Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
NỘI DUNG CƠ BẢN
Cuối năm 867 đầu năm 1868, chế độ Mạc phủ bị sụp đổ. Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ toàn diện – Cuộc Duy tân Minh Trị với nội dung cơ bản:
- Chính trị: xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản ; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến.
- Về kinh tế : thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống.
- Về quân sự : tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.
Cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản (1868) được thực hiện trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục. Thông qua cuộc cải cách này đã đưa Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Để có được sự thành công này nhân tố quan trọng nhất là có sự đoàn kết của toàn dân tộc và tinh thần tự cường của quốc gia. Nhân dân đoàn kết vì mục tiêu chung là sức mạnh để cuộc cải cách thực hiện thành công và thúc đẩy đất nước phát triển.
Việt Nam hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước cần học tập Nhật Bản, đoàn kết toàn dân thực hiện vì một mục tiêu chung, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc.
Nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ 2:
- Sau chiến tranh thế giới thứ 1,các nước đế quốc nảy sinh mâu thuẫn.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm gay gắt thêm những mâu thuẫn đó.
- Hình thành 2 khối đế quốc đối dịch nhau.
- Chính sách thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ.
Phần suy nghĩ thì mik chưa biết
Chúc bạn học tốt!
- Hệ quả tiêu cực:
- Đất nước Đại Việt bị chia cắt thành 2 đàng, lấy sông Gianh làm giới tuyến:
+ Đàng Ngoài: từ sông Gianh trở ra Bắc, do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.
+ Đàng Trong: từ sông Gianh trở vào Nam, do con cháu họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền.
- Hình thành nên cục diện “một cung vua - hai phủ chúa” (do cả hai chính quyền Trịnh, Nguyễn đều dùng niên hiệu vua Lê, đều thừa nhận quốc hiệu Đại Việt).
+ Ở Đàng Ngoài: trên danh nghĩa, vua Lê vẫn là người đứng đầu đất nước, nhưng thực tế, họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị.
+ Ở Đàng Trong: con cháu họ Nguyễn cũng nối nhau cầm quyền, gọi là “chúa Nguyễn".
- Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.
- Hệ quả tích cực: để củng cố thế lực, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã từng bước khai phá, mở rộng lãnh thổ về phía Nam; đồng thời triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Đáp án cần chọn là: B
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Xi-pay là do tín ngưỡng tôn giáo của binh lính Xipay bị xúc phạm nghiêm trọng khi họ phải dùng các đạn pháo có bọc giấy tẩm mỡ bò, mỡ lợn. Muốn bắn loại đạn này, họ phải dùng răng để xé các loại giấy đó, trong khi người lính Xi-pay theo đạo Hindu thì kiêng thịt bò và đạo Hồi thì kiêng thịt lợn
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Xi-pay là do tín ngưỡng tôn giáo của binh lính Xipay bị xúc phạm nghiêm trọng khi họ phải dùng các đạn pháo có bọc giấy tẩm mỡ bò, mỡ lợn. Muốn bắn loại đạn này, họ phải dùng răng để xé các loại giấy đó, trong khi người lính Xi-pay theo đạo Hindu thì kiêng thịt bò và đạo Hồi thì kiêng thịt lợn
Đáp án cần chọn là: B
Cuộc xung đột Nam-Bắc Triều :
a.Nguyên nhân
-1533 Nguyễn Kim vào Thanh Hóa lấy danh nghĩa (Phù Lê diệt Mạc) đưa một người con vua Lê lên ngôi thiết lập lại vương triều (Nam Triều) để phân biệt Bắc Triều (nhà Mạc).
b.Diễn biến
+ Nam Triều và Bắc Triều đánh nhau triền miên hơn 60 năm.
+ Năm 1592 Nam Triều chiếm Thăng Long nhà Mạc rút lên Cao Bằng, xung đột kết thúc.
c.Hệ quả
- Đất nước bị chia cắt.
- Gây tổn thất lớn về người và của: nhiều gia đình phải li tán. Làng mạc bị tàn phá, đời sống nhân dân khốn cùng.
- Kinh tế bị tàn phá: sản xuất bị đình trệ, trao đổi và buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
Cuộc xung đột Trịnh-Nguyễn :
a. Nguyên nhân bùng nổ
- Năm 1545, Nguyễn Kim chết Trịnh Kiểm lên thay, mâu thuẫn giữa hai dòng họ ngày càn trở nên gay gắt. Cuộc chiến tranh giữa hai thế lực Trịnh Nguyễn bùng nổ và kéo dài gần nữa thế kỉ (1627-1672).
b. Hệ quả
Đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào Nam) và Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra Bắc) gây ra nhiều đau thương và tổn thất cho nhân dân, tổn hại đến sự phát triển chung của quốc gia-dân tộc.
Nguyên nhân:
- Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân.
- Quần chúng nhân dân chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, chưa có đường lối đúng đắn và giai cấp tiên tiến lãnh đạo.
- Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.
Bài học:
- Học tập và nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta.
- Thấy rõ sự thiêng liêng cao quý bất khả xâm phạm về chủ quyền lãnh thổ.