hô-tê không kém phần thiêng liêng! Giám mã đã hết lời can ngăn nhưng lão ta bỏ ngoài tai hết. Lão nạt giám mã: Nếu anh sợ thì hãy lánh ra xa mà cầu kinh…. Với sát khí đằng dằng, lão già hiệp sĩ thét lớn: chớ có chạy trốn, lũ hèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây. Lão vung giáo, cảnh cáo:

Dù cho bọn người có vung nhiều cánh tay hơn cả gã khổng lồ Bri- a-rê-ô các ngươi cũng sắp phải đền tội. Trước khi xung trận, lão ta không quên cầu cứu nàng tình nhân Đuyn xi-nê-a phù hộ cho trong cơn nguy biến này!.

Mê muội và ngông cuồng, lão lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo thúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất. Lão dâm thẳng mũi giáo vào cánh quạt cối xay. Tưởng là tên khổng lồ sẽ máu đổ xương tan. Ai ngờ, gió nổi lên, cối xay gió quay tít, ngọn giáo lão hiệp sĩ gãy tan tành. Trên chiến địa cả ngựa và người ngã văng ra xa. Lúc giám mã thúc lừa tới cứu thì đã thấy chủ tướng nằm không cựa quậy.

Cảnh đánh nhau với cối xay gió thật hóm hỉnh, hài hước. Nghệ thuật dựng cảnh và kể chuyện tài tình đã tái hiện một trận đánh thời trung cổ. Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của Đôn Ki-hô-tê cho thấy sự ngông cuồng và mụ mẫm đã lên tới cực độ! Nhà văn Xec-van-tex đã sử dụng thủ pháp đối lập tương phản, phóng đại, trào lộng rất thành công để châm biếm các hiệp sĩ Tây Ban Nha thời Trung cổ đã quá lỗi thời. Đằng sau nụ cười chế giễu là sự hóm hỉnh đề cao tình yêu tự do, công lí, lòng yêu đời… mang tính nhân văn.

17 tháng 10 2016

Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-téc (1547-1616) là một kiệt tác văn chương của thời đại Phục hưng. Tác phẩm đã ghi lại bao chiến tích của người hùng Đôn Ki-hô-tê mà đỉnh cao là cuộc phiêu lưu đánh nhau với cối xay gió. Sự ngông cuồng của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê là đỉnh cao của sự mê muội.

Sau trận đánh nhau với bọn lái buôn, vì họ không công nhận công nương Đuyn-xi-nê-a là đẹp nhất trần gian, Đôn Ki-hô-tê bị nện một trận nhừ tử, bị bắt đưa về làng một thời gian, giờ đây lão ta lại ra đi với mộng chiến công. Lần này có thêm quan giám mã Xan-chô Pan-xa theo hầu.

Trận đánh diễn ra vào lúc ban trưa. Từ xa nhìn thấy bốn chục cối xay gió giữa đồng, hiệp sĩ xứ Man-tra reo lên vì vận may đã tới. Quân địch là ba bốn chục tên khổng lồ ghê gớm, mỗi tên có cánh tay dài tới gần hai dặm. Lão quyết tiêu diệt lũ khổng lồ yêu quái này, trước là để thu chiến lợi phẩm mà trở nên giàu sang, sau nữa là để quét sạch lũ xấu xa này khỏi trái đất và để phụng sự Chúa! Mặc dù đã nhìn gà hóa cáo, nhưng mục tiêu chiến đấu của Đôn Ki- hô-tê không kém phần thiêng liêng! Giám mã đã hết lời can ngăn nhưng lão ta bỏ ngoài tai hết. Lão nạt giám mã: Nếu anh sợ thì hãy lánh ra xa mà cầu kinh…. Với sát khí đằng dằng, lão già hiệp sĩ thét lớn: chớ có chạy trốn, lũ hèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây. Lão vung giáo, cảnh cáo:

Dù cho bọn người có vung nhiều cánh tay hơn cả gã khổng lồ Bri- a-rê-ô các ngươi cũng sắp phải đền tội. Trước khi xung trận, lão ta không quên cầu cứu nàng tình nhân Đuyn xi-nê-a phù hộ cho trong cơn nguy biến này!.

