K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 4 2022

Tham khảo:

undefined

4 tháng 4 2022

Bài này mình mới học nên ghi những j thầy kêu nha

- Khi hộ đê: Cảnh tượng nhốn nháo, căng thẳng "trăm lo nghìn sợ"

- Khi đê sắp vỡ: báo hiệu một cảnh "nghìn sầu muôn thảm"

=> tình cảnh khốn cùng của nhân dân

29 tháng 3 2021

tham khảo

Xã hội phong kiến xưa không biết bao nhiêu những bất công, oan trái, tầng lớp thống trị chỉ biết bóc lột của cải của dân để ăn để vơ vét để sống những ngày sung sướng để rồi mặc kệ dân sông trong khổ cực, lầm than. Phạm Duy Tốn một tác giả tài ba đã lên án những bất công đó bằng ngòi bút văn thơ cua mình. trong tác phẩm " sống chết mặc bay" ông đã xây dựng 1 ông quan phụ mẫu điển hình cho tầng lớp thống trị. Lúc nữa đêm, khi quan phụ mẫu đang chơi ổ tôm, ngồi chễm chệ trong đình nhưng cùng lúc đó nhân dân - những con người lâu nay phải sống trong khổ sở bây gio lại khổ hơn. họ phải vật lộn với thiên nhiên, ngăn đê vỡ ... vậy mà cái tên vô lương tâm ấy chỉ biết cho mình, đáng bị khinh bỉ. nó đi ngăn đê vỡ mà đem bao nhiêu là thứ: bát yến,tăm bông...….Xem ra xa hoa,sung sướng lắm. Trong lúc lũ con dân của hắn đang tầm tả ngoai kia mà hắn có thể ăn chơi phè phỡn trên nỗi khổ của họ.Bỗng có tiếng kêu vang dậy trời đất ,rồi 1 người vội vã chạy vào nói với hắn là đê đã vỡ ,nhưng tên vô lương tâm ấy không những không nghĩ cách cứu đê mà còn quát mắng người dân khổ sở ấy,điều đó đã chứng minh quan phụ mẫu là 1 tên vô lương tâm.Khi đê vỡ cũng là lúc quan ù ván bài to nhất,tình cảnh bên ngoài rơi vào cảnh nghìn sầu muôn thảm. người sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Tất cả lênh đênh mặt nước nhưng quan lại được sự sung sướng khi ván bài đã ù to nhưng trên tính mạng của người dân vô tội.Tính cách xa hoa , vô trách nhiệm của tên lòng lang dạ sói đã dẫn đến hậu quả thảm sầu cho người dân.Thật đúng là kẻ vô lương tâm, độc ác! Liệu cái xã hội có đầy rẫy nhưng kẻ như vậy sẽ ra sao đây! Phải nói rằng, tác phẩm "Sống chết mặc bay" quả là một tác phẩm tuyệt vời!

10 tháng 5 2016

Chúc bạn học tốt vui

-        Sống sang trọng xa hoa:

+ Đi hộ đê mà mang theo ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm... trông mà thích mắt.

+ Ăn của ngon vật lạ: yến hấp đường phèn.

-        Sống nhàn nhã vương giả:

+ Trong lúc hàng trăm con người đội đất, vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió lướt thướt như chuột lột thì quan phụ mẫu ‘uy nghi, chễm chệ ngồi’ trong đình đèn thắp sáng choang.

+ Quan dựa gối xếp, có lính gãi chân, có lính quạt hầu, có tên chực hầu điếu đóm.

+ Trong lúc trăm họ ‘gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến’ ở trên đê, thì trong đình, quan ngồi trên, nha ngồi dưới,- nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh...

-        Ăn chơi bài bạc, thản nhiên ung dung:

+ Đê sắp vỡ ! ‘Mặc ! Dân, chẳng dân thì chớ !’. Quan lớn ngài ăn, ngài đánh; người hầu, kẻ dạ, kẻ vâng !

+ Quan lớn ù thông, xơi yến, vuốt râu, rung đùi, mắt mải trông đĩa nọc.

-        Sống chết mặc bay

+ Có người khẽ nói: ‘dễ có khi đê vỡ’, quan gắt: ‘mặc kệ !’.

