K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2023

Thầy Duy-sen là một nhân vật quan trọng trong tác phẩm "Người thầy đầu tiên" của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Thông qua việc phân tích nhân vật này, chúng ta có thể nhận thấy những đặc điểm và vai trò của thầy Duy-sen trong câu chuyện.

Thầy Duy-sen được miêu tả là một người thầy giáo tận tâm và đầy tình yêu thương dành cho học trò. Ông có khả năng truyền đạt kiến thức một cách dễ hiểu và sáng tạo, giúp học trò hiểu và yêu thích môn học. Thầy Duy-sen không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người thầy tâm huyết, luôn quan tâm và chia sẻ với học trò về cuộc sống và những giá trị nhân văn.

Vai trò của thầy Duy-sen trong câu chuyện là một người thầy truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân vật chính là cậu bé Thạch Sanh. Thầy Duy-sen giúp Thạch Sanh khám phá và phát triển tiềm năng của mình, khơi dậy niềm đam mê và lòng tự tin. Ông không chỉ dạy kiến thức mà còn truyền đạt những giá trị nhân văn, giúp Thạch Sanh hiểu rõ về tình yêu, tình bạn và lòng nhân ái.

Thầy Duy-sen cũng là một người thầy có lòng nhân ái và sẵn lòng giúp đỡ những người khó khăn. Ông luôn tạo điều kiện cho học trò có hoàn cảnh khó khăn để tiếp cận kiến thức và phát triển bản thân. Thầy Duy-sen là một hình mẫu người thầy tốt, mang lại sự ảnh hưởng tích cực cho học trò và cộng đồng xung quanh.

Tóm lại, nhân vật thầy Duy-sen trong tác phẩm "Người thầy đầu tiên" là một người thầy tận tâm, truyền cảm hứng và có lòng nhân ái. Vai trò của ông là tạo động lực và hướng dẫn cho nhân vật chính, đồng thời truyền đạt những giá trị nhân văn quan trọng. Thầy Duy-sen là một hình mẫu người thầy tốt, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn thông qua việc giáo dục và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.         đây nè bạn

17 tháng 11 2023

Vũ Nguyễn Minh Thư

 Bn ko đc phép sử dụng phần mềm AI để trả lời câu hỏi trên diễn đàn hỏi đáp ạ.

cực lì béo

6 tháng 11

Fhdbej

4 tháng 1 2023

Tham khảo :

Ai-tơ-ma-tốp là nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan. Một trong những tác phẩm xuất sắc của ông là “Người thầy đầu tiên”. Nổi bật trong truyện là nhân vật thầy giáo Đuy-sen.

Qua lời kể của nhân vật “tôi”, thầy Đuy-sen hiện lên là một con người nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc. Chính thầy Đuy-sen là người đã biến một vùng đất hoang tàn thành trường học. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến trường với sự tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”

Thầy Đuy-sen còn là một người giàu lòng yêu thương, luôn thấu hiểu trái tim trẻ thơ. Ở lần gặp gỡ đầu tiên, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Khi biết hoàn cảnh của An-tư-nai, thầy đã an ủi một cách thật chân thành: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”. Cũng chính thầy Đuy-sen đã khơi dậy khao khát được đi học của An-tư-nai.

Không chỉ là người trực tiếp giảng dạy, thầy Đuy-sen còn luôn quan tâm đến cuộc sống của học sinh. Mỗi khi đi học, các em học sinh đều phải lội qua một con suối. Đến mùa đông, nước băng lạnh buốt khiến các em không thể lội qua được nữa. Để giúp học sinh có thể đến lớp, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế để các em nhỏ có thể an toàn tới trường học. Ngay cả khi bọn nhà giàu ngu xuẩn, bộ mặt láo xược lên mặt chế giễu, cười cợt, thầy vẫn lạc quan kể chuyện vui cho học sinh quên đi mọi sự. Những lúc rảnh rỗi, thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi, còn mình thì vẫn tiếp tục công việc. Đối với An-tư-nai, thầy Đuy-sen giống như một người thân, thậm chí cô bé con mong muốn thầy trở thành anh trai của mình.

Như vậy, nhân vật thầy Đuy-sen hiện lên trong văn bản “Người thầy đầu tiên” là một con người một con người đáng ngưỡng mộ và yêu mến.