Mê muội và ngông cuồng, lão lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo thúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất. Lão dâm thẳng mũi giáo vào cánh quạt cối xay. Tưởng là tên khổng lồ sẽ máu đổ xương tan. Ai ngờ, gió nổi lên, cối xay gió quay tít, ngọn giáo lão hiệp sĩ gãy tan tành. Trên chiến địa cả ngựa và người ngã văng ra xa. Lúc giám mã thúc lừa tới cứu thì đã thấy chủ tướng nằm không cựa quậy.

Cảnh đánh nhau với cối xay gió thật hóm hỉnh, hài hước. Nghệ thuật dựng cảnh và kể chuyện tài tình đã tái hiện một trận đánh thời trung cổ. Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của Đôn Ki-hô-tê cho thấy sự ngông cuồng và mụ mẫm đã lên tới cực độ! Nhà văn Xec-van-tex đã sử dụng thủ pháp đối lập tương phản, phóng đại, trào lộng rất thành công để châm biếm các hiệp sĩ Tây Ban Nha thời Trung cổ đã quá lỗi thời. Đằng sau nụ cười chế giễu là sự hóm hỉnh đề cao tình yêu tự do, công lí, lòng yêu đời… mang tính nhân văn.

Bạn tham khảo nha! Chúc bạn học tốt!

14 tháng 9 2023

Nhận xét: Hai tính cách trên tương phản nhau nhưng lại không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau. Chúng hạn chế được những mặt yếu, phát huy được những mặt mạnh, trở thành một khối thống nhất vững chắc trong mọi suy nghĩ, sinh hoạt và hành động.

14 tháng 9 2023

- Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió vì dũng cảm, theo gương các hiệp sĩ giang hồ kiên quyết tiêu diệt cái ác, cái xấu dù chúng dùng pháp thuật xấu xa.

- Xan-chô nhận định đó chỉ là những chiếc cối xay gió còn Đôn Ki-hô-tê cho rằng đó là những gã khổng lồ.

14 tháng 9 2023

- Phần 1: Thầy trò Đôn-ki-hô-tê trước trận chiến đấu

- Phần 2: Hiệp sĩ liều mình tấn công lũ khổng lồ

- Phần 3: Hai thầy trò tiếp tục lên đường

=> Cốt truyện đơn tuyến vì nó chỉ xoay quanh truyện nhân vật Đôn Ki-hô-tê

14 tháng 9 2023

Tác giả

Miguel de Cervantes Saavedra (1547 – 1616), sinh ra tại thị trấn gần thủ đô Mađrít (Tây Ban Nha) trong một gia đình quý tộc nhỏ, đã sa sút. Ông thân sinh ra Xec-van-tec làm nghề thầy thuốc, phải lang thang từ tỉnh này sang tỉnh khác để kiếm tiền nuôi sống bảy đứa con.

Tiểu thuyết

- Là tiểu thuyết của nhà văn Tây Ban Nha Miguel de Cervantes Saavedra (1547-1616).

- Là một trong những tiểu thuyết viết sớm nhất bằng ngôn ngữ châu Âu hiện đại và có thể cho rằng là tác phẩm gây ảnh hưởng và điển hình nhất trong danh sách các tác phẩm của văn học Tây Ban Nha

14 tháng 9 2023

- Sống có lí tưởng, ước mơ là tốt nhưng không nên quá đắm chìm trong mộng tưởng.

- Không nên sống quá thực dụng, sẽ dễ bỏ qua những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

=> Nên dung hòa cả hai lối sống

13 tháng 9 2023

- Vua Quang Trung là một con người hành động mạnh mẽ quyết đoán.

- Vua Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén.

+ Sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta

+ Sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi

- Vua Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng.

- Vua Quang Trung là vị tướng có tài thao lược hơn người.