+Có người nhà quê hốt hoảng chạy vào đình báo ‘đê vỡ mất rồi !’, ‘quan phụ mẫu’quát: ‘Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày!...’

+ Quan sai bọn lính đuổi người nhà quê ra khỏi đình, rồi vẫn thản nhiên đánh bài.

+ Quan vỗ tay xuống sập kêu to, tay xòe bài, miệng cười: ‘ủ ! Thông tôm chi chi nẩy !... Điếu, mày !’.

-        Quan sung sướng ù ván bài to khi đê đã vỡ: Cả một miền quê nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết: kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn... lênh đênh mạt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết !

-        Nghệ thuật tương phản đã vạch trần và lên án thói vô trách nhiệm, nhẫn tâm, vô nhân đạo của bọn quan lại, coi thường tính mạng và đời sống nhân dân, Chúng nó chỉ lo chơi bời bài bạc, ăn chơi hưởng lạc, còn nhân dân thì ‘sống chết mặc bay’.

 
10 tháng 5 2016

tks bn!!!

22 tháng 7 2021

 1,Tham khảo:   

         Qua tác phẩm Sống chết mặc bay thì dường như Phạm Duy Tốn đã khác họa thành công và rõ nét nhất thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu, xây dựng chân thật nhất một tên quan"lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi những con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu - người phải chăm lo việc này lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật đúng là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng, thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác! Phải nói rằng, tác phẩm Sống chết mặc bay chính là một tác phẩm lên án cái xã hội phong kiến thối nát một cách triệt để nhất. 

2,Tham khảo:

       Trong văn bản "Sống chết mặc bay", tác giả đã rất khéo léo làm rõ sự bất công oan trái của người dân trong xã hội phong kiến đương thời. Một bên là cảnh người dân lam lũ chống chọi thiên tai; một bên lại là cảnh quan "phụ mẫu" ăn chơi nhàn hạ, ngồi đánh tổ tôm trong đình vững chãi, trông thật sung sướng làm sao! Quan vui vẻ bao nhiêu thì quan có biết người dân khổ bấy nhiêu đâu. Biết sức mình không địch lại được sức trời nhưng vẫn cố gắng cầm cự vì cuộc sống mưu sinh chỉ trông chờ vào mảnh ruộng bé tí tẹo, mùa gặt không đủ lo cho gia đình mà còn phải phục vụ quan "cha mẹ", thử hỏi đạo lí ở đâu?! Xin trình, đạo lí ấy kia kìa, đang rất là vô tư vui vẻ với chánh tổng, sở tại,... trông mới uy nghiêm "như thần như thánh" làm sao! Bằng 2 nghịch cảnh khác nhau trong Sống chết mặc bay, tác giả đã lên án tên quan lòng lang dạ thú mặt người và sự đày đọa khốn đốn của người nông dân xưa.

22 tháng 7 2021

sống chết mặc bay

 

Với cách kết hợp tài tình giữa phép tương phản và tâng cấp, Phạm Duy Tốn đã thể hiện rõ thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu trong tác phẩm "Sống chết mặc bay" - một tên "lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi lũ con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra.

Thật đúng là kẻ vô lương tâm, độc ác! Liệu cái xã hội có đầy rẫy nhưng kẻ như vậy sẽ ra sao đây! Phải nói rằng, tác phẩm "Sống chết mặc bay" quả là một tác phẩm tuyệt vời!

 
9 tháng 5 2019

Với cách kết hơp tài tình giữa phép tương phản và tâng cấp, Phạm Duy Tốn đã thể hiện rõ thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu trong tác phẩm "Sống chết mặc bay" - một tên "lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi lũ con dân của mình đang "chân lấm tay bùng, trăm lo nghìn sợ, đêm thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói:"Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù *********! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là kẻ vô lương tâm, độc ác! Liệu cái xã hội có đầy rẫy nhưng kẻ như vậy sẽ ra sao đây! Phải nói rằng, tác phẩm "Sống chết mặc bay" quả là một tác phẩm tuyệt vời!

17 tháng 3 2021

Tham khảo:

Đoạn văn:

Tuy trống đánh liên thanh , ốc thổi vô hồi , tiếng ngưới xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống , dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi ! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời ! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay ! Khúc đê hỏng mất!

