Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
- Kháng chiến chống Tống thời tiền Lê (981)
- Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)
- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ nhất (1258)
- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285)
- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ ba (1287-1288)
- Khởi nghĩa Lam Sơn - chống quân Minh (1418-1427)
* Ý nghĩa lịch sử:
- Ghi vào lịch sử dân tộc với những chiến công chói lọi
- Đập tan tham vọng bá quyền của bon phong kiến phương Bắc.
- Bảo vệ được những thành quả xây dựng đất nước của tổ tiên, giữ vững nền độc lập, tự chủ của nhân dân đại việt.
- Thể hiện tài năng lãnh đạo, tinh thần đoàn kết chiến đấu, tinh thần anh dũng của quân dân ta.
- Lòng tự hào dân tộc, niềm tin vững chắc vào sức mạnh dân tộc, vượt qua mọi khó khăn thử thách và chiến thắng vẻ vang.
* Bài học kinh nghiệm:
- Có đường lối đấu tranh đúng đắn, phát huy sức mạnh của cả dân tộc, thể hiện qua cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên.
- Kháng chiến toàn diện: kết hợp quân sự, ngoại giao, thơ văn trong kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1075-1077)
- Kháng chiến trường kì thể hiện trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân Minh xâm lược.
- Nghệ thuật quân sự độc đáo: chớp thời cơ, thể hiện qua hầu hết các cuộc kháng chiến.
- Chủ động tấn công như trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 2, chọn chỗ yếu của địch mà tấn công, thực hiện "vườn không nhà trống" trong kháng chiến chống Mông - Nguyên.
Tên triều đại, tên cuộc khởi nghĩa | Thời gian | Quân xâm lược | Người chỉ huy | Chiến thắng lớn |
Tiền Lê | 981 | Tống | Lê Hoàn | Bạch Đằng, Chi Lăng |
Lí | 1075 - 1077 | Tống | Lý Thường Kiệt | Như Nguyệt |
Trần | 1258, 1285, 1287 - 1288 | Mông - Nguyên | Các vua Trần, Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo... | Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Bạch Đằng |
Hồ | 1407 | Minh | Hồ Quý Ly | Thất bại |
Khởi nghĩa Lam Sơn | 1418 - 1427 | Minh | Lê Lợi, Nguyễn Trãi | Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang |
*Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước và truyền thống dấu tranh giành độc lập dân tộc tốt đẹp của nhân dân ta.
*Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
- Thế kỉ XIII, nhân dân Đại Việt đương đầu với thử thách lớn lao kéo dài 30 năm: 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên (1258;1285;1288).
- Dưới sự chỉ huy của nhà quân sự thiên tài Trần Hưng Đạo và các vua Trần yêu nước cùng hàng loạt các tướng lĩnh tài năng, cả nước quân và dân quyết tâm chống giặc bảo vệ Tổ quốc.
- Kinh thành Thăng Long ba lần vó ngựa quân Mông – Nguyên giày xéo nhưng với tinh thần “Sát Thát”, quân dân Đại Việt đã đánh bại quân xâm lược.
- Đặc biệt chiến thắng trên sông Bạch Đằng (1288) mãi mãi đi vào lịch sử như một biểu tượng của truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc ta.
*Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan mưu đồ xâm lược của đế chế Mông – Nguyên, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Thắng lợi này khẳng định sức mạnh của dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
- Góp phần xây đắp thêm truyền thống chiến đấu chống kẻ thù…
- Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược Mông – Nguyên đối với Nhật Bản và các nước Phương Nam, mở đầu cho sự sụp đổ của đế chế Mông – Nguyên trên toàn Châu Á.
*Nguyên nhân thắng lợi
- Sự đoàn kết đồng lòng nhất trí của quân và dân nhà Trần với hào khí “Đông A” bất diệt, cùng với truyền thống chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Sự chuẩn bị chu đáo của quân dân nhà Trần cho cuộc kháng chiến.
- Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của vua tôi nhà Trần (Trần Hưng Đạo).