- Vua Quang Trung là người lẫm liệt trong chiến trận.
=> Cảm hứng của tác giả với vị anh hùng dân tộc Quang Trung: Hình tượng vua Quang Trung đã được miêu tả với đầy đủ những phẩm chất của một vị anh hùng, mang vẻ đẹp oai phong lẫm liệt. Tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê mà vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca như vậy là vì họ đứng trên tinh thần dân tộc mà phản ánh, tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Có thể thấy, tác phẩm đi theo quan niệm văn sử bất phân - một nét đặc thù của văn học trung đại Việt Nam. Nhờ vậy, càng tạo ra cho tác phẩm sức thuyết phục, tính chân thực cao, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Đây cũng là điểm đặc sắc của thể loại tiểu thuyết lịch sử.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 9 2023

Một trong những phẩm chất cao quý của con người đó là lòng yêu thương. Tình yêu thương dường như là sợi dây vô hình, nối kết những trái tim yêu thương lẫn nhau giữa con người và con người với nhau. Vậy tình yêu thương còn có những giá trị tinh thần nào khác?

Tình yêu thương có nghĩa là gì? Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, quý báu là sự quan tâm giữa con người và con người với nhau. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tình yêu thương? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao quý của một con người. Có tình yêu thương, con người bỗng trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Nó nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nhân cách, nhân phẩm, đạo đức. Nhờ có tình yêu thương mà những nỗi đau, vết thương trong tâm hồn dường như được hàn gắn, khiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển tốt hơn. Dẫn chứng mà chúng ta dễ dàng thấy được đó chính là những phong trào kêu gọi sự giúp đỡ đồng bào miền Trung bị lũ lụt hàng năm hoành hành, vùng đồng bằng Sông Cửu Long bị thiên tai tàn phá nặng nề,… Khi đất nước Nhật Bản bị sóng thần ập vào tàn phá đã để lại biết bao hậu quả đau thương về người, về của cho đất nước này. Tình yêu thương đã được nhân rộng khắp thế giới khi mà phong trào ủng hộ giúp đỡ nhân dân Nhật Bản khắc phục phần nào nỗi đau thương, mất mát này được nở rộ và mạnh mẽ. Những sự việc nêu trên thể hiện tình yêu thương con người luôn luôn sẵn có trong trái tim của mỗi con người nhưng khi có dịp thì tấm lòng yêu thương ấy bỗng trỗi dậy mạnh mẽ như đợt sóng trào dâng. Ngoài những hoạt động, phong trào lớn đó thì ở ngay tại trường lớp tôi cũng có những bạn có gia đình rất nghèo khó cần được giúp đỡ, vì gia đình quá khốn khó mà nhiều bạn phải nghỉ học để phụ giúp gia đình mưu sinh. Chúng tôi là học sinh, tuy không có nhiều tiền nhưng mỗi người một chút, mỗi ngày góp chút ít thì sau một khoảng thời gian chúng tôi vẫn có thể giúp đỡ những bạn nghèo khó này đi học dưới sự giúp đỡ của quý thầy cô trong nhà trường. Những biểu hiện đó phần nào nói lên tình yêu thương luôn có mặt ở khắp mọi nơi.

Tuy vậy, trong đời sống của chúng ta vẫn còn đâu đó rất nhiều những kẻ thờ ơ, ghẻ lạnh, vô tâm trước sự đau khổ, vất vả của những người xung quanh mình. Họ bỏ mặc, họ không hề quan tâm và thờ ơ với tất cả. Những con người này cần phải bị xã hội lên án kịch liệt. Ta dễ dàng bắt gặp những con người này khi ở ngoài đường một người bị tai nạn, té xe xuống đường thì biết bao nhiêu cặp mắt đổ dồn vào cảnh tượng đau thương đó mà không một cánh tay dang ra cứu giúp.

Tóm lại, có lòng yêu thương chính là một phẩm chất tốt đẹp, quý báu mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy. Chúng ta là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, ta cần rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng phẩm chất này để cuộc sống tâm hồn của mình ngày càng tốt đẹp hơn.

24 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Chính hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Ôi! Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh. Chị là điển hình cho người phụ nữ Việt Nam. 

Trợ từ+ Thán từ: In đậm nghiêng

24 tháng 9 2021

Tham khảo:

Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng, chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đớn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cả gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Qua đó, ta thấy chị Dậu chính là hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.