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng và tác dụng :

- Biện pháp nghệ thuật : Câu đặc biệt (Than ôi ! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời ! Thế đê không sao cự lại được với thế nước!)

=> Tác dụng : Bộc lộ cảm xúc trước cảnh đê sắp vỡ.

- Biện pháp nghệ thuật : Câu cảm thán (Lo thay! Nguy thay ! Khúc đê hỏng mất!) => Tác dụng : Tác giả bày tỏ sự lo lắng với những người dân khốn khổ , đang chống chội với cơn lũ để bảo vệ đê.

17 tháng 3 2021

Tác giả đã kết hợp thành công nghệ thuật tương phản và  nghệ thuật tăng cấp .

20 tháng 4 2022

ko chép văn mẫu nha

20 tháng 4 2022

bạn tham khảo để lấy ý làm bài nha

Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” đã khắc họa vô cùng chân thực cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai. Khi đọc những dòng văn đầu tiên, người đọc như bị lôi cuốn vào câu chuyện. Tác giả đã xây dựng được một tình huống độc đáo: “Gần một giờ đêm, không gian (địa điểm) là khúc đê làng X, thuộc phủ X. Đồng thời miêu tả thời tiết lúc này “trời mưa tầm tã, nước càng ngày càng dâng cao”, “hai ba đoạn nước đã ngấm qua và rỉ chảy đi nơi khác”. Việc sử dụng nghệ thuật tăng cấp, qua đó diễn tả sức hung bạo của mực nước và điều đó đang đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Trong hoàn cảnh đó hàng trăm người vất vả, cố sức giữ đê: “Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, người vác tre, nào đắp, nào cừ… Khung cảnh náo loạn với tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng ai cũng đã mệt lử cả rồi”. Cuối cùng là một lời nhận xét ngắn gọn nhưng hoàn toàn đúng đắn: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Nhà văn còn khéo léo bộc lộ thái độ của mình qua: “Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”. Có thể thấy khung cảnh bên ngoài lúc này thật nhốn nháo, căng thẳng, con người dường như bất lực hoàn toàn. Đọc những dòng văn của Phạm Duy Tốn, người đọc cảm nhận được không khí khẩn trương, gấp gáp như chính mình đang được tham gia vào cuộc hộ đê vậy. Từ đó mà càng thấu hiểu được nỗi khổ cực của người dân lúc này. Để rồi cảm thấy tức giận trước hình ảnh viên quan phụ mẫu. Tác giả đã khắc họa khung cảnh tráng lệ trong đình, nơi quan ngồi chơi bài, hoàn toàn đối lập với ngoài đê, để càng tô đậm nỗi khổ cực của nhân dân. Đặc biệt nhất là đoạn cuối, khi nhà văn miêu tả con đê bị vỡ. Còn “nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!”. Đó lại là lúc quan sung sướng vì đã ù được ván bài. Sự đối lập này đã khiến người đọc cảm thấy đau đớn, xót xa thay trước tình cảnh bi thảm của nhân dân, căm giận thái độ thờ ơ và vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu. Đồng thời đó còn là niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và do thái độ, trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.

chúc bạn học tốt nha.

9 tháng 1 2019

Đáp án

Cảnh người dân hộ đê

Cảnh quan lại chơi bài

Kẻ thì thuổng

Người thì cuốc

Kẻ đội đất

Kẻ vác tre

Bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân

Ướt như chuột lột

Tiếng người xao xác gọi nhau

Ai ai cũng mệt lử cả rồi

Uy nghi chễm chệ ngồi

Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra

Bát yến hấp đường phèn khói bay nghi ngút

Nhàn nhã, đường bệ, nguy nga

Quan ngồi trên, nha ngồi dưới

Lính lệ khoanh tay sắp hàng nghi vệ tôn nghiêm

Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi

Điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng để hạ

Ý nghĩa của phép tương phản trong truyện

- Vạch trần thói làm việc tắc trách, ích kỉ của tên quan phụ mẫu.

- Lên án sự lạnh lùng đến đáng sợ, thờ ơ trước sinh mệnh của hàng trăm ngàn con người.

- Thương cảm, đau xót cho số phận những người nông dân nghèo khó, bé nhỏ trong xã hội phong kiến xưa.