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
5 tháng 1 2023

Tham khảo dàn ý sau kết hợp với những phần mà các bạn hỗ trợ nhé!

1. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm và nhân vật.
- Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật An-tư-nai.
2. Thân bài
* Phân tích đặc điểm nhân vật An-tư-nai:
- Là người cô bé có tâm hồn trong sáng, tấm lòng nhân hậu, lương thiện.
- Luôn biết ơn, trân trọng tình cảm của thầy.
* Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Nhân vật hiện lên qua nhiều điểm nhìn.
- Tính cách được thể hiện rõ nét qua lời nói, hành động.
* Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật:
Qua nhân vật, tác giả thể hiện tấm lòng thương yêu, trân trọng tới những số phận bất hạnh, biết vươn lên trong cuộc sống.
3. Kết bài
- Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.

24 tháng 12 2022

                      Bài làm                                                                                  Nhà văn Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp là cây bút quen thuộc với nhiều bạn đọc trên khắp thế giới . Các tác phẩm của ông chủ yếu khai thác đề tài về cuộc sống khắc nghiệt nhưng giàu chất thơ ở quê hương . Tiêu biểu trong số đó phải kể đến sang tác " Người thầy đầu tiên " . Truyện đã khắc họa thành công nhân vật An-tư-nai một cô bé có tấm lòng nhân ái cùng tinh thần hiếu học đáng quý .                                          Đọc đoạn trích , ta thấy nhà văn không có nét bút nào miêu tả cụ thể ngoại hình , tính cách An-tư-nai . Song qua những hành động lời nói , suy nghĩ của nhân vật , ta dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp phẩm chất của cô bé . Trước hết , An-tư-nai là cô bé có tâm hồn cao đẹp và tấm lòng lương thiện , tốt bụng . Chứng kiến thầy Đuy-sen bị lũ nhà giàu xúc phạm bằng mấy lời lẽ hành động xấu xí , cô bé căm ghét đến mức muốn nắm lấy cương ngựa và quát thẳng vào những bộ mặt láo xược của họ . Khi biết thầy phải vất vả tích trữ củi để sưởi ấm lớp học , cô bé không ngần ngại mà trút ki-giắc ở trường . An-tư-nai cũng luôn quan tâm giúp đỡ tới mọi người xung quanh . Giữa trời đông buốt giá , cô bé đã cùng thầy Đuy-sen lấy đá và đất tạo thành các ụ nhỏ trên lòng suối giúp các em nhỏ đi lại thuận tiện và an toàn . Có thể thấy An-tư-nai là 1 cô bé luôn sáng ngời vẻ đẹp như " dòng suối nhỏ của thầy "                                                                                     Ngay từ giây phút được ngồi học dưới mái trường của thầy Đuy-sen , An-tư-nai đã chất chứa tấm lòng ngưỡng mộ quý mến người thầy đầu tiên của mình : " tất cả đám học sinh chúng tôi đứa nào cũng yêu mến thầy " . Sau này , rời xa quê hương trở thành một viện sĩ , An-tư-nai vẫn luôn khác sâu trong tâm trí sự quan tâm , dạy bảo từ thầy Đuy-sen . Cô bé khao khát tất cả mọi người sẽ biết đến câu chuyện về thầy " không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người nhất là tuổi trẻ đều cần biết câu chuyện này " .              Cuộc đời con người của An-tư-nai còn là minh chứng cho tấm gương kiên cường mạnh mẽ , vượt lên số phận . Mặc dù mồ côi cha mẹ phải sống cùng chú thím nhưng cô bé vẫn chứa chan tinh thần lạc quan nghị lực. Dưới sự dạy bảo , giúp đỡ của thầy Đuy-sen , An-tư-nai đã có cơ hội lên thành phố học tập . Tại đây , cô bé không ngừng cố gắng học hành tích lũy tri thức để sau này trở thành viện sĩ.                                                                                                                   Với việc sử dụng kết hợp nhiều người kể chuyện : họa sĩ và tôi  nhà văn đã phác họa chân thực những suy nghĩ tâm tư tình cảm của nhân vật An-tư-nai . Cô bé hiện lên cùng tâm hồn trong trẻo giống như cái tên của mình .                                                                                   Theo dòng chảy thời gian tác phẩm " Người thầy đầu tiên " sẽ mãi in sâu trong tâm trí bạn đọc bởi các giá trị nhân văn nhiều ý nghĩa . Qua đoạn trích , nhà văn còn muốn gửi gắm tấm lòng yêu thương nâng niu tới những mảnh đời bất hạnh nhưng luôn mạnh mẽ như An-tư-nai .