- Nhà Trần đặt quyền lợi dân tộc lên quyền lợi cá nhân, chủ động giải quyết những bất hòa trong nội bộ để đoàn kết chiến đấu chống quân xâm lược.
phân tích nguyên nhan thắng lợi ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống pháp ?
Tham khảo :
1. Nguyên nhân thắng lợi:
* Nguyên nhân chủ quan:
- Nhờ sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo; toàn dân đoàn kết một lòng.
- Nhờ có hệ thống chính quyền nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc được thống nhất mở rộng, lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh.
* Nguyên nhân khách quan:
- Có sự đoàn kết, giúp đỡ của hai nước Lào, Campuchia, hình thành liên minh chiến đấu chung trong khu vực Đông Dương.
- Được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ tiến bộ trên toàn thế giới.
2. Ý nghĩa lịch sử:
* Đối với Việt Nam:
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ trên đất nước Việt Nam.
- Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Miền Nam tiếp tục đấu tranh thống nhất đất nước.
* Đối với thế giới:
- Giáng một đòn nặng nề vào âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới.
*Nguyên nhân thắng lợi:
- Tất cả các tầng lớp nhân dân,các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc,bảo vệ quê hương đất nước
- Nhờ sự chuẩn bị chu đáo tiềm lực về mọi mặ cho mỗi cuộc kháng chiến của nhà Trần
- Qúy tộc,vương hầu nhà Trần chủ động giải quyết những bất hòa trong nội bộ vương triều,tạo nên hạt nhân của khối đoàn kết dân tộc mà Trần Quốc Tuấn là tiêu biểu
- Gắn liền với tinh thần hi sinh,quyết chiến quyết thắng của toàn dân tộc ta,mà nòng cốt là quân đội nhà Trần
- Nhờ có chiến lược,chiến thuật đúng đắn,sáng tạo của vương triều Trần
- Cách đánh giặc đúng đắn
* Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên
- Bảo vệ được nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ,chủ quyền quốc gia
- Đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trên thế giới lúc bấy giờ
- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam,có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào,tự cường chính đáng cho dân tộc,cùng cố niềm tin cho nhân dân
- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam
- Để lại nhiều kinh nghiệm và bài học quý giá cho đời sau
Nguyên nhân thắng lợi:
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.
- Có sự lãnh đạo của các vua với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
Ý nghĩa:
- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
- Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
tham khảo
Nguyên nhân thắng lợi:
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.
- Có sự lãnh đạo của các vua với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
Ý nghĩa:
- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
- Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
Ý nghĩa của bài thơ đối với cuộc kháng chiến nói riêng và đối với lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung.
Bài thơ dược ra đời trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh, kháng chiến chống Tống đang diễn ra quyết liệt. Bài thơ có ý nghĩa như sau:
- Khi thế giặc mạnh hơn ta, bài thơ đã cổ vũ mạnh mẽ vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đặc biệt là binh lính. Với việc bài thơ vạch rõ ý đồ xâm lăng phi nghĩa của giặc và khẳng định sự thắng lợi tất yếu của ta. Bài thơ như một bản cáo trạng hùng biện kết tội bọn giặc, như một bản tuyên bố đanh thép về nền độc lập của đất nước ta. Chính nhờ thế, bài thơ đã lan truyền rất mau, nhanh, tăng gấp bội sức mạnh chiến đấu của mọi người.
- Bài thơ có sức công phá vào tinh thần và ý chí xâm lược của quân Tống, khích lệ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân ta, góp phần làm nên chiến thắng hào hùng của quân dân thời nhà Lý đánh tan 10 vạn quân Tống bên bờ sông Như Nguyệt.
- Nội dung bài thơ khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Như vậy, bài thơ có ý nghĩa như một bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, xác định chủ quyền của người nước Nam và khẳng định sự thất bại của quân xâm lược, do đó bồi dưỡng tinh thần quyết tâm chống giặc bảo vệ đất nước của binh lính.