12 tháng 12 2023

Võ tòng ak

12 tháng 12 2023

“Người đàn ông cô độc giữa rừng” trích trong cuốn tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Nổi bật trong đoạn trích là nhân vật Võ Tòng.

Nhân vật này được khắc họa qua lời kể của cậu bé An trong tình huống theo tía nuôi đến thăm Võ Tòng. Trước tiên, về tên tuổi, không ai biết tên thật của Võ Tòng là gì, người dân ở đây chỉ biết rằng từ mười mấy năm về trước, chú đã một mình bơi xuồng đến dựng lều giữa khu rừng đầy thú dữ. Người ta vẫn truyền nhau kể lại việc một mình Võ Tòng đã giết chết con hổ dữ. Có lẽ nguồn gốc cái tên Võ Tòng cũng bắt đầu từ đó. Về ngoại hình, chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt. Qua đây, có thể thấy được tính cách phóng khoáng của chú, thể hiện sự mạnh mẽ gan dạ.

Ẩn sâu trong vẻ bên ngoài dị thường là một tính cách hiền lành, tốt bụng. Cuộc đời của Võ Tòng đã phải trải qua nhiều bất hạnh. Trước đây, chú cũng từng có một gia đình như ai. Vợ chú là một người đàn bà xinh xắn, lúc mang thai đứa con đầu lòng cứ kêu thèm ăn măng. Yêu quý vợ hết mực, chú liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Khi về ngang qua bờ tre nhà địa chủ liền bị hắn vu cho tội ăn trộm. Võ Tòng một mực cãi lên nhưng bị tên địa chủ quyền thế lại ra sức đánh, khiến chú chém trả. Nhưng chú không trốn chạy mà đường hoàng chịu tội, đó là sự dũng cảm, dám làm dám chịu của một đáng nam nhi. Sau khi đi ở tù về thì nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ, còn đứa con trai độc nhất thì đã chết, Võ Tòng liền bỏ làng đi, vào trong rừng sống. Ở trong rừng lâu, chú càng trở nên kì hình dị tướng. Nhưng mọi người đều quý mến chú bởi tính tình chất phác, thật thà, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh mà không nghĩ đến chuyện nhận được đền đáp.

Võ Tòng cũng là một người gan dạ, giàu lòng yêu nước thể hiện qua cuộc trò chuyện với tía nuôi của An về chuyện đánh giặc Pháp. Từ việc chú chuẩn bị những mũi tên tẩm thuốc độc, rồi chia cho tía nuôi của An, cũng như việc kể lại chiến công giết chết tên giặc Pháp với vẻ hào hứng, sung sướng. Không chỉ vậy, chú còn

Như vậy, nhân vật Võ Tòng trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi được xây dựng với vẻ ngoài hung dữ, nhưng ẩn chứa bên trong lại là những vẻ đẹp rất người. Đó là sự chân thành, thật thà, thẳng thắn; là sự quan tâm, chăm sóc, lo nghĩ chu đáo; là sự hào phóng, tốt bụng; là lòng yêu nước nhiệt thành. Nhân vật này đã đại diện cho hình ảnh con người Nam Bộ giàu sự phóng khoáng, tốt bụng và tình cảm.

2 tháng 5 2023

Trong truyện ngụ ngôn "Rùa và Thỏ", em ấn tượng với nhân vật Rùa.

Phân tích nhân vật rùa:

- Là một con vật chậm chạp và không nhanh nhẹn như Thỏ

- Việc làm: đã thể hiện sự kiên trì và bền bỉ trong cuộc đua với Thỏ.

- Điểm đáng chú ý đầu tiên của Rùa là sự kiên trì.

+ Dù biết rằng mình không thể chạy nhanh bằng Thỏ, Rùa vẫn quyết tâm tham gia cuộc đua và không bao giờ từ bỏ. Luôn miệt mài,kiên trì, và cuối cùng đã về đích trước Thỏ.

- Mở rộng:

+ Ngoài ra, Rùa còn thể hiện sự bền bỉ. Trong suốt cuộc đua, Rùa đã không ngừng nghỉ, không bị mệt mỏi hay nản lòng. Luôn giữ tinh thần lạc quan và tiếp tục đi đến phía trước, cho đến khi về đích.

- Bài học từ nhân vật Rùa:

+ Cúng ta có thể rút ra được bài học quý giá về sự kiên trì và bền bỉ.

+ Dù có khó khăn đến đâu, chúng ta cũng nên giữ vững tinh thần và không bao giờ từ bỏ mục tiêu của mình. Chỉ cần kiên trì và bền bỉ, chúng ta sẽ đạt được những thành công mà mình mong muốn.

3 tháng 12 2023

hi

5 tháng 12 2023

bạn nên hỏi google nhé hoặc lời giải hay chứ viết vào olm tôi sợ tôi viết hơi dài

17 tháng 3

Đọc truyện ngắn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, em rất ấn tượng về nhân vật người bố. Ông là một người cha tuyệt vời với những phẩm chất tốt đẹp và cao thượng.

Người cha xuất hiện qua lời kể của nhân vật tôi, với một hình tượng cao lớn và ấm áp. Ông đã truyền cho con trai mình tình yêu chan hòa với thiên nhiên, cây cối xung quanh mình. Ông không truyền những tình cảm ấy một cách sáo rỗng, mà gửi gắm qua những trò chơi thú vị trong chính khu vườn của gia đình. Ông dạy cho con trai mình cách cảm nhận, nhìn ngắm và dạo chơi trong khu vườn bằng khứu giác, bằng vị giác, chứ không chỉ bằng thị giác như thông thường. Nhờ vậy, mà cậu bé đã cảm nhận thiên nhiên bằng cả trái tim và tâm hồn mình. Rồi từ đó, bằng một cách bình dị mà cậu yêu thiên nhiên như một người bạn thân thiết.

Người bố không chỉ làm cha, mà ông còn là một người thầy, một người bạn của con trai mình. Ông đồng hành cạnh bên con trong từng bước trưởng thành của cuộc đời. Ông không chỉ dạy con cách yêu và cảm nhận thiên nhiên, mà còn dạy cho con những điều hay lẽ phải của cuộc sống qua những điều nhỏ nhặt. Tựa như khi ông ân cần giải thích cho con về giá trị của một món quà. Không phải một món quà đắt tiền mới là quý giá. Mà những món quà chứa đựng tâm sức, tình cảm của người tặng mới thực sự quý giá, như trái ổi được lựa chọn kĩ lưỡng, hay một nụ hôn chúc ngủ ngon. Sự sâu sắc và thấu hiểu của tâm hồn người cha đã thể hiện trọn vẹn qua bài học này. Sự gần gũi giữa người bố dành cho con trai mình, còn thể hiện qua những bí mật của riêng hai người. Cái nháy mắt ngầm hiểu của ông với con trai trước người khác, về bí quyết nghe được những âm thanh từ xa khiến em cảm nhận được mối quan hệ sâu sắc của hai cha con họ. Tất cả đã được tạo nên bởi một người bố quá đỗi yêu thương con và giàu sự thấu hiểu.

Không chỉ là một người cha tuyệt vời, người bố trong đoạn trích còn hiện lên với dáng vẻ của một con người mạnh mẽ, cao thượng. Điều đó thể hiện qua hành động ông thả vội bát cơm, chạy vụt ra sông để nhảy xuống nước cứu cu Tí bị đuối nước. Hành động mạnh mẽ và dứt khoát ấy thể hiện bản lĩnh và tình yêu thương con người của ông. Có lẽ chính vì vậy mà ông được mọi người yêu quý, trân trọng. Được bạn của con trai thường ưu ái mang sang tặng những quả ổi ngon nhất. Và cách ông nâng niu những món quà nhỏ bé ấy lại càng khẳng định thêm cho nhân cách cao đẹp ấy.Có thể nói, nhân vật người bố trong đoạn trích Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một biểu tượng tuyệt vời về hình tượng người cha trong lòng em. Ông ấy là một vầng sáng ấm áp và vững chãi đồng hành bên cạnh con trai của mình, giúp con có một tuổi thơ tươi đẹp.